Tóm tắt Sáng kiến Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi phát triển ngôn ngữ trong trường mầm non

Hiện nay, trong các trường mầm non đã có những chương trình học kết hợp với các hoạt động vui chơi lồng ghép để cải thiện, nâng cao các kỹ năng giao tiếp cho trẻ ở lứa tuổi mầm non nói chung và lứa tuổi 5-6 tuổi nói riêng. Giao tiếp có vai trò quan trọng trong cuộc sống cũng như các mối quan hệ xã hội. Thông qua giao tiếp mà mỗi chúng ta tiếp thu được những tinh hoa văn hoá, các chuẩn mực đạo đức và hình thành phẩm chất, nhân các đạo đức, hành vi ửng xử phù hợp trong mọi hoàn cảnh khác nhau. Giao tiếp đặc biệt quan trọng không chỉ với người lớn mà đối với trẻ nhỏ nó còn là phương thức giúp trẻ bày tỏ được các trạng thái cảm xúc của bản thân (vui, buồn…). Giúp trẻ biết lắng nghe, giải quyết các vướng mắc, tìm tòi những ý tưởng và đưa ra các quan điểm của bản thân một cách tự tin. Nhất là trẻ mầm non 5-6 tuổi trẻ trong thời kỳ hoàn thiện ngôn ngữ của mình, giao tiếp xã hội rộng hơn thông qua các hoạt động học, hoạt động vui chơi, hoạt động trải nghiệm để trau dồi kiến thức của bản thân, ngôn ngữ giao tiếp cho mình để có hành tranh tốt nhất bước vào lớp 1. Chính vì vậy, việc tạo môi trường hoạt động và biện pháp giúp trẻ giao tiếp tốt nhất: tạo môi trường hoạt động phát triển khả năng giao tiếp, dạy trẻ cách giao tiếp với bạn bè, cô giáo trong trường mầm non, dạy cho trẻ giao tiếp đơn giản bằng ngôn ngữ thứ 2, rèn các kỹ năng giao tiếp đơn giản……. là một việc vô cùng quan trọng mang lại hiệu quả thiết thực trong việc phát triển kỹ năng sống cho trẻ.
docx 11 trang skmamnonhay 12/02/2025 1680
Bạn đang xem tài liệu "Tóm tắt Sáng kiến Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi phát triển ngôn ngữ trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tóm tắt Sáng kiến Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi phát triển ngôn ngữ trong trường mầm non

Tóm tắt Sáng kiến Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi phát triển ngôn ngữ trong trường mầm non
 2
 - Trẻ nhanh nhẹn, hoạt bát, mạnh dạn, tự tin có chính kiến của bản thân 
mình
 - Giáo viên có nhiều ý tưởng hay độc đáo đưa vào chương trình học của trẻ
 * Hạn chế
 - Đối với trẻ ở khu vực nông thôn, miền núi việc giao tiếp hạn chế do trẻ ít 
được tiếp xúc với các loại hình hiện đại, các hình thức được tham gia còn đơn 
điệu
 - Do điều kiện kinh tế của một số gia đình còn khó khăn nên nhiều trẻ không 
có điều kiện tiếp cận đến tiếng anh, internet 
 - Phụ huynh chưa hiểu rõ được tầm quan trọng ngôn ngữ của trẻ.
 III. NỘI DUNG GIẢI PHÁP ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
 III.1. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến
 Giải pháp 1: Tạo môi trường để phát triển kỹ năng giao tiếp thông qua 
hoạt động vui chơi
 Việc tạo môi trường vui chơi nhằm hình thành cho trẻ những ấn tượng và 
cảm xúc ban đầu khi giao tiếp. Xây dựng môi trường cho trẻ hoạt động cần phong 
phú đa dạng về nội dung chơi, nguyên liệu chơi bằng các chất liệu khác nhau: 
nhựa, lá cây, vải nỉ, đảm bảo an toàn để trẻ tri giác và cảm nhận thích thú khi 
hoạt động. Điều đầu tiên để kích thích trẻ hứng thú là cách trang trí lớp, sắp xếp 
vị trí các đồ chơi ở những vị trí trẻ dễ nhìn kích thích trẻ giao tiếp. Vì vậy, ở mỗi 
chủ đề, chủ điểm tôi luôn thay đổi cấu trúc trang trí các góc chơi, tìm tòi sáng tạo 
ra các trò chơi mới để kích thích trẻ vừa chơi vừa trao đổi với bạn đó là hình thức 
giao tiếp hiệu quả với trẻ. Do vậy, việc tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mầm 
non là vô cùng quan trọng, ở lứa tuổi mà trẻ giao tiếp hoàn toàn thông qua các 
hoạt động chơi do giáo viên xây dựng, hướng lái do vậy tôi luôn tìm các trò chơi 
mới mang tính tư duy logic cho trẻ nhiều.
 Trò chơi với bảng tính montessori
 Thay đổi môi trường góc chơi: Tôi xác định các góc đều quan trọng như 
nhau tuy nhiên tôi đặc biệt chú trọng phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ vào góc 
phân vai, góc sách (Kể chuyện sáng tao), Góc nghệ thuật như sau: 4
trường học, địa chỉ gia đình, thành viên trong gia đình, biết giới thiệu về người 
bạn của mình. Ngoài ra, trong hoạt động giao tiếp trẻ còn biết nói lời cảm ơn khi 
được giúp đỡ, nói lời xin lỗi khi làm chưa đúng với bạn, biết lễ phép với người 
lớn, biết xử lý tình huống khi gặp người lạ , khi bị lạc đường biết nhờ người giúp 
đỡ.
 Trong hoạt động ngày lễ, hội trẻ được giao tiếp bằng ngôn ngữ, bằng hình 
thể. Trẻ được tham gia các trò chơi, các tiểu phẩm ngắn, bày tỏ thái độ, cảm xúc 
của mình trong từng hoạt động giúp trẻ mạnh dạn hơn trong giao tiếp với bạn, với 
cô giáo.
Hình ảnh trẻ trong ngày hội 22/12 thể hiện ngôn ngữ hình thể biểu lộ cảm xúc
 Trẻ tham gia làm bánh tét ngày Tết Nguyên Đán
 Giải pháp 3: Rèn cho trẻ kỹ năng giao tiếp bằng Tiếng Anh đơn giản 6
 Học màu sắc và hình khối
Từ vựng kết hợp bảng chữ cái 8
các kỹ năng xã hội cần thiết: thể hiện tình cảm, sự chia sẻ, hợp tác, hình thành 
một số kỹ năng ứng xử phù hợp với gia đình, cộng đồng, bạn bè và xã hội. 
 Giải pháp 5: Phát triển vốn từ cho trẻ
 Với bất kì ngôn ngữ nào trên thế giới, muốn giao tiếp được đòi hỏi người 
giao tiếp cần phải có một lượng vốn từ nhất định. Đối với trẻ 5-6 tuổi, những 
khám phá và hiểu biết trong xã hội ở thời kì này là vô cùng lớn. Đi cùng với 
những hiểu biết đó là khao khát được thể hiện mình. Nhưng hầu hết số trẻ trong 
độ tuổi đều gặp vấn đề với vốn từ mà trẻ có. Nhiều khi trẻ lúng túng mà không 
biết thể hiện những hiểu biết và suy nghĩ của mình như thế nào. 
 Một số môn học như tạo hình, trẻ có thể dễ dàng đưa những hiểu biết 
của mình vào sản phẩm. Nhưng với ngôn ngữ nói, trẻ luôn gặp phải khó khăn 
trong quá trình giao tiếp số lượng vốn từ mà trẻ có không đủ để trẻ gọi tên hay 
định nghĩa về sự vật hiện tượng xung quanh. Chính vì vậy, trong quá trình rèn và 
phát triển kĩ năng giao tiếp, tôi chú trọng đến việc phát triển vốn từ vựng cho trẻ. 
Khi đã có một vốn ngôn ngữ nhất định, trẻ sử dụng ngôn ngữ để biểu đạt những 
hiểu biết, suy nghĩ, cảm xúc của mình. Trẻ hiểu được lời chỉ dẫn của người lớn, 
của cô giáo, thì các hoạt động trí tuệ, các thao tác tư duy được chính xác, kích 
thích trẻ tích cực hoạt động, kích thích trẻ nói. Từ đó sự hiểu biết của trẻ ngày 
càng được nâng cao. Căn cứ vào vốn từ mà trẻ có tôi Khuyến khích trẻ trò chuyện 
với mọi người xung quanh về các nội dung tôi dự định tăng cường vốn từ cho trẻ. 
Đây là cách dễ dàng nhất để trẻ bắt chước, học tập và thu lượm được những từ mà 
trẻ chưa biết. Qua quá trình trò chuyện hàng ngày, cô có thể gợi ý về một số chủ 
đề khác nhau, từ đó đặt các câu hỏi gợi mở, để trẻ đưa ra những nhận định, những 
hiểu biết của mình và đó cũng là cách để vốn từ của trẻ sẽ được tăng thêm. Đặc 
biệt, trong quá trình trò chuyện cùng trẻ, trong khi trẻ nói, cô có thể bổ sung cho 
trẻ những từ khó, thiết lập thêm cho trẻ hệ thống từ vựng. Ngoài ra, kho tàng văn 
học rộng lớn với đầy đủ các thể loại phong phú như: Thơ, truyện, đồng dao, ca 
dao chính là chìa khóa mở cánh cửa tri thức đồng thời có thể hoàn thiện hệ 
thống vốn từ cho trẻ. Hơn nữa khi tổ chức cho trẻ chơi trò chơi dân gian thì những 
bài đồng dao, ca dao cũng là nguồn cung cấp vốn từ vựng cho trẻ. Tuy nhiên, trẻ 
ở độ tuổi này thường chỉ hát hay đọc các bài đồng dao, ca dao trong lúc vui chơi 
mà chưa phát huy hết được vai trò của chúng trong việc phát triển ngôn ngữ, 
đặc biệt là làm giàu vốn từ. Có nhiều trẻ hát và đọc các bài đồng dao thuộc lòng 
mà không hiểu hết được ý nghĩa và các từ trong đó. Vì vậy, trong quá trình 
giảng dạy, tôi thường giảng cho trẻ nghe nhiều lần về nội dung của bài đồng dao, 
ca dao và ý nghĩa của các từ khó. Tích lũy vốn từ cho trẻ là cả một quá trình đòi 
hỏi sự tỉ mỉ, cần cù của cô giáo và sự ham hiểu biết của trẻ. Có được vốn từ phong 
phú trẻ mới có thể dễ dàng biểu đạt cảm xúc, suy nghĩ của mình. Thúc đẩy ở trẻ 
óc tưởng tượng, khả năng phân tích, ghi nhớ, giúp trẻ có được thêm những kĩ năng 
sống bổ ích. Khi có được vốn từ phong phú thì khả năng giao tiếp cuả trẻ sẽ được 
nâng cao, trẻ sẽ mạnh dạn, tự tin hơn khi giao tiếp với mọi người xung quanh, với 
cô, với bạn.
 Giải pháp 6: Phối kết hợp với phụ huynh
 Giáo dục mầm non đòi hỏi sự kết hợp đồng bộ giữa gia đình và nhà 
trường. Để nâng cao việc phát triển kĩ năng giao tiếp cho trẻ thì sự kết hợp 10
 - Thông qua việc kết hợp với phụ huynh tôi cảm thấy sự trẻ được quan tâm 
nhiều hơn, giữ phụ huynh và giáo viên không còn rào cản về mặt vị trí. Trẻ luôn 
được tạo điều kiện tốt nhất để học tập và vui chơi phát triển đúng theo lứa tuổi 
của mình
 - Đối với bản thân tôi có thêm tự tin khi thực hiện các hoạt động cùng trẻ, 
có thêm kinh nghiệm khi lên lớp
 - Việc thực hiện này giúp trẻ có thêm vốn từ và kỹ năng sống cho bản thân. 
Giúp phụ huynh nhìn nhận được tầm quan trọng trong việc giáo dục trẻ ở lứa tuổi 
5-6 tuổi nói riêng và lứa tuổi mầm non nói chung.
 ..., ngày tháng năm 202
 CƠ QUAN ĐƠN VỊ ÁP DỤNG TÁC GIẢ SÁNG KIẾN
 SÁNG KIẾN (Ký tên)
 (xác nhận)
 .....................................................................
 .....................................................................
 .....................................................................
 .....................................................................
 .....................................................................
 .....................................................................
 .....................................................................
 .....................................................................
 .....................................................................
 .....................................................................
 (Ký tên, đóng dấu)
 PHỤ LỤC
I. Thông tin chung về sáng kiếnTrang 1
II. Mô tả sáng kiến đã biếtTrang 1- 2

File đính kèm:

  • docxtom_tat_sang_kien_mot_so_bien_phap_giup_tre_5_6_tuoi_phat_tr.docx