SKKN Sử dụng trò chơi giúp trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi hứng thú với hoạt động làm quen với chữ cái tại Trường Mầm non Hải Khê
Khi áp dụng đề tài này, Tôi xây dựng một môi trường chữ cái phong phú trong và ngoài lớp học, kích thích trẻ tích cực khám phá, tạo nhiều cơ hội cho trẻ được lựa chọn khám phá, nhằm hình thành và phát triển ngôn ngữ cho trẻ, bởi lẽ trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường mầm non, việc hình thành và phát triển ngôn ngữ cho trẻ là nhiệm vụ hết sức quan trọng và cần thiết, làm tiền đề cho trẻ học tốt ở các cấp học tiếp theo.
Thực hiện sáng kiến này, Tôi đã sử dụng một số giải pháp mới như khảo sát, quan sát, ghi chép, hướng dẫn, trò chuyện, thống kê, phân tích sản phẩm hoạt động của trẻ. Luôn tạo cơ hội cho trẻ được chơi, được làm, được thử, được thực hành, trải nghiệm, khám phá và đặc biệt trẻ được nói lên mong muốn của trẻ và trẻ được diển đạt ý muốn của mình bằng ngôn ngữ, trẻ được làm quen với 29 chữ cái của tiếng việt, nhận biết mặt chữ, phát âm đúng chữ cái, nghe phát âm tìm được chữ cái, nhìn vào chữ cái đọc được âm tương ứng. Ngoài ra, trẻ còn được đọc một số câu thơ, ca dao, đồng dao có chứa âm của chữ cái nhằm hoàn thiện bộ máy phát âm và khả năng ngôn ngữ mạch lạc, nói đúng ngữ âm tiếng việt. Có thể nói, việc hướng dẫn trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi làm quen với chữ cái là cơ hội tốt để chuẩn bị hành trang vững chắc giúp trẻ bước vào lớp một thuận lợi.
Thực hiện sáng kiến này, Tôi đã sử dụng một số giải pháp mới như khảo sát, quan sát, ghi chép, hướng dẫn, trò chuyện, thống kê, phân tích sản phẩm hoạt động của trẻ. Luôn tạo cơ hội cho trẻ được chơi, được làm, được thử, được thực hành, trải nghiệm, khám phá và đặc biệt trẻ được nói lên mong muốn của trẻ và trẻ được diển đạt ý muốn của mình bằng ngôn ngữ, trẻ được làm quen với 29 chữ cái của tiếng việt, nhận biết mặt chữ, phát âm đúng chữ cái, nghe phát âm tìm được chữ cái, nhìn vào chữ cái đọc được âm tương ứng. Ngoài ra, trẻ còn được đọc một số câu thơ, ca dao, đồng dao có chứa âm của chữ cái nhằm hoàn thiện bộ máy phát âm và khả năng ngôn ngữ mạch lạc, nói đúng ngữ âm tiếng việt. Có thể nói, việc hướng dẫn trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi làm quen với chữ cái là cơ hội tốt để chuẩn bị hành trang vững chắc giúp trẻ bước vào lớp một thuận lợi.
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Sử dụng trò chơi giúp trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi hứng thú với hoạt động làm quen với chữ cái tại Trường Mầm non Hải Khê", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Sử dụng trò chơi giúp trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi hứng thú với hoạt động làm quen với chữ cái tại Trường Mầm non Hải Khê
MỤC LỤC Trang I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.................................................................................1 II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ, NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN: .....................2 1. Tính mới, sáng tạo của sáng kiến: ..............................................................2 1.1. Các giải pháp cụ thể....................................................................................2 1.1.1. Lựa chọn, sắp xếp trò chơi chữ cái phù hợp với mỗi chủ đề, nhóm chữ 2 1.1.2. Sử dụng trò chơi chữ cái trong hoạt động làm quen với chữ cái ...........4 1.1.3. Sử dụng trò chơi nhằm cũng cố ôn luyện chữ cái đã học ......................5 1.1.4. Biện pháp: Sử dụng trò chơi ôn luyện chữ cái ở mọi lúc mọi nơi .........6 1.1.5. Phối hợp với phụ huynh trong việc cho trẻ chơi trò chơi chữ cái khi ở nhà ........................................................................................................................7 1.2. Điểm mới cơ bản của giải pháp .................................................................8 1.3. Tính thực tiển của sáng kiến......................................................................8 2. Hiệu quả áp dụng và phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến...........................9 2.1. Hiệu quả sáng kiến đưa lại.........................................................................9 2.2. Phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến ..........................................................10 III. KẾT LUẬN ................................................................................................10 TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................12 2 cao. Đồng thời, trẻ phải thực sự hứng thú, ham muốn và tích cực tham gia vào giờ hoạt động làm quen chữ cái. Từ những lí do trên, nên tôi chọn biện pháp “Sử dụng trò chơi giúp trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi hứng thú với hoạt động làm quen với chữ cái tại trường Mầm non Hải Khê” để làm sáng kiến kinh nghiệm với mong muốn nâng cao chất lượng giáo dục trẻ trong nhà trường. II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ, NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN: 1. Tính mới, sáng tạo của sáng kiến: Khi áp dụng đề tài này, Tôi xây dựng một môi trường chữ cái phong phú trong và ngoài lớp học, kích thích trẻ tích cực khám phá, tạo nhiều cơ hội cho trẻ được lựa chọn khám phá, nhằm hình thành và phát triển ngôn ngữ cho trẻ, bởi lẽ trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường mầm non, việc hình thành và phát triển ngôn ngữ cho trẻ là nhiệm vụ hết sức quan trọng và cần thiết, làm tiền đề cho trẻ học tốt ở các cấp học tiếp theo. Thực hiện sáng kiến này, Tôi đã sử dụng một số giải pháp mới như khảo sát, quan sát, ghi chép, hướng dẫn, trò chuyện, thống kê, phân tích sản phẩm hoạt động của trẻ. Luôn tạo cơ hội cho trẻ được chơi, được làm, được thử, được thực hành, trải nghiệm, khám phá và đặc biệt trẻ được nói lên mong muốn của trẻ và trẻ được diển đạt ý muốn của mình bằng ngôn ngữ, trẻ được làm quen với 29 chữ cái của tiếng việt, nhận biết mặt chữ, phát âm đúng chữ cái, nghe phát âm tìm được chữ cái, nhìn vào chữ cái đọc được âm tương ứng. Ngoài ra, trẻ còn được đọc một số câu thơ, ca dao, đồng dao có chứa âm của chữ cái nhằm hoàn thiện bộ máy phát âm và khả năng ngôn ngữ mạch lạc, nói đúng ngữ âm tiếng việt. Có thể nói, việc hướng dẫn trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi làm quen với chữ cái là cơ hội tốt để chuẩn bị hành trang vững chắc giúp trẻ bước vào lớp một thuận lợi. 1.1. Các giải pháp cụ thể 1.1.1. Lựa chọn, sắp xếp trò chơi chữ cái phù hợp với mỗi chủ đề, nhóm chữ Việc lựa chọn, sắp xếp trò chơi chữ cái sẽ góp phần giúp cho chúng ta có những định hướng đúng và chủ động khi tổ chức trò chơi vào hoạt động làm quen chữ cái và các hoạt động khác. Trò chơi chữ cái rất đa dạng và phong phú, mỗi trò chơi đều có tên gọi, nội dung chơi, hình thức tổ chức và mục đích khác nhau. Chính vì vậy, tôi luôn lựa chọn, sắp xếp trò chơi phù hợp với mỗi chủ đề, mỗi nhóm chữ. Khi thiết kế trò chơi chữ cái, tôi dựa vào nội dung và mục tiêu làm quen với chữ cái trong chương trình giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi. Căn cứ vào đặc điểm nhận thức của trẻ và điều kiện thực tế của trường, lớp nơi tôi công tác để lựa chọn, sắp xếp các trò chơi cho phù hợp với mỗi nhóm chữ, chủ đề. Trò chơi đưa ra phải hấp dẫn; luật chơi đơn giản, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ chơi; 4 Quê hương, đất - Trò chơi: Nghe thấu đoán giỏi 10 p q - Trò chơi: Vòng quay kì diệu: nước Bác Hồ - Trò chơi: Ghép chữ - Trò chơi: Bé trổ tài - Trò chơi: Tìm hình bắt chữ 11 v r Trường tiểu học - Trò chơi: Hoa chữ cái - Trò chơi tạo dáng chữ cái - Trò chơi: Hãy chọn tôi Quê hương- Đất 12 s x - Trò chơi: Về đúng nhà nước- Bác Hồ - Trò chơi: Thử tài của bé Sau khi lựa chọn và sắp xếp vào mỗi nhóm chữ, mỗi chủ đề, tôi thấy mình rất chủ động trong việc tổ chức cho trẻ chơi. Đảm bảo trẻ được chơi vui vẻ, tự do, tự nguyện. 1.1.2. Sử dụng trò chơi chữ cái trong hoạt động làm quen với chữ cái Với mục đích cho trẻ “Học bằng chơi, chơi mà học”, tôi đã đưa trò chơi chữ cái vào trong hoạt động làm quen với chữ cái một cách linh hoạt, đảm bảo trẻ hứng thú khi được làm quen cũng như củng cố kiến thức về chữ cái. Trong tiến trình tổ chức hoạt động làm quen chữ cái, tôi luôn sử dụng trò chơi 1 cách linh hoạt, nhẹ nhàng, không gây áp lực, thoải mái, trẻ hoạt động hứng thú, sôi nôi, phát huy tối đa tính tích cực sáng tạo của trẻ... Ví dụ: Trong hoạt động làm quen chữ cái “i, t, c”, chủ đề “Thế giới động vật, tôi cho trẻ chơi trò chơi “Về đúng chuồng”. Tôi vẽ trên sàn hoặc dán tranh ba cái chuồng (Hình vẽ đơn giản), ở mỗi cái chuồng, tôi viết chữ cái i, t, c. Mỗi trẻ sẽ cầm trên tay 1 chữ cái, “i” hoặc “t” hoặc “c” Tôi cho trẻ vừa đi, vừa vận động nhẹ nhàng theo 1 đoạn nhạc nào đó, khi đoạn nhạc kết thúc, tôi nói “Về đúng chuồng” trẻ nào cầm trên tay chữ cái nào thì về đúng chuồng có chứa chữ cái đó. Sau mỗi lượt chơi, trẻ đổi thẻ chữ cái cho nhau. Cứ như vậy cho đến hết lượt tất cả đều được chơi với 3 chữ cái “i, t, c” Đối với các chử cái có thể tạo được từ cơ thể tôi thiết kế trò chơi ‘Tạo chử’ để cho trẻ phát huy tính sáng tạo của mình. Trò chơi không chỉ để ôn luyện mà trong họạt động chung tôi thường dùng để khảo sát mức độ nhận thức ban đầu của trẻ. Ví dụ khi cho trẻ làm quen với chữ cái h, k. Vào đầu hoạt động tôi sẻ tổ chức cho trẻ chơi trò chơi ‘nhìn nhanh ghép đúng”. Tôi chuẩn bị 3 nhóm 3 rổ các chử cái và cắt rời từng nét chữ sau đó yêu cầu trẻ chắp ghép các chữ cái theo hiểu biết của trẻ. Trong thời gian một phút nhóm nào chắp ghép được nhiều chữ nhóm đó sẻ chiến thắng. Sau khi trẻ chắp ghép được chữ cái tôi hỏi trẻ xem trẻ biết đó là chữ gì, hoặc trẻ có thể ghép đúng cấu tạo chữ nhưng không nhận ra mặt chữ...trên cơ sở đó tôi sẻ có hình thức tổ chức tiếp theo sao cho 6 Trò chơi “Thả quân zich zăc” Hoặc trò chơi “Tìm chữ cái còn thiếu”: Cô cho xuất hiện hình ảnh kèm từ có thiếu chữ cái cần chọn, yêu cầu trẻ tìm chữ để điền vào đó, nếu trẻ làm đúng thì có hành động vỗ tay chúc mừng, nếu sai thì xuất hiện mặt mếu và động viên trẻ chọn lại. Trò chơi “Tìm chữ cái còn thiếu” Qua sử dụng các trò chơi này tôi nhận thấy đa số trẻ hứng thú tham gia, chờ đến lượt và ghi nhớ lâu hơn các chữ cái trẻ đã được làm quen. 1.1.4. Biện pháp: Sử dụng trò chơi ôn luyện chữ cái ở mọi lúc mọi nơi Việc dạy trẻ làm quen với chữ cái không dừng lại trên tiết học mà phải thường xuyên ở mọi lúc mọi nơi, các hoạt động trong cuộc sống hàng ngày để củng cố thêm kiến thức kỹ năng đã học. 8 29 chữ cái. Bản thân đã xây dựng video và trong video có đầy đủ các bước từ chuẩn bị, mục đích, cách thực hiện, sau đó gửi video qua nhóm lớp để phụ huynh có thể cho trẻ vừa học vừa chơi dễ dàng khi trẻ ở nhà. Qua những việc làm trên, tôi thấy đa số phụ huynh hưởng ứng, biết hợp tác trong việc phối hợp giáo dục, ủng hộ và tin tưởng vào những gì mà tôi thực hiện đối với hoạt động làm quen chữ cái. 1.2. Điểm mới cơ bản của giải pháp Ở lứa tuổi mầm non, tất cả thế giới xung quanh trẻ đều mới lạ, bất cứ cái gì trẻ cũng thấy đáng yêu, đáng nhớ và cũng thấy mới mẻ đến lạ lùng. Bở lẽ đó những kiến thức mà giáo viên cung cấp cho trẻ, dù chỉ là những kiến thức, tri thức sơ đẳng, đơn giản. Song vô cùng quan trọng trong cuộc đời của mỗi đứa trẻ sau này. Để chuẩn bị tốt cho trẻ vào lớp 1, tôi giúp trẻ nhận biết và phát âm đúng 29 chữ cái, trẻ có thể nhận biết và phát âm chuẩn đúng 29 chữ cái theo mẫu chữ in thường và viết thường, biết cầm bút, ngồi đúng tư thế khi tô, đồ, phát triển vốn từ, trẻ còn được đọc một số câu thơ, ca dao, đồng dao có chứa âm của chữ cái nhằm hoàn thiện bộ máy phát âm và khả năng ngôn ngữ mạch lạc, nói đúng ngữ âm tiếng việt. là bước khởi đầu nền tảng vững chắc cho trẻ trong quá trình học các môn Tiếng Việt ở các lớp sau. Chữ cái chính là tế bào tạo nên tiếng, và ngôn ngữ chính là chiếc cầu nối của trẻ với thế giới xung quanh. Trước khi viết giải pháp, Tôi đã tiến hành khảo sát thực trạng để nắm bắt tình hình và khả năng của trẻ rồi đưa ra những giải pháp cụ thể. Vì thế mà các giải pháp mang tính khả thi cao, phù hợp với thực tế. Sau khi tiến hành áp dụng những giải pháp trên, Tôi thấy đa số trẻ nhận biết và phân biệt được chữ cái đã học, trẻ phát âm chuẩn, chính xác và rất hứng thú tham gia vào các hoạt động, có biểu hiện sự chờ đợi mỗi khi đến ngày cô tổ chức hoạt động làm quen chữ cái tiếp theo, khả năng ghi nhớ các các chữ cái chính xác và nhanh nhạy, kích thích tính tò mò và rèn luyện được khả năng tập trung trong suốt quá trình diễn ra hoạt động, đa số trẻ đều tỏ ra hứng thú với việc tìm và đọc chữ cái ở trong môi trường xung quanh. Chính vì vậy mà các hoạt động giáo dục của cô đạt kết quả rất cao. 1.3. Tính thực tiển của sáng kiến Kểm tra hiệu quả của các biện pháp đưa ra, Tôi đã áp dụng các giải pháp trên trong suốt cả năm học và tất cả các các hoạt động, nhận thấy kết quả mang lại rất cao. Các giải pháp đã giúp trẻ góp phần phát triển ngôn ngữ rất tốt, trẻ tham gia vào hoạt động một cách mạnh dạn tự tin hơn. Gải pháp đã chỉ ra những cách thức sử dụng trò chơi chữ cái khi tổ chức hoạt động làm quen chữ cái cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi để cho bản thân cũng như 10 - Sẵn sàng giúp đỡ và chia sẽ những khó khăn với cô giáo về việc làm đồ dùng dạy học. 2.2. Phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến Sau khi tiến hành những giải pháp trên, Tôi nhận thấy trẻ đã nhận biết và phân biệt được chính xác 29 chữ cái đã học, có khả năng phát âm rất tốt, trẻ diễn đạt mạch lạc, mạnh dạn tự tin giao tiếp với mọi người xung quanh, vốn từ của trẻ tăng lên rõ rệt, trẻ hứng thú khi chơi các trò chơi chữ cái giúp cho việc tổ chức các hoạt động giáo dục của cô giáo đạt kết quả rất cao. Đối với cha mẹ trẻ: Cha mẹ biết quan tâm con nhiều hơn, học hỏi nhiều trò chơi ở trường để về ôn lại kiến thức cho trẻ khi về nhà. Được cha mẹ trẻ ủng hộ tạo mọi điều kiện, cùng phối hợp để tổ chức trò chơi đạt kết quả cao. Đối với bản thân: Được trau dồi kiến thức, phương pháp, có thêm nhiều kinh nghiệm, thiết kế được nhiều trò chơi phù hợp để áp dụng trong việc cho trẻ làm quen làm quen chữ cái. Chất lượng giảng dạy nâng lên rõ rệt, trẻ đi học chuyên cần hơn, yêu thích hoạt động làm quen chữ cái hơn. III. KẾT LUẬN Qua quá trình dạy trẻ làm quen chữ cái, tôi nhận thấy việc cho trẻ làm quen chữ cái là một hoạt động vô cùng quan trọng. Vì thế là một giáo viên dạy lớp mẫu giáo 5 tuổi tôi cần phải nắm vững nội dung và phương pháp tổ chức hoạt động này. Thông qua việc áp dụng biện pháp nêu trên tôi nhận thấy giờ học không còn nặng nề, nhàm chán đối với trẻ như trước đây. Với phương pháp “Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”, trẻ được tự mình tham gia vào hoạt động dưới sự hướng dẫn của cô giáo nên trẻ rất hứng thú, ghi nhớ lâu, được khám phá, trải nghiệm chữ cái thông qua các trò chơi hấp dẫn, mới lạ để lại ấn tượng tốt trong lòng trẻ, và nhu cầu mong muốn được tham gia tiếp vào hoạt động làm quen chữ cái lần sau. Tôi rút ra được một số kinh nghiệm như sau: - Bản thân phải có năng lực trình độ chuyên môn vững vàng để dạy trẻ. - Nắm được nội dung các hoạt động cho trẻ làm quen chữ cái. - Biết thiết kế và tổ chức các trò chơi chữ cái theo chủ đề. - Thường xuyên theo dõi, kiểm tra về chất lượng trên trẻ để có biện pháp bồi dưỡng cho từng trẻ và có kế hoạch thay đổi trò chơi.
File đính kèm:
- skkn_su_dung_tro_choi_giup_tre_mau_giao_5_6_tuoi_hung_thu_vo.docx
- SKKN Sử dụng trò chơi giúp trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi hứng thú với hoạt động làm quen với chữ cái tại Trư.pdf