SKKN Ứng dụng Elearning thiết kế những trò chơi cho trẻ 5-6 tuổi làm quen với an toàn giao thông

Nhận thức được điều đó, là một giáo viên mầm non bản thân tôi đã xác định được“ Giáo dục luật ATGT cho trẻ mẫu giáo” là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng trong khi tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ hàng ngày.
Chính bởi lẽ đó, tôi đã luôn sáng tạo trong các bài giảng điện tử và thiết kế ra những trò chơi bổ ích, lý thú trên các bài giảng của mình để giúp các bé hào hứng tham gia. Qua các bài tập trò chơi giúp trẻ có ý thức tốt chấp hành luật ATGT và hiểu được tác hại khi tham gia giao thông tuỳ tiện, không đúng cách. Vì những lý do trên mà tôi đã chọn đề tài“ Ứng dụng Elearning thiết kế những trò chơi cho trẻ 5- 6 tuổi làm quen với an toàn giao thông” để trao đổi học hỏi với các bạn đồng nghiệp và đặc biệt sẽ thực hiện tốt hơn nhiệm vụ trong năm học 2019 - 2020 này.
Tạo và duy trì sự hứng thú, say mê của trẻ phát triển thái độ tích cực của trẻ đối với việc tham gia các hoạt động làm quen với luật lệ giao thông.
Tuyên truyền với phụ huynh về “ Giáo dục luật ATGT” cho trẻ mẫu giáo, tác dụng của các hoạt động trải nghiệm của trẻ về thế giới xung quanh và tham gia các trò chơi điện tử hay những trải nghiệm thực hành trong cuộc sống hàng ngày để từ đó trẻ có thể phát triển trí tuệ, khả năng tư duy, tích lũy kinh nghiệm đối với trẻ trong cuộc sống hàng ngày để cho nó ngày càng trở nên phong phú hơn.
doc 25 trang skmamnonhay 02/07/2024 940
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Ứng dụng Elearning thiết kế những trò chơi cho trẻ 5-6 tuổi làm quen với an toàn giao thông", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Ứng dụng Elearning thiết kế những trò chơi cho trẻ 5-6 tuổi làm quen với an toàn giao thông

SKKN Ứng dụng Elearning thiết kế những trò chơi cho trẻ 5-6 tuổi làm quen với an toàn giao thông
 MỤC LỤC
 Nội dung Trang
I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục đích nghiên cứu 2
3. Đối tượng nghiên cứu 2
4.Thời gian nghiên cứu 2
5. Phương pháp nghiên cứu 2
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 3
1. Cơ sở lý luận 3
2. Thực trạng vấn đề 4
a. Thuận lợi 5
b. Khó khăn 5
3. Các biện pháp thực hiện 7
3.1. Biện pháp 1. Tạo môi trường học giáo dục luật lệ an toàn 7
giao thông 
3.2. Biện pháp 2. Tuyên truyền, phối hợp với cha mẹ giúp bé làm 8
quen với an toàn giao thông
3.3. Biện pháp 3. Tổ chức cho trẻ làm quen với an toan giao 8
thông qua những trò chơi Elearning
4. Hiệu quả sáng kiến 12
III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 14
1. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm 14
2 . Bài học kinh nghiệm 14
3. Đề xuất khuyến nghị 14
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO Ứng dụng Elearning thiết kế những trò chơi cho trẻ 5-6 tuổi làm quen với an toàn giao thông
 PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
 Đã từ lâu, an toàn giao thông luôn là vấn đề nhức nhối của toàn xã hội. 
Những năm gần đây số tai nạn giao thông xảy ra ở nước ta ngày càng nhiều. Số 
người chết vì tai nạn giao thông theo từng giờ, từng ngày, những cái chết thương 
tâm của những ông bố, bà mẹ để lại những con thơ
 Những con số thống kê về tai nạn giao thông và số người chết khi tham gia 
giao thông đã lên đến mức báo động. Vậy chúng ta, nhất là những người lớn, có 
ý thức, suy nghĩ và hành động như thế nào? Làm gì để tuyên truyền cho mọi 
người thấy được việc chấp hành luật an toàn giao thông như: Không vượt đèn đỏ, 
không đội mũ bảo hiểm, tự do đi bộ đưới lòng đường, đi đúng tốc độ, đúng phần 
đường, không điều khiển xe khi đã uống rượu bia, đội mũ bảo hiểm khi tham gia 
giao thông, chấp hành các biển báo giao thông, đèn giao thông là những việc 
làm rất cấp thiết và ai ai cũng phải tuân thủ.
 Chính vì vậy việc giáo dục luật lệ ATGT cho tất cả mọi người và đặc biệt cho 
một đứa trẻ là rất cần thiết và nên làm sớm vì vậy BGD đã đưa nội dung giáo 
dục luật ATGT cho trẻ mầm non giúp trẻ nhận thức, khắc sâu kiến thức về 
ATGT trên cơ sở đó có ý thức chấp hành luật ATGT ngay từ khi còn nhỏ. 
 Trong đó phải kể đến các hoạt động giáo dục trẻ thông qua những trò chơi, 
bởi cuộc sống với trẻ nhỏ cũng không thể thiếu những trò chơi. “Học mà chơi, 
chơi mà học” đó là hoạt động gắn liền với lứa tuổi mầm non. Sự đổi mới không 
ngừng của nội dung, phương pháp, hình thức chương trình và các trò chơi trong 
giảng dạy đã giúp trẻ từ thế hoạt động thụ động sang thế chủ động rõ nét, phát 
huy mạnh mẽ năng lực của từng cá nhân cũng như tính tích cực, năng động theo 
từng mức độ trẻ, làm cho mỗi giờ hoạt động trở nên lý thú, nhiều bất ngờ, trẻ tích 
lũy nhiều kiến thức, kỹ năng. 
 Trong những năm học vừa qua, cô và trẻ của trường được tiếp nhận thêm một 
chương trình mới là những trò chơi hấp dẫn trên máy tính. Qua thời gian học tập 
nghiên cứu và vận dụng vào các giờ hoạt động của trẻ đã đem đến nhiều hiệu quả. 
 Khi trẻ tham gia hoạt động, nhất là hình thức vận dụng và sáng tạo trò chơi từ 
chương trình trên máy được gắn kết vào tất cả các hoạt động chơi của trẻ. Hơn 
nữa, khi tham gia vào các trò chơi là bé được học, học những điều hay, lẽ phải 
của cuộc sống, học những luật lệ an toàn để mai này bé có những hành trang 
kiến thức bước vào đời, thỏa nguyện ước mơ của mình. 
 1/15 Ứng dụng Elearning thiết kế những trò chơi cho trẻ 5-6 tuổi làm quen với an toàn giao thông
 PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
 Như chúng ta đã biết hằng ngày các em đi học hay đi chơi trên các con 
đường có rất nhiều loại xe, người đi lại khá đông đúc tuy có người lớn bên cạnh 
trẻ. Thật là nguy hiểm nếu không biết cách đi đường cho đúng, các em sẽ rất dễ 
bị tai nạn hoặc gây tai nạn cho người khác. Điều đó thật là đáng tiếc vì nó sẽ 
đem lại nỗi bất hạnh rất lớn cho bản thân các em cho gia đình và xã hội.
 Để đảm bảo ATGT cho bản thân và cho mọi người, các em cần có một số 
hiểu biết về luật giao thông đường bộ, tức là chúng ta làm sao cho các em biết đi 
đường đúng quy định, như vậy sẽ tránh được tai nạn giao thông. 
 Nhằm giúp cho cán bộ giáo viên trong trường có thêm tư liệu trong việc 
“ Giáo dục ATGT cho trẻ trong trường Mẫu giáo” và có thêm một số kỹ năng 
truyền thông an toàn giao thông cho các bậc cha mẹ có con dưới 6 tuổi, giúp cha 
mẹ biết cách giáo dục trẻ thực hiện luật giao thông, giúp các cháu có một số hiểu 
biết về luật giao thông phải đi bộ trên vỉa hè hoặc đi sát lề đường bên phải. Đi bộ 
qua đường phải có người lớn dắt, không chạy nhảy chơi đùa trên đường, lòng 
đường có xe cộ lưu thôngnhằm tránh các tai nạn giao thông đáng tiếc xảy ra 
cho trẻ. Đó chính là lý do tôi chọn đề tài “ Giáo dục ATGT cho trẻ 5-6 tuổi”
 Để có được nhận thức đúng và có ý thức chấp hành ngay từ tuổi còn thơ 
chính ta phải giáo dục cho trẻ kiến thức về luật ATGT cho trẻ nắm được từ đó tự 
giác chấp hành luật ATGT.
 Chính vì vậy việc giáo dục luật lệ ATGT cho tất cả mọi người là rất cần thiết 
và nên làm sớm nên Bộ Giáo Dục đã đưa nội dung giáo dục luật ATGT cho trẻ 
mầm non giúp trẻ nhận thức, khắc sâu kiến thức về ATGT trên cơ sở đó có ý 
thức chấp hành luật ATGT ngay từ khi còn nhỏ. Còn riêng đối với tôi là một 
giáo viên mầm non tôi đã xác định được “ Giáo dục luật ATGT cho trẻ mẫu 
giáo” là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng trong khi tổ chức các hoạt động chăm 
sóc giáo dục trẻ hàng ngày và đặc biệt thông qua các trò chơi.
 Sau nhiều năm thực hiện chuyên đề an toàn giao thông, chuyên đề đã được 
triển khai sâu rộng trong toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và phụ huynh, 
học sinh của trường và đạt được nhiều kết quả. Ngoài việc chăm sóc giáo dục 
các cháu biết học ăn, học nói, học hát, múa, chơi các trò chơi dân giantrọng 
điểm là phương pháp giáo dục “An toàn giao thông” cho trẻ mẫu giáo là một 
trong những yêu cầu cơ bản của chương trình GDMN.
 Nhà trường, hàng năm đều tổ chức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên trường 
đăng ký cam kết thực hiện an toàn giao thông. Đa số các cán bộ, giáo viên, nhân 
viên đều thực hiện nghiêm túc các nội dung quy định trong bản cam kết. Không 
 3/15 Ứng dụng Elearning thiết kế những trò chơi cho trẻ 5-6 tuổi làm quen với an toàn giao thông
- Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của BGH nhà trường, tạo điều kiện về cơ sở 
vật chất các phương tiện giáo dục trẻ vê luật ATGT, chỉ đạo sát sao nội dung 
giáo dục trẻ về luật ATGT.
- Các lớp học được trang bị đầy đủ vi tính, tivi, projecter, để giáo viên thiết kế 
các bài tập trên máy tính cho trẻ chơi
* Về phía giáo viên
- Giáo viên có kiến thức về CNTT, thiết kế được các bài tập trò chơi cho trẻ làm 
quen với an toàn giao thông.
- Luôn dược sự hướng dẫn và chỉ đạo của ngành, hưởng ứng năm an toàn giao 
thông và sự quan tâm tạo điều kiện về mọi mặt của các cấp, ban, ngành. Nhà 
trường đã xây dựng kế hoạch năm học về việc triển khai đầy đủ các chuyên đề 
đầu năm học cho tất cả cán bộ, giáo viên của trường. 
* Về phía trẻ
- Trẻ 5- 6 tuổi mạnh dạn, thông minh, tự tin khi tham gia vào các trò chơi cho trẻ 
làm quen với an toàn giao thông. Các bé rất hứng thú trong các hoạt động có 
lồng ghép chuyên đề, đặc biệt là chuyên đề về giáo dục ATGT cho trẻ.
* Về phía phụ huynh
- Phụ huynh luôn quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình tham gia phối hợp cùng với các 
cô khi cần
b. Khó khăn:
* Về cơ sở vật chất
- Nhà trường chưa có phòng chức năng để phục vụ cho công tác sử dụng ứng 
dụng công nghệ thông tin của trẻ
* Về phía giáo viên
- Giáo viên chưa tự tin khi xây dựng các hoạt động có lồng ghép sự kiện giáo 
dục an toàn giao thông cho trẻ. Một số giáo viên chưa có sáng tạo trong các trò 
chơi giao thông còn dập khuôn.
* Về phía trẻ
- Nhận thức của trẻ còn non nếu không khéo léo ghép các nội dung vào hoạt 
động để giáo dục luật ATGT thì rất khó để cho trẻ tiếp thu kiến thức 
- Khả năng ghi nhớ của một số trẻ còn hạn chế. 
* Về phía phụ huynh 
- Kiến thức vê luật ATGT của phụ huynh còn hạn chế, việc tuyên truyền thống 
nhất để cùng dạy trẻ còn khó khăn.
* Khảo sát nhận thức của trẻ về giao thông
 5/15 Ứng dụng Elearning thiết kế những trò chơi cho trẻ 5-6 tuổi làm quen với an toàn giao thông
còn nhỏ là rất cần thiết. Chính bởi lẽ đó, tôi mạnh dạn đưa ra các hình thức và 
các biện pháp cụ thể:
3.1. Biện pháp 1: Tạo môi trường học giáo dục luật lệ an toàn giao thông :
 Ở trẻ mẫu giáo rất dễ nhớ nhưng lại dễ quên.Trẻ cũng rất hay ấn tượng với 
những gì sâu sắc, hấp dẫn và được nhắc đi nhắc lại. Nắm được những đặc điểm 
tâm lí trên của trẻ, để đưa việc giáo dục luật lệ ATGT đến với trẻ cho trẻ dễ nhớ 
lâu quên, ngay từ đầu năm học, tôi đã chủ động tạo môi trường học giáo dục luật 
lệ ATGT cho trẻ.
 Ví dụ :
- Tại các cửa sổ của lớp có dán hình các PTGT đèn xanh, đèn đỏ, đèn vàng.
- Làm đoàn tàu “Bé đến lớp” cho trẻ dán hình.
- Treo các bài thơ, bài hát có nội dung giáo dục luật lệ an toàn giao thông ở góc 
“Bé cần biết”.
 Khi đến sự kiện “ Phương tiện và luật lệ ATGT”, tôi đã trang trí lớp học đẹp 
và phù hợp với sự kiện :
 Ví dụ :
- Treo các máy bay do cô và trẻ làm.
- Trang trí một số biển báo đơn giản dưới có ghi tên biển báo.
- Tạo một số góc phố có ý đi đúng luật ở trong lớp.
- Trẻ và cô cùng làm một số đồ chơi: ô tô, xe máy, máy bay, xích lô, xe đạp 
trang trí xung quanh lớp và để chơi xây dựng.
 Để góp phần hỗ trợ cho việc ứng dụng những trò chơi tự thiết kế. Một việc 
vô cùng quan trong đó là tôi luôn tạo môi trường thuận lợi, với những hình ảnh, 
chữ viết gần gũi, đẹp mắt. Đồng thời cũng là chuyên đề trọng tâm của những 
năm học gần đây,( Môi trường thân thiện, học sinh tích cực) tôi bố trí góc chơi 
thuận tiện, thoáng rộng, được trang trí bằng hình ảnh ngộ nghĩnh, nổi bật để gây 
sự chú ý cho trẻ 
 Ngoài ra, tôi còn chú ý thường xuyên cùng trẻ tạo nhiều đồ dùng đồ chơi từ 
các nguyên vật liệu gần gũi, dễ tìm, các đồ chơi đều mang tính sáng tạo, có 
hướng phát triển. Tôi luôn bổ sung đồ dùng đồ chơi và nguyên vật liệu để trẻ tự 
tạo đồ chơi và tạo ra các sản phẩm có thể sử dụng cho giờ hoạt động chung và 
các hoạt động khác trong lớp.
 Ví dụ: Tôi cùng trẻ sưu tầm hình ảnh phương tiện, hoạt động, nơi chốn, các 
nhân vật rồi cho trẻ sắp xếp kể thành câu chuyện. Cũng hình ảnh phương tiện 
đó, tiếp tục cho trẻ chơi phân nhóm các phương tiện có cùng chức năng, tốc độ..
 7/15

File đính kèm:

  • docskkn_ung_dung_elearning_thiet_ke_nhung_tro_choi_cho_tre_5_6.doc