SKKN Nâng cao chất lượng giáo dục Âm nhạc cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

Âm nhạc là vận động sáng tạo khi được giáo viên Mầm non sử dụng một cách có có mục đích, phù hợp sáng tạo sẽ hỗ trợ trẻ thu nhận kinh nghiệm tích cực và tạo cảm giác hưng phấn, vui tươi. Giáo viên có thể chơi đàn guitar, organ hay bật nhạc không lời êm dịu làm nhạc nền trong khi đang diễn ra các hoạt động khác cuả trẻ ( giờ ăn, chơi ở các góc chơi, chơi ngoài trời, trẻ làm bài tập theo nhóm...). Ca hát và nghe nhạc giúp trẻ duy trì tập trung, phấn khởi trong khi hoạt động. Trẻ mẫu giáo thích hát theo lời bài hát, hay đung đưa người theo tiếng nhạc có giai điệu êm dịu, vui tươi, nhộn nhịp. Ngoài ra, giáo viên Mầm non sử dụng âm nhạc để ổn định lớp, nhóm, vào bài, chuyển tiếp các phần trong giờ học hoặc chuyển từ hoạt động này sang hoạt động khác để tạo sự hứng thú, thư giãn, gây sự chú ý cho trẻ.
Ý thức rõ vai trò của giáo dục âm nhạc cho nên hoạt động học có chủ đích “Giáo dục âm nhạc” đã trở thành một hoạt động không thể thiếu được trong trường lớp Mầm non và hơn nữa...Cùng với sự quan tâm chỉ đạo của các cấp, trong những năm qua, bản thân tôi đã và đang cố gắng đi sâu tìm những biện pháp thích hợp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học cho hoạt động làm quen giáo dục âm nhạc. Nhưng đối với đặc điểm của lứa tuổi mẫu giáo, giáo dục âm nhạc không chỉ dừng lại ở việc cô dạy trẻ hát và múa đơn giản mà phải tổ chức hát, múa dưới nhiều hình thức và luôn đi cùng với đồ dùng, đồ chơi âm nhạc. Bên cạnh đó, giáo dục âm nhạc luôn được thực hiện phù hợp với chế độ sinh hoạt cả ngày ở trường của trẻ có ý nghĩa lớn như: Giáo dục âm nhạc được tích hợp trong làm quen văn học, làm quen chữ viết, hoạt động tạo hình, làm quen với toán, thể dục buổi sáng...Nhờ đó mà cuộc sống của trẻ thêm vui vẻ, hồn nhiên.
docx 11 trang skmamnonhay 19/08/2024 620
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Nâng cao chất lượng giáo dục Âm nhạc cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Nâng cao chất lượng giáo dục Âm nhạc cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

SKKN Nâng cao chất lượng giáo dục Âm nhạc cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
 Nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ 5 - 6 tuổi.
 A. ĐẶT VẤN ĐỀ.
 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
 Âm nhạc là vận động sáng tạo khi được giáo viên Mầm non sử dụng một 
cách có có mục đích, phù hợp sáng tạo sẽ hỗ trợ trẻ thu nhận kinh nghiệm tích cực 
và tạo cảm giác hưng phấn, vui tươi. Giáo viên có thể chơi đàn guitar, organ hay 
bật nhạc không lời êm dịu làm nhạc nền trong khi đang diễn ra các hoạt động khác 
cuả trẻ ( giờ ăn, chơi ở các góc chơi, chơi ngoài trời, trẻ làm bài tập theo nhóm...). 
Ca hát và nghe nhạc giúp trẻ duy trì tập trung, phấn khởi trong khi hoạt động. Trẻ 
mẫu giáo thích hát theo lời bài hát, hay đung đưa người theo tiếng nhạc có giai 
điệu êm dịu, vui tươi, nhộn nhịp. Ngoài ra, giáo viên Mầm non sử dụng âm nhạc 
để ổn định lớp, nhóm, vào bài, chuyển tiếp các phần trong giờ học hoặc chuyển từ 
hoạt động này sang hoạt động khác để tạo sự hứng thú, thư giãn, gây sự chú ý cho 
trẻ.
 Ý thức rõ vai trò của giáo dục âm nhạc cho nên hoạt động học có chủ đích 
“Giáo dục âm nhạc” đã trở thành một hoạt động không thể thiếu được trong trường 
lớp Mầm non và hơn nữa...Cùng với sự quan tâm chỉ đạo của các cấp, trong những 
năm qua, bản thân tôi đã và đang cố gắng đi sâu tìm những biện pháp thích hợp 
nhằm nâng cao chất lượng dạy và học cho hoạt động làm quen giáo dục âm nhạc. 
Nhưng đối với đặc điểm của lứa tuổi mẫu giáo, giáo dục âm nhạc không chỉ dừng 
lại ở việc cô dạy trẻ hát và múa đơn giản mà phải tổ chức hát, múa dưới nhiều hình 
thức và luôn đi cùng với đồ dùng, đồ chơi âm nhạc. Bên cạnh đó, giáo dục âm nhạc 
luôn được thực hiện phù hợp với chế độ sinh hoạt cả ngày ở trường của trẻ có ý 
nghĩa lớn như: Giáo dục âm nhạc được tích hợp trong làm quen văn học, làm quen 
chữ viết, hoạt động tạo hình, làm quen với toán, thể dục buổi sáng...Nhờ đó mà 
cuộc sống của trẻ thêm vui vẻ, hồn nhiên.
 Trong thực tế hiện nay, tôi nhận thấy công tác tổ chức cải biên, sáng tác 
một số trò chơi, tổ chức các lớp tập huấn... để phục vụ giáo dục âm nhạc có tác 
dụng tích cực đối với chúng ta. Trong một trường học thì có nhiều thành phần, một 
số giáo viên thực hiện tốt nhưng có một số giáo viên do lớn tuổi, điều kiện hoàn 
 2 / 24 Nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ 5 - 6 tuổi.
giáo viên mầm non của vụ giáo dục mầm non.
+ Chương trình chăm sóc giáo dục trẻ 5 - 6 tuổi.
+ Các chuyên san giáo dục mầm non
2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
+ Phương pháp trò chuyện
+ Phương pháp quan sát sư phạm
+ Phương pháp đàm thoại.
 VI. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
 1. Phạm vi nghiên cứu
 Âm nhạc là môn học rất quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của trẻ, trong 
phạm vi khả năng và trách nhiệm của mình. Tôi vận dụng vấn đề mà bài viết này 
đề cập đến chương trình chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non 5 - 6 tuổi ở chính đơn 
vị trường tôi đang công tác.
2. Đối tượng nghiên cứu:
 Căn cứ vào yêu cầu của đề tài, tôi chọn đối tượng nghiên cứu là trẻ
 Mầm Non 5 - 6 tuổi lớp A2 trường Mầm Non Thanh Văn.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu:
 Qua đề tài nghiên cứu giúp giáo viên có những định hướng phù hợp trong 
 công tác chăm sóc cho trẻ mầm non ở độ tuổi 5- 6 tuổi sau khi vận dụng đề tài 
 sẽ góp phần đắc lực cho quá trình hình thành nhân cách cho trẻ.
4. Phương pháp nghiên cứu:
 Trước hết bản thân phải nhận định được tình hình chung của đối tượng 
 nghiên cứu,sau đó đọc, phân tích, tổng hợp tài liệu tham khảo. Để xây dựng đề 
 cương sáng kiến, áp dụng sáng kiến và hoàn thành sáng kiến.
5. Phạm vi thời gian nghiên cứu:
6. Đề tài được tiến hành trong một năm học, từ tháng đến tháng
 .........tại lớp Mẫu giáo 5 tuổi lớp A2 thôn Bạch Nao, của trường Mầm Non 
 Thanh Văn.
VII. ĐIỂM MỚI TRONG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
 4 / 24 Nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ 5 - 6 tuổi.
nhận thức đặc biệt gần gũi, dễ hiểu.
 Phương pháp thực hành nghệ thuật : Trẻ hát, chơi trò chơi âm nhạc, vận động, 
sử dụng nhạc cụ, hoạt động sáng tạo dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
 Cho nên ở đơn vị tôi quản lý, việc tổ chức lồng ghép giáo dục âm nhạc trong 
các hoạt động từ thể dục buổi sáng cho đến hoạt động chiều cũng đã áp dụng và 
có hiệu quả, cải biên, sưu tầm, sáng tác một số trò chơi có phần phong phú hơn.
 2. CƠ SỞ THỰC TIỄN :
 Là một giáo viên đứng lớp tôi lo lắng về vấn đề này. Với mong muốn là làm 
sao ở tất cả các cô giáo phải đầu tư, nghiên cứu chuyên môn như : sưu tầm, cải 
biên, sáng tác một số trò chơi không những phục vụ các giáo dục âm nhạc mà còn 
phục vụ các hoạt động khác.
 Qua thực tế đơn vị tôi đang công tác, trong những năm qua tôi đã cố gắng và 
tìm ra biện pháp để bồi dưỡng và trang bị các kiến thức để giáo viên sưu tầm, cải 
biên một số trò chơi . Ở những năm đầu thực hiện do chưa biết phát huy được thế 
mạnh của giáo viên, chưa được đi tham quan học tập nên kết quả không cao.
 Qua kinh nghiệm thức tế tôi nhận thấy: Ngoài việc tổ chức cải biên, sưu 
tầm, sáng tác một số trò chơi phục vụ cho các chuyên đề như toán, văn học- chữ 
viết, khám phá khoa học...thì trò chơi phục vụ giáo dục âm nhạc trong đời sống 
hằng ngày của trẻ ở trường cũng đã từng bước nâng lên. Tuy chưa thực sự phong 
phú bằng những đơn vị bạn có tiếng nhưng với bản thân thì một phần nào đó cũng 
góp thêm cho phong trào chuyên môn của trường cũng như của ngành.
 A. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
I. Tình hình thực tế:
1/ Tình trạng trước khi thực hiện đề tài
a) Thuận lợi :
 Được sự quan tâm của Phòng GD - ĐT, Ban giám hiệu nhà trường thường 
 xuyên quan tâm bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên .
 Bản thân luôn yêu nghề mến trẻ, tớch cực nghiờn cứu tài liệu, ham học 
 hỏi nâng cao chuyên môn . Tìm tòi và tự làm một số đồ dùng ,đồ chơi để phục 
 6 / 24 Nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ 5 - 6 tuổi.
 Giáo viên không nhất thiết phải có biệt tài gì trong việc múa hát mới thành 
công trong việc dạy nhạc, vận động và kịch cho trẻ, bởi vì đức tính quan trọng nhất 
của một cô giáo là có một thái độ tích cực, công nhận và trân trọng các biểu hiện 
của trẻ. Mỗi trẻ cần có một môi trường mang thông điệp: “Ở đây con làm gì cũng 
được, các sáng tạo của con thật tuyệt vời vì con đã tự nghĩ ra”. Giáo viên phải biết 
động viên, khen ngợi trẻ kịp thời, có thể thổi vào trẻ bầu không khí tin tưởng bằng 
những hành động sáng tạo và chơi trò chơi đóng kịch. Khi trẻ nhận ra rằng cô giáo 
tôn trọng và hoan nghênh các biểu hiện cá nhân của chính mình, thì trẻ sẽ tự tin 
hơn, nhiều chi tiết phong phú hơn. Khi có được sự tự tin, trẻ tự thấy hài lòng và 
hãnh diện với suy nghĩ “Mình đã làm được điều gì đó một mình”. Đồng thời giúp 
trẻ say sưa, thích thú hơn trong nhiều giờ hoạt động khác
2. Chuẩn bị của giáo viên cho hoạt động Giáo dục âm nhạc:
 Dựa vào tình hình thực tế ở từng địa phương, ở từng lớp giáo viên tự xây 
dựng kế hoạch cho lớp của mình, vì vậy trước khi bắt đầu bất cứ hoạt động âm 
nhạc nào với một nhóm trẻ, giáo viên nên vạch sẵn một loạt các hoạt động giúp 
cân bằng giữa yên tĩnh và ồn ào, giữa năng động và với nghỉ ngơi. Một giáo viên 
có kinh nghiệm sẽ chóng nhận ra trạng thái của nhóm và sẽ sẵn có trong tay đầy 
đủ các nội dung, hình thức lựa chọn phù hợp hơn.
 Để tổ chức tốt trò chơi , vận động sáng tạo theo nhạc cho trẻ đòi hỏi giáo 
viên lập kế hoạch và tập duyệt nghiêm túc như thể sẽ biểu diễn thực sự trước khán 
giả. Nếu trong lúc đang dẫn dắt trẻ múa mà giáo viên còn lo ngó vào sách, vở bài 
soạn thì sẽ không thể giao tiếp trực tiếp phát hiện phản ứng của trẻ. Nếu giáo viên 
thiếu tự tin khi nhớ thiếu lời bài hát thì sao giáo viên có thể để lôi kéo trẻ tập trung 
được? Giảng dạy hiệu quả đòi hỏi cô giáo phải “làm bài tập ở nhà”. Cô giáo cũng 
sẽ đạt được sự tự tin qua luyện tập như các trẻ nhỏ vậy thôi.
3. Giáo dục âm nhạc trong đời sống h»ng ngày đối với trẻ ở trường Mẫu 
giáo :
Bản thân tôi đã có kế hoạch và thực hiện có hiệu quả trong những năm học qua.
 8 / 24 Nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ 5 - 6 tuổi.
Con chào bố ạ. Con chào mẹ yêu con đi học nhé chiều con lại về
 Cho trẻ nghe những bài trẻ có thể hát theo được như ở trên. Ngoài tác động 
âm nhạc còn giúp trẻ làm quen, củng cố các bài trong chương trình trẻ phải học 
hát. Còn có nhiều bài hát không cần trẻ phải hát được cũng tạo không khí vui vẻ 
khi đến trường: “Đi học” của Bùi Đình Thảo, “Bài ca đi học” của Phan Trần Bảng 
không chỉ giúp trẻ làm quen, nhận biết cuộc sống xung quanh mà còn chăm từng 
bữa ăn giấc ngủ : “Cô giáo như mẹ hiền”, “Ngày đầu tiên đi học ” của Nguyễn 
Ngọc Thiện.
 Ngoài giờ âm nhạc, còn tổ chức nghe nhạc trong các gìơ khác. Qua 3 năm 
bản thân nhận thấy đây là phương pháp giáo dục tổng hợp đạt hiệu quả cao. Qua 
thực tế, trong các giờ dạy trẻ về thơ, truyện, LQCV, KPKH,...có sự tham gia của 
GDÂN sẽ làm cho tiết học trở nên phong phú hơn.
3.2. Trong hoạt động làm quen văn học :
 Trong giờ LQVH giáo viên dạy trẻ cảm thụ bài thơ, câu chuyện thông qua 
việc đọc diễn cảm, hiểu nội dung... để truyền đạt tới trẻ những vẻ đẹp của tiếng 
nói dân tộc, sản phẩm trí tuệ và tình cảm của bao thế hệ người Việt Nam nối tiếp 
nhau.
 Thông qua việc dạy bài thơ “Hạt gạo làng ta” của Trần Đăng Khoa, sau 
khi trẻ đọc thơ xong cô kết hợp cho trẻ nghe bài hát “Hạt gạo làng ta ” do Trần 
Viết Bính phổ nhạc. Và chính giai điệu trữ tình của bài hát giúp cho ý thơ trong 
bài thơ được nâng cao, tiết học thêm sinh động, phong phú và trẻ rất chú ý.
 Có nhiều bài thơ có cùng chủ đề với bài hát, tuy là lời thơ không hoàn toàn 
trùng với lời bài hát nhưng mang ý nghĩa mở rộng nhận thứ cho trẻ trong tiết học 
đó như :
Trẻ đọc bài thơ “Bó hoa tặng cô ” của Ngô Quân Miện Ngày mồng tám tháng ba
 Chúng em đi hái hoa Mang về tặng cô giáo Bó hoa của em đây
* Biện pháp 1:Nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục âm nhạc trong đời 
sống hàng ngày đối với trẻ mầm non.
 10 

File đính kèm:

  • docxskkn_nang_cao_chat_luong_giao_duc_am_nhac_cho_tre_mau_giao_5.docx
  • pdfSKKN Nâng cao chất lượng giáo dục Âm nhạc cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.pdf