SKKN Nâng cao chất lượng các hoạt động trải nghiệm cho trẻ 5-6 tuổi
Hiện nay, tuổi thơ của nhiều bạn nhỏ lại khác, những thiết bị hiện đại, công nghệ số đang dần che lấp đi những hoạt động mà đáng ra trẻ con cần phải có. Có những đứa trẻ mới lên 5 tuổi có thể ngồi cả buổi thậm chí là cả ngày chỉ để xem các chương trình trên youtube, chúng có thể đánh nhau một cách rất bạo lực vì bị ảnh hưởng từ các trò chơi trên điện thoại, khả năng chú ý kém dẫn đến không có hứng thú khi học, kết quả học bị sa sút, chúng phản ứng chậm với những điều diễn ra trong cuộc sống, chúng không có bạn bè, bó hẹp trong căn phòng kín, và dần dần chúng xa lánh xã hội, tự kỉ và điên loạn, đấy là cách giáo dục của một số bộ phận cha mẹ không có thời gian quan tâm đến con cái, hay quá bao bọc cho con, và điều đó làm mất đi quyền được học, được khám phá theo bản năng của một đứa trẻ. Lứa tuổi mẫu giáo là lứa tuổi được học nhưng cũng phải được chơi, không phải chơi những trò chơi trên điện thoại mà cha mẹ hay các cô hãy đẩy con ra ngoài, hít thở không khí, khám phá những sự vật xung quanh, có đến hàng vạn câu hỏi mà trẻ có thể đặt ra ngay được, và hãy để cho chúng tự tìm hiểu để tìm ra câu trả lời. Hãy nói: “Con thử tìm hiểu xem” thay vì “Cái đó không được”! hãy nói “Con có thể làm được mà” thay vì “Cái đó khó lắm, con không làm được đâu”, Chúng phải được khám phá không phải chỉ qua lời nói mà phải bằng mắt, bằng miệng, bằng tay và bằng cả cơ thể của chúng; Đó mới là con đường ngắn nhất để đưa kiến thức vào trong đầu đứa trẻ, và đó được gọi là trải nghiệm. Nếu là một giáo viên tâm huyết với nghề bạn sẽ luôn đặt ra cho mình câu hỏi: Làm thế nào để trẻ lĩnh hội kiến thức một cách chủ động? Làm thế nào để trẻ ghi nhớ khắc sâu kiến thức? Làm thế nào để trẻ có được những kỹ năng sống cần thiết và có thể ứng dụng ngay vào cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày. Làm gì để trẻ được sống những tháng ngày đúng nghĩa của tuổi thần tiên. Được hòa mình vào thiên nhiên tươi đẹp trong cái nhìn trong trẻo, hồn nhiên của tuổi thơ. Và xa hơn chút nữa là làm thế nào để trẻ có được những tố chất và sự tự tin bắt nhịp với cuộc sống hiện đại, làm chủ, sáng tạo ra công nghệ mới trong tương lai. Trẻ ở lứa tuổi mầm non là giai đoạn quan nhất để hình thành lên nhân cách. Ở giai đoạn này trẻ có sự phát triển về mặt não bộ, khả năng tiếp thu và học hỏi kiến thức mạnh nhất, nhanh nhất so với các giai đoạn về sau của con người. Nếu giai đoạn này bị bỏ lỡ sẽ không có cơ hội lần hai để kích hoạt tối đa tiềm năng não bộ mà trẻ có. Đồng thời, những ưu điểm trong trẻ cũng không thể phát huy trong những giai đoạn về sau.
Chính từ tầm quan trọng của việc cho trẻ được trải nghiệm, khám phá đối với sự phát triển của trẻ, tôi đã lựa chọn đề tài “Nâng cao chất lượng các hoạt động trải nghiệm cho trẻ 5-6 tuổi” để làm đề tài nghiên cứu và đưa vào thực tế giảng dạy.
Chính từ tầm quan trọng của việc cho trẻ được trải nghiệm, khám phá đối với sự phát triển của trẻ, tôi đã lựa chọn đề tài “Nâng cao chất lượng các hoạt động trải nghiệm cho trẻ 5-6 tuổi” để làm đề tài nghiên cứu và đưa vào thực tế giảng dạy.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Nâng cao chất lượng các hoạt động trải nghiệm cho trẻ 5-6 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Nâng cao chất lượng các hoạt động trải nghiệm cho trẻ 5-6 tuổi

năng sống cần thiết và có thể ứng dụng ngay vào cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày. Làm gì để trẻ được sống những tháng ngày đúng nghĩa của tuổi thần tiên. Được hòa mình vào thiên nhiên tươi đẹp trong cái nhìn trong trẻo, hồn nhiên của tuổi thơ. Và xa hơn chút nữa là làm thế nào để trẻ có được những tố chất và sự tự tin bắt nhịp với cuộc sống hiện đại, làm chủ, sáng tạo ra công nghệ mới trong tương lai. Trẻ ở lứa tuổi mầm non là giai đoạn quan nhất để hình thành lên nhân cách. Ở giai đoạn này trẻ có sự phát triển về mặt não bộ, khả năng tiếp thu và học hỏi kiến thức mạnh nhất, nhanh nhất so với các giai đoạn về sau của con người. Nếu giai đoạn này bị bỏ lỡ sẽ không có cơ hội lần hai để kích hoạt tối đa tiềm năng não bộ mà trẻ có. Đồng thời, những ưu điểm trong trẻ cũng không thể phát huy trong những giai đoạn về sau. Chính từ tầm quan trọng của việc cho trẻ được trải nghiệm, khám phá đối với sự phát triển của trẻ, tôi đã lựa chọn đề tài “Nâng cao chất lượng các hoạt động trải nghiệm cho trẻ 5-6 tuổi” để làm đề tài nghiên cứu và đưa vào thực tế giảng dạy. 2. Cơ sở lý luận của vấn đề Sáu năm đầu đời được coi là thời kỳ phát triển “vàng” đối với cuộc đời mỗi con người. Vì vậy, giáo dục mầm non tốt sẽ là tiền đề để hình thành một cá nhân toàn diện. Nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục sớm đối với trẻ em, công tác giáo dục, đổi mới phương pháp dạy học ở trường mầm non ngày càng được chú trọng. Dạy học thông qua trải nghiệm là một phương pháp có nhiều ưu điểm và kích thích được các tiềm năng trí tuệ của trẻ. Trải nghiệm là quá trình nhận thức, khám phá đối tượng bằng việc tương tác với đối tượng thông qua các thao tác vật chất bên ngoài (nhìn, sờ, nếm, ngửi...) và các quá trình tâm lý bên trong (chú ý, ghi nhớ, tư duy, tưởng tượng). Thông qua đó, chủ thể có thể học hỏi, tìm tòi, sáng tạo, tiếp thu, tích lũy được những kinh nghiệm cho bản thân và hoàn thiện các kỹ năng trong cuộc sống. Ngay từ xa xưa, con người đã có những hiểu biết nhất định về ý nghĩa và vai trò của trải nghiệm với việc học tập của mỗi cá nhân. Ở phương Đông, hơn 2000 năm trước, Khổng Tử (551- 479 TCN) nói: “Những gì tôi nghe, tôi sẽ quên. Những gì tôi thấy, tôi sẽ nhớ. Những gì tôi làm, tôi sẽ hiểu”. Tư tưởng này thể hiện tinh thần chú trọng học tập từ trải nghiệm và việc làm. Ở phương Tây, Aristotle (384- 332TCN) cho rằng: “Những điều chúng ta phải học trước rồi mới làm, chúng ta học thông qua làm việc đó”. Montessori khẳng định: “Trẻ tự đào luyện mình trong mối quan hệ với môi trường”. Có nghĩa là những gì mà trẻ có được phải “thông qua hoàn cảnh sống bên ngoài”, thông qua hoạt động tương tác trực tiếp của trẻ với môi trường. Giáo dục theo hướng trải nghiệm cho trẻ mầm non là phương thức sử dụng các hoạt nhất. Khi bắt tay vào nghiên cứu đề tài, tôi nhận thấy mình cũng có nhiều những thuận lợi nhưng cũng không ít những khó khăn trăn trở. Cụ thể: 3.1. Thuận lợi - Nhà trường luôn tạo điều kiện về cơ sở vật chất và các thiết bị đồ dùng hỗ trợ cho hoạt động trải nghiệm. - Khuôn viên nhà trường rộng, nhiều khu đất trống thích hợp cho các hoạt động trải nghiệm cần không gian lớn. - Các giáo viên năng động, sáng tạo, có nhiều năm kinh nghiệm công tác nên thuận lợi cho việc tổ chức các hoạt động cho trẻ trải nghiệm. - Trẻ đi học đều, tỉ lệ chuyên chăm cao, trẻ nhanh nhẹn, tích cực tham gia các hoạt động của cô, có nề nếp tốt. 3.2. Khó khăn - Hoạt động trải nghiệm là hoạt động tuy không phải là mới những cũng phải là dễ với giáo viên. Bởi lâu nay giáo viên vẫn có sự ngại thay đổi giáo án, ngại thay đổi phương pháp tổ chức các hoạt động, vẫn theo phương pháp truyền thống. Chính vì vậy, giáo viên ít khi tổ chức các hoạt động theo hướng trải nghiệm, hoặc nếu có tổ chức thì cũng chỉ mang tính hình thức, chưa thực sự mang lại hiệu quả cao. Nếu tổ chức các hoạt động trải nghiệm mà không có sự chuẩn bị về tâm lý và phương pháp, chắc chắn trẻ sẽ bị rơi vào trạng thái thụ động khi tiếp cận đối tượng trải nghiệm. - Đồ dùng cho hoạt động trải nghiệm phải nhiều nên việc chuẩn bị cho hoạt động mất nhiều thời gian và khó khăn. - Ngoài ra, còn có khó khăn trong việc bảo đảm an toàn trong quá trình tổ chức hoạt động học tập trải nghiệm. - Đa số cha mẹ trẻ ở lớp tôi đều đi làm ăn xa, đi lao động xuất khẩu ở nước ngoài nên phó thác việc chăm sóc con cái cho ông bà ở nhà; mà ông bà thì lại cao tuổi, trình độ văn hóa thấp lại hay chiều cháu nên ảnh hưởng rất lớn đến việc chăm sóc và dạy dỗ trẻ mỗi khi ở nhà. - Trẻ bị ảnh hưởng bởi cuộc sống phát triển hiện đại như: Internet, tivi, các trò chơi điện tử nên ít được tham gia vào các hoạt động trải nghiệm trong thời gian ở nhà nên kỹ năng thực hành của trẻ không được rèn luyện, vận dụng nhiều. 3.3. Điều tra thực trạng Thực trạng của đề tài khi chưa đổi mới là trẻ đã được coi là trung tâm trong các hoạt động song việc sử dụng đồ dùng, giáo cụ trong khi hoạt động vẫn còn chưa đạt hiệu quả cao. Do các giải pháp cũ thực hiện chưa đầy đủ và triệt để. Trẻ chỉ được vừa học vừa chơi. Ví dụ như: Chơi với giấy, chơi với dây, chơi với lá cây, chơi với cát, sỏi, nước. Làm các thí nghiệm nhỏ như: Vật chìm nổi, sự kỳ diệu của nam châm. Cùng cô gieo hạt, chăm sóc cây, hoa. Khám phá các bộ phận trên cơ thể...Ngoài ra khi lựa chọn đề tài cần căn cứ vào điều kiện thực tế tại nhóm lớp như đồ dùng đồ chơi sẵn có, các cây hoa, cây cảnh xung quanh lớp, những đồ dùng, vật dụng trẻ đang chú ý và tò mò muốn tìm hiểu. Căn cứ vào điều kiện tự nhiên và xã hội của từng vùng miền. Ví dục như: Cùng tìm hiểu về hoa mùa xuân nhưng miền bắc đặc trưng là hoa đào, miền nam hoa mai, miền núi là hoa mơ, hoa mận. Căn cứ vào những yếu tố mang tích chất thời điểm như: Trang trí đèn đón trung thu, trang trí lớp chuẩn bị đón tết, dán dây xúc xích trang trí ảnh bác nhân dịp 19/5. Thời gian tổ chức các lễ hội của địa phương, các nét văn hóa nổi bật của địa phương mình. 4.1.2. Xác định mục tiêu hoạt động rõ ràng cụ thể Xác định mục tiêu hoạt động là một việc làm rất quan trọng trong việc tổ chức các hoạt động theo hướng trải nghiệm cho trẻ. Bởi mục tiêu đặt ra cần phải phù hợp với nội dung, với lứa tuổi và với thực tế trẻ tại nhóm lớp. Ưu thế nổi trội của hoạt động giáo dục theo hướng trải nghiệm là năng lực của trẻ sẽ được hình thành và phát triển thông qua việc giải quyết các nhiệm vụ cụ thể trong các tình huống thực tế. Tham gia hoạt động sẽ lĩnh hội được kiến thức, hình thành kỹ năng và thái độ tích cực với đối tượng trải nghiệm. Do vậy mục tiêu càng được xác định rõ ràng và cụ thể thì việc tổ chức hoạt động cho trẻ càng thuận lợi. Ví dụ: Với đề tài: “Chìm nổi” mục tiêu cho trẻ ở lứa tuổi 4-5 tuổi được xác định như sau: * Kiến thức: - Trẻ biết tên gọi, đặc điểm của nước và một số đồ vật gần gũi xung quanh. - Trẻ biết một số vật cho vào nước sẽ nổi hoặc chìm trên mặt nước. * Kỹ năng: - Rèn kỹ năng quan sát và phân biệt được một số vật xung quanh, kỹ năng thao tác đặt nhẹ nhàng một vật trên mặt nước, có thể làm các vật nổi trên mặt nước di chuyển bằng các cách khác nhau. - Rèn kỹ năng trả lời được câu hỏi về hiện tượng xảy ra một cách rõ ràng, mạch lạc. * Thái độ: - Trẻ hứng thú chơi với nước, với các vật liệu thí nghiệm. - Trẻ vui vẻ, thoải mái trong suốt quá trình trải nghiệm. 5. Tham gia hoạt động có sử dụng kinh nghiệm đã lĩnh hội được (Sử dụng nước, hoạt động nghệ thuật) Khi trẻ đã có kỹ năng tốt trong phần thực hiện thí nghiệm thì ở các hoạt động sau cô cần tăng thêm một số nội dung như: Trong phần 2. Thực hiện thí nghiệm khám phá vật chìm - nổi. 2.1. Thả một vật theo nhiều cách (thả nghiêng thì chìm, đặt nhẹ nhàng thì nổi). 2.2. Lúc đầu thì nổi, sau một thời gian thì chìm (vật đã ngấm nước) hoặc vật đã có nước tràn vào như chai nhựa, túi nilon Như vậy, việc xác định nội dung để truyền thụ kiến thức cho trẻ khi đã phù hợp với độ tuổi, khả năng nhận thức của trẻ thì hoạt động mà giáo viên đưa ra sẽ đạt được hiệu quả cao, trẻ tham gia vào các hoạt động trải nghiệm một cách hứng thú, sôi nổi, nhiệt tình. Khi trẻ đã hứng thú, sôi nổi, nhiệt tình thì mục đích yêu cầu của hoạt động sẽ đạt hiệu quả cao. 4.2. Biện pháp 2: Tích cực làm đồ dùng đồ chơi, tạo môi trường trong và ngoài lớp học cho trẻ trải nghiệm 4.2.1. Tạo môi trường trong lớp Công tác chuẩn bị quyết định 50% của sự thành công. Chuẩn bị càng chu đáo, chi tiết, lên kế hoạch càng cụ thể rõ ràng thì yếu tố thành công càng cao. Môi trường là yếu tố quan trọng tạo lên thành công của hoạt động trải nghiệm. Chính vì vây mà ngay từ đầu năm học bản thân tôi đã cùng giáo viên trong lớp thực hiện trang trí lớp theo hướng mở. Lớp tôi được đánh giá là đảm bảo thẩm mỹ, thân thiện, phù hợp lứa tuổi, các góc cho trẻ hoạt động được bố trí thuận tiện, hợp lý linh hoạt đáp ứng nhu cầu hứng thú hoạt động trải nghiệm của trẻ, có đa dạng đồ dùng, đồ chơi, cho trẻ hoạt động, các đồ chơi sáng tạo do tự tay tôi làm từ các nguyên vật liệu sẵn có tại địa phương, với đồ chơi đa dạng phong phú các hoạt động học - chơi của lớp đều theo hướng trải nghiệm dưới nhiều hình thức hấp dẫn trẻ khắc sâu kinh nghiệm kết quả đạt được rất cao. Các sản phẩm của trẻ được xếp lên trên giá vừa cho trẻ được theo dõi quan sát vừa mang tính chất trân trọng các sản phẩm của trẻ làm ra từ đó khích lệ trẻ cố gắng vươn lên trong học tập. Đồ dùng đồ chơi ở các góc được sắp xếp dễ thấy, dễ lấy và dễ cất. Tận dụng các nguồn phế liệu, các nguyên liệu sẵn có, quen thuộc trong tự nhiên như chai, lọ, lá cây, hột hạt Tôi đã bố trí các góc hoạt động hợp lí: Góc hoạt động cần yên tĩnh bố trí xa góc hoạt động ồn ào, góc thư viện/sử dụng sách, tranh ở những nơi nhiều ánh sángCác góc hoạt động có “ranh giới” rõ ràng, có lối đi cho trẻ di chuyển thuận tiện khi liên kết giữa các góc chơi. Sắp xếp các góc để giáo viên có thể dễ dàng quan + Vẽ lên tường những hình ảnh sinh động, gần gũi với trẻ như các con vật ngỗ nghĩnh đáng yêu hay những hành vi đúng gần gũi với trẻ Qua những hình ảnh nãy mỗi khi trẻ được đi ra bên ngoài dạo chơi, quan sát sẽ khắc sâu những kiến thức cho trẻ hơn, và trẻ cũng hứng thú để đi khám phá, trải nghiệm hơn. Dưới đây là những hình ảnh mà tôi và giáo viên cùng lớp đã vẽ, trang trí tận dụng vào những mảng tường trống bên ngoài lớp học: + Tôi đã cùng giáo viên tham mưu lên ban giám hiệu nhà trường vận động nguồn thu tự nguyện tu bổ xây dựng thêm khu vườn cổ tích tạo hình ảnh sinh động với các nhân vật ngộ nghĩnh đáng yêu trong các câu chuyện “Tấm cám”, “Nàng Bạch Tuyết và Bảy chú lùn”, các con vật gần gũi với trẻ, đã đưa trẻ vào thế giới cổ xưa thật huyền bí, ly kỳ và hấp dẫn, qua trải nghiệm tôi đã tiến hành khảo sát trẻ trẻ đã đánh giá được đúng - sai, tốt - xấu, con vật hiền lành - hung dữ... tôi thấy trẻ tỏ rõ thái độ sẻ chia, thông cảm, yêu thương.... phù hợp với từng nhân vật. Hình ảnh một số nhân vật trong vườn cổ tích + Xây dựng môi trường trải nghiệm chợ quê tôi đã vận động phụ huynh vào thứ 2 mỗi tuần góp đầy đủ các mặt hàng bày bán những sản phẩm của làng quê, Những con cua con ốc, mớ rau, hoa quả vườn nhà .. kết hợp ẩm thực quê với chiếc bánh chưng, bánh dày, bánh gai cùng góp phần tạo nên sự phong phú ở chợ quê giản dị, mộc mạc nhưng mang đậm truyền thống dân tộc quê hương. Trẻ lớp tôi rất hứng thu với việc trải nghiệm tại đây. Chợ quê của bé + Xây dựng khu trải nghiệm vận động: Khuôn viên thoáng đãng, rộng rãi cho trẻ vui chơi phát triển thể chất thông qua các đồ chơi hình dạng con vật ngộ nghĩnh, các trò chơi vận động như: Cầu treo, bước chân khéo léo, chơi lái xe, chơi ném
File đính kèm:
skkn_nang_cao_chat_luong_cac_hoat_dong_trai_nghiem_cho_tre_5.docx