SKKN Phối hợp giữa cha mẹ trẻ và giáo viên để nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi B tại Trường Mầm non Hải Trường
Môi trường gia đình ảnh hưởng sâu sắc đến nhân cách của trẻ em. Gia đình là nơi hình thành, phát triển và bồi đắp nhân cách của trẻ em. Gia đình là cầu nối trẻ em với nhà trường và xã hội, và cũng là nơi nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em. Nơi nuôi dạy con trẻ sát nhất là gia đình, tiếp đến là nhà trường và xã hội. Nhân cách con người bắt đầu hình thành từ lúc còn nằm trong bụng mẹ cho đến khi trưởng thành vẫn chưa dừng lại. Lứa tuổi mầm non là giai đoạn quan trọng. Nhân cách mặc dù chưa được thể hiện rõ ràng nhưng thông qua hành vi bắt chước hành động của người lớn, trẻ em bắt đầu thu nhận tất cả các tương tác nhân – sinh – quan để hình thành nhân cách của mình.
Là một giáo viên mầm non nên tôi nhận thấy thực tế, trong môi trường xã hội mà trẻ sống; bên cạnh các mặt tác động tốt, tích cực thì các ảnh hưởng tiêu cực vẫn luôn tồn tại, chứa đựng các yếu tố có thể gây nguy hại đến sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. Dưới những tác động đó kết hợp với đặc điểm hiếu động, thích bắt bắt chước, làm theo của trẻ dần dần trở thành thói quen xấu, tác động tiêu cực đến sự phát triển nhân cách của trẻ.
Năm học 2021-2022 khi được giao nhiệm vụ phụ trách lớp mẫu giáo 5-6 tuổi, qua trò chuyện trao đổi, nắm bắt thông tin của các bậc phụ huynh. Tôi thấy phụ huynh có rất nhiều băn khoăn, lo lắng, vướng mắc trong cách chăm sóc giáo dục trẻ. Đặc biệt trong gia đoạn này cha mẹ trẻ cảm thấy khó khăn trong việc phải làm gì để chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp 1. Hoặc là phải chăm sóc giáo dục trẻ như thế nào trong tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh covid-19. Vậy chúng ta phải phối hợp như thế nào để đạt được hiệu quả tốt nhất, đón được nhiều sự quan tâm của các bậc phụ huynh để giúp trẻ ngày càng phát triển toàn diện. Nhận thức được tầm quan trọng đó nên tôi đã chọn đề tài “ Phối hợp giữa cha mẹ trẻ và giáo viên để nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi B tại trường MN Hải Trường”.
Là một giáo viên mầm non nên tôi nhận thấy thực tế, trong môi trường xã hội mà trẻ sống; bên cạnh các mặt tác động tốt, tích cực thì các ảnh hưởng tiêu cực vẫn luôn tồn tại, chứa đựng các yếu tố có thể gây nguy hại đến sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. Dưới những tác động đó kết hợp với đặc điểm hiếu động, thích bắt bắt chước, làm theo của trẻ dần dần trở thành thói quen xấu, tác động tiêu cực đến sự phát triển nhân cách của trẻ.
Năm học 2021-2022 khi được giao nhiệm vụ phụ trách lớp mẫu giáo 5-6 tuổi, qua trò chuyện trao đổi, nắm bắt thông tin của các bậc phụ huynh. Tôi thấy phụ huynh có rất nhiều băn khoăn, lo lắng, vướng mắc trong cách chăm sóc giáo dục trẻ. Đặc biệt trong gia đoạn này cha mẹ trẻ cảm thấy khó khăn trong việc phải làm gì để chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp 1. Hoặc là phải chăm sóc giáo dục trẻ như thế nào trong tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh covid-19. Vậy chúng ta phải phối hợp như thế nào để đạt được hiệu quả tốt nhất, đón được nhiều sự quan tâm của các bậc phụ huynh để giúp trẻ ngày càng phát triển toàn diện. Nhận thức được tầm quan trọng đó nên tôi đã chọn đề tài “ Phối hợp giữa cha mẹ trẻ và giáo viên để nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi B tại trường MN Hải Trường”.
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Phối hợp giữa cha mẹ trẻ và giáo viên để nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi B tại Trường Mầm non Hải Trường", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Phối hợp giữa cha mẹ trẻ và giáo viên để nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi B tại Trường Mầm non Hải Trường
2 tác chăm sóc giáo dục trẻ, đưa chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ đạt kết quả tốt nhất, giúp cho trẻ có một sự khởi đầu thuận lợi, đặt nền móng cho việc giáo dục trẻ sau này. 3. Đối tượng nghiên cứu: Mục tiêu, nội dung chăm sóc giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi và nội dung phối hợp giữa cha mẹ trẻ và giáo viên. 4. Đối tượng khảo sát thực nghiệm: Phụ huynh và trẻ lớp mẫu giáo 5-6 tuổi B trường mầm non Hải Trường. 5. Phương pháp nghiên cứu. - Phương pháp nghiên cứu (phân tích, tổng hợp tài liệu Internet, tập san, sách báo có liên quan đến đề tài). - Phương pháp quan sát. - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm - Phương pháp thực nghiệm sư phạm - Phương pháp kiểm tra đánh giá. - Phương pháp chứng minh. - Phương pháp cụ thể hóa lý thuyết. 6. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu: - Phạm vi nghiên cứu: Cách thức phối hợp giữa cha mẹ trẻ và cô giáo để nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi. - Kế hoạch nghiên cứu: Nghiên cứu, tìm hiểu thực tế và đưa vào áp dụng tại lớp nẫu giáo 5-6 tuổi B từ tháng 10/2021 đến tháng 4/2022 II. NỘI DUNG 1. Cơ sở lý luận: Đối với ngành học mầm non, phối hợp giữa gia đình và nhà trường là một nhiệm vụ thiết thực, tạo sự liên kết và thống nhất giữa trường mầm non và cha mẹ trẻ về nội dung, phương pháp, cách thức tổ chức nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ ở lớp cũng như ở nhà. Đây là điều kiện thuận lợi để nhà trường thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức khoa học chăm sóc, giáo dục trẻ cho các bậc cha mẹ và cộng đồng nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện cả về thể chất, tinh thần, nhận thức, tình cảm, thẩm mĩ, ngôn ngữ, giao tiếp ứng xử...góp phần thực hiện tốt mục tiêu chăm sóc giáo dục trẻ mà nhiệm vụ năm học đã đề ra. Còn gia đình là một tế bào của xã hội và trẻ được giáo dục nền tảng chính ở trong gia đình. Ông Ragan - Nhà giáo dục Mỹ đã nói: “Nhà trường đầu tiên là gia đình và người thầy đầu tiên là mẹ nên người mẹ rất quan trọng đối với trẻ. Họ thực hiện thiên chức làm mẹ, làm thầy - một trọng trách khó khăn nhưng cao cả”. Và một khi trẻ được học tại trường cùng cô, rồi về nhà học cùng cha mẹ theo một cách thức, quan điểm đã được thống nhất thì chắc chắn kết quả sẽ tốt hơn. 2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu: 2.1. Thuận lợi Hằng năm công tác phối hợp giữa nhà trường - gia đình trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non được nhà trường quan tâm, chú trọng; Ban Giám hiệu nhà trường chỉ đạo sâu sát các nội dung tuyên truyền, phối hợp với cha mẹ trẻ, luôn tạo điều kiện thuận lợi về vật chất, tinh thần để giáo viên thực hiện tốt 4 Giáo viên thông báo về thời gian đưa đón trẻ theo mùa (giờ mùa đông đón trẻ lúc 7h - 8h, mùa hè đón lúc 6h45 đến 7h45p); cách thức và phương án đưa đón trẻ trong thời điểm dịch bệnh xảy ra, các quy định về 5K, quy định về an toàn giao thông trước cổng trường... để phụ huynh nắm và thực hiện, góp phần vào sự an toàn chung của các cháu trong toàn trường. Thống nhất về việc bổ sung đồ dùng, đồ chơi: Vào tháng 3 lớp có hội thi xây dựng môi trường. Để lớp đạt giải cao trong hội thi, thì phụ huynh sẽ hỗ trợ nguyên vật liệu (tre, chai nước giặt, chai dầu gội, hộp sữa bột), ngày công. Tham gia hoạt động chuyên đề của lớp: Trong năm học, lớp sẽ tổ chức 02 chuyên đề có sự tham gia của phụ huynh: chuyên đề làm quen chữ cái cho trẻ và tháng 10 và chuyên đề “Chơi cùng con” vào tháng 4. Lớp sẽ có thông báo đến phụ huynh và mong muốn sự hỗ trợ về tinh thần, cùng tham gia chuẩn bị cho chuyên đề thành công tốt đẹp. Quan trọng nhất là thống nhất về cách phối hợp chăm sóc giáo dục trẻ. Cô nêu ra cách làm: sau mỗi ngày, giáo viên sẽ trao đổi thông tin về các hoạt động giáo dục ở lớp bằng nhiều hình thức khác nhau, có thể qua trao đổi trực tiếp, có thể gián tiếp. Nội dung trao đổi có thể là học chữ gì, số gì, bài hát gì, vẽ gì, cách cầm bút, các kỹ năng.... Mong muốn phụ huynh ôn lại cho các cháu và trao đổi, chia sẽ lại cùng cô để cô nắm được năng lực, khả năng của cháu, từ đó có biện pháp điều chỉnh hoạt động giáo dục phù hợp. Giáo viên và cha mẹ trẻ em cũng sẽ cùng bàn bạc, thống nhất cách thức trao đổi thông tin hai chiều như thế nào để phát huy hết vai trò “cầu nối” giữa cha mẹ trẻ và giáo viên. Lớp có thể thành lập 2 nhóm trao đổi thông tin qua Zalo hoặc Facebook, trong đó một nhóm gồm toàn bộ cha mẹ trẻ và giáo viên và một nhóm chỉ có cha mẹ trẻ. Trong nhóm chỉ có cha mẹ trẻ thì ban đại diện mà cụ thể là người trưởng ban sẽ có nhiệm vụ tổ chức các cuộc trao đổi và thu thập nguyện vọng của cha mẹ trẻ để phản ánh lại với giáo viên, đặc biệt là những vấn đề tế nhị mà cha mẹ trẻ không thể trực tiếp phản ánh đến giáo viên. Qua thống nhất các hoạt động phối hợp giữa giáo viên và cha mẹ trẻ tôi thấy cha mẹ trẻ tham gia thảo luận sôi nổi, đóng góp được nhiều ý kiến hay. Sau đó việc triển khai các hoạt động được phụ huynh hưởng ứng và tham gia tích cực; Việc trao đổi thông tin hai chiều cũng thường xuyên hơn, giúp tôi và giáo viên chủ nhiệm cùng lớp rất thuận tiện trong việc tổ chức cũng như điều chỉnh kế hoạch dạy học phù hợp. 3.2. Hướng dẫn và phối hợp với cha mẹ trẻ về nội dung chăm sóc giáo dục trẻ Với mục đích giúp cha mẹ trẻ biết được các hoạt động các con được học ở trường trong ngày, biết được mức độ hiểu biết của con mình, qua đó có phương pháp, cách thức giáo dục trẻ tại nhà phụ hợp, làm cho quá trình phối hợp giáo dục của cha mẹ trẻ và giáo viên trở nên nhịp nhàng hơn. Có nhiều cách thức hướng dẫn, phối hợp với cha mẹ trẻ khác nhau. Để đạt được hiệu quả cao, tôi đã phối hợp nhịp nhàng, đan xen các hình thức trao đổi sau với cha mẹ trẻ như sau: Thứ nhất, qua trao đổi trực tiếp trong giờ đón/trả trẻ. Trong giờ đón trẻ, sau khi hướng dẫn trẻ tự cất mũ, túi xách, giày dép 6 như: gim bảng tin, nhắc hẹn, bình chọn, tôi đã tiến hành trao đổi và xin ý kiến đồng thuận của phụ huynh về công tác chăm sóc giáo dục trẻ một cách nhanh chóng và thuận tiện. Cứ đầu tuần tôi sẽ chia sẻ lên kế hoạch tuần, kết quả cân đo, theo dõi sức khỏe trẻ để các phụ huynh được biết. Tôi cũng thường xuyên chia sẻ các kênh thông tin, nguồn tài liệu giáo dục chính thống cho các bậc phụ huynh như: giới thiệu các chương trình học cùng con trên VTV7, chương trình chuyện kể của những chú cừu, những phim hoạt hình ngắn, những câu chuyện mẹ kể bé nghe, những kiến thức về chăm sóc sức khỏe, phòng bệnh cho trẻ... Ngoài ra, tôi còn tự mình làm các video hướng dẫn cha mẹ trẻ một số nội dung về chăm sóc, giáo dục trẻ rồi chia sẻ lên nhóm, lên trang Wed, lên Youtube. Tuy nhiên để khai thác hiệu quả trao đổi thông tin hai chiều, tôi thường khuyến khích, vận động cha mẹ trẻ chụp ảnh, quay video trẻ vui chơi, học tập ôn luyện tại nhà gửi lên nhóm lớp lan tỏa tinh thần đến các cha mẹ trẻ khác và đồng thời cũng là cách vận động cha mẹ trẻ quan tâm đến việc chăm sóc giáo dục trẻ, dành thời gian chơi với con, tham gia trao đổi thông tin hai chiều với giáo viên. Trong giờ nghĩ trưa hoặc buổi tối tôi cũng thường xuyên gửi một số hình ảnh hoạt động ở lớp để cha mẹ trẻ thấy rõ ở lớp trẻ được học tập, vui chơi, ăn ngũ theo đúng kế hoạch, chương trình để phụ huynh yên tâm khi đưa trẻ đến trường và thay đổi cách nhìn nhận về việc giáo dục ở trường mầm non. Mặt khác, để đáp ứng yêu cầu dạy học trong thời kỳ dịch bệnh phức tạp, với phương châm “nghĩ dịch nhưng không nghĩ học”, tôi đã cùng giáo viên trong lớp làm những video hướng dẫn các hoạt động giáo dục trọng tâm để bổ 8 muốn các cháu có môi trường học tập phong phú về học liệu, việc phối hợp với phụ huynh làm đồ dùng đồ chơi cho các cháu cũng là nhiệm vụ quan trọng của người giáo viên. Chính vì thế tôi đã lựa chọn, khai thác lợi thế của địa phương, điểm mạnh của cha mẹ trẻ như làm các đồ dùng đồ chơi từ tre như các đồ chơi ngoài trời: cầu khỉ, thang leo và các đồ chơi dân gian. Hoặc có cha mẹ trẻ là thợ mộc thì có thể phối hợp để làm các đồ chơi bằng gỗ như bập bênh, bàn bi lắc... Nhằm xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Lớp được phân công trồng và chăm sóc luống rau ở vườn rau của bé. Đầu năm tôi bàn bạc, thống nhất với cha mẹ trẻ sẽ ủng hộ ngày công làm giàn rau và cung cấp phân bón, giống cây, còn giáo viên và trẻ sẽ trồng, chăm sóc. Phụ huynh phối hợp làm vườn rau của bé Đồng thời, tôi cũng đã tranh thủ các phụ huynh có khả năng trong huy động sự hỗ trợ của các mạnh thường quân, các bà con xa quê có điều kiện về kinh tế để hỗ trợ về vật chất, tinh thần... Tôi trực tiếp trao đổi với phụ huynh đó về thực tế cũng như kế hoạch xây dựng môi trường của lớp. Để phụ huynh đứng ra vận động sự ủng hộ. Đặc biệt tôi luôn ghi nhận hết tất cả những đóng góp của cha mẹ trẻ từ công sức đến hiện vật bằng cách ghi lại hình ảnh để cảm ơn và tuyên truyền công tác phối hợp qua trang Wed của trường, zalo, facebook. 4. Kết quả thực hiện Sau khi áp dụng hiệu quả “Một số biện pháp phối hợp với cha mẹ trẻ để nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ 5 - 6 tuổi B tại trường mầm non Hải Trường” đã đạt những kết quả đáng khích lệ như sau: 4.1. Đối với giáo viên Giáo viên tạo được sự thống nhất, đồng thuận cao của cha mẹ trẻ trong thực hiện nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ. Được cha mẹ trẻ tin tưởng, ủng hộ và đánh giá cao. 10 Đồng thời giáo viên phải lựa chọn, sử dụng kết hợp nhiều hình thức trao đổi, chia sẻ thông tin với cha mẹ trẻ. Trong quá trình tuyên truyền, phối hợp giáo viên cần lựa chọn những nội dung cần thiết, gần gũi để chia sẻ với các bậc phụ huynh. Đặc biệt cần phải tạo được sự gần gũi, tin tưởng để cha mẹ trẻ sẵn sàng, cởi mở trong chia sẻ các vấn đề về chăm sóc, giáo dục trẻ. Phối hợp với các bậc cha mẹ trẻ sẽ tạo nên nguồn lực vật chất và tinh thần, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ đồng thời qua. Từ đó khuyến khích cha mẹ trẻ tự giác vận dụng hợp lý các kiến thức và việc chăm sóc giáo dục trẻ tại nhà. 2. Kiến nghị, đề xuất Nhà trường cần quan tâm, tổ chức nhiều hơn nữa các hoạt động tập thể có sự tham gia của các bậc phụ huynh. Cha mẹ của trẻ nên sắp xếp thời gian thường xuyên trao đổi với giáo viên, tham gia vào các hoạt động ở trường, lớp một cách đầy đủ. Dành thời gian để chơi và học cùng trẻ tại nhà. Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm “ Phối hợp giữa cha mẹ trẻ và giáo viên để nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi B tại trường MN Hải Trường”. Tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của các cấp lãnh đạo, các bạn đồng nghiệp để tôi thực hiện đề tài tốt hơn. Xin chân thành cảm ơn! Hải Trường, ngày tháng 5 năm 202 XÁC NHẬN Tôi xin cam đoan đây giải pháp của mình viết, CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ không sao chép nội dung của người khác. Người viết Nguyễn Thị Phương Thúy Nguyễn Thị Lan Hà
File đính kèm:
- skkn_phoi_hop_giua_cha_me_tre_va_giao_vien_de_nang_cao_chat.doc