SKKN Thực trạng hình thành kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động vui chơi ở Trường Mầm non Đồng Sơn, Thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình
Đối với trẻ em, giao tiếp có vai trò quan trọng giúp trẻ có thêm những kiến thức về thế giới xung quanh, phong tục, tập quán, văn hoá của dân tộc. Từ đó trẻ sẽ áp dụng vào cuộc sống một cách có hiệu quả, phù hợp với các chuẩn mực xã hội. Có rất nhiều con đường rèn luyện, hình thành và phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ nhưng con đường gần nhất đó là thông qua hoạt động vui chơi. Có thể nói trò chơi và tuổi thơ chính là hai người bạn thân thiết không thể tách rời nhau được. Chơi là hoạt động tự nhiên trong cuộc sống của mỗi người, nó là một thiên tính của tuổi thơ nên nó đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của trẻ em. Không chơi trẻ chỉ tồn tại chứ không phải là đang sống, không chơi trẻ không thể phát triển.. Nhà văn hào lỗi lạc người Nga Maxim Gorki đã từng nói: “Trò chơi là con đường dẫn trẻ em đến chỗ nhận thức được cái thế giới mà ở trong đó các em đang sống, cái thế giới mà các em có sứ mệnh phải cải tạo”.
Trò chơi giúp trẻ phát triển kỹ năng giao tiếp, hình thành nhân cách, trí lực để trẻ hòa nhập vào cuộc sống với mọi người xung quanh.Thông qua trò chơi giúp trẻ phát triển các giác quan, hoàn thiện chức năng tâm sinh lý hình thành nhân cách.
Trò chơi giúp trẻ phát triển kỹ năng giao tiếp, hình thành nhân cách, trí lực để trẻ hòa nhập vào cuộc sống với mọi người xung quanh.Thông qua trò chơi giúp trẻ phát triển các giác quan, hoàn thiện chức năng tâm sinh lý hình thành nhân cách.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Thực trạng hình thành kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động vui chơi ở Trường Mầm non Đồng Sơn, Thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Thực trạng hình thành kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động vui chơi ở Trường Mầm non Đồng Sơn, Thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình
nhiều công trình nghiên cứu sâu sắc về việc hình thành kỹ năng giao tiếp thông qua hoạt động vui chơi của trẻ, đặc biệt là trẻ 5 – 6 tuổi. Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Thực trạng hình thành kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua hoạt động vui chơi ở Trường Mầm non Đồng Sơn, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình”. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng hình thành kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua hoạt động vui chơi ở trường Mầm non Đồng Sơn, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình, từ đó đề xuất một số biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả hình thành kỹ năng giao tiếp cho trẻ. 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Thực trạng hình thành kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5 - 6 tuổi ở Trường Mầm non Đồng Sơn, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình thông qua hoạt động vui chơi. 3.2. Khách thể nghiên cứu - Giáo viên Trường Mầm non Đồng Sơn, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình. - Trẻ 5 – 6 tuổi Trường Mầm Non Đồng Sơn, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình. 4. Giả thuyết khoa học Nếu tổ chức các hoạt động vui chơi phù hợp với đặc điểm của trẻ 5 - 6 tuổi thì sẽ giúp trẻ có cơ hội để hình thành và rèn luyện các kỹ năng giao tiếp, tạo điều kiện thuận lợi để hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu 3 nhiệm vụ chính: - Nghiên cứu cơ sở lý luận liên quan đến việc hình thành kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua hoạt động vui chơi. - Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng việc hình thành kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5 - 6 tuổi ở Trường Mầm non Đồng Sơn, thành phố Đồng Hới, tỉnh 2 thành kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5 – 6 tuổi và nhằm khẳng định độ tin cậy, tính thuyết phục của đề tài. 7. Phạm vi và thời gian nghiên cứu * Phạm vi nghiên cứu: Trường Mầm non Đồng Sơn, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình + Giáo viên: 25 giáo viên. + Nhóm trẻ 5 - 6 tuổi: 40 trẻ * Thời gian nghiên cứu: Bắt đầu nghiên cứu từ tháng 12/2015 đến tháng 4/2016. 8. Đóng góp của đề tài Đề tài góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và làm rõ thực trạng hình thành kỹ năng giao tiếp của trẻ 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động vui chơi, xây dựng một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục hình thành kỹ năng giao tiếp cho trẻ. 9. Cấu trúc của đề tài Đề tài gồm có 3 chương không kể mở đầu, kiến nghị và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo. Chương 1: Một số vấn đề lý luận về kỹ năng giao tiếp của trẻ mẫu giáo thông qua hoạt động vui chơi. Chương 2: Thực trạng việc hình thành kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5 – 6 tuổi ở Trường Mầm non Đồng Sơn, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình Chương 3: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hình thành kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động vui chơi. 4 Ở Việt Nam, vấn đề giao tiếp mới được nghiên cứu từ cuối những năm 1970 đến những năm 1980. Phạm Minh Hạc định nghĩa: “Giao tiếp là quá trình xác lập và vận hành các quan hệ xã hội giữa người ta với nhau” Nhóm các công trình nghiên cứu kỹ năng giao tiếp sư phạm có thể kể tới là: Hoàng Anh “Kỹ năng giao tiếp sư phạm của sinh viên”, Nguyễn Thạc - Hoàng Anh với cuốn “Luyện giao tiếp sư phạm” - Đại học Sư phạm - 1998, Ngô Công Hoàn - Hoàng Anh “Giao tiếp sư phạm”, Trần Duy Hưng đã bàn tới kỹ năng giao tiếp sư phạm của sinh viên, Ứng xử sư phạm (Trịnh Trúc Lâm). Một số công trình nghiên cứu về giao tiếp cho trẻ mầm non cụ thể như: TS Hoàng Thị Phương “Nghiên cứu về hành vi giao tiếp của trẻ 5 – 6 tuổi”, Trần Trọng Thủy “Giao tiếp và sự phát triển nhân cách của trẻ”, Ngô Công Hoan “Giao tiếp và ứng xử giữa cô giáo với trẻ”, Nguyễn Văn Lũy – Trần Thị Tuyết Hoa với “Giao tiếp với trẻ em”,Vũ Thị Ngân – Lê Xuân Hồng (biên dịch) “Những vấn đề giao tiếp của trẻ ở trường mầm non” .. Như vậy qua một số công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước, chúng ta có thể khẳng định được sự cần thiết của việc hình thành kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường Mầm non thông qua hoạt động vui chơi. 1.2. Một số vấn đề lý luận về kỹ năng giao tiếp của trẻ mẫu giáo 1.2.1. Khái niệm giao tiếp Có rất nhiều những khái niệm về giao tiếp . Giao tiếp là một quá trình tác động qua lại giữa các nhân cách cụ thể. Giao tiếp chỉ được thực hiện trong môi trường xã hội. Trong giao tiếp con người bộc lộ thái độ với người khác và chính mình. Nhờ đó các nhà trị liệu tâm lý mới chuẩn đoán được các bệnh nhân một cách khác nhau rồi kết hợp với các phương pháp khác để trị liệu. (V.N. Miaxixev, 1960). Giao tiếp là hoạt động xác lập, vận hành quan hệ giữa người với người để hiện thực hóa các quan hệ xã hội giữa người với nhau (TS. Phạm Minh Hạc, 1998). 6 Nhóm kỹ năng này còn được phân chia nhỏ hơn thành những kỹ năng sau: Đọc trên nét mặt, cử chỉ, hành động, lời nói; kỹ năng chuyển từ tri giác bên ngoài vào nhận biết bản chất bên trong của nhân cách và kỹ năng định hướng (gồm định hướng trước khi tiếp xúc và định hướng trong quá trình tiếp xúc với đối tượng giao tiếp). Kỹ năng định vị: Thực chất đó là khả năng xây dựng mô hình tâm lý, phác thảo chân dung nhân cách đối tượng giao tiếp đạt mức độ chính xác và tương đối ổn định dựa trên hoạt động nhận thức tích cực. Kỹ năng định vị là khả năng biết xác định vị trí trong giao tiếp, biết đặt vị trí của mình vào vị trí của đối tượng để có thể vui, buồn với niềm vui, nỗi buồn của họ và biết tạo ra điều kiện để đối tượng chủ động giao tiếp với mình. Nhóm kỹ năng điều chỉnh, điều khiển quá trình giao tiếp: Việc điều chỉnh, điều khiển quá trình giao tiếp diễn ra rất phức tạp, sinh động, bởi lẽ có rất nhiều thành phần tâm lý tham gia, trước hết là hoạt động nhận thức, tiếp theo là thái độ rồi đến hành vi ứng xử. Sự phối hợp hoạt động của ba thành phần này cần phải nhịp nhàng, hợp lý. Để điều khiển, điều chỉnh mình và đối tượng giao tiếp, trước hết phải có khả năng tìm ra đề tài giao tiếp, duy trì nó, xác định được nguyện vọng, hứng thú của đối tượng, chủ thể giao tiếp có khả năng làm chủ trạng thái cảm xúc của bản thân, biết sử dụng toàn bộ các phương tiện giao tiếp. 1.2.3.3. Kỹ năng giao tiếp của trẻ mẫu giáo * Khái niệm kỹ năng giao tiếp của trẻ mẫu giáo Kỹ năng giao tiếp của trẻ mẫu giáo là khả năng trẻ sử dụng các phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ (ánh mắt, nụ cười...) là sự thể hiện các thao tác, cử chỉ, điệu bộ, hành vi, thông qua ngôn ngữ hoặc phi ngôn ngữ. * Con đường hình thành kỹ năng giao tiếp Theo tâm lý học hoạt động, tâm lý người có bản chất là hoạt động. Nói cách khác, tâm lý, ý thức (trong đó có kỹ năng) được nảy sinh, hình thành và phát triển trong quá trình chủ thể tiến hành hoạt động. Vì vậy, quan niệm về kỹ 8 Để đáp ứng nhu cầu nhận thức đang phát triển mạnh mẽ ở trẻ mẫu giáo lớn cho nên bên cạnh việc phát triển tư duy trực quan hình tượng mới đó là tư duy trực quan – sơ đồ. Tư duy trực quan – sơ đồ là yếu tố đầu tiên làm bước đệm để phát triển tư duy cao hơn. * Tưởng tượng Các hoạt động tưởng tượng đã dần dần tách khỏi đồ vật hiện có, nội dung tưởng tượng nhiều hơn so với trẻ mẫu giáo nhỡ vì trẻ đã có sự tiếp xúc nhiều hơn với thế giới bên ngoài. Cuối tuổi mẫu giáo trí tưởng tượng sáng tạo của trẻ được phát triển khá mạnh với sự hỗ trợ đắc lực của tri giác. Nếu trẻ có khả năng quan sát tốt sự vật và hiện tượng xung quanh thì quá trình tưởng tượng nhất là tưởng tượng sáng tạo như: vẽ, nặn, chơi xây dựng... sẽ phát triển thuận lợi, bởi tri giác là nguồn cung cấp chất liệu cho hoạt động của trí tưởng tượng sáng tạo. * Chú ý Chú ý không chủ định chiếm ưu thế. Chú ý có chủ định đang được phát triển do trẻ đã xác định đối tượng cần chú ý, biết đặt ra mục đích cho sự chú ý của mình, biết hướng ý thức của mình vào đối tượng để phục vụ cho mục đích của hoạt động. Khả năng phân phối, sức tập trung, sự di chuyển của chú ý đều tăng lên đặc biệt là đối với những đối tượng hấp dẫn, sinh động. * Trí nhớ Đặc trưng trí nhớ của trẻ mẫu giáo là tính trực quan, máy móc và không chủ định. Tuy nhiên, vào cuối tuổi mẫu giáo, trí nhớ của trẻ có một bước biến đổi về chất đó là trí nhớ có chủ định xuất hiện và phát triển. Ngôn ngữ đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong sự phát triển trí nhớ chủ định của trẻ 5 – 6 tuổi, nhờ đó mà trẻ nắm được tên và hiểu được ý nghĩa của sự vật, hiện tượng cần nhớ, mục đích và tìm phương tiện giúp ghi nhớ và nhớ lại những điều cần nhớ. * Ngôn ngữ Ở giai đoạn lứa tuổi này sự phát triển ngôn ngữ diễn ra với tốc độ nhanh cả về ngữ âm, ngữ pháp, ngữ điệu, vốn từ, cấu trúc ngữ pháp Hầu hết, trẻ đã 10 nhất là với trẻ nhỏ hơn mình, trẻ đã biết giúp đỡ, nhường nhịn thậm chí còn chăm sóc em bé khi người lớn giao việc. Trẻ có thể vận dụng ngôn ngữ để biểu lộ tình cảm, thái độ, mong muốn hoặc diễn đạt cách nghĩ của mình. Trẻ thích giao tiếp với các bạn khác, và tham gia các hoạt động tập thể. Trong quá trình giao tiếp, chúng thường biểu lộ nhu cầu tự khẳng định và có năng lực ảnh hưởng đến bạn. Ví dụ như: có thể chủ động phân vai cho bạn, có thể giải thích rõ ràng luật chơi Trẻ biết lắng nghe người khác nói chuyện, có khả năng hiểu được nội dung giao tiếp. Trẻ dễ dàng thiết lập quan hệ giao tiếp với mọi người không phân biệt tuổi tác, địa vị xã hội, kinh tế (thiết lập quan hệ giao tiếp rất hồn nhiên, vô tư không để ý đến xuất thân của đối tượng giao tiếp) Trẻ chủ động trong giao tiếp, chủ động gợi chuyện, đặt ra các câu hỏi, tích cực tham gia vào đàm thoại. Trẻ có mong muốn hiểu biết về người lớn, muốn chia sẻ cảm thông với người lớn (đặt ra các câu hỏi về hoạt động và mối quan hệ của người lớn, thay đổi ý kiến để mong nhận được sự hài lòng của người lớn) sẵn sàng giúp đỡ người lớn và bạn khi được đề nghị hoặc chủ động đề nghị để được giúp đỡ. Trẻ cố gắng cư xử tốt với người, biết nhường nhịn lẫn nhau (cố gắng không tranh giành đồ chơi, nhường nhịn khi tranh luận), có lòng vị tha, độ lượng với bạn (sẵn sàng tha thứ cho bạn khi bạn đã biết nhận lỗi) Khi có lỗi, trẻ biết thật thà nhận lỗi; không nói dối, biết giữ lời hứa với người lớn và bạn. Mặc dù có những hạn chế của độ tuổi nhưng các kỹ năng giao tiếp đã được hình thành ở trẻ. Điều này thể hiện như sau: - Kỹ năng cư xử lịch sự trong giao tiếp được thể hiện qua cách sử dụng các phương tiện giao tiếp ở trẻ: Biết nói câu đầy đủ, nói theo mô hình câu thông dụng kiểu “Chủ ngữ - Vị ngữ - Bổ ngữ”; biết sử dụng một số danh từ chỉ quan 12
File đính kèm:
- skkn_thuc_trang_hinh_thanh_ky_nang_giao_tiep_cho_tre_5_6_tuo.docx