Tóm tắt Sáng kiến Biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi Lớp Lá 1 học tốt môn Toán về số lượng Trường Mầm non Thuận Thới năm học 2021-2022

Trong chương trình giáo dục mầm non có rất nhiều môn học, môn nào cũng góp phần quan trọng và cần thiết, trong đó có môn làm quen với toán giúp cho trẻ phát triển trí tuệ, hình thành khả năng tư duy giúp trẻ lĩnh hội các khái niệm một cách dễ dàng. Từ đó trẻ có thể nhận thức muôn màu muôn vẻ về thế giới xung quanh thông qua các biểu tưởng toán học về số lượng. Làm sao để có thể giúp trẻ ứng dụng toán học vào cuộc sống hằng ngày, đồng thời các hoạt động đa dạng và phong phú khác nhau trẻ các biểu tượng toán học cơ bản một cách hiệu quả nhất có khả năng tích cực nhanh nhẹn, mạnh dạn, tự tin, hứng thú trẻ biết đếm phân biệt nhiều hơn, ít hơn, trẻ biết tách gộp, chia nhóm. Qua quan sát thực tế dạy trên lớp thời gian kéo dài từ 40- 45. Từ đó tôi khảo sát các cháu qua các tiét hoc như sau: đạt mức tốt đếm đúng số lượng 18/38 tỉ lệ 47,3% trẻ so sánh thêm bớt 15/38 tỉ lệ 39,47% trẻ phân chia, tách gộp nhóm số lượng 15/38 tỉ lệ 39,47% tiết dạy tôi đạt yêu cầu rất thấp, đạt mức tốt còn hạn chế, một số cháu chưa có kỹ năng đếm, so sánh, thêm bớt. Chính vì vậy là giáo viên trực tiếp giảng dạy trên lớp tôi luôn luôn tìm tòi những “Biện pháp giúp trẻ 5 - 6 tuổi lớp lá 1 học tốt môn toán về số lượng trường Mầm non Thuận Thới năm học 2021-2022” học tốt môn toán về số lượng
docx 4 trang skmamnonhay 14/10/2024 190
Bạn đang xem tài liệu "Tóm tắt Sáng kiến Biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi Lớp Lá 1 học tốt môn Toán về số lượng Trường Mầm non Thuận Thới năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tóm tắt Sáng kiến Biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi Lớp Lá 1 học tốt môn Toán về số lượng Trường Mầm non Thuận Thới năm học 2021-2022

Tóm tắt Sáng kiến Biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi Lớp Lá 1 học tốt môn Toán về số lượng Trường Mầm non Thuận Thới năm học 2021-2022
 Biện pháp 2 luyện tập: chọn hình thức luyện tập cá nhân, nhóm, trò chơi củng 
cố. Khi luyện tập tôi nên thay đổi đồ dùng và yêu cầu đối với cháu để gây sự hứng thú, 
tránh sự nhàm chán.Ví dụ: đếm đến 7 nhận biết các nhóm đồ vật trong phạm vi 7. 
Nhận biết số 7 khi tôi cho cháu chơi hoạt động ngoài trời cho cháu nhặt 7 chiếc lá, 7 
viên sỏi để vào lớp cháu luyện tập, khi luyện tập cô yêu cầu cháu xếp đồ vật đúng với 
số lượng, xếp tương ứng 1-1 tiếp nhóm thứ 2 và so sánh tạo sự bằng nhau, tiếp theo cô 
vổ tay cháu đặt đồ vật tương ứng và đặt số, sau đó cô cho cháu đặt theo ý thích. Tiết 
thêm bớt, tách gộp cô cho cháu đặt 6 lá dạng dài, 1 lá dạng tròn cô yêu cầu cháu bớt ra, 
thêm vào, tách ra gộp vào.
 Luyện tập nhóm cô cho cháu kết thành 3 nhóm đội hình vòng tròn cô cho cháu 
tự vẽ, nặn, dántrong phạm vi 7 bằng hình thức thi đua.
 Trò chơi củng cố: tìm trò chơi mới lạ nhằm phát triển trí tuệ để gây hứng thú 
cho cháu, dạy chủ đề “thực vật” trò chơi câu quả, ném quả vào giỏ, két ban cùng chiếc 
lá, nhặt lá, tìm quả cho cây.Trong khi chơi cô kết hợp với nhạc nhằm tạo cho không 
khí vui tươi, sôi động có thể cho trẻ vổ tay làm điệu bộ, nhún nhảy đi vòng quanh để 
thư giản làm tan biến sự mệt mỏi của trẻ sau tiết học.
 Biện pháp 3 rèn kỹ năng hạn chế: riêng các còn hạn chế một số cháu chưa có 
kỹ năng đếm, so sánh, thêm bớt, tách gộp tôi thường xuyên mời cháu phát biểu, đến 
gần cháu để nhắc nhở, ân cần hướng dẫn cháu giúp cháu mạnh dạn, tự tin, tiến bộ 
nhanh hơn. Nếu có cháu chưa hiểu rõ cô hướng dẫn mọi lúc mọi nơi, cho cháu tiếp xúc 
với đồ dùng nhiều lần cho đến khi nào cháu hiểu được bài, cô đề ra một số câu hỏi từ 
thấp đến cao cho trẻ trả lời, cô cần liên hệ thực tế với nhiều hình thức như nhìn xung 
quanh lớp, tranh ảnh, vật thật, đồ dùng trong lớp để dạy trẻ có thể vận dụng kiến thức 
mình đã hiểu biết bất cứ nơi nào.
 Biện pháp 4 kết hợp các môn học khác: để tiết học thoải mái gây hứng thú tôi 
luôn tận dụng hình thức “ học bằng chơi, chơi mà học”. Trong quá trình học cô nên kết 
hợp các môn học mà cô đã dạy trên lớp như:
 Kết hợp với môn âm nhạc: dạy đếm đến 6, nhận biết nhóm đồ vật có số lượng 
6, nhận biết số 6 cô có thể cho cháu hát kết hợp trò chơi ngón tay nhúc nhích để ôn số 
lượng 5, hoặc làm quen số lượng 7,8,9 cô có thể cho trẻ hát và chơi trò chơi “con thỏ” 
cô dùng những thủ thuật linh hoạt để gây sự hấp dẫn, hứng thú với cháu.
 Kết hợp với môn tạo hình: trong giờ học với đề tài “ vẽ đàn gà của bé”cô lấy 
tranh ra hỏi trẻ con trong tranh con vẽ được tất cả bao nhiêu con gà? Để biểu thị cho 
đàn gà con dùng chữ số mấy?
 Kết hợp với môn khám phá khoa học: bài dạy “những con vật nuôi trong gia 
đình” cô cho trẻ xem tranh cho trẻ đếm bao nhiêu con vật, cô yêu cầu cháu tách gộp 
con vật có 2 chân 2, cánh, có mỏ ra 1 phần đếm và đặt số, tách xong cho cháu gộp lại. 
Hoặc thêm bớt con vật có 2 chân 2, cánh, có mỏ và sau đó thêm vào. 
 Biện pháp 5 ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình dạy học: thiết kế 
bài giảng, nhạc tranh ảnh, âm thanh, tiếng động, các hiệu ứng để mở hộp quà, các các 
hình ảnh sinh động làm hứng thú với trẻ từ đó sẽ gây được sự chú ý với trẻ hơn. 
 Biện pháp 6 tuyên truyền vận động phụ huynh: xin nguyên vật liệu làm đồ 
dùng đồ chơi cho trẻ học tập như: đồ phế liệu chai nhựa, hột hạt, sỏi, vận động phụ 
huynh mua đồ dùng học tập cho cháu. Mời phụ huynh dự giờ. Trao đổi về cách dạy trẻ 
ở mọi lúc mọi nơi khi ở nhà.Ví dụ: nhà mình có mấy người ? Khi ăn cơm cần bao 
nhiêu cái bát? Bao nhiêu đôi đũa? Nhà mình có bao nhiêu cái ghế?
 b. Tính mới: Đồ dùng đồ chơi tự cháu làm, tự cháu chuẩn bị, cháu tự tìm đồ 
dùng góc học tập, đồ chơi góc xây dựng ghép nút lớn, xếp hình hoa, hoặc các con vật, 

File đính kèm:

  • docxtom_tat_sang_kien_bien_phap_giup_tre_5_6_tuoi_lop_la_1_hoc_t.docx