SKKN Những kinh nghiệm giúp trẻ 5 tuổi làm quen chữ cái ở Trường Mầm non Ba Vì
Trong quá trình thực hiện đề tài, bản thân tôi còn gặp rất nhiều khó khăn, đa số cháu là trẻ dân tộc thiểu số, các cháu còn nhầm lẫn giữa tiếng Việt và tiếng dân tộc Dao, nhiều cháu còn nói ngọng nói lắp, nhận thức của trẻ chênh lệch nhau nên việc truyền thụ kiến thức gặp rất nhiều khó khăn, bên cạnh đó phụ huynh trẻ chủ yếu là nông dân lao động người dân tộc Dao và một số người còn không biết chữ vì vậy để nhận được sự hợp tác của phụ huynh là rất khó. Mặc dù trường đã bổ sung thêm về cơ sở vật chất cũng như đầu tư về chuyên môn nhưng cũng chưa thực sự đáp ứng đủ so với nhu cầu học tập của hoạt động “làm quen chữ cái”. Đó là nỗi băn khoăn, trăn trở, lo lắng của tôi khi sau tiếp nhận lớp. Từ những lo lắng đó tôi đã suy nghĩ tìm tòi, học hỏi sưu tầm những bài học những trò chơi, những kinh nghiệm từ sách báo, từ tài liệu tham khảo, từ bạn bè đồng nghiệp nhằm giúp trẻ làm quen tốt với môn học làm quen chữ cái. Do đó tôi xin mạnh dạn trao đổi cùng chị em đồng nghiệp dưới dạng đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “Những kinh nghiệm giúp trẻ 5 tuổi làm quen chữ cái”.
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Những kinh nghiệm giúp trẻ 5 tuổi làm quen chữ cái ở Trường Mầm non Ba Vì", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Những kinh nghiệm giúp trẻ 5 tuổi làm quen chữ cái ở Trường Mầm non Ba Vì

Những kinh nghiệm giúp trẻ 5 tuổi làm quen chữ cái Trong quá trình thực hiện đề tài, bản thân tôi còn gặp rất nhiều khó khăn, đa số cháu là trẻ dân tộc thiểu số, các cháu còn nhầm lẫn giữa tiếng Việt và tiếng dân tộc Dao, nhiều cháu còn nói ngọng nói lắp, nhận thức của trẻ chênh lệch nhau nên việc truyền thụ kiến thức gặp rất nhiều khó khăn, bên cạnh đó phụ huynh trẻ chủ yếu là nông dân lao động người dân tộc Dao và một số người còn không biết chữ vì vậy để nhận được sự hợp tác của phụ huynh là rất khó. Mặc dù trường đã bổ sung thêm về cơ sở vật chất cũng như đầu tư về chuyên môn nhưng cũng chưa thực sự đáp ứng đủ so với nhu cầu học tập của hoạt động “làm quen chữ cái”. Đó là nỗi băn khoăn, trăn trở, lo lắng của tôi khi sau tiếp nhận lớp Từ những lo lắng đó tôi đã suy nghĩ tìm tòi, học hỏi sưu tầm những bài học những trò chơi, những kinh nghiệm từ sách báo, từ tài liệu tham khảo, từ bạn bè đồng nghiệp nhằm giúp trẻ làm quen tốt với môn học làm quen chữ cái Do đó tôi xin mạnh dạn trao đổi cùng chị em đồng nghiệp dưới dạng đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “Những kinh nghiệm giúp trẻ 5 tuổi làm quen chữ cái” 2. Mục đích nghiên cứu Giúp trẻ nhận biết, phân biệt và phát âm đúng 29 chữ cái Tiếng Việt; Trẻ nhận biết và phân biệt rõ ràng các nét chữ; Bước đầu trẻ có kỹ năng “viết” chữ theo kiểu chữ viết thường; Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ tạo tiền đề cho trẻ học tốt môn Tiếng Việt trong trường tiểu học 3. Đối tượng nghiên cứu: Các biện pháp giáo dục trẻ làm quen với chữ cái tiếng Việt trong trường mầm non. 4. Đối tượng khảo sát, thực nghiệm: Lớp 5 tuổi trong trường mầm non Ba Vì 5. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu lý luận; Phương pháp thực nghiệm; Phương pháp quan sát; Phương pháp trao đổi, trò chuyện; Phương pháp động viên khuyến khích; Phương pháp nghiên cứu hồ sơ; Phương pháp nghiên cứu sản phẩm của trẻ. 6. Phạm vi và thời gian nghiên cứu: * Phạm vi: Đề tài được thực hiện tại lớp 5 tuổi khu Hợp Nhất trường Mầm non Ba Vì * Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 9 năm 2018 đến tháng 5 năm 2019. Củng cố và thực hiện cho các năm tiếp theo. II. NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: 1. Cơ sở lý luận 2/20 Những kinh nghiệm giúp trẻ 5 tuổi làm quen chữ cái tổ chức hoạt động giáo dục mầm non, tạo mọi điều kiện giúp tôi những nguyên vật liệu để làm đồ dùng dạy học và đồ chơi của các cháu. Có đủ đồ dùng phục vụ cho các hoạt động. Lớp được trang bị cơ sở vật chất, có đủ các góc cho trẻ hoạt động. Bố trí các góc phù hợp, dễ lấy đồ dùng, tạo nhiều thuận lợi cho trẻ chơi. Tôi là một giáo viên nắm vững phương pháp, có trình độ trên chuẩn, sớm được tiếp cận với các hoạt động giáo dục mầm non mới, được tham gia vào các lớp học bồi dưỡng chuyên môn của phòng giáo dục, nhà trường, giúp cho giáo viên sáng tạo trong cách tổ chức hoạt động dạy và học cho trẻ. Bản thân tôi được phân công dạy lớp mẫu giáo lớn nhiều năm, được tiếp thu, tích luỹ nhiều kinh nghiệm nên việc cho trẻ làm quen chữ cái có hiệu quả. Trẻ ngoan, đa số cháu đi học đều. Qua khảo sát chất lượng đầu năm trẻ tại lớp, tôi thấy trẻ đã nghe, nói, hiểu thông thường, biết trả lời một số câu hỏi của cô đưa ra. 2.3. Khó khăn Trẻ lớp tôi đa số nói tiếng địa phương nên việc phát âm các âm vị chưa chính xác, một số trẻ còn nói ngọng, trẻ ít hứng thú làm quen chữ cái. Đa số trẻ là trẻ dân tộc thiểu số và khả năng của trẻ còn kém do đó việc làm quen với chữ cái còn gặp nhiều khó khăn trong việc hướng dẫn nhận biết phân biệt các chữ cái Vốn từ của trẻ còn nghèo nàn, hiểu biết về thế giới xung quanh của trẻ còn hạn chế, khả năng tiếp thu kiến thức còn chậm Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy, chăm sóc giáo dục trẻ được đầu tư đầy đủ, nhưng nhiều khi vẫn chưa đáp ứng đủ theo yêu cầu và điều kiện cho việc chăm sóc, giáo dục trẻ học chữ cái. Bên cạnh đó các tài liệu về dạy trẻ làm quen chữ cái còn ít nên giáo viên chúng tôi có ít tài liệu để tham khảo và học tập Đa số phụ huynh là người dân tộc thiểu số ít giao tiếp, tỷ lệ phụ huynh chưa biết chữ còn cao nên những kiến thức để giúp đỡ trẻ làm quen chữ cái còn thấp. Nhiều phụ huynh còn chưa quan tâm đến việc dạy con học chữ tuy nhiên một số phụ huynh khác lại quá kỳ vọng vào khả năng của con dẫn đến áp lực cho cả cô và trẻ Bản thân tôi không phải là giáo viên người bản địa, cư trú ở xa nên việc trao đổi với phụ huynh ngoài giờ lên lớp là rất ít, bên cạnh đó vì chưa thông thạo tiếng Dao nên để trao đổi với phụ huynh, với trẻ cũng là một khó khăn 2.4. Số liệu điều tra trước khi thực hiện 4/20 Những kinh nghiệm giúp trẻ 5 tuổi làm quen chữ cái Bản thân tôi đã tìm ra giải pháp khắc phục đó là chuẩn bị đầy đủ đồ dùng cho cô và trẻ vì đặc điểm lứa tuổi của trẻ là suy nghĩ trực quan hình tượng nên trẻ ghi nhớ những gì gây ấn tượng mạnh và liên quan trực tiếp với trẻ sẽ hấp dẫn và thu hút trẻ. Chính vì vậy khi dạy trẻ làm quen chữ cái tôi đã chuẩn bị cho mỗi trẻ một thẻ tên của mình để trẻ dễ dàng hơn khi học chữ cái, vì đồ dùng trực quan là yếu tố đầu tiên quyết định kết quả của hoạt động. Tôi luôn chủ động tìm tòi những đồ dùng phù hợp với bài dạy, đảm bảo an toàn cho trẻ. VD1: Khi dạy trẻ làm quen chữ cái V, R Để gây sự hứng thú khi vào bài với trẻ, tôi đã đưa ra câu đố: Cong cong như thể cây cung Bảy màu lấp lánh lung linh giữa trời Là gì? (cầu vồng) Khi trẻ đã nhận ra đáp án của câu đố, tôi sẽ trình chiếu hình ảnh cầu vồng có cụm từ “cầu vồng” trên máy chiếu để giúp trẻ tri giác một cách tốt nhất. Qua hình ảnh cầu vồng trẻ hiểu hơn về một hiện tượng tự nhiên độc đáo và đặc biệt là trẻ được ôn lại những chữ cái đã học và được làm quen với chữ cái mới là chữ V trong cụm từ theo hình thức trẻ lên tìm và đọc các cái đã học trên màn hình powerpoint, khi trẻ chỉ và đọc đúng tên chữ cái nào thì chữ cái đó sẽ lùi lại phía sau. Khi sử dụng hình thức này tôi nhận thấy trẻ rất hứng thú và tích cực hoạt động hơn, cùng với phương pháp đó tôi còn cung cấp kiến thức về chữ cái V như: Cấu tạo, cách phát âm, các kiểu chữ V Từ đó giúp trẻ nhận biết, phân biệt chữ V với các chữ cái khác. Khi cung cấp kiến thức về chữ R tôi lại sử dụng một phương pháp khác. Tôi chuẩn bị một bức ảnh của cháu “Quỳnh Trang” trong lớp, tên của cháu có chứa chữ cái R nên rất thích hợp để thu hút trẻ vào bài, bản thân trẻ được cô chọn đã rất thích thú với hình thức này vì thấy hình ảnh của mình được bạn bè khen ngợi, bên cạnh đó những trẻ khác trong lớp cũng rất háo hức vì không biết trong tên của mình có chứa chữ cái giống của bạn hay không. Hình ảnh Cháu Quỳnh Trang trong giờ học chữ V, R 6/20 Những kinh nghiệm giúp trẻ 5 tuổi làm quen chữ cái của các chữ: Chữ Ă có thêm dấu trăng khuyết nhỏ trên đầu nét cong tròn, chữ Â có thêm dấu mũ nhỏ trên đầu nét cong tròn. - Có những nhóm chữ có đặc điểm cấu tạo là những nét giống nhau nhưng vị trí các nét khác nhau tạo ra các chữ cái khác biệt như: Nhóm b,d, đ; nhóm p, q. Vì vậy tôi đặc biệt chú ý đến những nhóm chữ cái này. Tôi sử dụng những hình ảnh có chứa những cụm từ trong đó chứa chữ cái trẻ học. VD2: Nhóm chữ b, d, đ với hình ảnh con bò, con dê, con đà điểu Trong hình ảnh con bò có chứa cụm từ “con bò” và yêu cầu trẻ tìm chữ cái b trong cụm từ này và đọc to chữ cái đó. Khi giới thiệu về chữ d, tôi yêu cầu trẻ tìm trong cụm từ “con dê” chữ cái giống chữ b và nói cấu tạo của chữ đó, nó có điểm gì giống và khác chữ b? Sau đó tôi mới trình chiếu hình ảnh về cấu tạo của chữ b, d, đ trên powepoir để trẻ dễ dàng nhận ra - Muốn thay đổi tâm thế của trẻ tôi đan xen giữa các hoạt động để phù hợp với nguyên tắc “động-tĩnh” giúp trẻ hứng thú và bớt nhàm chán. Tôi đan xen các trò chơi động như “Cướp cờ” “Hoa tìm lá, lá tìm hoa”những trò chơi tích hợp vận động giúp trẻ hào hứng hơn nhưng vẫn củng cố rất sâu sắc về kiến thức trẻ vừa học. Hình ảnh Trẻ chơi cướp cờ - Để trẻ dễ dàng phân biệt các chữ hơn, tôi sử dụng trò chơi “Xúc xắc” để giúp trẻ phân biệt nhanh các chữ cái trẻ vừa học, quân xúc xắc chứa chữ cái trẻ vừa học, khi cô tung xúc xắc, mặt chữ cái nào lật lên phía trên trẻ sẽ tìm bông hoa chứa chữ cái tương ứng giơ lên và đọc to chữ cái đó. Khi ôn luyện củng cố kiến thức cho trẻ tôi dùng hình thức cho trẻ tự “viết” chữ qua trò chơi “Tập làm ông đồ”. Trong khi chơi, trẻ sẽ dùng bút lông chấm mực vẽ và viết lên giấy những chữ cái theo yêu cầu của cô và phải trả lời được mình đã “viết” chữ gì, chữ đó có cấu tạo như thế nào? Qua những hình thức sinh 8/20 Những kinh nghiệm giúp trẻ 5 tuổi làm quen chữ cái 4.2Biện pháp 2: Sử dụng những nguyên vật liệu gần gũi, thân thiện tạo môi trường chữ cái phong phú - Trẻ học chữ trong môi trường ngôn ngữ sẽ tận dụng triệt để ưu thế ghi nhớ vô thức của chúng.Tôi hiểu rằng, trong cuộc sống, mọi lúc mọi nơi đều có lời nói, vậy nên tôi đã tạo môi trường mọi lúc mọi nơi đều có chữ viết. Từ trong lớp, ngoài lớp, đến cầu thangtôi đều tạo môi trường chữ cái cho trẻ. - Tạo góc học tập mới hấp dẫn trẻ: Tôi luôn thay đổi, học xong chữ cái nào tôi viết 4 kiểu chữ (viết thường, viết hoa, in thường, in hoa) treo ở góc học tập để trẻ thường xuyên được củng cố lại. Đặc biệt tại góc học tập, tôi dán chữ “Bé cùng làm quen chữ cái” và tôi lựa chọn cắt dán để phù hợp với chủ điểm. Ví dụ như chủ điểm giao thông, tôi sử dụng giấy bìa cắt dán thành hình ô tô, máy bay với kích thước to sau đó cho trẻ vẽ, cắt dán hoặc sưu tầm họa báo tranh ảnh về các loại phương tiện giao thông sau đó cho trẻ cắt các chữ cái g, y cho trẻ dán chữ cái dưới các loại tranh ảnh theo sự hướng dẫn của cô giáo như máy bay thì trẻ dán chữ y, đường sắt thì dán chữ g Hoặc cô giáo vẽ các hình ảnh bài thơ “Cô dạy con” cô giáo viết chữ in thường hết cả bài thơ như những chữ cái cô định cho trẻ làm quen g, y thì cô tô với màu sắc khác nổi bật để trẻ dễ nhận thấy. Góc thư viện: Ở góc thư viện tôi chuẩn bị nhiều truyện tranh, sách báo giành cho lứa tuổi Mầm Non. Nhất là truyện tranh chữ to phù hợp với sự hiểu biết của trẻ. Tôi luôn thay đổi theo chủ điểm, không nên để một loạt các loại sách từ đầu đến cuối năm học trẻ sẽ nhàm chán và không thích đọc. VD1: Chủ điểm: Thế giới thực vật. + Tôi trưng bày sách, truyện tranh về hoa quả cùng với dòng chữ: “Thư viện của các loài hoa quả” + Vào các giờ hoạt động góc tôi thường tham gia “Đọc sách cùng trẻ” tôi hướng dẫn trẻ cầm sách đúng hướng, cách mở sách, lật trang xem sách. Hướng dẫn trẻ việc đọc của một trang sách: Đọc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới. - Nơi để đồ dùng cá nhân của trẻ như: mũ, ba lô. giày dép, khăn mặt tôi luôn gắn ảnh kèm theo tên của trẻ. Như vậy, hàng ngày trẻ cất đồ dùng hoặc sử dụng đồ dùng vừa đúng nơi quy định, vừa biết tên của mình, của bạn, biết tên của mình có những chữ cái gì, biết thứ tự của từng chữ từ trái sang phải của các chữ như thế nào Và trẻ còn biết tên của mình trên bài vẽ khi vẽ tạo hình. Mỗi một môi trường hoạt động của trẻ tôi đều chủ động tạo môi trường chữ để trẻ có cơ hội được luyện phát âm, ôn luyện chữ đã biết, làm quen chữ cái mới một cách tự nhiên thoải mái không gò bó áp đặt + Khu vực tuyên truyền ngoài lớp học của trẻ là nơi không những tạo môi trường chữ cho trẻ mà còn mang tính tuyên truyền tới các bậc phụ huynh để phụ huynh hiểu biết về chữ mà con em mình đang học. Và từ đó phối kết hợp ôn 10/20
File đính kèm:
skkn_nhung_kinh_nghiem_giup_tre_5_tuoi_lam_quen_chu_cai_o_tr.doc