Tóm tắt Sáng kiến Giải pháp sáng tạo dạy trẻ 5-6 tuổi kĩ năng thoát hiểm khi có hỏa hoạn nhằm phát triển tình cảm và kĩ năng cho trẻ tại Lớp 5 tuổi A Trường Mầm non Sơn Ca thị trấn Cát Bà

Thực tế, có rất nhiều nội dung để giáo viên khai thác và đưa vào các hoạt động trong tiết dạy, nhưng làm thế nào để trẻ có thể hoạt động có hiệu quả và thành kĩ năng của trẻ là một vấn đề khó. Những yếu tố bất ngờ, đơn giản bao giờ cũng gây được sự chú ý đặc biệt với trẻ. Vì vậy, giáo viên cần tận dụng thời gian ở mọi lúc, mọi nơi trong những hoàn cảnh khác nhau để tạo ra sự bất ngờ đối với trẻ.
Việc lựa chọn dạy trẻ các kĩ năng cơ bản: lăn người qua lại khi bị lửa bén, bò men theo tường, bò theo hàng, kêu cứu, gọi điện cho người lớn. Đây là những kĩ năng đơn giản, phù hợp với trẻ. Để làm tốt điều đó, đảm bảo những nội dung lựa chọn phù hợp với khả năng của trẻ. Trước khi đưa các hoạt động này vào tiết dạy, tôi đã thử trên trẻ rất nhiều các kĩ năng khác nhau, và cuối cùng lựa chọn và quyết định dạy trẻ các kĩ năng trên. Các kĩ năng được lựa chọn cô đưa ra cần có độ chính xác cao. Vì vậy tôi có lên kế hoạch, nhờ ban giám hiệu nhà trường liên hệ với công an huyện để mời 1 chiến sĩ phòng cháy, hướng dẫn cho trẻ các kĩ năng thoát hiểm cơ bản. (Phụ lục 1)
Việc lựa chọn các kĩ năng để dạy trẻ phải bám sát vào thực tế và điều kiện và khả năng của trẻ. Các kĩ năng cô lựa chọn được đơn giản hóa về cách thực hiện, sao cho phù hợp với trẻ mầm non mà không đánh mất sự chân thực trong thực tế. Đây là lí do để tránh việc dạy trẻ những thứ xa vời, cao siêu mà trẻ khó thực hiện. Hệ thống các câu hỏi được cô lựa chọn từ dễ đến khó, các câu hỏi đưa ra phải để trẻ tự trả lời theo hiểu biết của trẻ. Sau đó cô sẽ chốt lại và khái quát theo những kiến thức mà cô cần cung cấp.
docx 8 trang skmamnonhay 27/10/2024 180
Bạn đang xem tài liệu "Tóm tắt Sáng kiến Giải pháp sáng tạo dạy trẻ 5-6 tuổi kĩ năng thoát hiểm khi có hỏa hoạn nhằm phát triển tình cảm và kĩ năng cho trẻ tại Lớp 5 tuổi A Trường Mầm non Sơn Ca thị trấn Cát Bà", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tóm tắt Sáng kiến Giải pháp sáng tạo dạy trẻ 5-6 tuổi kĩ năng thoát hiểm khi có hỏa hoạn nhằm phát triển tình cảm và kĩ năng cho trẻ tại Lớp 5 tuổi A Trường Mầm non Sơn Ca thị trấn Cát Bà

Tóm tắt Sáng kiến Giải pháp sáng tạo dạy trẻ 5-6 tuổi kĩ năng thoát hiểm khi có hỏa hoạn nhằm phát triển tình cảm và kĩ năng cho trẻ tại Lớp 5 tuổi A Trường Mầm non Sơn Ca thị trấn Cát Bà
 + Các hoạt động của cô đưa ra chỉ dừng lại ở việc trò chuyện, xem video và tranh 
ảnh.
 + Các câu hỏi đưa ra chưa kích thích được trẻ, hệ thống câu hỏi trừu tượng, xa vời 
đối với trẻ.
 + Khả năng sáng tạo của cô chưa cao, các hình thức đưa ra đơn điệu, xem tranh và 
trả lời.
 - Về phía trẻ:
 + Trẻ chỉ tiếp thu những tri thức của cô mà ko có cơ hội để thể hiện các kỹ năng, 
kinh nghiệm sống của bản thân trong quá trình học.
 + Trẻ không được thực hành các kĩ năng cơ bản nhất trong quá trình học.
 + Trẻ thụ động, chưa thực sự hứng thú với các hoạt động mà cô đưa ra.
 + Trẻ trả lời câu hỏi theo việc cung cấp kiến thức của cô, không theo sự hiểu biết 
của trẻ trong thực tế.
 b. Các bước thực hiện giải pháp:
 * Bước 1: Lựa chọn những nội dung có trong thực tế, nhưng phù hợp với khả 
năng của trẻ:
 Thực tế, có rất nhiều nội dung để giáo viên khai thác và đưa vào các hoạt động trong 
tiết dạy, nhưng làm thế nào để trẻ có thể hoạt động có hiệu quả và thành kĩ năng của trẻ là 
một vấn đề khó. Những yếu tố bất ngờ, đơn giản bao giờ cũng gây được sự chú ý đặc biệt 
với trẻ. Vì vậy, giáo viên cần tận dụng thời gian ở mọi lúc, mọi nơi trong những hoàn cảnh 
khác nhau để tạo ra sự bất ngờ đối với trẻ.
 Việc lựa chọn dạy trẻ các kĩ năng cơ bản: lăn người qua lại khi bị lửa bén, bò men theo 
tường, bò theo hàng, kêu cứu, gọi điện cho người lớn. Đây là những kĩ năng đơn giản, phù 
hợp với trẻ. Để làm tốt điều đó, đảm bảo những nội dung lựa chọn phù hợp với khả năng 
của trẻ. Trước khi đưa các hoạt động này vào tiết dạy, tôi đã thử trên trẻ rất nhiều các kĩ 
năng khác nhau, và cuối cùng lựa chọn và quyết định dạy trẻ các kĩ năng trên. Các kĩ năng 
được lựa chọn cô đưa ra cần có độ chính xác cao. Vì vậy tôi có lên kế hoạch, nhờ ban giám 
hiệu nhà trường liên hệ với công an huyện để mời 1 chiến sĩ phòng cháy, hướng dẫn cho 
trẻ các kĩ năng thoát hiểm cơ bản. (Phụ lục 1)
 Việc lựa chọn các kĩ năng để dạy trẻ phải bám sát vào thực tế và điều kiện và khả 
năng của trẻ. Các kĩ năng cô lựa chọn được đơn giản hóa về cách thực hiện, sao cho phù 
hợp với trẻ mầm non mà không đánh mất sự chân thực trong thực tế. Đây là lí do để tránh 
việc dạy trẻ những thứ xa vời, cao siêu mà trẻ khó thực hiện. Hệ thống các câu hỏi được 
cô lựa chọn từ dễ đến khó, các câu hỏi đưa ra phải để trẻ tự trả lời theo hiểu biết của trẻ. 
Sau đó cô sẽ chốt lại và khái quát theo những kiến thức mà cô cần cung cấp.
 Đây là biện pháp thực sự mang lại hiệu quả trong việc lựa chọn các nội dung phù hợp 
với trẻ. Những nội dung này đảm bảo 100% trẻ trong lớp đều thực hiện được. Nhằm gây 
hứng thú cho trẻ và phát huy tính tò mò, thích khám phá của trẻ. Giáo viên cần biết vận hỏi sự chính xác và bài bản. Ở phần này, tôi có thông qua ban giám hiệu, liên lạc với công 
an huyện để mời đồng chí công tác tại phòng cháy chữa cháy đến hướng dẫn và thực hành 
cho trẻ các kĩ năng cho trẻ.
 Với việc dạy trẻ kĩ năng, đảm bảo trẻ làm đúng và chính xác thì việc đầu tiên cô đưa 
ra câu hỏi tình huống. Ví dụ: Nếu trong phòng cháy lớn và có khói mù mịt, các con sẽ phải 
làm như thế nào? Cô sẽ để trẻ trả lời theo ý hiểu và khái quát lại. Tuy nhiên việc khái quát 
bằng lời, trẻ chưa định hình được cách làm. Vậy thì cô sẽ khắc sâu bằng việc cho trẻ xem 
video, sau đó phân tích lại cách thực hiện cho trẻ (Cô mời khách mời phân tích và thực 
hiện thao tác): Nếu trong phòng cháy lớn và có khói mù mịt thì các con phải nhanh chóng 
lấy khăn, khẩu trang, quần áo bịt vào mũi, miệng để không bị hít phải khói. Sau đó bò trật 
tự, không được chạy, bò theo hàng, bò men theo tường theo hướng có ánh sáng và ra 
ngoài”. (Phụ lục 5)
 Khi trẻ thực hiện, cô sẽ cho trẻ về 2 đội, một đội thực hiện, đội còn lại sẽ quan sát 
và đưa ra nhận xét. Để tăng phần hấp dẫn khi trẻ thực hiện tôi có cho thêm hiệu ứng khói 
và âm thanh còi báo động. Hướng dẫn trẻ thực hiện, nhắc nhở trẻ không chen lấn mà bình 
tĩnh đi theo hàng. Biết giúp đõ những bạn đi sau và thực hiện chậm hơn các bạn. Ở phần 
này trẻ không chỉ thực hành các kĩ năng, mà còn được rèn sự tập trung trong các hoạt động 
tập thể, biết giúp đỡ bạn. Sau khi thực hiện xong phần thực hành kĩ năng này, tôi thấy trẻ 
rất phấn khích, hứng thú. Trẻ được trải nghiệm và thực hành những việc chưa bao giờ thực 
hiện.(Phụ lục 6, 7)
 Đối với hoạt động thực hành kĩ năng khi bị lửa bén vào người, tôi cũng đưa ra câu 
hỏi tình huống cho trẻ. Ví dụ: Khi bị lửa bén vào người các con phải làm gì? Sau khi trẻ 
trả lời câu hỏi, tôi cho trẻ xem video và phân tích phần thực hành cho trẻ (Cô mời khách 
mời phân tích và thực hiện): “Khi quần áo, tócbị bén lửa thì các con không được chạy, 
phải nằm xuống đất, lăn qua lăn lại cho đến khi tắt lửa”. Với việc phân tích này một lần 
nữa cung cấp cho trẻ sự chuẩn xác khi trẻ thực hành. Ở phần thực hành, tôi cũng chia trẻ 
về các nhóm để có sự nhận xét của trẻ khi các nhóm thực hiện. Việc thực hiện này trẻ rất 
hứng thú, để phần thực hành được bài bản và đều, tôi cho trẻ thực hiện theo hiệu lệnh của 
tiếng còi. Sau mỗi đội thực hiện, tôi đều cho các trẻ nhận xét và sửa trực tiếp cho trẻ, giúp 
trẻ thực hiện đúng theo yêu cầu. (Phụ lục 8, 9)
 Không chỉ cho trẻ thực hành các kĩ năng, tôi còn hướng trẻ vào tình huống: Trẻ sẽ 
làm gì để chia sẻ mất mát đối với người bị nạn? Ở phần này tôi sẽ cho trẻ xem video về 
hậu quả sau cháy, để trẻ cảm nhận được sự mất mát quá lớn với người bị nạn. Cho trẻ nói 
những lời an ủi, chia sẻ với người bị nạn, qua đó giáo dục trẻ biết quan tâm, giúp đỡ những 
người bị nạn. Ở điều này sẽ giúp trẻ phát triển những tình cảm giữa con người với con 
người, trẻ sẽ bao dung và biết sẻ chia hơn. Không chỉ là tình cảm mà còn là chia sẻ đồ chơi, 
đồ dùng đối với những hoàn cảnh khó khăn, không may mắn. (Phụ lục 10)
 c. Các điều kiện cần thiết để áp dụng:
 * Các văn bản chỉ đạo: Việc tổ chức cho trẻ tham gia hoạt động, dạy trẻ kĩ năng thoát hiểm khi xảy ra hỏa 
hoạn, là một trong những cách để rèn trẻ các kĩ năng thoát hiểm cơ bản khi có cháy xảy ra. 
Bước đầu cho trẻ nhận biết được một số nguyên nhân xảy ra cháy mà cô cung cấp, nhận 
biết được một số dấu hiệu khi xảy ra cháy bằng các thông tin từ cô, hay trẻ đã được biết 
qua sự quan sát của trẻ Giáo viên sẽ lựa chọn những nội dung phù hợp có tính kích khả 
năng tư duy của trẻ để trẻ hứng thú tích cực hơn trong giờ hoạt động dạy kĩ năng.
 Việc dạy trẻ kĩ năng thoát hiểm khi xảy ra cháy sẽ nâng cao tính chủ động, trí tưởng 
tượng, khả năng quan sát và cho trẻ, nhằm tạo điều kiện cho trẻ có sự phối hợp của tập thể 
nhiều hơn, trẻ có được sự bình tĩnh khi vận dụng các kĩ năng đã được học. Giúp trẻ vận 
dụng được các kĩ năng đã học để áp dụng vào các tình huống trong thực tế. Phát triển ở trẻ 
các kĩ năng cơ bản và cần thiết để trẻ ứng phó vào thực tế khi trẻ trưởng thành, các kiến 
thức kĩ năng của trẻ được củng cố và bổ sung.
 Bản thân tôi đã áp dụng hình thức này vào quá trình giảng dạy đã đạt được kết quả tốt, 
việc lựa chọn giải pháp dạy trẻ kĩ năng thoát hiểm trong hoạt động rèn trẻ kĩ năng sống 
ngày càng phong phú, hấp dẫn, phù hợp với trẻ. Đặc biệt trẻ có được những kĩ năng cơ bản, 
giúp trẻ tự tin, bình tĩnh, không bị hoảng loạn khi không may gặp phải các tình huống tương 
tự. Hoạt động này như một bước tập dượt để trẻ có kiến thức trong việc phòng cháy.
 Đề tài đưa ra giải pháp mới trong quá trình tổ chức hoạt động, dạy trẻ kĩ năng thoát 
hiểm khi xảy ra hỏa hoạn, cho trẻ 5-6 tuổi đem lại hiệu quả cao. Phát huy được trí tưởng 
tượng, sáng tạo và gây hứng thú cho trẻ trong việc thực hành các kĩ năng. Đối với trẻ, việc 
được khám phá những tình huống trong thực tế và thực hành các kĩ năng đó cùng cô và các 
bạn là một khám phá mới lạ và kích thích sự sáng tạo, khả năng quan sát, chú ý, rèn sự tập 
trung trong hoạt động tập thể của trẻ. Trẻ mạnh dạn, tự tin trong các hoạt động, có thêm 
nhiều kĩ năng trong thực tế.
 e. Chứng minh khả năng áp dụng của sáng kiến:
 Sáng kiến “Giải pháp dạy trẻ 5-6 tuổi kĩ năng thoát hiểm khi có hỏa hoạn nhằm 
phát triển tình cảm và kĩ năng cho trẻ tại lớp 5 tuổi A trường mầm non Sơn Ca thị trấn 
Cát Bà”. đã được áp dụng vào thực tế từ tháng 9/2020 đến nay tại trường mầm non Sơn 
Ca– một Trường điểm trong khối mầm non ở huyện đã thu được các kết quả như sau:
 - Đối với lớp 5TA do tôi chủ nhiệm sau khi áp dụng sáng kiến:
 + Trẻ lớp tôi mạnh dạn, tự tin, hoạt bát có các kỹ năng ứng phó cơ bản khi xảy ra 
cháy.
 + Phụ huynh quan tâm tới trẻ, thường xuyên trao đổi về tình hình của trẻ sau mỗi 
ngày đến lớp
 - Các lớp trong trường triển khai áp dụng các bước thực hiện của sáng kiến đều thu 
được các kết quả cao: Kĩ năng sống của trẻ thực hiện tốt, trẻ hoạt bát nhanh nhẹn, thực hiện 
các kĩ năng ứng phó khi xảy ra cháy rất tốt.
 Các bước thực hiện giải pháp đã được áp dụng tại trường mầm non Sơn Ca, có thể 
áp dụng thực hiện đối với tất cả các trường mầm non trong toàn huyện. Đối với các trường + Được thực hành các kĩ năng ứng phó với hỏa hoạn và biết chia sẻ những khó khăn, 
mất mát của những người không may gặp hỏa hoạn, với những tình huống chưa bao giờ 
gặp làm cho trẻ hào hứng tích cực tham gia các hoạt động.
 + Trẻ thích thú, hào hứng tham gia hoạt động cô đưa ra và hoàn thành tốt phần thực 
hành kĩ năng thoát hiểm khi xảy ra cháy.
 + Trẻ được biết thêm về những nguyên nhân xảy ra cháy, một số dấu hiệu khi xảy ra 
cháy, biết số điện thoại khẩn cấp khi thấy cháy.
 + Trẻ được khám phá những tình huống trong thực tế và thực hành các kĩ năng đó 
cùng cô và các bạn là một sự mới mẻ và kích thích sự sáng tạo, khả năng quan sát, chú ý, 
rèn sự tập trung trong hoạt động tập thể của trẻ.
 + Trẻ mạnh dạn, tự tin bày tỏ ý kiến của trẻ.
 - Đối với các bậc phụ huynh:
 + Giúp phụ huynh có những kiến thức về việc dạy trẻ các kĩ năng ứng phó khi xảy ra 
cháy và gặp các tình huống xấu.
 + Tăng cường nhận thức của phụ huynh trong việc chăm sóc và giáo dục của nhà 
trường, lớp.
 + Có sự phối hợp chặt chẽ giữa phụ huynh và giáo viên trong cách chăm sóc và giáo dục 
trẻ.
 c. Các giá trị làm lợi khác:
 - Nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục “ Lấy trẻ làm trung tâm” trong nhà trường.
 Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn 
toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
 Cát Hải, ngày tháng năm 2021
 Người nộp đơn
 (Ký và ghi rõ họ tên)
 Nguyễn Thị Diệu Linh

File đính kèm:

  • docxtom_tat_sang_kien_giai_phap_sang_tao_day_tre_5_6_tuoi_ki_nan.docx