SKKN Thiết kế các trò chơi ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động làm quen chữ cái cho trẻ 5-6 tuổi

Với những đặc điểm nói trên, hoạt động làm quen với chữ cái đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo. Vì vậy, việc thiết kế các trò chơi ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động làm quen chữ cái cho trẻ mẫu giáo giúp trẻ được luyện tập, trải nghiệm, tư duy, sáng tạo. Do đó, việc giúp trẻ làm quen với chữ cái có hiệu quả là điều mà tôi luôn băn khoăn để thiết kế được nhiều trò chơi ứng dụng CNTT hấp dẫn, thu hút trẻ tham gia vào hoạt động một cách tích cực, chủ động hơn. Xuất phát từ những lý do trên, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Thiết kế các trò chơi ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động làm quen chữ cái cho trẻ 5-6 tuổi” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm cho bản thân trong năm học 2020 - 2021.
Đề tài “Thiết kế các trò chơi ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động làm quen chữ cái cho trẻ 5-6 tuổi” giúp phát triển ngôn ngữ cho trẻ, trẻ nhận biết phân biệt và phát âm chính xác các chữ cái. Được tham gia vào các trò chơi trải nghiệm với hình ảnh bắt mắt, các hiệu ứng sinh động, đặc biệt được tự tay mình cầm chuột kích hoạt, rê chuột, ấn và giữ chuột…sẽ giúp trẻ hứng thú và tích cực tham gia nhiều hơn vào hoạt động làm quen chữ cái.
doc 13 trang skmamnonhay 04/04/2025 911
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Thiết kế các trò chơi ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động làm quen chữ cái cho trẻ 5-6 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Thiết kế các trò chơi ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động làm quen chữ cái cho trẻ 5-6 tuổi

SKKN Thiết kế các trò chơi ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động làm quen chữ cái cho trẻ 5-6 tuổi
 nhận biết, luyện tập, và trải nghiệm qua các trò chơiĐặc biệt qua các trò chơi 
ứng dụng công nghệ thông tin về chữ cái giúp trẻ hứng thú, tích cực hơn trong 
các hoạt động. Thông qua những hình ảnh cụ thể, sinh động và bắt mắt, trẻ thích 
thú, vui vẻ khi tự tay mình kích hoạt, rê chuột, hay nhìn thấy những hình ảnh 
đẹp chuyển động, lúc biến lúc hiện. Từ đó giúp trẻ phát triển óc quan sát, ghi 
nhớ, chú ý có chủ định và bền vững hơn.
 Với những đặc điểm nói trên, hoạt động làm quen với chữ cái đóng vai trò 
rất quan trọng trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo. Vì vậy, việc thiết 
kế các trò chơi ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động làm quen chữ cái 
cho trẻ mẫu giáo giúp trẻ được luyện tập, trải nghiệm, tư duy, sáng tạo. Do đó, 
việc giúp trẻ làm quen với chữ cái có hiệu quả là điều mà tôi luôn băn khoăn để 
thiết kế được nhiều trò chơi ứng dụng CNTT hấp dẫn, thu hút trẻ tham gia vào 
hoạt động một cách tích cực, chủ động hơn. Xuất phát từ những lý do trên, tôi đã 
mạnh dạn chọn đề tài “Thiết kế các trò chơi ứng dụng công nghệ thông tin 
trong hoạt động làm quen chữ cái cho trẻ 5-6 tuổi” làm đề tài sáng kiến kinh 
nghiệm cho bản thân trong năm học 2020 - 2021. 
 * Điểm mới của đề tài:
 Đề tài “Thiết kế các trò chơi ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt 
động làm quen chữ cái cho trẻ 5-6 tuổi” giúp phát triển ngôn ngữ cho trẻ, trẻ 
nhận biết phân biệt và phát âm chính xác các chữ cái. Được tham gia vào các trò 
chơi trải nghiệm với hình ảnh bắt mắt, các hiệu ứng sinh động, đặc biệt được tự tay 
mình cầm chuột kích hoạt, rê chuột, ấn và giữ chuộtsẽ giúp trẻ hứng thú và tích 
cực tham gia nhiều hơn vào hoạt động làm quen chữ cái.
 1.2. Phạm vi áp dụng của đề tài:
 Đề tài “Thiết kế các trò chơi ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt 
động làm quen chữ cái cho trẻ 5-6 tuổi” áp dụng đối với lớp mẫu giáo 5-6 tuổi 
trong nhà trường và áp dụng rộng rãi đối với các trường mầm non trên địa bàn 
huyện Lệ Thủy, các trường mầm non trong tỉnh Quảng Bình nói riêng và có thể 
áp dụng cho tất cả các trường mầm non trên toàn quốc nói chung. * Khó khăn:
 - Một số trẻ đã có thói quen sử dụng từ địa phương nhiều. Đây cũng là 
một phần nguyên nhân gây ra lỗi nói ngọng, nói chớt cho trẻ ở các âm như: l – n, 
ch – tr, s – x, d – v,.
 - Bản thân tôi chưa có nhiều thời gian đầu tư, tìm hiểu, nghiên cứu sưu tầm 
những tư liệu liên quan đến hoạt động Làm quen với chữ cái.
 - Nhiều phụ huynh bận công việc, ít có thời gian gần gũi trò chuyện, chơi 
trò chơi thường xuyên với con. 
 Trước những thuận lợi và khó khăn trên vào đầu năm học (Tháng 9/2020) 
tôi đã tiến hành khảo sát trẻ lớp tôi phụ trách nhằm phân loại đánh giá chính xác 
kết quả đạt được để có kế hoạch bồi dưỡng tiếp nối. Kết quả phân loại như sau:
 Nội dung Trẻ đạt Tỉ lệ
 Trẻ tích cực hứng thú, tham gia vào hoạt động. 10/25 40 %
 Trẻ đạt được yêu cầu của tiết dạy. 10/25 40%
 Trẻ biết sử dụng thành thạo những lệnh cơ bản 5/25 20%
 trên máy như mở máy, tắt máy, kích chuột, di 
 chuyển chuột.
 Trẻ mạnh dạn tự tin khi sử dụng máy 5/25 20%
 Qua bảng phân loại trên, tôi thấy kết quả trên trẻ chưa cao vì vậy bản thân 
tôi đã suy nghĩ, tìm hướng đi mới với những giải pháp thiết thực nhằm mang lại 
hiệu quả cao, giúp trẻ nhận biết, phân biệt và phát âm đúng chữ cái.
 * Nguyên nhân:
 Do một số trẻ phát âm chữ cái còn ngọng, nói chớt nên ảnh hưởng đến 
khả năng lĩnh hội tri thức của trẻ.
 Với chương trình giáo dục mầm non hiện nay và thực hiện đầy đủ chế độ 
sinh hoạt hàng ngày của trẻ thường xuyên, liên tục, để bám sát vào các hoạt 
động trên thì bản thân ít có thời gian để nghiên cứu làm đồ dùng đồ chơi phục 
vụ cho hoạt động làm quen chữ cái của trẻ. Trên cơ sở các yêu cầu đã nêu và vận dụng kiến thức công nghệ thông 
tin tôi đã thiết kế được một số trò chơi với chữ cái.
 Giải pháp 2: Tham gia tìm hiểu, nghiên cứu, sưu tầm trên sách, 
báo, mạng Internet, học hỏi đồng nghiệp để bổ sung những kiến thức, tài 
liệu liên quan đến việc tổ chức các hoạt động cho trẻ làm quen với chữ cái. 
 Để thiết kế, ứng dụng có hiệu quả các trò chơi với chữ cái giáo viên 
phải không ngừng học hỏi, trao đổi với đồng nghiệp để nắm được những kỹ 
năng về công nghệ thông tin trong quá trình làm bị vướng, và tìm ra những trò 
chơi có nội dung chơi mới lạ. Giáo viên phải tự học, tự rèn luyện, nghiên cứu tài 
liệu, chương trình học, đặc điểm của trẻ để nâng cao trình độ chuyên môn 
nghiệp vụ, kỹ năng xây dựng môi trường và tổ chức các hoạt động giáo dục phù 
hợp với trẻ, phát tính chủ động, tích cực, sáng tạo ở trẻ. Sưu tầm những trò chơi, 
hình ảnh đẹp, sinh động, hấp dẫn phù hợp với chủ đề thiết kế và ứng dụng vào 
trong hoạt động Làm quen chữ cái. 
 Giải pháp 3: Cho trẻ thực hành, trải nghiệm với các trò chơi. 
 Giáo viên cho trẻ trải nghiệm, thực hành với những trò chơi đã thiết 
kế, khi trẻ chơi giáo viên theo dõi, quan sát, phát hiện những điểm cần phát huy, 
những điểm đạt và chưa đạt yêu cầu, phải điều chỉnh cho phù hợp với hoạt động, 
phù hợp với trẻ, từ đó rút ra được những kinh nghiệm thiết kế các trò chơi khác. 
Việc tổ chức cho trẻ trải nghiệm có thể dưới nhiều hình thức khác nhau có thể 
thông qua hoạt động học, hoạt động góc, hoạt động chiều, hay mọi lúc mọi 
nơi để phát huy được tính tích cực, sáng tạo ở trẻ trong các trò chơi.
 Giải pháp 4: Phối hợp với cha mẹ học sinh để nâng cao tính hiệu quả 
của các trò chơi. 
 Các trò chơi đã thiết kế giáo viên có thể phối hợp với phụ huynh cho 
trẻ luyện tập, trải nghiệm tại nhà bằng cách in đĩa, gửi qua USB, hoặc gửi qua 
email. Thông qua việc cho trẻ chơi tại nhà, giáo viên có thể trao đổi với phụ 
huynh để rút ra và điều chỉnh thêm những chi tiết chưa ổn, phối hợp với những 
phụ huynh có kinh nghiệm về công nghệ thông tin chỉnh sửa và có thể nâng cao 
yêu cầu của trò chơi cho phù hợp với nhóm chữ cái trong từng hoạt động, từng - Yêu cầu: Trẻ nối chữ cái tương ứng, sau đó đếm các chữ O, Ô, Ơ trong 
 các từ và viết chữ số tương ứng.
 - Cách chơi: Cho trẻ quan sát và đọc các từ trong tranh. Cô yêu cầu trẻ 
 nối chữ o,ô,ơ trong từ tương ứng với O, Ô, Ơ và đếm số lượng các chữ cái O, 
 Ô, Ơ. Trẻ dùng Felt Tip Pen để làm.
 + Ứng dụng: Trong chủ đề động vật
 * Trò chơi với chữ cái o, ô, ơ(2):
 + Tên trò chơi: Bé nào giỏi
 + Nội dung chơi:
 - Yêu cầu: Trẻ nối chữ cái tương ứng với chữ cái trong từ.
 - Cách chơi: Mỗi trẻ có một bài tập giống một trong các slide được thiết kế 
 trên giấy A4. Trẻ dùng bút nối chữ cái tương ứng với chữ cái trong từ. Trẻ 
 chơi trên máy sẽ dùng Felt Tip Pen để nối.
 - Ứng dụng: Trò chơi có thể ứng dụng trong chủ đề bản thân.
 * Trò chơi với chữ cái g,y
 + Tên trò chơi: Vòng quay kỳ diệu
 + Nội dung chơi: 
 - Yêu cầu: Vòng quay dừng ở chữ cái nào thì sẽ phát âm chữ cái đó.
 - Cách chơi: Click chuột trái vào màn hình, vòng tròn sẽ quay tròn và dừng lại. 
Mũi tên màu xanh chỉ vào chữ cái nào thì sẽ phát âm to rõ ràng chữ cái đó.
 * Trò chơi với chữ cái h, k:
 + Tên trò chơi: Chiếc giỏ diệu kỳ
 + Nội dung chơi:
 - Yêu cầu: Tìm chữ cái h, k trong vườn hoa chữ cái và bỏ vào chiếc giỏ.
 - Cách chơi: Trẻ tìm chữ cái h, k cô yêu cầu, sau đó click chuột trái vào chữ 
cái h hoặc k, giũ và rê chuột đưa chữ cái vào trong chiếc giỏ. Nếu chọn đúng 
chữ cái thì chữ cái sẽ nằm lại trong giỏ và có tiếng vỗ tay “ bạn chọn đúng rồi”, 
nếu trẻ chọn sai chữ cái thì khi bỏ vào giỏ chữ cái đó sẽ xoay tròn và bay về vị 
trí cũ.
 + Ứng dụng: Trò chơi ứng dụng trong chủ đề thực vật. - Yêu cầu: trẻ điền chữ cái theo đúng quy luật là ở mỗi hàng ngang và dọc đều 
 có 3 chữ cái cho sẵn.
 - Cách chơi: Mỗi trẻ có một bài tập gồm 9 ô, trong đó có một số ô đã có 
 sẵn một số chữ cái. Trẻ dùng bút điền chữ cái sao cho ở mỗi hàng ngang và 
 dọc đều có 3 chữ cái cho sẵn. Trẻ chơi trên máy sẽ dùng Felt Tip Pen để viết. 
 Trò chơi này vừa có thể ứng dụng vào hoạt động mang tính chất tĩnh hoặc 
 động (Giáo viên có thể tổ chức theo tính chất động: chia lớp thành nhiều đội, 
 mỗi đội lựa chọn một bảng có nhiều ô mà mình thích, một số ô đã có các chữ 
 cái, lần lượt trẻ ở mỗi đội sẽ gắn những chữ cái thích hợp vào ô trống sao cho 
 ở mỗi hàng ngang và dọc đều có 3 chữ cái đó)
 - Sau khi chơi, trẻ cùng cô nhận xét kết quả trên màn hình chính.
 + Ứng dụng: Trò chơi này có thể ứng dụng trong nhiều chủ đề
 * Trò chơi với chữ cái s, x:
 + Tên trò chơi: Bé hãy chọn đúng
 + Nội dung chơi: 
 - Yêu cầu: Trẻ chọn chữ cái s hoặc x để điền vào chổ trống.
 - Cách chơi: Trên màn hình có hình ảnh và từ tương ứng còn thiếu chữ cái 
 s hoặc x. Trẻ sẽ chọn chữ s hoặc x cho phù hợp để điền vào chổ trống. Nếu trẻ 
 chọn đúng thì chữ cái sẽ bay lên chỗ trống, nếu chọn sai thì chữ cái đó sẽ xoay 
 tròn mà không bay lên.
 + Ứng dụng: Trò chơi được ứng dụng trong chủ đề thực vật.
 Giải pháp 6: Vận dụng cách thiết kế cơ bản để thiết kế trò chơi 
 phù hợp với chủ đề:
 - Chèn hình (hình nền, hình ảnh): Insert->Picture->From File
 - Viết chữ: dùng Text Box để viết
 - Tạo đường dẫn(hướng di chuyển) cho đối tượng: Chọn menu Slide 
Show->Custom Animation->Motion path chọn hướng di chuyển phù hợp cho 
đối tượng. huynh đã có thói quen phối hợp với giáo viên, tích cực phối hợp tham gia các 
hoạt động giáo dục trẻ ở nhà trường.
 - Đối với giáo viên:
 + Khi tìm hiểu, nghiên cứu và áp dụng “Một số trò chơi ứng dụng công 
nghệ thông tin trong hoạt động làm quen chữ cái cho trẻ mẫu giáo” tôi thấy 
được tầm quan trọng của hoạt động Làm quen chữ cái, đó là nền tảng cho trẻ 
làm quen với việc học và làm quen chữ cái ở lớp các lớp lớn hơn cũng như việc 
phát triển ngôn ngữ với các kỹ năng: Nghe, nói, tiền biết đọc, tiền biết viết.
 + Giáo viên có thể linh hoạt thay đổi và áp dụng các trò chơi phù hợp với 
chữ cái sẽ dạy, với chủ đề đang thực hiện và phù hợp với trẻ.
 + Được tự học, tự rèn luyện nâng cao năng lực nghề nghiệp, trình độ 
chuyên môn nghiệp vụ; phẩm chất đạo đức, trách nhiệm đối với trẻ, đáp ứng yêu 
cầu, mục tiêu giáo dục mầm non.
 + Tạo được niềm tin đối với phụ huynh. Phụ huynh ít lo lắng hơn và không 
ép trẻ học trước chương trình. 
 3. PHẦN KẾT LUẬN
 3.1. Ý nghĩa của đề tài:
 Có thể nói, giáo dục mầm non là những viên gạch đầu tiên có ý nghĩa hết 
sức quan trọng cho những năm tiếp theo và cả cuộc đời của bé. Phát triển ngôn 
ngữ cho trẻ làm quen chữ cái trong môi trường sư phạm là cơ sở giúp trẻ phát 
triển đúng tâm sinh lý lứa tuổi, nhận thức toàn diện hơn, trẻ tự tin mạnh dạn 
trong giao tiếp hàng ngày, nhận biết phân biệt và phát âm đúng các chữ cái. Từ 
đó, trẻ tích cực học tập, vui chơi và phát huy tốt những khả năng cũng như sở 
trường của mình.
 Việc thực hiện các phương pháp, biện pháp, hình thức tổ chức mà tôi đã 
nêu ở trên, đã giúp tôi cũng như giáo viên trong toàn khối thực hiện tốt yêu cầu 
về phát triển ngôn ngữ cho trẻ làm quen chữ cái theo nội dung chương trình 
Giáo dục mầm non và đạt yêu cầu phát triển ngôn ngữ cuối độ tuổi. Đồng thời 
vẫn thỏa mãn nhu cầu vui chơi của trẻ, 

File đính kèm:

  • docskkn_thiet_ke_cac_tro_choi_ung_dung_cong_nghe_thong_tin_tron.doc