SKKN Sử dụng trò chơi đóng kịch để nâng cao khả năng cảm thụ tác phẩm văn học cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại Trường Mầm non Hải Khê

Đối với trẻ mẫu giáo, vui chơi là hoạt động chủ đạo. Nắm bắt được đặc điểm tâm lý đó, tôi thường sử dụng trò chơi đóng kịch mỗi khi tổ chức hoạt động làm quen văn học cho trẻ và nhận thấy trò chơi đã thu hút, hấp dẫn, lôi cuốn nhiều trẻ vào hoạt động. Khi được chơi trò chơi đóng kịch trẻ được hóa thân vào các nhân vật trong tác phẩm, trẻ hiểu sâu sắc hơn nội dung câu chuyện và tính cách của từng nhân vật trong truyện. Qua đó trẻ thể hiện vai diễn của mình nhuần nhuyễn qua từng lời nói, cử chỉ, điệu bộ…Hoạt động nào có sử dụng trò chơi đóng kịch thì trẻ đều nhớ nội dung, nhớ tên nhận vật và tính cách nhân vật rất lâu... Chính vì vậy, tôi mạnh dạn lựa chọn biện pháp “Sử dụng trò chơi đóng kịch để nâng cao khả năng cảm thụ tác phẩm văn học cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại Trường mầm non Hải Khê”.
docx 12 trang skmamnonhay 06/08/2024 1020
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Sử dụng trò chơi đóng kịch để nâng cao khả năng cảm thụ tác phẩm văn học cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại Trường Mầm non Hải Khê", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Sử dụng trò chơi đóng kịch để nâng cao khả năng cảm thụ tác phẩm văn học cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại Trường Mầm non Hải Khê

SKKN Sử dụng trò chơi đóng kịch để nâng cao khả năng cảm thụ tác phẩm văn học cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại Trường Mầm non Hải Khê
 II. NỘI DUNG
 1. Thực trạng vấn đề.
 1.1. Thuận lợi:
 - Nhà trường, ban giám hiệu luôn quan tâm đầu tư cơ sở vật chất các trang 
thiết bị máy móc cho hoạt động làm quen tác phẩm văn học như: tranh thơ, truyện, 
băng đĩa, trang phục. Luôn nhận được sự động viên, giúp đỡ, chỉ đạo sát sao của 
Ban giám hiệu nhà trường, của tổ chuyên môn.
 - Các cháu đi học chuyên cần và đa số trẻ đã được làm quen, tiếp xúc tác 
phẩm văn học ở những lớp nhỏ. Trẻ yêu thích văn học, thích nghe cô kể chuyện, 
đọc thơ.
 - Đa số phụ huynh nhận thức đúng đắn về sự cần thiết phải rèn luyện kỹ năng 
đọc thơ, kể chuyện làm tiền đề cho trẻ bước vào lớp 1.
 - Bản thân tôi là 1 giáo viên có trình độ về chuyên môn, nhiệt tình yêu nghề 
mến trẻ. Có khả năng đọc, kể diễn cảm cho trẻ nghe và biết định hướng cho trẻ 
nhận diện vai chơi, giả giọng nhân vậtcó hiệu quả. Tạo được môi trường hoạt 
động ở lớp tương đối phong phú.
 1.2. Khó khăn:
 - Trẻ trong lớp đông, một số trẻ tuy cùng độ tuổi nhưng sự phát triển về ngôn 
ngữ, nhận thức cũng như tất cả các mặt khác còn hạn chế hơn so với các bạn của 
mình. Trẻ đọc thơ hay kể chuyện theo kiểu thuộc lòng, giọng đọc, kể chuyện chưa 
diễn cảm, chưa thể hiện được tình cảm. Trẻ còn nhút nhát, chưa mạnh dạn tham gia 
vào trò chơi đóng kịch cùng các bạn.
 - Tại xã Hải Khê, nhiều gia đình có ba mẹ đi làm ăn xa như nên việc chăm 
sóc giáo dục trẻ chủ yếu là ông bà. Ông bà chưa dành nhiều thời gian để kể chuyện 
hay đọc lời thoại cùng trẻ. Tác phẩm văn học lựa chọn để tổ chức trò chơi đóng kịch là những tác phẩm 
phù hợp với độ tuổi, đặc điểm tâm sinh lý, khả năng nhận thức của trẻ. Có thể 
chuyển từ tác phẩm văn học sang kịch bản.
 Tác phẩm phải có cốt truyện rõ ràng, có tính kịch, có tình tiết hấp dẫn, có 
mâu thuẩn, xung đột giữa các nhân vật, nhưng không có quá nhiều nhân vật, tính 
cách của các nhân vật thể hiện rõ ràng, phù hợp qua lời nói, hành động, ngôn ngữ.
 Các tác phẩm được lựa chọn phải có ý nghĩa giáo dục: giáo dục tình yêu 
thương con người, tình yêu quê hương - đất nước, tình cảm gia đình, cách đối nhân 
xử thế
 Yếu tố quyết định đến sự thành công của trò chơi đóng kịch là kịch bản. Khi 
chuyển thể tác phẩm văn học sang kịch bản cần đảm bảo một số nguyên tắc:
 + Nghiên cứu, đọc kĩ tác phẩm để nắm vững nội dung, các nhân vật chính - 
phụ trong tác phẩm, lời nói, giọng điệu của nhân vật, tình huống xảy ra trong tác 
phẩm.
 + Khi chuyển thể tác phẩm văn học sang kịch bản, chúng ta có thể sáng tạo 
để hấp dẫn trẻ, cũng có thể lược bớt, thêm vào những chi tiết nhỏ khác nhưng 
không làm thay đổi nội dung tư tưởng của tác phẩm.
 + Kịch bản chuyển thể phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, nhất là 
dung lượng, ngôn ngữ và hành động kịch.
 + Khi chuyển thể phải tập trung vào ngôn ngữ đối thoại để gây được ấn 
tượng cho người nghe, người xem. Lời thoại phải ngắn gọn, dễ hiểu để diễn đạt đủ 
câu, đủ ý.
 Ví dụ: Truyện “Qủa bầu tiên” là câu chuyện có thể chuyển thể sang kịch bản 
để cho trẻ đóng kịch. Truyện mở đầu có đoạn “Ngày xửa, ngày xưa có một chú bé 
con nhà nghèo, nhưng vô cùng tốt bụng. Chú luôn luôn sẵn lòng giúp đỡ, chăm sóc 
mọi người, mọi vật xung quanh mình. Vì thế cứ mỗi độ xuân về, chim chóc lại ríu 
rít kéo nhau tới làm tổ, hót vang quanh nhà chú bé”. Khi chuyển thể thành kịch bản 
tôi chuyển thành lời của nhân vật chú bé. “Ôi mùa xuân đẹp quá, ước gì mùa xuân Khi phân vai có thể phân vai cho từng trẻ, cũng có thể phân cho nhiều trẻ 
đóng cùng một vai (số lượng tùy thuộc vào số trẻ trong nhóm). Thông thường thì 
trẻ chỉ thích chọn những vai diễn tốt bụng, xinh đẹptrẻ thường từ chối những vai 
phản diện, xấu xí, độc ác. Vì vậy, tôi phải phân tích để trẻ hiểu được ý nghĩa của tất 
cả các vai trong vở kịch và định hướng gợi ý để trẻ nhận vai diễn cho phù hợp 
nhưng phải để trẻ thật sự thoải mái khi nhận vai diễn có như vậy trẻ mới hứng thú 
tích cực luyện tập và có nhiều cảm xúc để diễn thật tốt, có sáng tạo trong vai diễn 
của mình.
 Ví dụ: Trong câu chuyện “Chú dê đen” trẻ không thích đóng vai “Chó sói” 
thì tôi nói với trẻ: Nhân vật chó sói có giọng nói to, khỏe và có cá tính rất là mạnh 
mẽ đấy. Cô thấy cháu rất hợp với vai diễn này.
 Khi trẻ đã nhận vai, tôi tiến hành luyện tập cho trẻ đóng vai các nhân vật 
trong tác phẩm. Hướng dẫn riêng cho mỗi cháu trong từng nhóm về lời nói, cử chỉ, 
điệu bộ của vai mình sẽ đóng.
 Trước tiên, tôi giúp trẻ thuộc lời thoại của vai diễn bằng cách: đọc đồng 
thanh theo cô đúng với ngữ điệu của nhân vật mà cô làm mẫu, giọng đọc phải thể 
hiện được tính cách của nhân vật theo kịch bản. Hoặc tôi cho trẻ học thuộc lòng 
bằng hình thức thoại nối tiếp. Trong quá trình tập lời thoại, tôi không bắt trẻ phải 
học thuộc từng câu, từng chữ giống cô mà trẻ có thể sáng tạo: thêm, bớt từ miễn 
sao không làm sai lệch nội dung cơ bản của tác phẩm. Đặc biệt, tôi chú ý điều 
chỉnh ngữ điệu, giọng điệu của trẻ phù hợp với nhân vật, ngữ cảnh.
 Ví dụ1: Trong câu chuyện “Ba cô gái”. Giọng của người mẹ lúc bị ốm “Sóc 
khôn ngoan, Sóc hãy mang thư đến cho các con của ta và nói là ta đang ốm, hãy về 
thăm ta ngay Sóc nhé!” (Tôi cho trẻ nói chậm rãi, nói nhỏ)
 Ví dụ 2: Trong câu chuyện “Chú dê đen”. Giọng của Chó sói hỏi Dê trắng 
“Dê kia, mày đi đâu” (thì tôi cho trẻ nói to, rõ ràng, dứt khoát.)
 Trong quá trình trẻ hóa thân vào nhân vật, nếu những trẻ nào có khả năng 
đóng vai diễn của mình tốt thì tôi cho trẻ tự thể hiện vai diễn đó. Sau mỗi lần trẻ tập nhiên cần giữ được nét hồn nhiên của trẻ. Hoặc với những vai nhân vật: bà tiên, 
ông bụt, Chó sói, sóc con, dê trắng, dê đen thì sử dụng mặt nạ, mũ hóa trang.
Ngoài ra, chúng ta cần sử dụng thêm âm thanh trong quá trình trẻ diễn kịch tạo tính 
hấp dẫn, đem lại sự sinh động, cuốn hút đối với diễn viên cũng như khán giả.
 2.2. Tổ chức trò chơi đóng kịch
 Tổ chức cho từng nhóm trẻ đóng kịch, mỗi lần nên cho một nhóm lên đóng 
kịch, có thể tổ chức vào các thời điểm: Hoạt động làm quen tác phẩm văn học, hoạt 
động góc, hoạt động chiều hay trong các cuộc thi, các ngày lễ hội. 
 Buổi đầu thường chọn những cháu đóng vai đạt nhất lên diễn trước. Nhưng 
sau đó cần luân phiên các nhóm khác vào các buổi diễn tiếp theo, tạo cơ hội cho trẻ 
nào cũng được tham gia 
 Tôi chuẩn bị hoa để khán giả tặng cho các nhân vật sau mỗi lần biểu diễn. 
Động viên khán giả vỗ tay, khen ngợi các bạn tham gia vào trò chơi đóng kịch. 
Tôi luôn động viên tất cả các trẻ tham gia biểu diễn để trẻ thể hiện khả năng cuả 
mình.
 2.3. Phối hợp với phụ huynh chăm sóc giáo dục trẻ tại nhà.
 Để chăm sóc giáo dục trẻ tốt thì trách nhiệm không chỉ thuộc về nhà trường, 
giáo viên mà còn phải có sự phối hợp giữa phụ huynh và cô giáo.
 Tôi thường xuyên trao đổi với phụ huynh vào lúc đón - trả trẻ, trên nhóm 
facebook, zalo của nhóm lớp về tình hình học tập của trẻ trong đó có vấn đề cho trẻ 
làm quen với tác phẩm văn học.
 Trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ, tôi thường in các bài thơ, câu chuyện 
có trong kế hoạch tuần để vào góc tuyên truyền, tôi nhờ phụ huynh về nhà đọc, kể 
cho các cháu nghe để các cháu làm quen với tác phẩm văn học trước. Hoặc những 
câu chuyện mà cô và trẻ đã kể, khuyến khích phụ huynh cùng kể chuyện và đóng 
kịch tại nhà cùng con.
 Ví dụ: Tôi trao đổi với phụ huynh, sáng nay trẻ được làm quen với câu 
chuyện “Ba cô gái” ba mẹ nhớ về nhà khuyến khích trẻ kể lại, nếu trẻ không nhớ diễn, điều chỉnh giọng nói 
 phù hợp với ngữ cảnh.
 2. Đối với giáo viên
 Kỹ năng đọc, kể diễn cảm ngày càng thu hút. Phong cách tự tin, gần gũi
 Đổi mới phương pháp dạy học của mình trong hoạt động làm quen tác phẩm 
văn học.
 Tạo được môi trường cho trẻ hoạt động tốt ở các góc, đặc biệt là góc văn 
học, tích cực làm đồ dùng đồ chơi, tận dụng các nguyên vật liệu sẵn có, dễ tìm để 
tạo ra nhiều loại rối, đồ dùng phong phú, nhiều trang phục, đạo cụ sử dụng có hiệu 
quả trong việc cho trẻ chơi trò chơi đóng kịch.
 3. Đối với phụ huynh
 Phụ huynh cảm thấy vui mừng, hạnh phúc khi thấy con tự tin, mạnh dạn hơn 
trước và biết đóng kịch thể hiện được vai của các nhân vật trong các câu chuyện. 
 Thường xuyên kể chuyện cùng con, khuyến khích con mình đóng kịch và 
tham gia các hoạt động của trường tổ chức.
 IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
 1. Ý nghĩa: 
 Trò chơi đóng kịch có vai trò rất quan trọng trong hoạt động làm quen tác 
phẩm văn học, nó giúp trẻ tích luỹ được kinh nghiệm sống qua quá trình được trải 
nghiệm các nhân vật trong tác phẩm, nó ảnh hửởng trực tiếp đến sự phát triển ngôn 
ngữ và sự phát triển xúc cảm, tình cảm thẩm mỹ ở trẻ.
 Qua trò chơi đóng kịch trẻ lĩnh hội được ngôn ngữ giàu hình ảnh, học đựợc 
giọng nói diễn cảm rõ ràng và trẻ hoàn thiện mình hơn về đạo đức, trẻ sẽ học ở đó 
lòng dũng cảm, tính trung thực, tình yêu quê hương đất nứớc, yêu những điều thiện, 
bênh vực những ngừời hiền lành, tốt bụng, lên án những cái xấu, cái ác. Thông qua 
trò chơi đóng kịch khả năng cảm thụ tác phẩm văn học của trẻ được sâu sắc hơn 
góp phần vào việc giáo dục toàn diện cho trẻ. 

File đính kèm:

  • docxskkn_su_dung_tro_choi_dong_kich_de_nang_cao_kha_nang_cam_thu.docx