SKKN Nâng cao chất lượng phòng chống dịch bệnh COVID-19 cho trẻ 5- 6 tuổi Trường Mầm non Sở Dầu, Quận Hồng Bàng, Hải Phòng

Đại dịch COVID-19 gây ra khó khăn cho cuộc sống của cả cha mẹ và trẻ em. Việc quay trở lại trường học là một động thái quan trọng và hy vọng sẽ được hoan nghênh. Song song việc vui mừng của các bậc phụ huynh khi sắp được: “Giải phóng phụ huynh” cũng là lúc phụ huynh vô cùng lo lắng khi con em mình chưa được tiêm phòng, trẻ không thể tự phòng tránh dịch bệnh như các các cấp học lớn hơn. Đa số các gia đình vô cùng băn khoăn khi con ở nhà không yên tâm để đi làm. Bên cạnh đó, do độ tuổi của trẻ còn nhỏ, tâm sinh lý hiếu động, việc tiếp thu kiến thức và các cách phòng tránh dịch bệnh không thể như người lớn. Trẻ cần được vận động, giao tiếp thường xuyên nên việc giáo dục trẻ phòng tránh dịch bệnh là điều vô cùng khó khăn. Nhưng cuộc sống vẫn phải duy trì và chúng ta tập phải làm quen và thích ứng với việc sống chung với dịch. Chính vì vậy, các bậc phụ huynh vẫn lựa chọn cách đưa con tới trường khi được sự cho phép của các cấp chính quyền địa phương. Vì khi các con được đến trường sẽ đảm bảo về chăm sóc, nuôi dưỡng và việc con được tiếp nhận kiến thức mầm non để chuẩn bị cho việc học lớp 1. Khi các con đến trường, việc làm sao vừa đảm bảo cho trẻ được an toàn trong mùa dịch vừa được tham gia các hoạt động vui chơi trong lớp học là điều mà các cô giáo luôn phải chăn chở suy nghĩ để tìm ra các giải pháp phù hợp với các con ở độ tuổi này. Cùng với việc chỉ đạo thường xuyên, liên tục của nhà trường trong việc vệ sinh phòng chống dịch từ trong môi trường lớp học ra ngoài sân, nhằm tạo môi trường lành mạnh, an toàn cho trẻ khi ở trường học.
docx 36 trang skmamnonhay 12/03/2025 510
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Nâng cao chất lượng phòng chống dịch bệnh COVID-19 cho trẻ 5- 6 tuổi Trường Mầm non Sở Dầu, Quận Hồng Bàng, Hải Phòng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Nâng cao chất lượng phòng chống dịch bệnh COVID-19 cho trẻ 5- 6 tuổi Trường Mầm non Sở Dầu, Quận Hồng Bàng, Hải Phòng

SKKN Nâng cao chất lượng phòng chống dịch bệnh COVID-19 cho trẻ 5- 6 tuổi Trường Mầm non Sở Dầu, Quận Hồng Bàng, Hải Phòng
 2
 - Đo thân nhiệt của trẻ, phụ huynh, cô giáo hàng ngày khi đưa trẻ đến lớp học. Và 
việc thực hiện phòng chống dịch bệnh covid-19 trong nhà trường của giải pháp trên cũng 
gặp một số những mặt ưu điểm và tồn tại như sau:
 1. Ưu điểm:
 - Trẻ ngoan, có nề nếp trong hoạt động phòng chống dịch bệnh covid- 19 như: Rửa 
tay bằng xà phòng đúng thao tác, sát khuẩn tay bằng nước sát khuẩn.
 - Phụ huynh phối hợp với các cô giáo thực hiện nghiêm túc việc phòng chống dịch 
trong nhà trường như (Thực hiện nghiêm túc đo thân nhiệt tại cửa lớp, sử dụng nước sát 
khuẩn hàng ngày)
 - Lớp học sạch sẽ, thoáng mát. Tạo được lòng tin của phụ huynh yên tâm khi cho 
con đến trường trong mùa dịch.
 2. Tồn tại:
 - Cô giáo chưa bao quát hết các kĩ năng phòng chống dịch của trẻ cũng như phụ 
huynh đưa con đến trường tại lớp học.
 - Chưa có nội dung cụ thể hướng dẫn, giáo dục trẻ nhận thức về dịch bệnh cũng 
như hiểu các thông điệp 5K của Bộ y tế ban hành.
 - Các nội dung phòng dịch chưa đi sâu vào việc phối hợp giữa nhà trường với gia 
đình giúp trẻ có kỹ năng phòng dịch tại nhà trong tình hình dịch bệnh diễn ra phức tạp.
 Từ hạn chế đó. Bản thân tôi là một giáo viên trực tiếp đứng lớp hàng ngày tiếp xúc 
với phụ huynh học sinh, tôi đã xây dựng ý tưởng để thực hiện “Nâng cao chất lượng 
phòng chống dịch bệnh COVID-19 cho trẻ 5- 6 tuổi” tại lớp học của mình.
 2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến.
 2.1. Tính cấp thiết:
 Đại dịch COVID-19 gây ra khó khăn cho cuộc sống của cả cha mẹ và trẻ em. Việc 
quay trở lại trường học là một động thái quan trọng và hy vọng sẽ được hoan nghênh. 
Song song việc vui mừng của các bậc phụ huynh khi sắp được: “Giải phóng phụ huynh” 
cũng là lúc phụ huynh vô cùng lo lắng khi con em mình chưa được tiêm phòng, trẻ không 
thể tự phòng tránh dịch bệnh như các các cấp học lớn hơn. Đa số các gia đình vô cùng 
băn khoăn khi con ở nhà không yên tâm để đi làm. Bên cạnh đó, do độ tuổi của trẻ còn 
nhỏ, tâm sinh lý hiếu động, việc tiếp thu kiến thức và các cách phòng tránh dịch bệnh 
không thể như người lớn. Trẻ cần được vận động, giao tiếp thường xuyên nên việc giáo 
dục trẻ phòng tránh dịch bệnh là điều vô cùng khó khăn. Nhưng cuộc sống vẫn phải duy 
trì và chúng ta tập phải làm quen và thích ứng với việc sống chung với dịch. Chính vì 
vậy, các bậc phụ huynh vẫn lựa chọn cách đưa con tới trường khi được sự cho phép của 
các cấp chính quyền địa phương. Vì khi các con được đến trường sẽ đảm bảo về chăm 
sóc, nuôi dưỡng và việc con được tiếp nhận kiến thức mầm non để chuẩn bị cho việc học 
lớp 1. Khi các con đến trường, việc làm sao vừa đảm bảo cho trẻ được an toàn trong mùa 
dịch vừa được tham gia các hoạt động vui chơi trong lớp học là điều mà các cô giáo luôn 
phải chăn chở suy nghĩ để tìm ra các giải pháp phù hợp với các con ở độ tuổi này. Cùng 
với việc chỉ đạo thường xuyên, liên tục của nhà trường trong việc vệ sinh phòng chống 
dịch từ trong môi trường lớp học ra ngoài sân, nhằm tạo môi trường lành mạnh, an toàn 
cho trẻ khi ở trường học. 4
 Ở độ tuổi này trẻ chưa biết đọc chữ, trẻ chỉ tư duy bằng hình ảnh trực quan sinh 
động. Để giúp cho trẻ hiểu và nhớ lâu với bài học cô giáo cần có những hình ảnh sinh 
động minh họa các khẩu ngữ đó.
 Thông qua việc tổ chức trò chơi. Tôi đã suy nghĩ và cùng trẻ đặt ra các ký hiệu về 
quy định 5k như:
 - Với thông điệp khẩu trang tôi cho trẻ làm ký hiệu : Đặt bàn tay che trước miệng. 
(Mục đích nhắc bạn nhớ đeo khẩu trang thường xuyên)
 - Thông điệp khoảng cách : Trẻ đưa1 tay đặt sát người 1 tay đưa ra trước (ký hiệu 
đó thể hiện là hãy đứng cách xa tôi 2m).
 - Với thông điệp khử khuẩn : Trẻ đưa 2 bàn tay xoa vào nhau trước ngực. (Ký hiệu 
đó là nhớ rửa tay sát khuẩn)
 - Với thông điệp không tập trung đông người:Trẻ sẽ đưa ra ký hiệu 2 tay đặt chéo 
trước ngực.
 - Thông điệp khai báo y tế: Trẻ làm dấu hiệu ngón cái áp lên tai, ngón út để gần 
miệng như đang nghe điện thoại.
 Tôi sử dụng những ký hiệu quy tắc để trẻ nhớ và thực hiện thông điệp 5K của lớp 
mình. Trẻ rất vui thích và thực hành các quy tắc 5K một cách dễ dàng. Trẻ ghi nhớ thông 
điệp 5k. Khi về nhà thường xuyên đọc cho bố mẹ nghe và cùng bạn học thuộc để nhớ 
từng thông điệp rất hiệu quả. Tôi thấy hình thức này đưa ra ở lớp tôi sau 2 tháng đi học 
đều, trẻ đã thành thói quen thực hiện thường xuyên rất hiệu quả, giúp trẻ hiểu 5 cách 
phòng dịch và hình thành thói quen phòng tránh dịch rất tốt.
 Cần cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi hiểu về virut Corona tạo nên dịch bệnh covid-19. 
Virut này là loại virut cúm lây qua đường hô hấp. Khi người bị nhiễm virut sẽ cảm thấy 
mình bị ốm và mệt sẽ có các triệu chứng như: ho, sốt, khó thở, ăn không ngon. Có thể sẽ 
bị chết vì dịch bệnh.
 Các câu hỏi tôi đặt ra cho trẻ là: Vì sao phải đeo khẩu trang? Khẩu trang có tác 
dụng gì trong phòng bệnh covid-19? Và tôi cho trẻ quan sát một trò chơi: Lấy 1 chiếc 
bình “ Phun sương” để làm kí hiệu khi một người nói mà không đeo khẩu trang sẽ giống 
như chiếc bình này phun ra những giọt bắn li ti. Những giọt bắn đó sẽ bay khắp nơi khi 
không có khẩu trang thì người bình thường hít vào và bị ốm. Từ đó trẻ có thêm hiểu biết 
về dịch bệnh covd- 19 nguy hiểm và ảnh hưởng đến cuộc sống con người như thế nào! 
Vì vậy chúng ta phải đeo khẩu trang thường xuyên để ngăn chặn các loại vi rút từ cơ thể 
lây sang những người xung quanh. Khẩu trang còn giúp ngăn bụi, hóa chất (kể cả khói 
xe) và vi sinh vật thâm nhập qua đường hô hấp.
 Đeo khẩu trang như thế nào cho đúng? Tôi hướng dẫn trẻ cách đeo khẩu trang.
 - Khi đeo khẩu trang cần phải che kín mũi và miệng.
 - Không dùng tay sờ lên mắt, mũi, miệng khi đeo khẩu trang, động tác này vô tình 
sẽ làm cho bàn tay lây nhiễm virus corona và các bệnh khác truyền lại cho bản thân và 
những người xung quanh.
 - Khẩu trang y tế đeo 1 lần thì không nên dùng lại, sử dụng xong cần phải vứt vào 
thùng rác có nắp đậy.
 - Khi tháo khẩu trang, không cầm vào khẩu trang mà nên cầm vào dây đeo qua tai 6
kèm theo hình ảnh. Cô tạo hứng thú cho trẻ qua cách vận động với nhạc hoặc xem video 
các bước trước. Rửa tay đúng cách với nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn 
tay thường xuyên tại các thời điểm: Rửa tay trước khi vào lớp. Rửa tay trước và sau khi 
ăn. Rửa tay sau khi ra chơi, nghỉ giữa giờ. Rửa tay sau khi đi vệ sinh. Rửa tay khi tay 
bẩn. Tại các thời điểm sau khi trẻ đi vệ sinh và khi tay bẩn, tốt nhất là rửa tay với nước 
sạch và xà phòng.
 Để trẻ nhớ lâu, tôi gửi hình ảnh các bước về cho phụ huynh hướng dẫn trẻ tại nhà 
để trẻ được thực hiện thường xuyên cả ở trường lẫn ở nhà. Như vậy trẻ sẽ ghi nhớ nhanh 
và sâu hơn.
 + Các cách rửa tay bằng xà phòng như sau:
 - Bước 1 :Làm ướt bàn tay bằng nước, lấy xà phòng và chà lòng bàn tay vào nhau
 - Bước 2: Chà lòng bàn tay này lên mu và kẽ ngoài các ngón tay của bàn tay kia 
và ngược lại
 - Bước 3: Chà hai lòng bàn tay vào nhau, miết mạnh các kẽ trong ngón tay
 - Bước4:Chà mặt ngoài các ngón tay của lòng bàn tay này vào lòng bàn tay kia
 - Bước 5: Dùng bàn tay này xoay ngón cái của bàn tay kia và ngược lại
 - Bước 6: Xoay các đầu ngón tay này vào lòng bàn tay kia và ngược lại
 - Bước 7: Rửa sạch tay với vòi nước tới cổ tay và làm khô tay
 Lưu ý: Mỗi bước chà 5 lần, tổng thời gian mỗi lần rửa tay tối thiểu là 30s
 Hình ảnh các bước rửa tay tôi để tại góc kĩ năng của trẻ, nhà vệ sinh, góc bác sĩ...để 
trẻ có thể quan sát và tập làm theo các bước ở mọi lúc, mọi nơi, mọi hoạt động. Điều đó 
giúp trẻ sẽ hình thành thói quen và ghi nhớ sâu hơn.
 Nhà trường luôn trang bị các thiết bị cần thiết cho việc phòng dịch như ( Xà phòng, 
dung dịch rửa tay, nước muối ấm, ..). Vì vậy ngoài việc rửa tay bằng xà phòng trẻ còn 
phải rửa tay sát khuẩn bằng nước sát khuẩn và súc miệng nước muối ấm bất cứ lúc nào 
trẻ muốn. Nước muối ấm trẻ sử dụng cả ngày không nhất thiết là sau giờ ăn cơm.
 + Vệ sinh môi trường:
 Ngoài giáo dục vệ sinh cá nhân trẻ, các cô còn thực hiện nghiêm túc vệ sinh môi 
trường trong và ngoài lớp học của mình. Tôi đưa ra quy định một tuần rửa và lau đồ 
dùng, đồ chơi trong lớp bằng cloraminB 3 lần /1 tuần. Mỗi buổi sáng, khi trẻ chưa có mặt 
ở lớp, các cô vệ sinh, lau các đồ dùng trong lớp sạch sẽ, gọn gàng để đón trẻ vào lớp. Các 
quy định vệ sinh môi trường tại lớp tôi là:
 - Giữ nhà cửa sạch sẽ, thông thoáng. Mở cửa chính, cửa sổ, đảm bảo thông thoáng 
để phòng tránh dịch bệnh.
 -Thường xuyên lau nền nhà, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, bề mặt các đồ vật, đồ 
chơi của trẻ.. .bằng chất tẩy rửa thông thường: javel, sunlight, xà phòng...
 - Lau từ điểm ít bẩn đến nơi bẩn nhiều.
 - Hấp, luộc cốc uống nước, khăn lau mặt của trẻ hàng ngày.
 - Sử dụng bình nước ấm cho trẻ uống hàng ngày.
 - Đủ nước muối ấm cho trẻ súc miệng cả ngày.
 - Không dùng đồ dùng cá nhân vệ sinh chung.
 Dưới sự chỉ đạo của nhà trường về vệ sinh phòng chống dịch. Giáo viên chúng tôi 8
bắt được sức khỏe của trong ngày ở tại lớp học.
 Từ đó phụ huynh thấy được tầm quan trọng của việc giáo dục các con phòng tránh 
dịch bệnh tại lớp và gia đình như thế nào! Và phụ huynh sẽ phối hợp tích cực với cô giáo 
trong việc phòng chống dịch bệnh. Góp phần vào việc kiểm soát và đẩy lùi dịch bệnh 
trong trường học.
 c. Tuyên truyền, phối hợp với phụ huynh qua một số hoạt động của lớp:
 *Hoạt động giáo dục kĩ năng sống: “Dạy trẻ cách phòng tránh dịch bệnh covid- 
19” Có phụ huynh tham gia.- Chủ đề:“ Nghề nghiệp “
 Ở hoạt động này, để củng cố chính xác về cách rửa tay và cách xúc miệng nước 
muối, cách đeo khẩu trang... tôi đã mời phụ huynh bé: “Nguyễn Gia Bảo” là bác sĩ bệnh 
viện trẻ em.
 Hoạt động có sự tham gia của phụ huynh sẽ làm tăng phần gắn kết giữa các cô và 
các bậc phụ huynh trong lớp. Với chủ đề: “ Nghề nghiệp” thì việc mời một bác sĩ đến để 
trò chuyện luôn để trẻ có thêm hiểu biết về nghề bác sĩ, trang phục và công việc của bác 
sĩ. Và điều quan trọng là khi bác sĩ trò chuyện về cách phòng tránh dịch bệnh thì sẽ làm 
tăng thêm hứng thú, kích thích sự tò mò và ham hiểu biết của trẻ về tính chất công việc 
của bác sĩ.
 Hoạt động còn có phần bác sĩ và cô giáo tạo tình huống để trẻ tham gia thực hành 
các bước trong thông điệp 5K. Trẻ được thực hành đeo khẩu trang. Rửa tay bằng nước 
sát khuẩn, súc miệng bằng nước muối. Nói chuyện với người lạ trong khoảng cách 2m. 
Liên hệ với số điện thoại y tế khi bị ho, sốt, mệt mỏi.. .Từ đó trẻ được khắc sâu trong tâm 
trí về các cách phòng tránh dịch bệnh một cách tự nhiên mà không cảm thấy bị gò bó khi 
tham gia hoạt động.
 Hoạt động thật ý nghĩa đối với các bé lớp tôi trong thời điểm dịch bệnh. Và qua đó, 
phụ huynh học sinh sẽ cảm thấy yên tâm hơn khi gửi gắm con tại trường học trong mùa 
dịch này.
 * Hoạt động vui chơi; “Góc Bác sĩ”- Chủ đề nghề nghiệp
 Trong một ngày hoạt động của trẻ ở trường mầm non. Hoạt động vui chơi của các 
con đóng vai trò chủ đạo và quan trọng nhất đối với trẻ. Thông qua vui chơi, hành động 
chơi với những mối quan hệ bạn bè cùng chơi giúp trẻ tiếp thu những kinh nghiệm xã 
hội và mở ra một chặng đường phát triển mới về chất. Đó là giai đoạn đầu tiên của quá 
trình hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ. Vì thế chúng ta cần thấy được 
việc tổ chức các trò chơi cho trẻ là cực kì quan trọng và có ý nghĩa giáo dục to lớn.
 Với các chủ đề khác nhau, tôi tạo môi trường ở góc bác sĩ cũng khác nhau, luôn 
làm mới nội dung chơi để trẻ bớt nhàm chán khi tham gia hoạt động vui chơi. Ở chủ đề 
: “ Nghề nghiệp” tôi đã tạo môi trường góc:" Bác sĩ" thật nổi bật với nội dung khám bệnh 
và tiêm vắcxin covid-19. Hoạt động này, tôi đã vận động phụ huynh ủng hộ đồ dùng 
trong góc bao gồm các dụng cụ khám bệnh còn thêm nước sát khuẩn thật, khẩu trang 
thật, số thứ tự, sổ y bạ để khai báo y tế, máy đo nhiệt độ...Các hình thông điệp 5K trong 
góc bác sĩ.
 Khi trẻ nhận vai chơi là bác sĩ hay y tá, trẻ hướng dẫn bệnh nhân thực hiện các quy 
định trước khi vào khám bệnh như: Xếp ghế cho bệnh nhân ngồi, lấy vé khám theo thứ 

File đính kèm:

  • docxskkn_nang_cao_chat_luong_phong_chong_dich_benh_covid_19_cho.docx
  • pdfSKKN Nâng cao chất lượng phòng chống dịch bệnh COVID-19 cho trẻ 5- 6 tuổi Trường Mầm non Sở Dầu, Quậ.pdf