SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình cho trẻ 5­6 tuổi

Thế giới đang bước vào thời đại văn minh của trí tuệ. Sự sáng tạo của con người đã mang đến cho xã hội những giá trị vật chất và tinh thần rất phong phú. Tính sáng tạo được coi là một phẩm chất quan trọng không thể thiếu được của người lao động mới. Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong quá trình giáo dục. “Mục tiêu giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mĩ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, và chuẩn bị cho trẻ vào học lớp 1”. Sự hình thành và phát triển các đặc điểm tâm lý nói chung và khả năng sáng tạo nói riêng ở lứa tuổi mẫu giáo là cơ sở, nền móng cho sự phát triển tâm lý, khả năng sáng tạo sau này của trẻ. Chúng ta đang sống trong một “Kỷ nguyên của thông tin”, ý tưởng là bánh xe của sự tiến bộ. Ý tưởng là kết quả của nhiều yếu tố trong đó có hoạt động nhận thức. Trong hoạt động nhận thức, chúng ta không thể không kể đến vai trò của tưởng tượng. Tưởng tượng là một trong những chức năng quan trọng nhất và luôn có mặt trong mọi hoạt động và giao tiếp của con người. Đặc biệt, trong lĩnh vực nghệ thuật tưởng tượng sáng tạo đóng vai trò chủ đạo, quyết định năng lực sáng tạo nghệ thuật của người nghệ sĩ. Giáo dục thẩm mỹ là một trong những nội dung cơ bản của việc hình thành và phát triển toàn diện cho trẻ. Hoạt động tạo hình là một hoạt động không thể thiếu ở lứa tuổi mầm non. Qua nhiều cuộc nghiên cứu về vai trò của hoạt động tạo hình đối với sự phát triển nhận thức của trẻ em, có thể khẳng định rằng hoạt động tạo hình có thể coi là một trong những hoạt động tạo điều kiện thuận lợi nhất cho sự phát triển trí tưởng tượng và khả năng sáng tạo của trẻ em. Một hoạt động mang tính tạo hình đặc trưng nhất và xuất hiện sớm nhất - đó là hoạt động vẽ. Đối với trẻ ở lứa tuổi mầm non, nhất là trẻ 5-6 tuổi, trẻ rất thích vẽ.
docx 40 trang skmamnonhay 16/02/2025 1300
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình cho trẻ 5­6 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình cho trẻ 5­6 tuổi

SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình cho trẻ 5­6 tuổi
 “Một sô biện pháp nâng cao chât lượng hoạt động tạo hình cho trẻ 5- 6 tuổi”.
 _k2a_
mạnh dạn lựa chọn nội dung: "Một sô biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động tạo 
hình cho trẻ 5- 6 tuổi" để nghiên cứu và áp dụng sáng kiến từ thời điểm tháng 9/ 2016 
đến tháng 2/2017 tại lớp mẫu giáo 5- 6 tuổi mà tôi phụ trách.
 Để áp dụng sáng kiến cần có những điều kiện sau:
+ Giáo viên trực tiếp giảng dạy tại trường mầm non có trình độ chuyên môn đạt chuẩn 
trở lên.
+ Có đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu.
3.Nội dung sáng kiến
3.1. Tính mới tính sáng tạo của sáng kiến
 Hoạt động tạo hình của trẻ nhằm thỏa mãn nhu cầu “được làm người lớn” cũng 
như nhu cầu khác trong sự phát triển của trẻ. Khi tạo ra sản phẩm tạo hình trẻ tham 
gia một cách tích cực kết hợp giữa tính tích cực của trí tuệ và thể lực. Hơn nữa với 
mong muốn tạo thêm nhiều hình thức hấp dẫn, mới lạ để hoạt động tạo hình không 
còn ngại đối với trẻ nên tôi đã lựa chọn nội dung sáng kiến này.
3.2. Khả năng áp dụng sáng kiến
 -Với tùy từng điều kiện nhà trường, tùy khả năng của giáo viên và học sinh 
trên nhóm lớp mà mức độ áp dụng sẽ có sự chênh lệch. Tuy vậy tôi xin khẳng định 
biện pháp này có khả năng áp dụng và triển khai rộng rãi ở tất cả các trường mầm non 
trong Thành phố, Tỉnh.
 - Cách thức áp dụng: Tôi đã vận dụng linh hoạt tài liệu được cung cấp lựa chọn 
nội dung thích hợp với trẻ, cung cấp cho giáo viên nhiều hình thức tổ chức, ngân hàng 
các hoạt động gần gũi, sáng tạo, sinh động... có liên quan đến nội dung hoạt động tạo 
hình kích thích trẻ hứng thú, tích cực tham gia hoạt động.
 2 “Một sô biện pháp nâng cao chât lượng hoạt động tạo hình cho trẻ 5- 6 tuổi”.
 _k2a_
- Trang bị thêm các tài liệu, tạp san, đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho công tác dạy và 
học tại trường mầm non.
 4 “Một sô biện pháp nâng cao chât lượng hoạt động tạo hình cho trẻ 5- 6 tuổi”.
 _k2a_
cách nhìn của riêng trẻ. Và cũng chính từ những tác phẩm này mà ta có thể hiểu được 
phần nào những nét tâm lí của trẻ và có những hướng giáo dục phù hợp. Thực tế giáo 
dục mầm non cho thấy ở một số trường mầm non thì hoạt động tạo hình nói chung và 
hoạt động vẽ nói riêng chưa được quan tâm đúng mức. Hoạt động này được tổ chức 
với nội dung chưa phong phú, bằng những phương pháp - hình thức còn mang tính áp 
đặt, trẻ thực hiện quá trình tạo hình một cách thụ động thiếu nguồn cảm hứng. Tình 
trạng này sẽ làm cản trở sự phát triển nhận thức thẩm mỹ và làm mai một khả năng 
sáng tạo của trẻ.
 Với tầm quan trọng như thế, trên cơ sở Kế hoạch thực hiện chuyên đề của Sở 
Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hải Dương, Phòng Giáo dục và Đào tạo Thành phố 
Hải Dương đã ban hành kế hoạch về việc triển khai chuyên đề “Nâng cao chất lượng 
giáo dục phát triển thâm mĩ cho trẻ trong trường mầm non” nhằm định hướng chỉ đạo 
cho các trường mầm non trong Thành phố xây dựng và triển khai thực hiện chuyên đề 
.
 Năm học 2015 - 2016 là năm học đầu tiên chính thức thực hiện chuyên đề về 
hoạt động tạo hình trong các trường mầm non, cần tăng cường công tác tuyên truyền 
phổ biến tầm quan trọng, nội dung, phương pháp giáo dục phát triển thẩm mĩ trẻ mầm 
non cho phụ huynh và cộng đồng để từ đó tranh thủ được các nguồn lực trang bị cơ sở 
vật chất, trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi thực hiện chuyên đề qua các hình thức hoạt 
động trong trường mầm non với kế hoạch có định hướng của giáo viên sẽ giúp trẻ phát 
triển tốt các kỹ năng tạo hình. Tuyên truyền nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi và 
huy động sự tham gia phối hợp của các bậc cha mẹ, cộng đồng nhằm tạo sự thống nhất 
giữa nhà trường, gia đình và xã hội cùng chăm lo giáo dục phát triển thẩm mĩ cho trẻ 
tuổi mầm non.
 6 “Một sô biện pháp nâng cao chât lượng hoạt động tạo hình cho trẻ 5- 6 tuổi”.
 _k2a_
phát triển nhân cách trẻ nhưng thật sự chưa đáp ứng và chưa phát huy hết những kỹ 
năng sáng tạo mà còn tính áp đặt, dập khuân máy móc. Khi tổ chức hoạt động tạo hình 
thì người giáo viên phải làm gì ? Làm như thế nào? Để trẻ có thể mạnh dạn tự tin tạo 
ra những sản phẩm đẹp và mang tính sáng tạo.
 Nhận thức được nhiệm vụ và trách nhiệm to lớn ấy của người giáo viên Mầm 
non trong giai đoạn phát triển hiện nay tôi đã nghiên cứu, tìm tòi, tích cực học hỏi để 
từ đó tìm ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ trong 
ngành học mầm non nói chung và trong trường mầm non nói riêng và mạnh dạn chọn 
đề tài nghiên cứu: "Một sô biện pháp nâng cao chât lượng hoạt động tạo hình cho 
trẻ 5- 6 tuổi".
3. Thực trạng của vấn đề
3.1. Thuận lợi
 Xuất phát từ nội dung giáo dục tích hợp và chuyên đề thực hiện trong năm học 
là: “ Nâng cao chất lượng phát triển thẩm mĩ cho trẻ” nên tập thể cán bộ giáo viên 
trong nhà trường đã hưởng ứng rất tích cực đã đưa hoạt động tạo hình vào trong giảng 
dạy. Nhà trường cũng như nhóm lớp luôn được sự quan tâm, tạo điều kiện, giúp đỡ của 
các ban ngành đoàn thể của địa phương, sự quan tâm của các cấp ngành giáo dục và 
đào tạo, sự sát xao giúp đỡ về tinh thần của Ban giám hiệu nhà trường, tổ chuyên môn, 
sự ủng hộ nhiệt tình của các bậc phụ huynh cùng với sự nỗ lực của bản thân từng bước 
khắc phục khó khăn, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Ngay từ đầu năm 
nhà trường đã phát động hội thi làm đồ dùng đồ chơi tự tạo để phục vụ trực tiếp cho 
giảng dạy, tạo điều kiện trang thiết bị đầy đủ cơ sở vật chất, đồ dùng đồ chơi, các 
nguyên vật liệu phế thải để trẻ được hoạt động. Ngoài ra còn được sự chỉ đạo của Ban 
giám hiệu về lịch trình và kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục, các hoạt động ngoại 
khóa... Sĩ số học sinh trong lớp vừa phải và hơn nữa được sự giúp đỡ của đồng nghiệp 
 8 “Một sô biện pháp nâng cao chât lượng hoạt động tạo hình cho trẻ 5- 6 tuổi”.
 _k2a_
tập trung và không muốn tiếp thu vốn kiến thức mà cô giáo truyền đạt bởi chưa tạo 
được môi trường để hấp dẫn trẻ tham gia vào các hoạt động một cách tích cực. Chính 
vì vậy tôi luôn mong muốn khi trẻ được tham gia hoạt động tạo hình là trẻ thỏa trí tò 
mò, mong muốn tạo cho mình một sản phẩm đẹp nhất, bằng chính đôi bàn tay khéo léo 
của mình, khi trẻ tham gia hoạt động này cũng là rèn luyện sự kiên trì của trẻ, trẻ sáng 
tạo, rèn luyện các kĩ năng vẽ, nặn, xé dán, cách tô màu, tư thế ngồi, cách cầm bút. Mang 
lại cho các con mạnh dạn tự tin khi tham gia các hoạt động, biết quan tâm chia sẻ và 
thể hiện hết khả năng của mình thông qua các ngày hội, ngày lễ, các hoạt động ngoại 
khóa... Để tiến hành mục tiêu đó, đầu năm học tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng của 
lớp mình để nắm bắt được khả năng tạo hình của trẻ qua bảng dưới đây:
 Thời
 Nội dung khảo sát
 gian
 Trẻ hứng thú tham gia Kỹ năng tạo sản phẩm Nhận xét, đánh giá 
 Tháng
 hoạt động đẹp sản phẩm
 9/ 2016 Sô trẻ % Sô trẻ % Sô trẻ %
 10/ 30 33,3 9/ 30 30,0 11/ 30 36,7
Bảng 3.3: Điều tra thực trạng
 Từ thực trạng ban đầu cho thấy, kết quả đạt chưa cao như ta mong đợi, tôi luôn 
trăn trở, suy nghĩ: "Cần phải làm gì? Làm như thê nào?" để trẻ cuốn hút tích cực, hứng 
thú tham gia trong giờ học một cách thoải mái tự tin, không gò bó, tôi lên kế hoạch 
nâng cao kỹ năng tạo hình cho trẻ, trong giờ học tôi luôn quan tâm đến các cháu kỹ 
năng trung bình, yếu nhiều hơn bằng cách gợi ý từng bước, động viên kịp thời để tạo 
hứng thú cho trẻ. Do đó, qua quá trình thực tế giảng dạy, qua tìm tòi nghiên cứu, dựa 
 10 “Một sô biện pháp nâng cao chât lượng hoạt động tạo hình cho trẻ 5- 6 tuổi”.
 _k2a_
 Ảnh 1: Trang trí, sắp xếp đồ dùng ở góc tạo hình
 4.2. Biện pháp 2: Sử dụng sản phẩm mẫu đẹp, sáng tạo kết hợp lời chỉ dẫn 
thích hợp để hướng sự chú ý của trẻ vào đối tượng
 Sản phẩm mẫu cần được lựa chọn cẩn thận, phải chứa đựng cả những yếu tố 
thực, yếu tố thẩm mỹ, nghệ thuật như: tính tạo hình, tính biểu cảm và đặc biệt hấp dẫn, 
mới lạ, đa dạng, phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ.
 Các tác phẩm nghệ thuật được sử dụng làm mẫu như: tranh truyện, ảnh chụp, 
tranh dân gian, tranh sơn mài và các sản phẩm thủ công mỹ nghệ... tôi lựa chọn phù 
hợp với trẻ, có sự thể’ hiện rõ ràng, rõ nét các đặc điể’m của sự vật như: hình dáng, 
màu sắc, kích thước, hình khối, vị trí trong không gian giúp trẻ dễ quan sát. Ngoài ra 
tôi còn chú ý không chọn những bức tranh, những sản phẩm mẫu có bố cục phức tạp 
với nhiều hình, nhiều mảng, nhiều chi tiết...
 12 “Một sô biện pháp nâng cao chât lượng hoạt động tạo hình cho trẻ 5- 6 tuổi”.
 _k2a_
tham gia vào các họat động đa dạng, phong phú, sáng tạo như sử dụng các trò chơi... 
nhằm tăng hứng thú cho trẻ.
 Trong giờ học nói chung và giờ hoạt động tạo hình nói riêng trẻ được tự thể 
hiện, cô luôn là người động viên, khuyến khích trẻ sáng tạo, thể hiện ý muốn, tình 
cảm, cảm xúc và những hiểu biết của trẻ đối với sự vật. Tôi tăng cường các câu hỏi 
gợi ý, giúp trẻ củng cố và áp dụng những kinh nghiệm đã lĩnh hội trong các hoạt động 
khác nhau, động viên trẻ tự suy nghĩ và thể hiện khả năng của mình.
 Ví dụ: Tạo tình huống để trẻ làm: “ Nặn búp bê lật đật”.
 Các con ơi! Đầu và thân búp bê lật đật có dạng khối gì? Muốn nặn được phải 
làm thế nào? Nặn phần nào trước? Cách chia đất thế nào? Dùng những thao tác gì?...
 Sau những lời gợi mở của cô, trẻ đã say sưa tiến hành thực hiện và còn thực hiện 
nhiều chi tiết sáng tạo theo ý của mỗi trẻ: mắt, mũi, miệng...
 Trong khi làm mẫu, tôi luôn coi trọng quan điểm của trẻ, làm cho trẻ phát triển 
khả năng so sánh, phân tích, suy nghĩ về sản phẩm mình định làm. Tôi khuyến khích 
trẻ tự tìm, tự sáng tạo trong khi thể hiện những ước mơ. Với nhóm trẻ chưa thể hiện 
được tôi động viên khuyến khích giúp trẻ kịp thời để trẻ có tâm thế hơn, tạo cho trẻ 
cảm giác thoải mái giúp trẻ sẽ tích cực hoạt động sâu hơn. Từ đó giúp trẻ phát triển 
khả năng, kỹ năng về tạo hình một cách tự tin.
 14 “Một sô biện pháp nâng cao chât lượng hoạt động tạo hình cho trẻ 5- 6 tuổi”.
 _k2a_
 Ví dụ: Với chủ đề: “Thế giới thực vật”: Tôi cho trẻ sưu tầm những hình ảnh về 
các loài hoa, các loại quả, cây xanh... để cùng cô trang trí lớp theo chủ đề đang thực 
hiện. Tôi giao nhiệm vụ để trẻ cùng làm: trẻ cắt dán các hình ảnh sưu tầm, cô viết tên 
tương ứng của mỗi hình ảnh giúp trẻ nhớ tên các loài hoa, quả, cây...và kết hợp nhận 
biết phân biệt các chữ cái trong từ. Từ đó giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, tập trung chú 
ý, mở rộng hiểu biết và trẻ còn được làm quen với môi trường chữ viết.
 CHÚ ĐÊ: THẾ GIỚI THỰC VẬT
 củ su hào Củ cà rót Báp cál Bí ngô Súp lơ
 Ảnh 5: Tranh chủ đề: Thẻ giới thực vật
 Ví dụ: Tiết học tạo hình: “Cắt dán quần áo” trong chủ đề “Nghề nghiệp”:
 Tôi cho trẻ một số hình ảnh của các bạn nhỏ miền núi, kết hợp câu chuyện kể 
về cuộc sống của các bạn nhỏ rất nghèo, thiếu quần áo ấm. Nhìn các bạn rất đáng 
thương. Vậy cô cháu mình sẽ làm gì để giúp đỡ các bạn? Qua câu chuyện trẻ sẽ tự đưa 
ra ý tưởng của đề tài, sau đó cô chốt lại cùng trẻ: Vậy hôm cô cháu mình sẽ là những 
cô chú công nhân cắt và may lên những bộ quần áo để gửi tới các bạn nhỏ miền núi 
nhé! Khi trẻ hiểu được ý nghĩa của ý tưởng, tất cả cùng cố gắng để cắt dán những bộ 
quần áo thật đẹp.
 Hay còn kể đến tiết học tạo hình trong chủ đề: “Gia đình”:
 Tôi cho trẻ kể về gia đình, có nhiều trẻ kể về ngày cuối tuần được bố mẹ cho về 
 16

File đính kèm:

  • docxskkn_motsobienphapnangcaochatluonghoatdongtaohinhchotre56tuo.docx
  • pdfSKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình cho trẻ 5­6 tuổi.pdf