SKKN Nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động làm quen với chữ viết cho trẻ 5-6 tuổi theo hướng đổi mới

Đối với trẻ mẫu giáo lớn, làm quen với chữ viết giúp trẻ bước đầu nhận biết được các chữ cái và phát âm chuẩn các chữ cái trong các từ trọn vẹn, phát triển ở trẻ khả năng quan sát, so sánh và phát triển ngôn ngữ khi trẻ đã thuộc và phát âm chuẩn các chữ cái thì trẻ sẽ dễ dàng làm quen với cách tô và viết chữ để chuẩn bị vào lớp 1. Ngoài ra việc cho trẻ làm quen với chữ viết còn phát triển tư duy trực quan hành động, tư duy trực quan hình tượng và đặc biệt là phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ. Khi trẻ làm quen với chữ viết, các cơ ngón tay, cơ bàn tay của trẻ phải hoạt động nhiều hơn, qua đó cũng phát triển cơ thể trẻ.
Để tổ chức cho trẻ làm quen với chữ viết, giáo viên mầm non có thể sử dụng rất nhiều những phương pháp, biện pháp khác nhau. Điều quan trọng là, khi cho trẻ làm quen với chữ cái thì ta cần luôn luôn tạo ra những giờ học sôi nổi để kích thích hứng thú, lòng ham hiểu biết cũng như tình yêu của trẻ đối với chữ cái tiếng Việt. Qua nghiên cứu, tìm hiểu các biện pháp, phương pháp cho trẻ làm quen với chữ cái thì tôi thấy việc đổi mới phương pháp giáo dục mầm non làm quen chữ viết theo quan điểm tích hợp các trò chơi và các môn học khác. Đặc biệt là việc sử dụng trò chơi và ứng dụng công nghệ thông tin đã khiến tiết học về chữ cái trở nên vô cùng sinh động và hấp dẫn. Những trò chơi giúp trẻ hào hứng hơn trong hoạt động học tập, trẻ vừa được học vừa được chơi làm cho trẻ không bị mệt mỏi và nhàm chán, lôi cuốn sự tham gia nhiệt tình của tất cả các trẻ.
docx 15 trang skmamnonhay 16/03/2025 701
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động làm quen với chữ viết cho trẻ 5-6 tuổi theo hướng đổi mới", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động làm quen với chữ viết cho trẻ 5-6 tuổi theo hướng đổi mới

SKKN Nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động làm quen với chữ viết cho trẻ 5-6 tuổi theo hướng đổi mới
 đến việc nắm bắt các chữ cái chưa hiệu quả.. Chuyên đề Làm quen văn học - chữ 
viết đã được Sở giáo dục và Đào tạo và được Huyện chỉ đạo thực hiện trong nhiều 
năm qua đã chỉ rõ được tầm quan trọng của chữ viết với trẻ. Tôi nhận thấy nâng cao 
chất lượng cho trẻ mẫu giáo lớn 5 tuổi làm quen với chữ viết, hình thành và phát 
triển kỹ năng nghe, nói, tiền đọc, tiền viết là rất quan trọng. Đó là nền tảng để trẻ 
hiểu về thế giới chữ viết và tiếp nhận những tri thức mới một cách nhanh chóng 
và dễ dàng. 
 Từ những lí do trên, tôi đã mạnh dạn chọn cho mình đề tài “Nâng cao chất lượng tổ 
chức hoạt động làm quen với chữ viết cho trẻ 5-6 tuổi theo hướng đổi mới”. với 
mong muốn tìm ra những biện pháp giúp trẻ có những giờ học làm quen chữ viêt bổ 
ích. Đồng thời giúp cho giáo viên phải có cái nhìn mới mẻ với hoạt động cho trẻ 
làm quen với chữ viết, sáng tạo trong phương pháp giảng dạy trẻ theo hướng tích cực 
hoá hoạt động, lấy trẻ làm trung tâm, có thêm kiến thúc kinh nghiệm tổ chức để tổ 
chức các hoạt động cho trẻ làm quen với viết một cách nhẹ nhàng, hiệu quả 
 II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1/ Cơ sở lý luận
1.1. Đặc điểm về khả năng nhận biết chữ viếtcủa trẻ.
 Trong Modul MN 3 có viết: “Phát triển ngôn ngữ cho trẻ là một trong những 
nhiệm vụ quan trọng nhất ở trường mầm non. Hoạt động này không những nhằm 
giúp trẻ hình thành và phát triển các năng lực ngôn ngữ như nghe, nói, đọc, viết mà 
còn giúp trẻ phát triển tư duy, tình cảm. Đó là chiếc cầu nối giúp trẻ bước vào thế 
giới đầy màu sắc của xã hội loài người. Trẻ có kỹ năng nói mạch lạc chuẩn bị sẵn 
sàng để vào lớp 1, là yêu cầu trọng tâm của phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non”. 
Chính vì vậy để chuẩn bị tốt cho trẻ 5 tuổi vào lớp 1 thì việc cho trẻ làm quen với 
chữ viết là hết sức cần thiết. Nội dung này chỉ có trong chương trình chăm sóc và 
giáo dục trẻ 5 - 6 tuổi. Từ đó phát triển ngôn ngữ cho trẻ. 
 Tổ chức hoạt động cho trẻ mẫu giáo lớn làm quen với chữ viết là một nội dung 
quan trọng nằm trong mục tiêu chung của giáo dục mầm non. Nó là nội dung cấp 
thiết cũng như là đòi hỏi của xã hội khi trẻ chuẩn bị bước vào lớp một. Trong cuốn 
giáo trình “Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non”, NXB Đại học Sư 
phạm, năm 2004, của tác giả Nguyễn Xuân Khoa đã nói về ý nghĩa của việc dạy học 
chữ viết cho trẻ cũng như việc tổ chức hoạt động chữ cái ở trường mầm non còn gặp 
một số khó khăn cũng như các tồn tại khiến cho hiệu quả dạy học giảm sút. Cuốn Trên thực tế, là một giáo viên phụ trách lớp mẫu giáo lớn có nhiều năm phụ trách 
lớp mẫu giáo lớn tôi nhận thấy việc cho trẻ làm quen với chữ viết cho trẻ đã 
được thực hiện đầy đủ. Các hoạt động đều được chuẩn bị chu đáo từ đồ dùng đến 
cách tổ chức hoạt động. Tổ chức các hoạt động nhất là hoạt động làm quen với chữ 
viết được dạy đúng thời gian biểu, không cắt xén giờ dạy, các bài được dạy đúng 
theo kế hoạch chuyên môn, đảm bảo phương pháp đặc trưng của môn học. Tuy nhiên 
qua khảo sát kết quả trên trẻ về các kỹ năng làm quen với chữ viết tôi nhận thấy chất 
lượng trên trẻ không được cao 
 BẢNG KHÁO SÁT CHẤT LƯỢNG TRẺ.
 Trước khi áp dụng
 Chỉ tiêu Số trẻ đạt %
 Số 1. Khả năng hứng thú. 28 62
 trẻ 2. Khả năng nhận biết các chữ cái. 30 66
 N = 45 3. Phát âm chuẩn 27 60
 4.Trẻ cầm vở, ngồi tô đúng tư thế 26 57
 5. Trẻ tô, viết đúng chữ cái 23 51
 *Nguyên nhân:
 Các cháu chưa tập chung học hay sự hứng thú còn nhiều hạn chế, nhiều cháu 
ngọng và hay bị quên và nhầm các chữ cái 
Khả năng hứng thú và tính tích cực của trẻ chưa được phát huy và kết quả trẻ nắm 
kiến còn thấp tôi thấy do một số nguyên nhân sau:
- Môi trường học tập chưa được phong phú, chưa tạo cơ hội để trẻ hoạt động hiệu 
quả.
- Phụ huynh phần suy nghĩ chữ cái chỉ có thể là tiểu học, không nghĩ trẻ mầm non 
cũng cần được trang bị làm quen với chữ cái. Hình thức tổ chức các hoạt động còn 
đơn điệu, cơ sở vật chất đồ dùng đồ chơi phục vụ cho các hoạt động chưa đa dạng. 
Phương tiện giúp trẻ tiếp cận kiến thức còn đơn giản, Nên khi áp dụng sáng kiến 
kinh nghiệm này tôi gặp không ít thuận lợi và khó khăn sau:
* Thuận lợi:
- Được sự quan tâm của phòng GD-ĐT huyện Gia Lâm, được sự chỉ đạo sát sao của 
BGH trường mầm non Đa Tốn tạo điều kiện cho giáo viên được tham gia dự các 
lớp chuyên đề, bồi dưỡng chuyên làm quen chức cái, nâng cao trình độ và khả năng 
ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy. Sau đây là bảng kế hoạch cho trẻ Làm quen với chữ cái theo chủ đề sự kiện theo 
tháng của khối lớp mẫu giáo :
 Thời gian Nội dung
 Tuần 1: Làm quen các nét cơ bản
 1.Tháng 9 Tuần 2: Làm quen với chữ o,ô,ơ
 Tuần 3: Trò chơi với chữ cái o,ô,ơ
 Tuần 1: Tập tô chữ o,ô,ơ
 2.Tháng 10 Tuần 2: Làm quen với chữ a,ă, â
 Tuần 3: Trò chơi với chữ a, ă, â 
 Tuần 4: Tập tô chữ a,ă,â
 Tuần 5: Làm quen chữ e, ê.
 Tuần 1: Làm quen với chữ u,ư
 Tuần 2: Trò chơi với chữ cái e,ê,u,ư
 3.Tháng 11 Tuần 3: Tập tô chữ e,ê
 Tuần 4: Tập tô chữ u,ư
 Tuần 1: Làm quen với chữ i,t,c - Buổi chiều trong tuần cho trẻ chơi 
 4.Tháng 12 trò chơi với chữ i,t,c
 Tuần 2: Tập tô chữ I,t,c
 Tuần 3: Làm quen b,d,đ
 Tuần 4: Tập tô chữ b,d,đ.
 Tuần 1: Làm quen với chữ m,l,n
 - Thực hiện vào các buổi chiều theo kế hoạch trò chơi với chữ m,l,n
 5.Tháng 1 Tuần 3: Tập tô chữ m,l,n
 Tuần 1: Làm quen với chữ h,k
 6.Tháng 2 - Thực hiện vào các buổi chiều theo kế hoạch trò chơi với chữ h,k
 Tuần 3: Tập tô chữ h,k
 Tuần 1: Làm quen với chữ g,y
 - Thực hiện vào các buổi chiều theo kế hoạch trò chơi với chữ h,k
 7.Tháng 3 Tuần 3: Tập tô chữ cái g,y
 Tuần 1: Làm quen với chữ s,x
 - Thực hiện vào các buổi chiều theo kế hoạch trò chơi với chữ s,x
 8.Tháng 4 Tuần 3: Ttập tô chữ s,x
 9.Tháng 5 Tuần 1: Làm quen với chữ v,r
 - Thực hiện vào các buổi chiều theo kế hoạch trò chơi với chữ v,r 3.2 Biện pháp 2: Xây dựng môi trường học tập, thiết kế nội dung, cho trẻ hoạt 
động làm quen với chữ viết theo định hướng lấy trẻ làm trung tâm
 Hiện nay, quan điểm giáo dục“ lấy trẻ làm trung tâm” đang được tất cả các 
nhà trường quan tâm và thực hiện. Điều kiện không thể thiếu để thực hiện giáo dục 
lấy trẻ làm trung tâm chính là xây dựng môi trường học tập. Hiểu được tầm quan 
trọng đó tôi đã thiết kế, xây dựng môi trường học tập nhằm giúp trẻ có được không 
gian hoạt động tốt nhất, hiệu quả nhất, mang lại cho trẻ sự hứng thú tích cực tham 
gia hoạt động.
Xây dựng môi trường học tập: Việc đầu tiên để xây dựng môi trường chính là lựa 
chọn không gian trong lớp học sắp sếp vị trí các góc hoạt động trong đó có làm quen 
với chữ viết sao cho trẻ có thể hoạt động đạt hiệu quả cao nhất. Góc làm quen chữ 
viết là một góc học tập trẻ tham gia trong góc cần không gian thoải mái, không quá 
ồn ào để có thể tư duy, phát huy tính độc lập sáng tạo của mình nên tôi đã lựa chọn 
khoảng không gian rộng rãi nhất trong lớp đảm bảo cho 8-10 trẻ tham gia hoạt động 
.Ngoài ra tôi cũng tận dụng mảng tường thể hiện nội dung góc chơi, tạo cơ hội cho 
trẻ hoạt động trực tiếp ôn luyện củng cố kiến thức và tương tác cùng bạn trong 
nhóm chơ một cách dễ dàng. Trẻ được tự do lựa chọn nội dung chơi phù hợp với 
nhu cầu của mình. (Hình ảnh 2)
Bên cạnh đó, tôi thường xuyên bổ sung đồ dùng, đồ chơi trong góc: Có rất nhiểu đồ 
dùng để trẻ tham gia hoạt động, những đồ dùng này thường kích thích hứng thú cho 
trẻ vì vậy tôi lựa chọn sắp xếp hợp lí giúp trẻ dễ lấy dễ cất, thuận tiện cho việc sử 
dụng. Dựa theo đặc điểm của trẻ là luôn yêu thích hứng thú với cái mới, lạ nên tôi 
không đưa các đồ dùng đồ chơi cho trẻ tham gia hoạt động cùng 1 lúc vì như thế trẻ 
sẽ nhanh chán mà tôi sẽ đưa dần dần lần lượt theo từng nội dung và từng chủ đề sự 
kiện. 
Thiết kế nội dung : Một trong những yếu tố tạo nên sự hứng thú của trẻ với làm quen 
với chữ cái đó chính là nội dung hoạt động. Cùng một nội dung học và chơi nhưng 
tôi thường xuyên thay đổi hình thức và cách chơi cho trẻ từ đó đảm bảo được nội 
dung chơi mà trẻ rất hứng thú và không nhàn chán. 
 Khi đã tạo được vị trí góc chơi, sắp xếp đồ dùng khoa học hợp lý, xây dựng 
mảng tường cùng những nguyên liệu mở, tạo các nội dung chơi thì việc tổ chức cho 
trẻ chơi như thế nào đòi hỏi sự linh hoạt, sáng tạo của giáo viên. Tôi đã lựa chọn 
được những khoảng thời gian phù hợp trong ngày để cho trẻ tham gia hoạt động làm 
quen với chữ viết : có thể cho trẻ hoạt động vào buổi sáng trong giờ đón trẻ khi trẻ 
tham gia chơi tự chọn, trong giờ hoạt động góc. Một số giờ hoạt động chung tôi cũng tập phù hợp để tiến hành áp dụng đối với học sinh của lớp tôi. Nhưng vì đặc thù của 
phương pháp nên tôi chỉ có thể chia thành các nhóm nhỏ để thực hành và chủ yếu là 
hoạt động đón trẻ, hoạt động góc và hoạt động chiều. Đồ dùng thực hành của phương 
pháp này thực sự rất đắt nên trong quá trình tập huấn bản thân cùng các chị em đồng 
nghiệp đã tự làm và thực hành.
 một số bài tập ứng dụng các bài tập của phương pháp montessori( phụ lục 2 )
 Sau khi áp dụng các bài tập của phương pháp Montessori , tôi thấy trẻ rất 
hứng thú tích cực, đặc biệt khả năng tập trung và chú ý của trẻ rất cao. 
3.4/ Biện pháp 4 Giúp trẻ chậm và cá biệt đạt được mục tiêu kết quả mong đợi
Trên thực tế khi tổ chức cho trẻ tham gia các hoạt động làm quen với chữ viết tôi 
thường xuyên đánh giá trẻ bằng nhiều cách khác nhau thông qua hoạt động hàng 
ngày của trẻ, qua nhận xét đánh giá cuối tháng hay dựa vào các mục tiêu về chữ cái. 
Trước tiên sau mỗi hoạt động cho trẻ làm quen với chữ viết căn cứ vào mục đích yêu 
cầu đề ra tôi thường đánh giá trẻ tham gia hoạt động và đối chiếu với mục đích để 
xem trẻ đã đạt mục đích yêu cầu đến đâu, tỷ lệ đạt là bao nhiêu hay các hoạt động 
đó có phù hợp với trẻ hay không, cũng nhờ đó tôi phát hiện trẻ yếu ở nội dung nào 
để kịp thời uốn nắn và rèn luyện thêm cho trẻ hoặc nhận thấy những trò chơi nào 
chưa phù hợp thì điều chỉnh trong các hoạt động tiếp theo. Dựa vào khảo sát từ đầu 
năm và căn cứ vào quá trình dạy trẻ thông qua hoạt động làm quen chữ viết. Tôi thấy 
1 số cháu lớp tôi ngọng , nhận thức chậm, đặc biệt cầm bút bị sai tư thế
*Đối với những cháu ngọng- cháu nhận thức chậm- những cháu mất tập trung: 
 Đặc điểm của các cháu ngọng là đọc rất nhỏ, lí nhí, vì xấu hổ sợ đọc sai.
Trong khi dạy tôi cho trẻ luyện đọc nhiều lần, trước tiên tôi cho trẻ đọc đồng thanh 
vài lần sau đó cho cá nhân trẻ đọc. Để dễ theo dõi cách phát âm và kịp thời sửa ngay 
cho trẻ tôi đứng đối diện với trẻ. Nếu trẻ phát âm chưa đúng, tôi yêu cầu trẻ nhìn 
khuông miệng và nghe tôi phát âm sau đó phát âm lại nhiều lần. Chẳng hạn chữ n,l, 
trẻ rất khó nhận biết hay lẫn lộn nên phát âm thường sai nên tôi hướng dẫn kỹ cách 
phát âm
+ l : Đọc cong lưỡi, đầu lưỡi uốn vào trong và đưa sát vào lợi
+ n : Đọc thẳng lưỡi, lưỡi sát với hàm dưới, ( Hình ảnh 4) 
 Hoặc chữ p,b cũng có một số trẻ phát âm chưa chuẩn và hay đọc nhầm lẫn. 
Bên cạnh những trẻ phát âm sai, còn có một số trẻ phát âm còn nhỏ hoặc trẻ nói quá 
ngọng chưa rõ ràng. Tôi đã giúp trẻ phát âm to rõ ràng bằng cách cho những trẻ phát 
âm tốt phát âm mẫu cho trẻ nghe. Lúc này với tâm lý mình cũng phải bằng bạn nên 
trẻ đã cố gắng phát âm to, rõ ràng giống như bạn. Ngoài ra sưu tầm những bài đồng 

File đính kèm:

  • docxskkn_nang_cao_chat_luong_to_chuc_hoat_dong_lam_quen_voi_chu.docx