SKKN Một số biện pháp bồi dưỡng giáo viên dạy tốt môn làm quen với Toán 5­6 tuổi

Để quá trình Giáo dục mầm non đạt hiệu quả đòi hỏi phải có đội ngũ giáo viên có đầy đủ phẩm chất, năng lực và trình độ chuyên môn đáp ứng yêu cầu đổi mới hiện nay của ngành học và thực hiện theo tinh thần Nghị quyết TW II khoá VIII "Đội ngũ giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng Giáo dục". Trường Mầm non Hoa Cúc thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế, xã hội tương đối phát triển, trình độ dân trí cao nên nhân dân nhận thức rõ được tầm quan trong của việc cho con em đi học mầm non. Nhưng điều này cũng là một thách thức lớn đối với trường. Đòi hỏi nhà trường cần phải nâng cao chất lượng giáo dục để đáp ứng với điều kiện kinh tế xã hội phát triển giai đoạn hiện nay.
Nhận thức rõ được điều này bản thân là một cán bộ quản lý tôi luôn trăn trở làm thế nào để bồi dưỡng đội ngũ giáo viên có đầy đủ phẩm chất, năng lực và trình độ chuyên môn đáp ứng yêu cầu đổi mới hiện nay của ngành học? Làm thế nào để việc bồi dưỡng đạt hiệu quả cao? Tôi thiết nghĩ việc bồi dưỡng giáo viên không thể nóng vội, không phải việc làm một sớm một chiều mà cần có thời gian, có lộ trình cụ thể. Để đạt hiệu quả như mong muốn chúng ta cần bồi dưỡng theo từng lĩnh vực, từng môn học khác nhau. Và đây cũng chính là lý do để tôi lựa chọn đề tài “Một sô biện pháp bồi dưỡng giáo viên dạy tôt môn làm quen với toán 5-6 tuổi ”.
docx 12 trang skmamnonhay 16/02/2025 800
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp bồi dưỡng giáo viên dạy tốt môn làm quen với Toán 5­6 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp bồi dưỡng giáo viên dạy tốt môn làm quen với Toán 5­6 tuổi

SKKN Một số biện pháp bồi dưỡng giáo viên dạy tốt môn làm quen với Toán 5­6 tuổi
 MỤC LỤC
I. Phần mở đầu.................................................................................................. 3
1. Lý do chọn đề tài :.........................................................................................3
2.Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài: ....................................................................4
3. Đối tượng nghiên cứu:..................................................................................4
4. Giới hạn của đề tài: ......................................................................................4
5. Phương pháp nghiên cứu:............................................................................4
II. Phần nội dung:.............................................................................................5
1.Cơ sở lý luận:.................................................................................................5
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu: ...................................................................6
3.Nội dung và hình thức của giải pháp:.........................................................7
a.Mục tiêu của giải pháp, biện pháp:...............................................................7
b.Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp:.................................................8
c.Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp:...............................................12
d.Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu, phạm vi và
hiệu quả ứng dụng: ............................................................................................13
III. Phần kết luận, kiến nghị:...........................................................................13
1.Kết luận: ........................................................................................................13
2. Kiến nghị: ......................................................................................................14
 2 phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của trẻ.
 Nhiệm vụ: Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cụ thể. Nghiên cứu tìm ra một số 
biện pháp hữu ích bồi dưỡng cho giáo viên khối lá nắm vững phương pháp soạn 
giảng môn Làm quen với toán 5-6 tuổi.
 3. Đối tượng nghiên cứu.
 Nghiên cứu một số biện pháp bồi dưỡng cho giáo viên khối lá nắm vững 
phương pháp soạn giảng môn Làm quen với toán 5-6 tuổi nhằm nâng cao chất 
lượng giáo dục.
 4. Giới hạn của đề tài.
 Biện pháp sư phạm nhằm bồi dưỡng giáo viên khối lá Trường Mầm non 
Hoa Cúc dạy tốt môn làm quen với toán 5-6 tuổi. Đề tài được áp dụng cho các 
giáo viên và học sinh khối lá Trường Mầm non Hoa Cúc.
 5. Ph ương pháp nghiên c ứu.
 a) Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận.
 - Phương pháp phân tích - tổng hợp tài liệu;
 - Phương pháp khái quát hóa các nhận định độc lập.
 b) Nhom phương pháp nghiên cứu thực tiễn
 - Phương pháp điều tra;
 - Phương pháp tông kết kinh nghiệm giáo dục;
 - Phương pháp nghiên cứu các sản phàm hoạt động;
 - Phương pháp khảo nghiệm, thử nghiệm.
 c) Phương pháp thống kê toán học.
 Thu thập, tổng hợp, trình bày số liệu nhằm phục vụ cho quá trình phân tích, 
nghiên cứu.
 II. Phần nội dung
 1.Cơ sở lý luận
 Cùng với quá trình phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn hiện nay thì
đổi mới giáo dục theo hướng hội nhập quốc tế ở nước ta cũng đang được Đảng và 
nhà nước hết sức coi trọng. Việc nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQL 
giáo dục là một nhiệm vụ, giải pháp trong Kế hoạch hành động của ngành Giáo 
dục triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Đại 
hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch 
phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020 và Chương trình hành động của 
Chính phủ nhiệm kỳ 2016 - 2021.
 Kế hoạch hành động của ngành Giáo dục nhấn mạnh việc rà soát, xây dựng 
các chuẩn nghề nghiệp giáo viên, giảng viên, chuẩn/tiêu chuẩn cán bộ quản lý cơ 
sở giáo dục để’ làm căn cứ xây dựng và triể’n khai các chương trình đào tạo, bồi 
dưỡng; thực hiện tuyển dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, kiểm tra, đánh giá, khen 
thưởng và tôn vinh đội ngũ theo chuẩn.
 Chỉ đạo rà soát, đánh giá thực trạng chất lượng đội ngũ giáo viên, giảng viên 
 4 trường.
 Năng lực của giáo viên không đồng đều, một số giáo viên lớn tuổi do thời 
gian áp dụng những phương pháp dạy học cũ (chương trình cải cách) kéo dài đã ăn 
sâu vào nhận thức cộng thêm tuổi tác đã lớn, khả năng nắm bắt linh hoạt các 
phương pháp dạy học mới và ứng dụng công nghệ thông tin còn hạn chế.
 Nguyên nhân khách quan:
 Được sự quan tâm của cấp Uỷ đảng, chính quyền địa phương. Sự quan tâm, 
chỉ đạo tận tình của Phòng Giáo dục & Đào tạo đối với ngành học Mầm non trong 
huyện. Phòng Giáo dục & Đào tạo cùng với bộ phận chuyên môn mầm non đã tổ 
chức tập huấn nhiều chuyên đề bổ ích cho cán bộ quản lý cũng như giáo viên học 
hỏi để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ của mình. Sự phối kết hợp của Ban đại 
diện cha mẹ học sinh góp phần cùng với nhà trường nâng cao chất lượng dạy và 
học trong nhà trường.
 Do đặc thù, tính chất công việc chiếm nhiều thời gian nên nhiều giáo viên 
chưa thực sự đầu tư vào việc nâng cao chuyên môn nghiệp vụ của mình.
 3.Nội dung và hình thức của giải pháp:
 a.Mục tiêu của giải pháp
 Mục tiêu của các giải nhằm giúp giáo viên khối lá nắm vững phương pháp 
soạn giảng môn làm quen với toán.
 Khi vận dụng các giải pháp vào thực tiễn giáo viên sẽ nâng cao được các kỹ 
năng sự phạm như: Kỹ năng tổ chức linh hoạt, sáng tạo các hoạt động giáo dục, kỹ 
năng truyền thụ kiến thức hấp dẫn, lôi cuốn trẻ, kỹ năng xử lý tính huống sư 
phạm... nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong giai đoạn hiện nay.
 b.Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp.
 Qua một thời gian nghiên cứu từ lý luận đến thực tiễn tôi đã đưa vào thực 
hiện bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên một số biện pháp sau:
 Biện pháp 1: Xây dựng kê hoạch bồi dưỡng cụ thể.
 Vai trò của cán bộ quản lý là hết sức quan trọng, cán bộ quản lý là những 
người đầu tàu, gương mẫu và luôn là điểm tựa cho giáo viên, giúp giáo viên định 
hướng đúng mục tiêu giáo dục để giáo dục vì vậy để việc bồi dưỡng giáo viên có 
hiệu quả cần xây dựng kế hoạch một cách cụ thể rõ ràng theo từng tháng, học 
kỳ...phù hợp tạo điều kiện cho giáo viên tham gia bồi dưỡng.
 Lựa chọn đội ngũ giáo viên cốt cán tham gia đầy đủ các lớp bồi dưỡng do 
Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT, cụm chuyên môn tổ chức. Tổ chức cho giáo viên cốt 
cán, giáo viên giỏi đi dự giờ học tập kinh nghiệm ở các trường bạn trong huyện, 
cũng như trong tỉnh để về tập huấn chuyên đề lại cho các giáo viên trong trường
 Biện pháp 2: Lựa chọn hình thức bôi dưỡng hiệu quả.
 Bồi dưỡng thông qua các tiêt dạy dự giờ, thao giảng, chuyên đề.
 Môn làm quen với toán so với môn học khác khá khô khan, trẻ sẽ dễ cảm 
thấy nhàm chán vì vậy, để gay sự chú ý cho trẻ và lôi cuốn trẻ tích cực hoạt động 
 6 hay hay hay ” mỗi lần vỗ tay tương ứng với một tiếng trong câu hát. Tương tự “ 
vui vui....”
 - Cât số chim Chào Mào va'sô'chim Vành Khuyên để lập dãy số từ 1 đến 8. 
Cho lớp đọc xuôi và ngược.
 -Hỏi số liền trước, liền sau của số 7 là số mấy?
 - Cho trẻ đọc và cất số.
 * Thi xem ai nhanh
 - Cho trẻ lên bấm máy gắn số lượng chim và gắn số tương ứng, cả lớp 
kiểm tra lại.
 Hoạt đông 3: Vui chơi cùng bé:
 * Đội nào nhanh nhất.
 - Trẻ đi thành vòng tròn khi nghe tiếng xắc xô, chạy nhanh về nhóm của 
mình, đếm số thành viên trong nhóm và chọn chữ số tương ứng đưa lên.
 * Ai giỏi hơn.
 - Tìm và dán cho đủ số lượng chim là 8 theo yêu cầu.
 Bồi dưỡng thông qua các buôi chuyên đề.
 Thông qua các buổi chuyên đề giáo viên được tiếp thu về thuyết sau đó dự 
dự tiết dạy thực hành, kiến thức được tiếp thu một cách liên tục, có hệ thống, giúp 
giáo viên dễ dàng nắm bắt chuyên đề tốt hơn.
 Để tổ chức chuyên đề có hiêu quả tôi lập kế hoạch bồi dưỡng theo từng thời 
điểm thích hợp sau khi thực hiện xong có tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm.
 Bồi dưỡng thông qua sinh hoạt tô chuyên môn.
 - Đẩy mạnh sinh hoạt tổ chuyên môn là điều vô cùng thiết yếu, các thành 
viên trong tổ gắn bó, gần gũi giúp đỡ nhau, bổ trợ cho nhau một cách thiết thực 
nhất. Kết hợp với tổ chuyên môn xây dựng nhiều tiết dạy mẫu làm quen với toán. 
Các tiết số lượng, không gian, hình dạng, các tiết đo...giáo viên tham dự phải ghi 
chép đầy đủ, chi tiết, có phần nhận xét và xếp loại.
 Bồi dưỡng thông qua hội thi giáo viên dạy giỏi các cấp.
 - Mỗi lần tham các hội thi giáo viên được cọ xát nhiều, không những được 
cọ xát với các giáo viên trong trường mà họ còn được thi đua và học hỏi các giáo 
viên trong huyện, trong tỉnh kiến thức kỹ năng, nghiệp vụ sẽ được nâng cao và có 
nhiều kinh nghiệm hơn trong công tác soạn giảng.
 Sau khi lựa chọn và áp dụng các hình thức bồi dưỡng vào thực tiễn tôi thấy 
đa số giáo đều tiến bộ. giáo viên đã chủ động, linh hoạt và sáng tạo hơn trong soạn 
giảng môn làm quen với toán.
 Biện pháp 3: Kiểm tra, đánh giá xếp loại giáo viên.
 Có bồi dưỡng thì phải có kiểm tra, đánh giá. Kiểm tra, đánh giá nhằm mục 
đích nắm bắt kết quả của việc bồi dưỡng bồi dưỡng.
 Việc kiểm tra - đánh giá mang một ý nghĩa vô cùng quan trọng và có mối 
liên hệ khăng khít với nhau, trong đó kiểm tra là phương tiện còn đánh giá là mục 
 8 là biện pháp then chốt quyết định sự thành công, nếu lựa chọn hình thức bồi dưỡng 
 phù hợp sẽ mang lại hiệu quả cao và ngược lại.
 Những biện pháp còn lại mang tính chất hỗ trợ nhưng lại là điều kiện cần 
 để thực hiện thành công đề tài này.
 Các biện pháp được sắp xếp một cách trình tự : lập kế hoạch bồi dưỡng, 
 chọn hình thức bồi dưỡng tiến hành bồi dưỡng, kiểm tra đánh giá kết quả...
 d. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu,
 phạm vi và hiệu quả ứng dụng.
 Sau khi thực hiện những biện pháp trên tất cả các đồng chí giáo viên khối 
 lá đều có những chuyển biến rõ nét, tự tin, linh hoạt, sáng tạo hơn, xử lý tinh 
 huống sư phạm tốt hơn, có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy môn làm quen với 
 toán, chất lượng giảng dạy ngày một nâng cao. Đội ngũ giáo viên vững vàng về 
 chuyên môn nghiệp vụ hơn. Tre được trải nghiệm nhiều hơn, manh dan, tự tin và 
 ham thích học toán. Trẻ biết vận dụng môn toán vào các hoạt khác.
 Kết quả
 NÔI DUNG Trước khi áp Sau khi áp dụng
 dụng
Hình thức tổ chức linh hoạt, sáng tạo. 4/10 40% 8 80%
Khả năng truyền thụ kiến thức hấp dẫn, lôi cuốn 3/10 30% / 770%
trẻ. 1/
Khẳ năng xử lý tính huống sự phạm. 3/10 30% 01 770%
Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của trẻ. 5/10 50% /0 990%
Tạo môi trường hoạt động phong phú cho trẻ 3/10 30% 1/ 880%
 Bảng 2: Bảng so sánh kết quả khi chưa áp dụng đề tài và sau01/ khi áp
 01
 dụng đề tài. 0
 III. Phần kết luận, kiến nghị
 1. Kết luận:
 Để bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo có hiệu quả không thể’ nóng 
 vội, không phải việc làm một sớm một chiều mà cần có thời gian, có lộ trình cụ 
 thể. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, nội dung bồi dưỡng phải phù hợp với tình hình 
 thực tế của trường. Chọn các hình thức bồi dưỡng bám sát thực tiễn để mang lại 
 hiệu quả cao. Chú ý tạo mọi điều kiện cho giáo viên tham gia đầy đủ các lớp, các 
 đợt bồi dưỡng. Công tác bồi dưỡng giáo viên phải được thực hiện thường xuyên 
 với nhiều hình thức, đa dạng và phong phú tạo cơ hội cho giáo viên học tập trao 
 đổi kinh nghiệm lẫn nhau, đặc biệt là chú trọng việc tổ chức các tiết dạy thực hành 
 trên lớp giúp giáo viên có kiến thức, có kỹ năng sư phạm vững vàng để có thể chủ 
 động, linh hoạt và sáng tạo trong quá trình lên lớp.
 Sau khi nghiên cứu và đưa vào thực tiễn áp dụng tất cả các giáo viên khối lá 
 đều có những chuyển biến tích cực: tự tin, linh hoạt, sáng tạo hơn... có nhiều kinh 
 10

File đính kèm:

  • docxskkn_motsobienphapboi_duonggiaoviendaytotmonlamquenvoitoan56.docx
  • pdfSKKN Một số biện pháp bồi dưỡng giáo viên dạy tốt môn làm quen với Toán 5­6 tuổi.pdf