SKKN Xây dựng môi trường đáp ứng nhu cầu học bằng chơi-chơi mà học cho trẻ 5-6 tuổi tại trường mầm non
Với niềm mong muốn các con được sống trong môi trường hạnh phúc, được học qua trải nghiệm, tương tác với thế giới xung quanh. Trẻ tự khởi xướng hoạt động, định hướng rõ ràng, xây dựng mối quan hệ, tham gia tìm hiểu, tương tác, phát triển nhiều ý tưởng một cách phong phú và sáng tạo. Tại chuyên đề này, tôi đã cảm thấy đây như một nguồn sáng mà tôi đang tìm kiếm cho nguồn sáng tạo của mình. Bản thân tôi là năm thứ 2 được đồng nghiệp và ban giám hiệu tin tưởng giao nhiệm vụ là tổ trưởng chuyên môn. Với mong muốn bản thân có những sáng kiến hay lan tỏa tới đồng nghiệp trong công tác xây dựng môi trường nhóm lớp. Có thể nói việc xây dựng môi trường cho trẻ hoạt động trong trường mầm non là thực sự cần thiết và quan trọng.
Thực tế lớp tôi các năm học đã tạo môi trường nhưng tôi thấy để trẻ tương tác còn hạn chế, các nguyên vật liệu còn chưa phong phú, các góc màu sắc chưa trang nhã. Vì tình yêu với trẻ thơ nên tôi đã lựa chọn cho mình một nghề để gắn bó, đó là nghề cô giáo mầm non. Rất may mắn tôi được đứng trong đội ngũ của trường mầm non xã Hữu Hòa là nơi tôi sinh ra và ngôi trường này với bao thế hệ nhà giáo luôn cảm nhận rằng đó là một ngôi nhà đầy tình yêu thương và hạnh phúc. Tôi luôn tâm huyết, yêu nghề, cố gắng phấn đấu với nghề, tự sáng tạo, đổi mới trong cách thể hiện và phương pháp dạy cho trẻ thơ xã nhà.
Thực tế lớp tôi các năm học đã tạo môi trường nhưng tôi thấy để trẻ tương tác còn hạn chế, các nguyên vật liệu còn chưa phong phú, các góc màu sắc chưa trang nhã. Vì tình yêu với trẻ thơ nên tôi đã lựa chọn cho mình một nghề để gắn bó, đó là nghề cô giáo mầm non. Rất may mắn tôi được đứng trong đội ngũ của trường mầm non xã Hữu Hòa là nơi tôi sinh ra và ngôi trường này với bao thế hệ nhà giáo luôn cảm nhận rằng đó là một ngôi nhà đầy tình yêu thương và hạnh phúc. Tôi luôn tâm huyết, yêu nghề, cố gắng phấn đấu với nghề, tự sáng tạo, đổi mới trong cách thể hiện và phương pháp dạy cho trẻ thơ xã nhà.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Xây dựng môi trường đáp ứng nhu cầu học bằng chơi-chơi mà học cho trẻ 5-6 tuổi tại trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Xây dựng môi trường đáp ứng nhu cầu học bằng chơi-chơi mà học cho trẻ 5-6 tuổi tại trường mầm non
MỤC LỤC Phần 1..............................................................................................................2 ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................2 Phần 2...............................................................................................................4 GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ..................................................................................4 I. NHỮNG NỘI DUNG LÝ LUẬN:..............................................................4 II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ:.........................................................................4 1. Tình hình chung: .......................................................................................4 2. Thuận lợi:.....................................................................................................5 3. Khó khăn:.....................................................................................................6 III. CÁC BIỆN PHÁP:....................................................................................6 1. Xây dựng môi trường lớp học ....................................................................6 2. Đổi mới hình thức.......................................................................................10 3. Tăng cường đồ chơi....................................................................................12 4. Thiết kế các file bài tập tương tác.............................................................15 5. Làm tốt công tác tuyên truyền...................................................................17 IV. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KẾN.................................................................19 Phần 3.............................................................................................................. 20 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................20 1. Kết luận chung: ...........................................................................................20 2. Khuyến nghị: .............................................................................................. 20 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 3 + Trẻ chưa có kỹ năng sử dụng đồ dùng đồ chơi một cách triệt để. + Trẻ chưa biết hợp tác, liên kết các góc chơi với nhau + Một số trẻ còn nhút nhát không tự tin khi tham gia hoạt động. + Trẻ chưa tích cực, chủ động và sáng tạo trong khi chơi. Vậy làm thế nào để trẻ phát huy được tính tích cực chủ động, sáng tao trong khi chơi? Để làm được điều đó thì ngay từ đầu năm học Tôi đã luôn quan tâm đến việc tạo một môi trường lớp học hấp dẫn, thân thiện, một môi trường có nhiều góc mở tạo nhiều cơ hội cho trẻ trải nghiệm. Vì vậy mà tôi đã chọđề tài: “Xây dựng môi trường đáp ứng nhu cầu “học bằng chơi - chơi mà học” cho trẻ 5-6 tuổi tại trường mầm non” để nghiên cứu và áp dụng cho trẻ trong năm học. * Mục đích nghiên cứu: - Tạo môi trường tốt nhất để trẻ thỏa mãn nhu cầu hoạt động học tập, vui chơi. - Xây dựng môi trường nhóm lớp hài hòa, thân thiện cùng các đồ dùng, đồ chơi có tính tương tác cao đáp ứng nhu cầu học và chơi của trẻ. - Nghiên cứu áp dụng kinh nghiệm của bản thân đưa ra một số kinh nghiệm xây dựng môi trường và tổ chức hoạt động góc cho trẻ đạt hiệu quả cao. * Đối tượng nghiên cứu: Đi sâu vào nghiên cứu các biện pháp để giúp trẻ 5-6 tuổi tích cực, chủ động, sáng tạo, mạnh dạn, tự tin và kiên trì khi tham gia hoạt động góc cùng cô giáo tạo môi trường lớp học. * Phạm vi đối tượng khảo sát, thực nghiệm: Trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi ở trường mầm non xã Hữu Hòa * Phạm vi, kế hoạch nghiên cứu: - Năm học 2022-2023 * Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp nghiên cứu lý luận, tham khảo tài liệu - Phương pháp điều tra thực trạng. - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn. - Phương pháp quan sát. 5 Kết quả khảo sát trước khi thực hiện các giải pháp (Tổng số có: 41 trẻ) Kết quả đạt Kết quả chưa đạt STT Nội dung giáo dục Trẻ Trẻ chưa Tỷ lệ Tỷ lệ đạt đạt 1 Trẻ tự tin, hứng thú, chủ động, say 17/41 41.5% 24/41 58,5% sưa tham gia đến cuối buổi chơi. 2 Có kỹ năng sử dụng đồ dùng, đồ 18/41 44% 23/41 56% chơi không cần có cô hướng dẫn. 3 Thực hiện tốt các kỹ năng chơi, nội 15/41 36.5% 26/41 63.5% quy góc chơi 4 Trẻ cùng cô tạo ra sản phẩm xây 15/41 36.5% 26/41 63.5% dựng môi trường * Đánh giá: Qua khảo sát tôi thấy việc giúp trẻ hứng thú, tích cực vui chơi và tạo ra sản phẩm xây dựng môi trường còn ít. Với tình hình như vậy khi thực hiện đề tài này tôi thấy có một số thuận lợi và khó khăn sau: 2. Thuận lợi: * Về Ban giám hiệu: Nhà trường thường xuyên bồi dưỡng cho giáo viên chuyên đề hướng dẫn tổ chức hoạt động xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm. Tạo điều kiện cho giáo viên được tham quan tập huấn các trường điểm của huyện về xây dựng môi trường nhóm lớp. * Về giáo viên: - 3/3 giáo viên trong lớp có trình độ trên chuẩn, và thực hiện tốt nhiệm vụ được giao trong năm học. - Là một giáo viên tâm huyết với nghề, có lòng yêu thương trẻ, tận tình với công việc, luôn có ý thức phấn đấu vươn lên. Bản thân tham gia lớp học chuyên đề do Phòng giáo dục tổ chức và đã tập huấn tại trường cho giáo viên. Có năng khiếu về thẩm mĩ. - Giáo viên luôn thực hiện tốt công tác phối hợp với phụ huynh trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ. * Về phụ huynh: 7 Tôi đã lên ý tưởng xây dựng môi trường lớp học với tiêu chí “Lấy trẻ làm trung tâm” xây dựng môi trường lớp học có tính thẩm mỹ, sáng tạo và có nhiều góc mở để phát huy được tính tích cực của trẻ trong mỗi góc chơi. Trẻ cùng các cô sắp xếp đồ dùng đồ chơi lên giá, kê bàn, đặt cây xanh ở các vị trí phù hợp. Việc tổ chức cho trẻ được tham gia vào tạo môi trường lớp học cùng cô làm cho trẻ cảm thấy mình có giá trị và tôi cảm thấy trẻ được học tập và vui chơi, trẻ rất vui và hạnh phúc. a. Xây dựng môi trường trong lớp học. Từ đầu năm học để áp dụng và thực hiện tốt phong trào xây dựng lớp học lấy trẻ làm trung tâm. Tôi đã lựa chọn các góc chơi đan xen góc động và góc tĩnh. Lựa chọn gam màu cho tủ đồ dùng và mảng tường màu sắc trang nhã, tông màu nhẹ nhàng không loè loẹt và sặc sỡ. Với phương châm tạo môi trường cho trẻ trong các nhóm lớp phải có màu sắc trang nhã, hài hòa, tạo cảm giác ấm áp và thư thái cho trẻ. Từ cửa lớp tôi đã trang trí các biểu tượng để trẻ lựa chọn cách chào mà trẻ yêu thích. Không chỉ trang trí để tạo môi trường lớp đẹp có tính thẩm mỹ mà mỗi góc và mỗi hình ảnh trang trí đều mang lại cho trẻ được học qua chơi- chơi qua học và áp dụng vào các hoạt động khác nhau. (Hình ảnh minh họa ở phần phụ lục 1.1) Khi xây dựng môi trường lớp học tạo các góc chơi, tôi xây dựng một không gian mở, linh hoạt để trẻ có thể thoải mái gần gũi khi hoạt động với các phân khu chức năng đa dạng phục vụ mọi nhu cầu học tập, sáng tạo của trẻ. Tôi xác định xây dựng các góc trong lớp tôi gồm: + Góc xây dựng. + Góc nghệ thuật (Lồng góc Steam) + Góc học tập. + Góc sách truyện. + Góc thiên nhiên. + Góc phân vai (Lồng ghép góc thực hành cuộc sống). Các sản phẩm của trẻ được trừng bày tại các góc đó là một sự khích lệ với trẻ, động viên trẻ để trẻ phấn đấu cố gắng trong các hoạt động. Tạo cho trẻ cảm nhận được “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” làm cho trẻ yêu trường, yêu lớp, yêu cô, thảo sức sáng tạo. (Hình ảnh minh họa ở phần phụ lục 1.2) 9 * Góc Steam và góc nghệ thuật trẻ có thể thoải mái sáng tạo các sản phẩm với vô vàn nguyên vật liệu có sẵn ở đó, sử dụng nguyên vật liệu tự nhiên cho trẻ hoạt động và lấy sản phẩm đó để trang trí lớp học. * Góc học tập: Góc sách truyện và toán cần sự yên tĩnh hơn nên tôi trang trí ứng dụng phương pháp Reggio Emilia xây dựng lớp học thông minh tạo không gian rộng, có áp dụng hình thức hạ trền làm tăng sự ấm áp, hiện đại và sang trọng, tạo cho trẻ sự thích thú khi hoạt động. Tôi sử dụng 2 mảng tường phía trên đầu lớp và góc bên trái lớp để thiết kế các giá treo hệ thống bài tập tư duy và mảng chữ viết, ở góc học tập này tôi thiết kế mảng chữ cái với gam màu nâu nhạt, có khóa còng treo bài tập chữ cái và các nét cho trẻ thực hiện. Sau hoạt động tôi chia sẻ hình ảnh lên zalo lớp để phụ huynh cùng cảm thấy phấn khởi, cũng nhờ vậy mà sợi dây liên kết giữa phụ huynh và giáo viên được chặt chẽ hơn. (Hình ảnh minh họa ở phần phụ lục 1.6) Tôi thấy rằng, khi trẻ được nhìn những thành quả mình tạo ra mỗi ngày, sẽ giúp trẻ có thêm động lực để tiếp tục học hỏi, tìm tòi khám phá và thực hiện các sản phẩm tiếp theo cùng với cô giáo, giúp môi trường lớp học được hoàn thiện hơn. Đặc biệt, với không gian tràn đầy những sản phẩm do chính bản thân mình tạo ra sẽ làm tăng trí tưởng tượng cho trẻ có cảm giác mới lạ, sẽ không bị nhàm chán mỗi khi tới trường hay khi học bài. b. Xây dựng môi trường bên ngoài lớp học. Xây dựng môi trường ngoài lớp học phù hợp, an toàn, sạch đẹp, hấp dẫn sẽ tạo cơ hội cho trẻ hoạt động, đáp ứng nhu cầu chơi của trẻ. Trẻ được hòa mình với thiên nhiên, được trải nghiệm thế giới xung quanh. Khi bố trí các góc/khu vực hoạt động ngoài trời chúng tôi luôn lưu ý: Tạo khu chơi an toàn, thân thiện cho trẻ thỏa sức hoạt động sáng tạo, tôi tận dụng tối đa các nguyên vật liệu từ thiên nhiên và các nguyên vật liệu phế thải: cành cây, lá cây, khúc gỗ nhỏ, lõi giấy để cho trẻ hoạt động, hướng dẫn các con sử dụng sản phẩm của mình, của bạn để tạo thành đồ chơi hữu ích. (Hình ảnh minh họa ở phần phụ lục 1.7) Để thực hiện được xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm đạt kết quả tốt thì rất cần sự phối hợp của cha mẹ học sinh. Tôi luôn chào đón và tạo điều kiện tốt nhất để các bậc phụ huynh tham gia vào các hoạt động của trường, lớp. Trước khi thực hiện một nội dung mới, tôi thường thông báo cho phụ huynh về nội dung chương trình và có hình ảnh kèm theo. Bên cạnh đó, vận 11 * Thu hút trẻ qua các hoạt động trải nghiệm - Từ đầu năm học tôi đã có kế hoạch cụ thể để tổ chức các hoạt động vui chơi trải nghiệm với nhiều hình thức, nội dung phong phú và đa dạng. - Tôi đã lập kế hoạch cụ thể vào kế hoạch năm học và kế hoạch tháng các nội dung hoạt động trải nghiệm. - VD: Trải nghiệm làm nem cuốn, trang trí cây thông noel, trẩy bưởi, gói bánh trưng - Tôi đã chia sẻ tới phụ huynh về kế hoạch tổ chức các hoạt động trải nghiệm phụ huynh lớp tôi đã rất phấn khởi và hưởng ứng và đặc biệt là phụ huynh đã cùng đồng hành để tham gia ủng hộ nguyên liệu để cùng cô tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho các con. Khi tổ chức các hoạt động trải nghiệm các con được làm và được tham gia rất hào hứng và tích cực. Sau mỗi hoạt động của các con, tôi đã chụp lại hình ảnh và quay video lên nhóm zalo của lớp cho phụ huynh. Khi được xem lại những hình ảnh và khoảnh khắc của con 100% các bậc phụ huynh đều đã rất vui. Niềm vui của cô và trò đã được lan toả tới các bậc phụ huynh biết đến những hoạt động của các con mỗi ngày trên lớp. Không chỉ các hoạt động trải nghiệm thực tế mà những trải nghiệm để từ những sản phẩm trẻ tạo ra trong quá trình chơi, hoạt động như: Các con bướm, ong, chuồn chuồn, hoa, lá, làm từ ống nước ngọt, hộp sữa, đĩa CD, từ giấy dạ... cô gợi ý cho trẻ kết xen kẽ chúng lại với nhau thành dải, những bông hoa, chiếc lá cô cùng trẻ kết lại thành lẵng hoa, bình hoa cô sử dụng tất cả những sản phẩm đó để làm trang trí ở các góc, ở sảnh hè, sân...Việc tạo cơ hội khuyến khích trẻ tham gia xây dựng môi trường cùng cô là cách kích thích niềm say mê học hỏi, tìm hiểu của trẻ. Hoạt động vui chơi ngoài trời, tôi luôn bao quát hướng dẫn trẻ rồi sau đó cho trẻ hoạt động tự do theo ý thích và sáng tạo của riêng trẻ. Đây chính là nền tảng để trẻ mạnh dạn, tự tin, phát triển ngôn ngữ của mình một cách hồn nhiên, ngây thơ nhưng rất thiết thực từ những gì trẻ đã và đang thực hiện. VD: Với giờ hoạt động tạo hình: “Tạo hình các con vật bằng lá cây” tôi giao nhiệm vụ cho từng nhóm trẻ bằng cách cho trẻ thu lượm lá cây. Tôi đặt ra những câu hỏi kích thích trí tò mò và tưởng tượng của trẻ. Sau đó cho trẻ cùng nhau thảo luận lên kế hoạch và tìm các nguyên vật liệu để làm các con vật bằng lá cây. Tạo ra các con vật sáng tạo và mang thông điệp cho trẻ bảo vệ môi trường.
File đính kèm:
- skkn_xay_dung_moi_truong_dap_ung_nhu_cau_hoc_bang_choi_choi.doc