SKKN Phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động làm quen văn học
Đề tài của tôi cũng được nhiều người nghiên cứu, tuy mỗi người, mỗi vùng miền có một cách áp dụng khác nhau. Do vậy các biện pháp tôi đưa ra áp dụng cũng không thể giống nhau, các biện pháp đều đảm bảo tính mới, tính sáng tạo như. Tôi luôn thay đổi các hình thức gây hứng thú đối với trẻ, phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở mọi hoạt động. Muốn thực hiện tốt điều này đòi hỏi người giáo viên phải tích cực sáng tạo ra cái mới, đồ dùng phải phong phú, tuyên truyền phối hợp với các bậc phụ huynh để năng cao ngôn ngữ cho trẻ, với những điểm mới đó giúp trẻ phát triển ngôn ngữ tốt hơn, luôn kích thích sự hứng thú, tò mò và tích cực tham gia vào hoạt động.
Tôi đã áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy. Sử dụng những hình ảnh, những video sinh động, đẹp mắt giúp trẻ hứng thú và luôn lấy trẻ làm trung tâm.
Tôi đã áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy. Sử dụng những hình ảnh, những video sinh động, đẹp mắt giúp trẻ hứng thú và luôn lấy trẻ làm trung tâm.
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động làm quen văn học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động làm quen văn học
1.PHẦN MỞ ĐẦU 1.1. Lí do chọn đề tài. Văn học đối với trẻ là một thế giới kỳ diệu đầy cảm xúc. Như chúng ta đã biết văn học tác động vào con người ngay từ khi còn nằm trong nôi khi được nghe tiếng ru à ơi của mẹ, tiếng thủ thỉ của bà kể những câu truyện cổ tích, những bài ca dao đồng dao mang nặng tình yêu về quê hương, gia đình, đất nước. Tâm hồn trẻ ngây thơ trong sáng, luôn luôn vui vẻ cho nên tiếp xúc với văn học là nhu cầu không thể thiếu với trẻ. Qua những bài ca dao, câu chuyện, bài thơ là tấm gương mẫu mực về lời ăn tiếng nói cho trẻ học tập, là phương tiện hữu hiệu trong việc giáo dục trẻ lòng yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước, tình yêu mến bạn bè với những người thân thiết, biết được việc làm tốt, biết yêu cái đẹp, cái thiện, ghét cái ác, phê phán những việc làm xấu, kính yêu Bác Hồ, thật thà, ngoan ngoãn, là phương tiện hình thành các phẩm chất đạo đức trong sáng cho trẻ thơ Việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non được xem là một trong những hoạt động quan trọng, nhất là đối với trẻ 5-6T, độ tuổi này cần được trang bị kho tàng ngôn ngữ và vốn từ phong phú để bước sang một cấp học mới với đầy sự tự tin và phấn khởi, trong số đó, làm quen tác phẩm văn học là một trong những hoạt động phát triển ngôn ngữ rất được yêu thích ở trường lớp mầm non Thông qua hoạt động làm quen với tác phẩm văn học sẽ giúp trẻ dễ dàng tiếp cận với các môn học khác như : Môn toán, môn tạo hình, chữ cái, môn âm nhạc ...đặc biệt cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học trẻ sẽ giúp trẻ phát triển vốn từ, luyện phát âm và dạy trẻ nói đúng ngữ pháp tiếng việt Hiểu được tầm quan trọng đó, bản thân tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động làm quen văn học” nhằm giúp các bé có được một môi trường hoạt động tích cực, giúp cho trẻ mở rộng vốn từ một cách chủ động, luyện phát âm, phát triển khả năng biểu đạt, giao tiếp trẻ biết trình bày ý kiến, suy nghĩ, tự tin khi kể về một sự vật hay sự kiện nào đó bằng chính ngôn ngữ của mình. 1.2. Điểm mới của đề tài. Đề tài của tôi cũng được nhiều người nghiên cứu, tuy mỗi người, mỗi vùng miền có một cách áp dụng khác nhau. Do vậy các biện pháp tôi đưa ra áp dụng cũng không thể giống nhau, các biện pháp đều đảm bảo tính mới, tính sáng tạo như. Tôi luôn thay đổi các hình thức gây hứng thú đối với trẻ, phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở mọi hoạt động. Muốn thực hiện tốt điều này đòi hỏi người giáo viên phải tích cực sáng tạo ra cái mới, đồ dùng phải phong phú, tuyên truyền phối hợp với các bậc phụ huynh để năng cao ngôn ngữ cho trẻ, với những điểm mới đó giúp trẻ phát triển ngôn ngữ tốt hơn, luôn kích thích sự hứng thú, tò mò và tích cực tham gia vào hoạt động. - 2 - (Tổng số 20 trẻ: 10 trẻ nam/10 trẻ nữ) Số trẻ đạt Số trẻ chưa đạt Nội dung Tổng % Tổng % Vốn từ của trẻ, nói nhiều câu có nghĩa đầy đủ, phân biệt được ý nghĩa một số từ. 5 25% 15 75% Kinh nghiệm sống của trẻ, trẻ hứng thú tham gia học, phát biểu, kể chuyện, đọc thơ,ca dao và đóng kịch. 4 20% 16 80% Trẻ kể chuyện, đọc thơ, ca dao theo trí nhớ 5 25% 15 75% Trẻ đã tham gia đóng kịch thể hiện vai diễn của mình 2 10% 18 90% Trẻ phát âm chính xác , mạch lạc, ít sử dụng ngôn ngữ địa phương 6 30% 14 70% 2.2: Các biện pháp 2.2.1. Làm tốt công tác tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ: Phải nói rằng việc tự học hỏi để nâng cao năng lực, kỹ năng nghề nghiệp là điều đặt lên hàng đầu cho mỗi giáo viên. Hiểu rõ điều đó, bản thân tôi đã tranh thủ mọi cơ hội, điều kiện có thể để tìm tòi, học hỏi, sáng tạo bằng nhiều cách khác nhau: Tham quan trường bạn, dự giờ, tìm hiểu qua sách, báo, các phương tiện thông tin đại chúng đặc biệt mạng internet là một kênh thông tin phong phú để tôi khám phá tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm cho bản thân. Luôn nắm vững đặc điểm tâm sinh lý độ tuổi của trẻ để có các phương pháp tác động phù hợp, kích thích tính tò mò, hứng thú ở trẻ. Nghiên cứu chương trình GDMN để nắm vững mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục phù hợp với từng độ tuổi. Tham gia đầy đủ các buổi sinh hoạt chuyên đề của trường, của phòng, của sở, của Bộ GD&ĐT. Tham gia lớp học nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đặc biệt nghiên cứu kỹ các tài liệu bồi dưỡng “ Tăng cường tiếng việt cho trẻ mầm non người dân tộc thiểu số”. Đây được xem như là kim chỉ nam để tôi mạnh dạn áp dụng trong việc ”Phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động làm quen văn học” cho trẻ 5-6 tuổi tại trường. - 4 - - Hàng tháng tuyên truyền với phụ huynh về các câu chuyện sáng tạo, bài thơ, ca dao theo chủ đề. Qua đó phụ huynh thấy ngôn ngữ của trẻ được phát triển như thế nào và có biện pháp kích thích sự phát triển ngôn ngữ cho trẻ tại gia đình, và huy động phụ huynh thu gom nguyên vật liệu tự tạo để làm đồ dùng dạy học như đá cuội, tre Tôi sử dụng 1 mảng tường ở ngoài cửa lớp để làm bảng tuyên truyền với phụ huynh về chương trình dạy trẻ theo chủ đề và thay tin hàng tuần để phụ huynh biết và phối hợp với giáo viên rèn luyện thêm ở nhà. Ví dụ: Tôi cung cấp một số bài đồng dao để các bậc phụ huynh cùng học với trẻ để trẻ được đọc từ chính xác không bị nói ngọng. Tôi trao đổi với phụ huynh về những câu chuyện, bài thơ trẻ được học ở trường, yêu cầu phụ huynh về nhà cùng đọc với trẻ và cho trẻ kể lại câu chuyện đó hoặc kích thích trẻ kể lại câu chuyện. Như vậy ngôn ngữ của trẻ phát triển một cách phong phú và đa dạng. + Tôi tổ chức 1 cuộc họp, qua cuộc họp đó tôi trao đổi với phụ huynh những cháu nói ngọng như cháu Nhật Huy, Văn Dũng...những cháu nhút nhát ...Để phối hợp cùng với gia đình giúp cháu phát âm chuẩn hơn, mạnh dạn hơn, bên cạnh những cháu phát âm còn ngọng thì tôi cũng nêu ra hhững cháu mạnh dạn năng động trong các hoạt động như kể chuyện , đọc thơ như : Bảo Trâm, Quỳnh Nhung, Ngọc Hòa để phát huy tính tích cực của các cháu. 2.2.4: Tổ chức các hoạt động làm quen tác phẩm văn học vào mọi thời điểm a.Trong tiết học Trong khi dạy trẻ đọc một bài thơ, hoặc kể một câu chuyện dạy cho trẻ trước hết phải hiểu được nội dung, xác định được thể loại thơ truyện, phải hiểu được tâm trạng của tác giả miêu tả gì ? Và câu chuyện gửi gắm điều gì ? Đặt những câu hỏi mở kích thích trẻ suy nghĩ, tư duy Ví dụ khi dạy về chủ đề thế giới động vật qua bài thơ “ Ong và bướm ” Cô có thể sử dụng vật thật ( con ong, con bướm ).hoặc chuẩn bị tranh, ảnh, cô cho trẻ trực tiếp quan sát, “Con ong, con bướm đậu trên bông hoa hồng ”. Hỏi trẻ những câu hỏi như: bài thơ nói về điều gì? Qua bài thơ các con học được điều gì? (Không ham chơi la cà như bướm), nếu ham chơi la cà như bướm thì sẽ gặp chuyện gì? (Bị kẻ xấu bắt đi) - Khi cô cho trẻ đọc bài thơ này, cô luyện cho trẻ phát âm đúng rõ ràng có nhịp điệu các âm l, n, x,s Tập cho trẻ luyện phát âm thường xuyên liên tục, tập phát âm từ từ, không nên nóng vội. Cô nên chú ý đến những trẻ nói ngọng, nhút nhát, phát âm địa phương nên động viên khuyến khích để trẻ tự tin, khi trẻ phát âm, nếu trẻ phát âm sai cô không nên cười giễu cợt trẻ, nếu trẻ không phát âm đúng cô có thể luyện cho trẻ ở mọi lúc, mọi nơi, nếu cô cứ bắt ép trẻ phải phát âm đúng ngay, thì trẻ sẽ bị ức chế, - 6 - - Hoặc ở các trò chơi dân gian tôi phát triển ngôn ngữ cho trẻ bằng cách tổ chức cho trẻ chơi và đọc các bài ca dao, đồng dao như dung dăng dung dẻ, lộn cầu vồng, kéo cưa lừa xẻ, nu na nu nống, thông qua các bài ca dao, đồng dao trẻ biết thêm nhiều từ vựng, các mối quan hệ, các quy tắc xã hội như rửa tay sạch, chào hỏi, thưa gửi - Đến giờ lau mặt, rửa tay cho trẻ, tôi cho trẻ đọc bài thơ “Giữ tay cho sạch” qua đó giúp trẻ có ý thức khi đi rửa tay, trẻ cũng được làm quen với từ “Sạch ” và trẻ biết được khi rửa sạch tay là như thế nào ? Và vốn từ ngôn ngữ của trẻ ngày càng được tăng thêm. - Trong giờ hoạt động vui chơi cô cho trẻ về góc xem tranh truyện, cho trẻ tập kể chuyện sáng tạo theo tranh, cho trẻ thi đua đọc các bài thơ mà trẻ thích từ đó ngôn ngữ của trẻ được phát triển mạnh mẽ theo thời gian .. - Đến giờ ăn cơm trưa, trong khi chờ cô xơi cơm cô cho trẻ đọc bài thơ “Giờ ăn trưa” cô cung cấp cho trẻ một số từ mới về thực phẩm, như là hôm nay cả lớp ăn cơm với món gì? Thịt gì ? Canh rau gì? Khi cô hỏi trẻ được trả lời, vốn từ ngôn ngữ của trẻ ngày càng phong phú hơn. Qua đó cô giáo dục trẻ khi ăn cơm không được rơi vãi, đổ ra bàn ăn, và phải ăn hết xuất của mình. - Vào giờ ngủ trưa, trước khi ngủ cô cho trẻ đọc bài thơ “Giờ đi ngủ” qua bài thơ trẻ có ý thức không nói chuyện trong khi ngủ. - Cô nên tận dụng mọi lúc, mọi nơi để cho trẻ làm quen tiếp cận với văn học đến góc “khu vườn cổ tích” cô cho trẻ quan sát các tranh ảnh, chữ to, khổ to để trẻ có điều kiện làm quen với văn học , từ đó sẽ hình thành biểu tượng chữ cái ban đầu cho trẻ, vốn từ ngôn ngữ của trẻ ngày càng phát triển phong phú và đa dạng hơn. 2.2.5: Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua hoạt động kể chuyện sáng tạo, đọc thơ diễn cảm Việc cho trẻ kể chuyện sáng tạo, đọc thơ sáng tạo và chơi trò chơi đóng kịch có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Nó không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển ngôn ngữ mà còn thúc đẩy sự phát triển xúc cảm, tình cảm thẩm mĩ ở trẻ a. Kể chuyện sáng tạo - Qua sự tưởng tượng phong phú và những câu trả lời thông minh dí dỏm, hồn nhiên ngây thơ của trẻ. Thông qua tình cảm, tình yêu đối với con người, với thiên nhiên đã giúp trẻ sáng tạo ra những câu chuyện hay hấp dẫn mang đầy kịch tính qua các hoạt động kể chuyện sáng tạo. Vào thời gian đầu của năm học tôi đã cho trẻ làm quen với việc kể chuyện sáng tạo qua tranh ảnh, bằng cách cô kể phần đầu, yêu cầu trẻ tưởng tượng sáng tạo phần tiếp theo và kết thúc câu chuyện. - VD: Cô và trẻ cùng nghĩ ra một câu chuyện cổ tích “ Ngày sinh nhật của thỏ” Thông qua bức tranh có nhiều nhân vật như: Thỏ, Sóc, Tôi tiến hành kể đoạn đầu và - 8 -
File đính kèm:
- skkn_phat_trien_ngon_ngu_cho_tre_5_6_tuoi_thong_qua_hoat_don.docx