SKKN Sáng tạo một số hình thức gây hứng thú cho trẻ 5-6 tuổi trong hoạt động làm quen với Toán

Toán học là một môn khoa học cần có độ chính xác cao. Do đó trẻ ở lứa tuổi mầm non có rất ít những kiến thức, các biểu tượng toán học nên nhiệm vụ của người giáo viên mầm non là làm thế nào để hình thành, cung cấp cho trẻ những kĩ năng cơ bản, các biểu tượng toán học một cách tự nhiên dễ hiểu nhất. Thực tiễn dạy trẻ cho thấy, khi cho trẻ làm quen với các biểu tượng ban đầu về Toán, trẻ không được lĩnh hội các kiến thức, kĩ năng như: kỹ năng đếm, kỹ năng đo, kỹ năng thực hiện các phép tính đơn giản mà các kỹ năng đó chính là tiền đề tạo ra sự biến đổi về chất trong các hình thức nhận biết tích cực của trẻ. Những kinh nghiệm sư phạm cho thấy việc tổ chức quá trình hình thành các biểu tượng Toán học sơ đẳng cho trẻ góp phần tích cực vào quá trình phát triển trí tuệ ở trẻ mầm non. Vì vậy việc tổ chức dạy trẻ dưới sự hướng dẫn của người lớn một cách hợp lý và phù hợp với đặc điểm lứa tuổi đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của trẻ mầm non, thông qua quá trình học và dạy như vậy trẻ sẽ nắm được kiến thức về tập hợp, con số, phép đếm, kích thước, hình dạng của các vật, biết định hướng không gian và thời gian. Tất cả những điều đó đều có tác dụng phát triển trí tuệ cho trẻ. Cũng như các chuyên gia đã nói về giáo dục theo phương pháp mới: “ Điều quan trọng đầu tiên trong sự phát triển của trẻ nhỏ là tập trung. Đứa trẻ tập trung sẽ vô cùng vui vẻ”
docx 34 trang skmamnonhay 04/06/2024 970
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Sáng tạo một số hình thức gây hứng thú cho trẻ 5-6 tuổi trong hoạt động làm quen với Toán", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Sáng tạo một số hình thức gây hứng thú cho trẻ 5-6 tuổi trong hoạt động làm quen với Toán

SKKN Sáng tạo một số hình thức gây hứng thú cho trẻ 5-6 tuổi trong hoạt động làm quen với Toán
 MỤC LỤC
I. ĐẶT VẤN ĐỀ.........................................................................................................................1
1. Mục đích nghiên cứu: .............................................................................................................2
2. Đối tượng nghiên cứu ...............................................................................................................
3. Phương pháp nghiên cứu ..........................................................................................................
4. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................................................
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ...........................................................................................................
1. Cơ sở lý luận .............................................................................................................................
2. Thực trạng.................................................................................................................................
2.1: Thuận lợi
2.2: Khó khăn
3. Các biện pháp “ Sáng tạo một số hình thức gây hứng thú cho trẻ 5 – 6 tuổi trong hoạt động 
Làm quen với Toán” .....................................................................................................................
3.1. Biện pháp 1: Giáo viên tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ năng tổ 
chức các hoạt động làm quen với toán cho trẻ mầm non nhằm gây hứng thú cho trẻ thông qua 
các bài thơ, bài hát, câu đố, trò chơi dân gian...............................................................................
3.2. Biện pháp 2: Tạo môi trường toán học cho trẻ .....................................................................
3.3. Biện pháp 3: Lồng ghép một số bài thơ, bài hát nhằm gây hứng thú cho trẻ thông qua các 
hoạt động làm quen với toán.3.4. Biện pháp 4: Sáng tạo một số đồ dùng, đồ chơi sử dụng trong 
hoạt động làm quen với Toán. ......................................................................................................
3.5. Biện pháp 5: Chuyển thể một số trò chơi dân gian và sáng tạo 1 số trò chơi tạo hứng thú 
cho trẻ trong hoạt động làm quen với toán: ..................................................................................
3.6. Biện pháp 6: Ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy: .......................................
4. Kết quả 
Phần III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ................................................................................
1. Kết luận.....................................................................................................................................
2. Khuyến......................................................................................................................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC: HÌNH ẢNH MINH HỌA 2
của trẻ để trẻ có thể tiếp thu được kiến thức Toán học vốn được coi là khô khan 
một cách nhẹ nhàng, không gò bó.
 Nhận thấy tầm quan trọng của việc hình thành các biểu tượng Toán học ban 
đầu cho trẻ nên trong quá trình giảng dạy tôi không ngừng nghiên cứu, tìm tòi các 
biện pháp làm thế nào để giúp trẻ tiếp thu những kiến thức Toán học một cách 
hiệu quả nhất. Do vậy tôi đã chọn đề tài “ Sáng tạo một số hình thức gây hứng 
thú cho trẻ 5 – 6 tuổi trong hoạt động Làm quen với Toán” 
1. Mục đích nghiên cứu
- Khi tiến hành nghiên cứu đề tài này, mục đích của tôi là tạo hứng thú cho trẻ tiếp 
thu kiến thức một cách tự nhiên không bị gò bó, phù hợp với sự nhận thức và 
đặc điểm tâm sinh lý của trẻ ở lứa tuổi này là “Học mà chơi, chơi mà học.”
2. Đối tượng nghiên cứu
- Sáng tạo một số hình thức gây hứng thú cho trẻ 5-6 tuổi trong giờ hoạt động làm 
quen với toán.
3. Phương pháp nghiên cứu
- Sử dụng những phương pháp: quan sát, sử dụng lời nói, trực quan, giảng giải, 
phân tích tổng hợp và số liệu.
4. Phạm vi nghiên cứu
- Tôi đã nghiên cứu và ứng dụng trong trường mầm non.
 BẢNG KẾT QUẢ KHẢO SÁT ĐẦU NĂM CỦA TRẺ
 (Phụ lục I trang 17) 4
chính xác mà phải dựa trên đặc điểm tâm lý của trẻ để có phương pháp dạy phù 
hợp với đặc điểm nhận thức của trẻ, biến những khái niệm Toán học trừu tượng 
thành những biểu tượng quen thuộc mà trẻ có thể lĩnh hội một cách sâu sắc, dễ 
ghi nhớ nhất nên chỉ khi hoạt động của trẻ được tổ chức một cách đúng đắn và 
dạy trẻ học có hệ thống thì mới tạo ra sự phát triển những biểu tượng và năng lực 
Toán học của trẻ. Muốn vậy người giáo viên phải có sự lựa chọn các biện pháp, 
các hình thức dạy học phù hợp để trẻ có thể tiếp thu những kiến thức cô muốn 
truyền đạt một cách hiệu quả nhất.
 Xuất phát từ những quan điểm trên tôi đã đi sâu nghiên cứu đề tài “ Sáng 
tạo một số hình thức gây hứng thú cho trẻ 5 – 6 tuổi trong hoạt động Làm quen 
với Toán ” với mong muốn giúp trẻ lớp tôi tiếp thu kiến thức của cô một cách 
hứng thú, tự nhiên và hiệu quả, góp phần giúp trẻ phát triển toàn diện cả về 5 lĩnh 
vực: Thể Chất – Nhận Thức – Ngôn Ngữ - Thẩm Mỹ - Tình cảm xã hội, đúng như 
mục tiêu giáo dục mà nghành giáo dục đã đề ra.
 2. Thực trạng
 2.1.Thuận lợi:
 * Phòng giáo dục:
 - Phòng giáo dục thường xuyên tổ chức online các lớp bồi dưỡng phần mềm 
canva, bồi dưỡng kỹ năng tự tin trước ống kính, phòng chống tại nạn thương tích 
cho trẻ, Montessori, ứng dụng phương pháp tiên tiến Steam.tới giáo viên các 
trường trong quận Hoàng Mai.
 * Ban giám hiệu:
 - Xây dựng kế hoạch thực hiện chuyên đề phát triển nhận thức cho trẻ rõ 
ràng, cụ thể triển khai đến 100% giáo viên qua các buổi online .
 - Tổ chức nhiều buổi tập huấn theo tháng có lồng ghép chuyên đề phát triển 
nhận thức cho toàn bộ giáo viên trong trường học hỏi lẫn nhau qua các buổi tập 
huấn online.
 * Cơ sở vật chất:
 - Được trang bị một số đồ dùng để dạy cho trẻ.
 - Có tài liệu nghiên cứu về chuyên đề nhận thức để giáo viên tham khảo.
 * Giáo viên:
 - Lớp tôi có 2 giáo viên đều rất tâm huyết với nghề, có lòng yêu thương 
trẻ, tận tình với công việc. Luôn luôn có ý thức phấn đấu vươn lên, thường xuyên 
tìm tòi, nghiên cứu tài liệu như tạp chí, các thông tin trên mạng có liên quan đến 
các chuyên đề phát triển nhận thức cho trẻ để áp dụng vào việc chăm sóc giáo dục 
trẻ hàng ngày nhất là chuyên đề phát triển nhận thức cho trẻ. 6
3. Các biện pháp “ Sáng tạo một số hình thức gây hứng thú cho trẻ 5 – 6 tuổi 
trong hoạt động Làm quen với Toán”
 3.1. Biện pháp 1: Giáo viên tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ 
chuyên môn và kỹ năng tổ chức các hoạt động làm quen với toán cho trẻ mầm 
non nhằm gây hứng thú cho trẻ thông qua các bài thơ, bài hát, câu đố, trò 
chơi dân gian.
 Là một giáo viên được phân công giảng dạy lớp 5-6 tuổi nhằm thực hiện 
tốt nhiệm vụ được giao, tôi không ngừng tự học tự bồi dưỡng bản thân để nâng 
cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng thực hiện nhiệm vụ của mình.
 Đặc biệt tôi đi sâu vào nghiên cứu những biện pháp gây hứng thú cho trẻ 
trong các hoạt động làm quen với toán ở trường mầm non, nghiên cứu đặc điểm 
tâm sinh lý lứa tuổi 5- 6 tuổi bằng nhiều hình thức như tự học qua sách: hướng 
dẫn thực hiện chương trình giáo dục mầm non lứa tuổi mẫu giáo lớn, tổ chức các 
hoạt động cho trẻ thông qua hoạt động làm quen với toán cho trẻ trong trường 
mầm non, tủ sách rèn luyện nhận thức cho trẻ...
 Chuyên san: giúp trẻ học tốt môn toán, các hình thức gây hứng thú cho trẻ 
trong các hoạt động làm quen với toán cho trẻ mầm non...
 Truyện thiếu nhi: Câu chuyện của tay trái và tay phải, Chú dê đen.
 Tạp chí: cầu vồng, giáo dục Thủ đô...
 Ngoài ra tôi còn học hỏi bạn bè đồng nghiệp cùng trường để trau dồi kiến 
thức, chuyên môn nghiệp vụ nâng cao các biện pháp giúp trẻ học tốt môn toán, 
khai thác qua mạng internet để tìm hiểu về trẻ, các hình thức dạy trẻ trong các 
hoạt động làm quen với toán, phần mềm: “Bé vui học toán”, trang web: chương 
trình Kidsmart, đĩa: “ Ngôi nhà toán học của Milie”
 Thông qua các lớp tập huấn về chuyên đề phát triển nhận thức cho trẻ mầm 
non do phòng giáo dục quận tổ chức tôi và các chị em đồng nghiệp đã học được 
nhiều các phương pháp mới, các biện pháp hữu hiệu để dạy trẻ đạt kết quả cao.
 Qua các buổi sinh hoạt chuyên môn tại trường tôi cũng chia sẻ với các chị 
em đồng nghiệp về một số hình thức, biện pháp tốt nhất để gây hứng thú cho trẻ 
trong các hoạt động làm quen với toán.
 Từ biện pháp 1 tôi đã rút ra được nhiều kinh nghiệm lồng ghép các hình thức 
dạy trẻ làm quen với toán vào hoạt động học, vào các hoạt động vui chơi, học hỏi 
chị em đồng nghiệp kinh nghiệm truyền đạt cho trẻ để đạt kết quả tốt hơn.
 Ảnh minh họa biện pháp : Buổi giao lưu lớp học mùa dịch (phụ lục II trang 18 ) 8
 Ví dụ: Khi học số 8 thuộc chủ đề thế giới thực vật thì trẻ sẽ cắt, vẽ, xé 8 
cây, 8 bông hoa, 8 quả, ... vào trang “sách” và viết số tương ứng, đến hết chủ đề 
này, lại sang chủ đề khác ở bài khác trẻ lại sưu tập tiếp dần dần trẻ có bộ sưu tập 
về môn toán rất phong phú.
 - Cho trẻ sưu tập các hộp có dạng các hình khối sau đó cô cùng trẻ sẽ trang 
trí các chi tiết vào hình khối cho ngộ nghĩnh thành hình người, hình con vât lật 
đật, và trưng bày ở lớp với các hình học cũng thế như vậy trẻ sẽ rất thích thú và 
ghi nhớ được các hình khối.
 b. Tận dụng môi trường toán học ở mọi lúc, mọi nơi.
 Chúng ta không chỉ tạo môi trường toán học cho trẻ ở trong lớp học mà còn 
tạo cho trẻ bất kỳ thời điểm nào có thể. Toán học không phải là cái gì đó thật cứng 
nhắc khô khan, chỉ là số, là hình mà toán học có thể là bất kỳ thứ gì ở xung quanh 
trẻ.
 Ví dụ: Khi cho trẻ đi tham quan, đi dạo, ta có thể hỏi trẻ “có bao nhiêu 
luống rau, có bao nhiêu cây vải, luống rau này có hình gì, quả này có dạng gì?... 
Hoặc khi đến giờ ăn trẻ xếp đĩa và khăn cho mỗi bàn, trẻ phải biết lấy đủ số đĩa 
cho mỗi bàn, như thế trẻ đã biết sắp xếp tương ứng 1 - 1 ta có thể tận dụng mọi 
cơ hội để có thể hình thành các biểu tượng về toán cho trẻ.
 Ví dụ: Khi hoạt động góc “bán hàng” khi trẻ đi mua và bán phải đếm số 
hàng, đưa số tiền đúng với yêu cầu của người bán ở góc xây dựng yêu cầu, trẻ xây 
mô hình ngôi nhà của bé, yêu cầu phía trước ngôi nhà có gì, phía sau có gì? Môi 
trường toán học cho trẻ là rất phong phú, nếu chúng ta biết tận dụng vào toán học 
cho trẻ thì rất có hiệu quả, trẻ vừa học vừa chơi. Trẻ học mà không biết mình đang 
học.
 Thông thường thì những hành động thoải mái và có tính khám phá đối với 
trẻ sẽ không đảm bảo cho việc học và việc nhận thức sâu các khái niệm. Ta phải 
tạo điều kiện thuận lợi để tạo môi trường, khuyến khích môi trường tư duy toán 
học ta cần nhận thức được điều gì cho trẻ muốn học. John Holt đã nói “Khi chúng 
ta kích thích sự khát khao khám phá, để nhận thức cái mới của trẻ và dành được 
quyền kiểm soát nó, không cố gắng bắt buộc trẻ phải nhanh hơn và hơn nữa khi 
trẻ đã sẵn sàng thì cả thầy và trò đều cảm thấy thoải mái và tạo được nhiều tiến 
bộ”.

File đính kèm:

  • docxskkn_sang_tao_mot_so_hinh_thuc_gay_hung_thu_cho_tre_5_6_tuoi.docx