SKKN Sưu tầm, biên soạn trò chơi học tập cho trẻ 5-6 tuổi khám phá khoa học và môi trường xung quanh

Thực tiễn hiện nay cho thấy việc sử dụng trò chơi học tập trong việc cho trẻ khám phá khoa học và môi trường xung quanh đã được giáo viên mầm non sử dụng như một phương pháp hữu hiệu để củng cố, bổ sung kiến thức cho trẻ trong quá trình khám phá môi trường xung quanh. Phần lớn giáo viên mầm non đã nhận thức được tầm quan trọng của việc sử dụng trò chơi học tập trong quá trình cho trẻ khám phá khoa học và môi trường xung quanh. Tuy nhiên các trò chơi học tập cho trẻ khám phá khoa học và môi trường xung quanh chưa đa dạng, chưa được sắp xếp theo một hệ thống, còn lặp đi, lặp lại ở các chủ đề giáo dục, một số chủ đề chưa có các trò chơi phù hợp, chưa phong phú về hình thức cũng như nội dung, mục đích sử dụng còn chưa hợp lí, vì vậy hiệu quả đem lại chưa cao, giáo viên vẫn còn gặp khó khăn trong việc sưu tầm, thiết kế trò chơi phù hợp với trẻ. Chính vì thế việc cung cấp, bổ sung cho giáo viên mầm non những trò chơi học tập theo các chủ đề khác nhau là rất cần thiết.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc sưu tầm, biên soạn các trò chơi học tập trong hoạt động cho trẻ khám phá khoa học và môi trường xung quanh, xuất phát từ thực tế trên, cùng với mong muốn củng cố trau dồi kiến thức, kĩ năng sưu tầm, biên soạn trò chơi học tập, Tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Sưu tầm, biên soạn trò chơi học tập cho trẻ 5- 6 tuổi khám phá khoa học và môi trường xung quanh.”
docx 12 trang skmamnonhay 18/02/2025 2450
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Sưu tầm, biên soạn trò chơi học tập cho trẻ 5-6 tuổi khám phá khoa học và môi trường xung quanh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Sưu tầm, biên soạn trò chơi học tập cho trẻ 5-6 tuổi khám phá khoa học và môi trường xung quanh

SKKN Sưu tầm, biên soạn trò chơi học tập cho trẻ 5-6 tuổi khám phá khoa học và môi trường xung quanh
 - Không gian: Trẻ 5-6 tuổi Trường Mầm non Hướng Dương
 3. Đối tượng nghiên cứu :
 - Đối tượng nghiên cứu : Trẻ 5-6 tuổi, trường Mầm non Hướng Dương.
 - Hoạt động của cô và trẻ lớp mẫu giáo 5-6 tuổi, trường Mầm non Hướng 
Dương.
 4. Phương pháp nghiên cứu :
 * Phương pháp nghiên cứu lý luận:
 - Đọc sách, tổng hợp tài liệu nhằm hệ thống hóa cơ sở lý luận có liên quan 
đến vấn đề nghiên cứu.
 *Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
 - Phương pháp quan sát: Quan sát nhằm tìm hiểu quá trình giáo viên sử 
dụng trò chơi để tổ chức cho trẻ khám phá khoa học và môi trường xung quanh, 
quan sát trẻ tham gia trò chơi trong hoạt động học theo kế hoạch của giáo viên và 
theo nhu cầu, hứng thú của trẻ để thu thập thông tin.
 - Phương pháp khảo sát : Khảo sát các kế hoạch tổ chức cho trẻ 5 - 6 tuổi 
khám phá khoa học và môi trường xung quanh của giáo viên để tìm hiểu thực trạng.
 - Phương pháp trò chơi: Sưu tầm, biên soạn trò chơi: nhằm tạo ra các trò 
chơi học tập đa dạng, phong phú cho trẻ 5 - 6 tuổi khám phá khoa học và môi 
trường xung quanh
 III. NỘI DUNG.
 1. Thuận lợi:
 - Được sự quan tâm, hướng dẫn chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà trường, 
của bộ phận chuyên môn nhà trường.
 - Ban Giám hiệu tạo điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị cũng như đồ 
dùng học tập cho các cháu.
 - Sự quan tâm giúp đỡ và phối hợp của các bậc phụ huynh.
 - Nhà trường là một trong những trường thực hiện tốt các hoạt động lồng 
ghép các chuyên đề qua các hoạt động cho trẻ, trong đó có chuyên đề Hoạt động 
môi trường xung quanh.
 - Các cháu đa số khỏe mạnh, đi học đều, thích đến lớp, tích cực trong các 
hoạt động.
 - Giáo viên có trình độ chuyên môn đạt trên chuẩn và nhiều năm kinh 
nghiệm công tác.
 2. Khó khăn
 - Đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho các hoạt động của trẻ đã tương đối đầy đủ. 
Tuy nhiên chưa đủ về số lượng, chưa phong phú về chủng loại.
 -Tài liệu về các nội dung giáo dục tích hợp, các trò chơi học tập về hoạt 
động môi trường xung quanh ở trường mầm noncòn hạn chế.
 - Mức độ đầu tư cho bài giảng, các phương pháp hướng dẫn, sự vận dụng 
linh hoạt, sáng tạo vẫn chưa phát huy hết khả năng của mình
 - Giáo viên chưa cung cấp cho trẻ những hình ảnh mới lạ, các biện pháp, thủ 
thuật chưa thật sự hấp dẫn để kích thích trẻ hứng thú quan sát và tìm tòi khám phá yêu cầu của giáo viên gắn lên bảng, rồi chạy về đập tay vào bạn tiếp theo. Các bạn 
tiếp theo tiếp tục chơi tương tự như vậy cho đến khi có hiệu lệnh dừng chơi. Kết 
thúc trò chơi đội nào chọn đúng và nhiều tranh lô tô hơn là đội chiến thắng.
 Ví dụ:+ Chọn các loại rau ăn lá, lá có dạng tròn, màu xanh
 + Chọn các loại rau ăn quả, dạng dài, màu xanh
 - Luật chơi: Mỗi bạn lên chơi chỉ được chọn một loại rau. Đội nào chọn 
đúng và nhiều tranh lô tô theo yêu cầu của giáo viên hơn là đội chiến thắng.
 Hãy xếp theo thứ tự
 - Mục tiêu: Trẻ xếp đúng tranh về quá trình phát triển của cây.
 - Chuẩn bị: Rổ đựng tranh. Bộ tranh lô tô về quá trình phát tiển của cây 
(hạt, nảy mầm, cây trưởng thành, cây ra hoa, cây ra quả...)
 - Cách chơi: Cô cho trẻ ngồi vòng tròn, mỗi nhóm một bộ tranh lô tô về 
quá trình phát triển của cây. Giáo viên yêu cầu trẻ sắp xếp theo thứ tự các giai đoạn 
phát triển của cây
 -Luật chơi: Trẻ phải xếp đúng thứ tự các bức tranh về quá trình phát triển 
của cây.
 Bé xếp tranh theo thứ tự quá trình phát triển của cây
 +. Ai đoán nhanh hơn
 - Mục tiêu: Trẻ nói đúng những công việc, hành động cần làm của con 
người đối với việc chăm sóc cây, hoặc ích lợi, cách sử dụng, chế biến sản phẩm 
được làm từ cây, hoa, quả.
 - Chuẩn bị: một quả bóng.
 - Cách chơi: Cho trẻ đứng thành vòng tròn. Giáo viên (GV) nói hiện tượng 
của cây và tung bóng đến trẻ nào thì trẻ đó nói nhanh hành động, công việc cần 
làm của con người đối với cây cối. Ví dụ: Giáo viên nói: Cây héo - trẻ nói: tưới 
nước cho cây; Cây có sâu bọ phá hoại - trẻ nói: Bắt sâu, xịt thuốc, tương tự như 
vậy, trò chơi có thể sử dụng để củng cố hiểu biết của trẻ về lợi ích, sản phẩm được 
làm ra từ cây, hoa, quả (VD: GV nói: cây rau muống - trẻ nói: dùng để luộc, xào, 
nấu canh. ).Trẻ nào nói sai hoặc không nói được sẽ bị loại ra ngoài một lần chơi.
 - Luật chơi: Trẻ phải nói đúng công việc, hành động cần làm của con người 
đối với việc chăm sóc cây, hoa, quả, ích lợi, cách sử dụng, chế biến sản phẩm được 
làm từ cây, hoa, quả.Trẻ nào nói sai hoặc không nói được sẽ bị loại
ra ngoài một lần chơi. Anh trẻ chơi Tc: Cửa hàng rau, củ, quả
 + Ai nói nhanh, nói đúng
 - Mục tiêu: Trẻ nói được tên 3 loại cây, quả theo dấu hiệu chung hoặc đặt tên 
chung cho nhóm.
 - Chuẩn bị: Bông hoa bằng giấy.
 - Cách chơi: Cô cho trẻ ngồi vòng cung. Khi cô nói một dấu hiệu nào thì trẻ 
suy nghĩ, sau đó cô cho từng trẻ kể đủ tên 3 loại cây hoặc tên 3 loại quả theo dấu 
hiệu chung về công dụng, hoặc cô kể tên 3 loại cây, quả, yêu cầu trẻ đặt tên chung 
cho nhóm. Ai nói nhanh, nói đúng cô thưởng 1 bông hoa, kết thúc trò chơi ai có 
nhiều hoa hơn là người chiến thắng.
 + Ví dụ: Cô nói: “Cây ăn quả” - trẻ nói: “ Cây cam, cây xoài, cây mít”; cô 
nói: “cây thuốc nam” - trẻ nói: “cây tía tô, cây hẹ, cây kinh giới”; hoặc cô nói: 
“Cây quýt, cây táo, cây mận” - trẻ nói: “cây ăn quả”....
 - Luật chơi: Trẻ kể đúng tên 3 loại cây, quả theo dấu hiệu của cô, hoặc đặt 
được tên cho nhóm theo dấu hiệu chung.
 Ai nói nhanh, nói đúng cô thưởng 1 bông hoa, ai có nhiều hoa hơn là người 
chiến thắng.
 Anh trẻ chơi Tc: Ai nói nhanh, nói đúng
 + Ai giỏi hơn
 - Mục tiêu: Trẻ so sánh và nói được những điểm giống và khác nhau của 1 
số loại quả quen thuộc. - Cách chơi: Cô chia trẻ thành 3 nhóm (6 - 8 trẻ một nhóm). Cô mở từng 
bức tranh hoàn chỉnh về các con vật cho trẻ quan sát, sau thời gian 30 giây cô cất 
tranh. Cô phát cho mỗi đội 1 bộ tranh về các con vật đã được cắt rời từ 6 đến 8 
miếng. Khi cô bắt đầu mở nhạc thì các bạn trong nhóm sẽ nhanh chóng phối hợp 
cùng nhau ghép các mảnh tranh rời thành bức tranh hoàn chỉnh cho đến khi kết 
thúc bản nhạc. Kết thúc trò chơi đội nào ghép đúng và nhanh nhất sẽ là đội chiến 
thắng.
 - Luật chơi: Đội nào ghép đúng và nhanh hơn các bức tranh về các con vật 
là đội chiến thắng.
 + Ai xếp giỏi
 - Mục tiêu: Trẻ xếp đúng các con vật theo 2 - 3 dấu hiệu chung về cấu tạo, 
sinh sản, thức ăn, nơi sống... thành một nhóm.
 - Chuẩn bị: Mỗi trẻ một bộ tranh lô tô về các con vật sống trong rừng, nuôi 
trong gia đình, sống dưới nước.
 - Cách chơi: Cho cả lớp ngồi hình chữ U, giáo viên mô tả một số đặc điểm 
về cấu tạo, sinh sản, thức ăn.. .Ví dụ: Tìm những con vật sống dưới nước, biết bơi; 
tìm những con vật 4 chân, được nuôi trong gia đình, đẻ con; tìm những con vật 4 
chân, sống trong rừng, ăn lá cây. Trẻ tìm các con vật theo 2 - 3 dấu hiệu chung xếp 
ra phía trước. Trẻ nào xếp đúng, xếp nhanh được cô khen.
 - Luật chơi: Trẻ tìm và xếp đúng các con vật theo 2 - 3 dấu hiệu chung xếp 
thành một nhóm.
 * Sưu tầm biên soạn trò chơi học tập phát triển biểu tượng về nước và 
hiện tượng thiên nhiên:
 Đội nào xếp giỏi hơn
 - Mục tiêu: Trẻ xếp đúng tranh về các giai đoạn hình thành mưa trong tự 
nhiên.
 - Chuẩn bị: 3 bộ tranh lô tô về các giai đoạn hình thành mưa trong tự nhiên, 
3 bảng cài cho 3 đội, 3 rổ đựng tranh lô tô, các mũi tên bằng bìa giấy.
 - Cách chơi: Chia trẻ thành 3 đội có số lượng bằng nhau, đứng thành 3 hàng 
dọc sau vạch xuất phát. Giáo viên phát cho mỗi đội một bộ tranh lô tô về các giai 
đoạn hình thành mưa trong tự nhiên, yêu cầu mỗi đội sắp xếp theo thứ tự các giai 
đoạn hình thành mưa. Đội nào xếp nhanh, xếp đúng thứ tự các bức tranh về các 
giai đoạn hình thành mưa trong tự nhiên, đội đó chiến thắng.
 - Luật chơi: Trẻ phải ghép đúng các giai đoạn hình thành mưa. Đội nào xếp 
nhanh, xếp đúng thứ tự các bức tranh về các giai đoạn hình thành mưa trong tự 
nhiên là đội chiến thắng
 * Trò chơi cho trẻ khám phá về môi trường xã hội:
 Sưu tầm biên soạn trò chơi học tập phát triển biểu tượng về bản thân:
 + Sắp xếp theo thứ tự
 - Mục tiêu: Trẻ xếp đúng tranh về các giai đoạn lớn lên của bé.
 - Chuẩn bị: 3 bộ tranh lô tô về các giai đoạn lớn lên của bé (bé ở trong bụng 
mẹ -> bé được sinh ra -> bé lật -> bé bò -> bé ngồi -> bé đứng^ bé đi -> bé đi học), 
3 bảng cài cho 3 đội, 3 rổ đựng tranh lô tô.
 - Cách chơi: Chia trẻ thành 3 đội.Phía trước mỗi đội giáo viên đặt rổ đựng 
tranh lô tô về các giai đoạn lớn lên của bé. Khi nghe hiệu lệnh:“bắt đầu” bạn đầu mạnh sẽ bị phạt nhảy lò cò 1 vòng.
 + Ví dụ: Cô nói: “Cơ thể cần gì để khỏe mạnh ?” - trẻ nói: ăn cơm, uống 
nước, tắm, tập thể dục, chải răng, ăn trái cây...
 - Luật chơi: Mỗi lượt chỉ được nói một việc làm, trẻ nào nói sai hoặc không 
nói được việc làm giúp cơ thể phát triển khỏe mạnh sẽ bị phạt nhảy lò cò 1 vòng.
 Trẻ chơi trò chơi: Kể đủ 3 thứ
 IV. KẾT LUẬN
 1. Ý nghĩa đề tài :
 Việc đổi mới phương pháp cho trẻ khám phá khoa học và MTXQ, yêu cầu 
người giáo viên phải biết tạo tình huống dẫn dắt, gợi mở kích thích trí t ò mò ham 
hiểu biết của trẻ, tạo cơ hội cho trẻ được trải nghiệm, tạo hứng thú cho trẻ tích cực 
tham gia các hoạt động. Một trong những phương pháp có hữu hiệu được sử dụng 
thường xuyên trong hoạt động cho trẻ khám phá khoa học và MTXQ đó chính là 
phương pháp trò chơi. Trò chơi học tập chính là một trong những phương tiện, con 
đường giúp trẻ khám phá khoa học và MTXQ theo nhu cầu, hứng thú của trẻ một 
cách hiệu quả.
 2. Bài học kinh nghiệm:
 Với nhiều hình thức chơi đa dạng, linh hoạt, trò chơi học tập đến với trẻ một 
cách nhẹ nhàng, hấp dẫn, giúp trẻ hứng thú, tích cực tham gia hoạt động và tiếp 
thu kiến thức về môi trường xung quanh một các dễ dàng. Như vậy việc sử dụng 
hợp lý trò chơi học tập trong quá trình cho trẻ khám phá khoa học và MTXQ góp 
phần thỏa mãn nhu cầu vui chơi của trẻ, từ đó hiệu quả của quá trình tổ chức hoạt 
động cho trẻ khám phá khoa học và MTXQ sẽ được nâng cao.
 Việc nghiên cứu, sưu tầm và biên soạn trò chơi học tập cho trẻ mẫu giáo 
khám phá khoa học và MTXQ theo các nội dung phù hợp với chủ điểm giáo dục 
và từng độ tuổi là rất cần thiết. Muốn làm tốt điều đó, đòi hỏi mỗi giáo viên mầm 
non cần phải có năng lực thiết kế, sưu tầm và biên soạn các trò chơi phù hợp với 
trẻ, tự làm đồ dùng, đồ chơi nhằm thỏa mãn nhu cầu vui chơi, học tập của trẻ.
 V. KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT:
 Trên cơ sở đó chúng tôi đề xuất một số kiến nghị sau đây: PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ ĐÔNG HÀ
 TRƯỜNG MẦM NON HƯỚNG DƯƠNG
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài: “Sưu tầm, biên soạn trò chơi học tập cho trẻ 5- 6 tuổi
 khám phá khoa học và môi trường xung quanh".
 Giáo viên: Hoàng Thị Phương Thanh
 Năm học: 2019-2020

File đính kèm:

  • docxskkn_suu_tam_bien_soan_tro_choi_hoc_tap_cho_tre_5_6_tuoi_kha.docx
  • pdfSKKN Sưu tầm, biên soạn trò chơi học tập cho trẻ 5-6 tuổi khám phá khoa học và môi trường xung quanh.pdf