SKKN Một vài kinh nghiệm trong việc chuẩn bị tâm thế cho trẻ 5­6 tuổi vào Lớp 1

Có rất nhiều ý kiến khác nhau của nhiều phụ huynh xoay quanh vấn đề “cho trẻ vào lớp 1”, bản thân tôi lại là Giáo viên mầm non đang trực tiếp đứng lớp 5 tuổi thì những câu hỏi: Con tôi chưa biết chữ gì có lên được lớp 1 không? Con bé nhà chị nhỏ thế này không biết có theo kịp chương trình lớp 1 không? Tôi lo lắm cháu nhà tôi học trứơc quên sau chưa thuộc chữ cái nào cả , Chị cho cháu đi học thêm ở cô giáo lớp 1 có được không?...Hoặc tương tự như thế lúc nào cũng đặt ra từ phía phụ huynh. Đứng trước những lo lắng đáng biểu dương của những phụ huynh quan tâm tới việc học của con ở lớp Mẫu giáo Lớn, nhiều năm chủ nhiệm lớp 5­6 tuổi và 2 năm nay thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi, tôi luôn trăn trở tìm kiếm tư liệu, tìm hiểu tâm lý trẻ, tìm những phương pháp dạy trẻ tốt nhất để chuẩn bị cho trẻ một “hành trang” “đúng” “đủ” “phù hợp” nhất để cho trẻ bước vào phổ thông một cách tự tin đạt kết quả cao nhất như những mong mỏi của người thân và cộng đồng. Tôi xin mạnh dạn trao đổi cùng bạn bè đồng nghiệp và các bậc phụ huynh Một vài kinh nghiệm chuẩn bị cho trẻ 5­6 tuổi vào lớp 1 hiệu quả nhất mà tôi đang thực hiện tại lớp Mẫu giáo Lớn B, Trường mầm non Đông Anh, Đông Sơn.
docx 18 trang skmamnonhay 02/02/2025 1450
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một vài kinh nghiệm trong việc chuẩn bị tâm thế cho trẻ 5­6 tuổi vào Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một vài kinh nghiệm trong việc chuẩn bị tâm thế cho trẻ 5­6 tuổi vào Lớp 1

SKKN Một vài kinh nghiệm trong việc chuẩn bị tâm thế cho trẻ 5­6 tuổi vào Lớp 1
 A.ĐẶT VẤN ĐỀ
 Ngày 9/2/2010, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định phê 
 duyệt Đề án Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi giai đoạn 2010­ 
 2015 với mục tiêu chung: Đảm bảo hầu hết trẻ em 5 tuổi ở các vùng miền được 
 đến lớp để thực hiện chương trình giáo dục 2 buổi/ngày, đủ một năm học, nhằm 
 chuẩn bị tốt về thể chất, trí tuệ, tình cảm thẩm mỹ, Tiếng Việt và tâm lý để trẻ 
 sẵn sàng vào lớp 1.
 Như vậy, theo chỉ đạo của chính phủ Giáo dục mầm non đang được 
 quan tâm nhất là ưu tiên trẻ em 5 tuổi, đây thực sự là bước ngoặt lớn, tạo nên 
 sức sống cho giáo dục Mầm non và cũng là nhiệm vụ nặng nề cho giáo dục 
 mầm non tạo tâm thế cho trẻ sẵn sàng bước vào lớp 1.
 Trong nhiều năm trở lại đây khi điều kiện kinh tế phát triển sự quan
tâm đầu tư của nhiều bậc phụ huynh chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 lại càng
mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn đó là một biểu hiện thực sự đáng mừng. Nhưng 
thực tế cho thấy rất nhiều vị phụ huynh vì quá lo lắng, quá nóng vội nên đã 
“sắm” cho trẻ những “ hành trang” không cần thiết thậm chí rất sai lệch : như 
cho trẻ vào lớp 1 chưa tròn 6 tuổi ( 72 tháng) ; dạy trước cho trẻ những bài học 
trong chương trình SGK lớp 1
 Có rất nhiều ý kiến khác nhau của nhiều phụ huynh xoay quanh vấn đề
“cho trẻ vào lớp 1”, bản thân tôi lại là Giáo viên mầm non đang trực tiếp
đứng lớp 5 tuổi thì những câu hỏi: Con tôi chưa biết chữ gì có lên được lớp 1 
không? Con bé nhà chị nhỏ thế này không biết có theo kịp chương trình lớp 1 
không? Tôi lo lắm cháu nhà tôi học trứơc quên sau chưa thuộc chữ cái nào cả 
, Chị cho cháu đi học thêm ở cô giáo lớp 1 có được không?...Hoặc tương tự như 
thế lúc nào cũng đặt ra từ phía phụ huynh.
 Đứng trước những lo lắng đáng biểu dương của những phụ huynh quan 
tâm tới việc học của con ở lớp Mẫu giáo Lớn, nhiều năm chủ nhiệm lớp 5­6 tuổi 
và 2 năm nay thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi, tôi luôn 
trăn trở tìm kiếm tư liệu, tìm hiểu tâm lý trẻ, tìm những phương pháp
dạy trẻ tốt nhất để chuẩn bị cho trẻ một “hành trang” “đúng”“đủ” “phù
hợp” nhất để cho trẻ bước vào phổ thông một cách tự tin đạt kết quả cao
nhất như những mong mỏi của người thân và cộng đồng. Tôi xin mạnh dạn trao 
đổi cùng bạn bè đồng nghiệp và các bậc phụ huynh Một vài kinh nghiệm chuẩn 
bị cho trẻ 5­6 tuổi vào lớp 1 hiệu quả nhất mà tôi đang thực hiện tại lớp Mẫu 
giáo Lớn B, Trường mầm non Đông Anh, Đông Sơn.
 B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 
I.Cơ sở lý luận của vấn đề
 2 của tôi được BGH ưu tiên về phòng nhóm lớp có đầy đủ các trang thiết bị
hiện đại như: máy tính, máy chiếu, ti vi, đầu đĩa, băng hình các loại, đồ dùng
đồ chơi đầy đủ phục vụ cho chương trình GD Mầm non mới của Bộ giáo
dục. Tỷ lệ huy động trẻ 5 tuổi ra lớp của trường tôi là 100%, 100% trẻ ăn bán trú 
tại trường.
 Song song với việc thực hiện phổ cập trẻ 5 tuổi, ưu tiên cho trẻ 5 tuổi thì 
ngay từ đầu năm học tôi đã được tham gia nhiều lớp chuyên đề “Hướng dẫn sử 
dụng bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi” cho giáo viên lớp MG lớn do Sở GD& 
ĐT Thanh Hoá tổ chức. Tôi nhận thấy đây chính là bộ công cụ hỗ trợ thực hiện 
chương trình giáo dục MN mới, giúp đánh giá theo dõi sự phát triển của trẻ và 
cũng là tài liệu để tuyên truyền hướng dẫn phụ huynh cùng chuẩn bị cho trẻ sẵn 
sàng vào lớp 1
 Lớp tôi có 33 cháu cùng độ tuổi, hầu như các cháu đã học qua chương trình 
lớp Mẫu giáo nhỡ(4­5 tuổi) nên việc thực hiện các nội dung sinh hoạt hằng ngày 
trẻ đã thực hiện tốt và đi vào nề nếp nhiều cháu có khả năng lao đông tự phục vụ. 
Qua đó cũng giúp tôi thành công hơn trong việc chuẩn bị tâm thế cho trẻ trước 
khi vào tiểu học.
2. Khó khăn 
 Đông Anh là địa phương thuần nông nên đa số phụ huynh không có điều
kiện để quan tâm đến trẻ. Nhiều gia đình nhận thức việc chuẩn bị tâm thế
cho trẻ vào tiểu học còn lệch lạc và chưa đúng. Có nhiều phụ huynh đầu năm lớp 
Lớn đã nôn nóng cho trẻ học chữ ở giáo viên tiểu học, lại không ít phụ huynh lại 
phó mặc con mình cho trường mầm non dẫn đến việc không tạo ra được sự thống 
nhất trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ, dẫn đến hiệu quả chuẩn bị cho trẻ vào 
lớp 1 không cao.
 Mặc dù ngay từ đầu năm học Phòng GD đã tổ chức các chuyên đề kịp 
thời Thực hiện phổ cập Giáo dục trẻ em năm tuổi nhưng đây là năm học đầu tiên 
thực hiện lồng ghép với Bộ chuẩn trẻ em 5 tuổi vào chương trình học của lớp 5­6 
tuổi, bản thân tôi cũng còn nhiều lúng túng khi sử dụng bộ chuẩn để tuyên truyền 
với phụ huynh trong công tác chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp 1.
 Đây là năm thứ 2 thực hiện phổ cập giáo dục trẻ 5 tuổi, ưu tiên cơ sở vật 
chất đội ngũ giáo viên cho lớp 5 tuổi nhưng với điều kiện trường lớp như hiện 
nay của trường Mầm non Đông Anh nếu đối chiếu danh mục đồ dùng đồ
chơi của trẻ 5­6 tuổi được quy định theo thông tư 02/2010/TT­BGDĐT vẫn
còn nhiều thiếu thốn, đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho chương trình GDMN mới 
còn ít nên việc tổ chức hoạt động học tập cũng như hoạt động vui chơi của trẻ 
còn hạn chế chưa đáp ứng những yêu cầu để trẻ phát huy hết khả năng tố
 4 Từ năm học 2011­2012 Phòng GD Huyện Đông Sơn thực hiện chỉ đạo 
Phổ cập GD trẻ em 5 tuổi đại trà trong toàn huyện, trong đó ưu tiên các điều kiện 
cơ sở vật chất cho lớp 5 tuổi yêu cầu trẻ phải đựoc học chương trình GD mầm 
non mới cộng với việc thực hiện bộ chuẩn trẻ 5 tuổi đã nhấn mạnh việc phát triển 
toàn diện cho trẻ và tâm lý sẵn sàng vào lớp 1.
 Từ cơ sở trên mà tôi xác định được nhiệm vụ của người giáo viên mầm non 
như tôi là phải có kế hoạch thực hiện chương trình GD mầm non 5 tuổi theo 
hướng tích hợp, kết hợp với Bộ chuẩn trẻ em 5 tuổi làm công cụ hỗ trợ
đánh giá trẻ và đề ra mục tiêu phù hợp để trẻ đạt được những mong muốn
phát triển trước khi vào lớp 1.
 Đầu tiên, vào đầu năm học, tôi lập cho mình 1 kế hoạch chi tiết thực hiện 
chương trình GD mầm non độ tuổi 5­6 cho lớp Lớn của tôi như sau:
A. Đặc điểm tình hình của nhóm lớp:
 Tôi xác định chính xác để nắm rõ đặc điểm tình hình của trường lớp chủ 
nhiệm, tình hình điều kiện của trẻ ở lớp tôi có đặc điểm gì nổi bật cần phải lưu ý 
để đề ra mục tiêu chăm sóc trẻ cho phù hợp.
B. Mục tiêu chăm sóc giáo dục trẻ:
 Đây chính là mục tiêu chung cho cả 1 năm học và là mục tiêu phát triển của 
trẻ 5­6 tuổi chung của chương trình GD mầm non mới của bộ đề ra mà tôi đã 
lựa chọn sao cho phù hợp với trẻ của mình.
C. Các biện pháp, giải pháp chính:
1. Phân chia các mục tiêu GD theo 5 lĩnh vực:
 Năm nay được sự chỉ đạo của Sở GD&ĐT Thanh Hoá, thực hiện đánh 
giá chuẩn trẻ em 5 tuổi của Bộ GD&ĐT ban hành. Bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi 
gồm 28 chuẩn và 120 chỉ số là một công cụ đắc lực hỗ trợ để tôi thực hiện 
chương trình Gd mầm non mới, nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ 5 
tuổi. Tôi dựa vào “Bộ chuẩn trẻ em 5 tuổi”cùng với các mục tiêu GD trẻ theo 
các chủ đề lớn trong năm để lựa chọn và phân chia các mục tiêu giáo dục cho 
phù hợp với 5 lĩnh vực phát triển đó là: thể chất, trí tuệ, ngôn ngữ, tình cảm xã 
hội, thẩm mỹ.
2. Kế hoạch phân phối chương trình:
 Sau khi lựa chọn Mục tiêu giáo dục phù hợp với đối tượng học sinh
chủ nhiệm, tôi lên kế hoạch phân phối chương trình theo chỉ đạo của Hiệu
phó chuyên môn, gồm các chủ đề lớn đó là: Trường mầm non thân yêu, gia
đình bé, ngành nghề bé thích, những con vật đáng yêu, tết ­ mùa xuân,thế giới 
thực vật, an toàn giao thông, nước mùa hè, quê hương đất nước­ Bác Hố, trường 
tiểu học.
 6 ­ Chơi xếp hình ngôi 
 nhà bằng sỏi
15 Biết rửa tay ­ Tập làm một số việc tự ­ Thực hiện lao động tự
 bằng xà phòng phục vụ trong sinh hoạt. phục vụ bản thân: rửa
 trứoc khi ăn, sau ­ Tập luyện kĩ năng rửa tay mặt, rửa tay, kê bàn
 khi đi vệ sinh và bằng xà phòng ghế
 khi tay bẩn ­ Rửa tay trước khi ăn
 cơm, rửa tay sau khi đi
 vệ sinh, rửa tay sau khi
 chơi tay bẩn
16 Tự rửa mặt, chải ­ Tập luyện kĩ năng đánh ­Thực hiện vệ sinh
 răng hằng ngày răng, lau mặt thường xuyên đánh răng
 sau khi ăn, lau mặt sau
 khi ngủ dậy và sau khi
 ­ Tập luyện một số thói ăn.
 quen tốt về giữ gìn sức ­ Trò chuyện cùng cô và
 khoẻ bạn về những việc cần
 làm để tăng cường sức
 khoẻ trong giờ đòn trẻ
 ( đây chỉ là ví dụ nhỏ của 1 lĩnh vực phát triển thể chất)
4.2. Kế hoạch thực hiện nề nếp thói quen
 Kế hoạch này tôi thực hiện và đánh giá theo từng chủ đề. Mỗi chủ đề tôi 
có kế hoach giúp trẻ có nề nếp thói quen trong học tập, nề nếp thói quen khi vui 
chơi, nề nếp thói quen trong ăn ngủ, nề nếp thói quen vệ sinh, kĩ năng lao động 
tự phục vụ.
 Tôi nhận thấy rằng việc thực hiện những thói quen này là yếu tố rất quan 
trọng giúp cho hành trang bước vào phổ thông của trẻ thêm đầy đủ và tự tin hơn. 
Bởi với các thói quen nề nếp của tôi đặt ra luôn khuyến khích thẻ tự lập và hỗ trợ 
kĩ năng học tập cũng như kĩ năng thích ứng với môi trường học tập sau này như 
sự chủ động, tự tin, dễ hoà nhập cùng bạn bè, thích thú đến trường...
4.3. Mạng nội dung 
4.4.Mạng hoạt động
 Với những nội dung này tôi thực hiện theo chủ đề của chương trình GD
mầm non mới tập trung theo từng chủ đề tôi xây dựng mạng nội dung phù
hợp , bám sát vào mục tiêu chung của chủ đề để thực hiện nhằm giúp trẻ phát 
triển toàn diện đầy đủ ở các nội dung học tập có chủ đích, hoạt động vui chơi của 
trẻ .
 8 Sau khi đã nắm được số trẻ thiếu cân của lớp tôi là 4/33 chiếm 12% với tỷ 
lệ này là một bài toán khó so với điều kiện phổ cập trẻ 5 tuổi ở vùng nông thôn 
như xã Đông Anh chúng tôi, tỷ lệ trẻ thấp còi của lớp tôi cũng không nhỏ
là 3/33 chiếm 9 %. Với số trẻ SDD cao như lớp tôi đầu năm như vậy tôi
không khỏi băn khoăn, tôi trao đổi ngay với phụ huynh có trẻ SDD và động viên 
gia đình trẻ cho trẻ ăn bổ xung thêm các bữa phụ xen kẽ vào các bữa ăn chính ở 
nhà còn ở trường tôi động viên gia đình mang thêm sữa cho trẻ đến trường tôi sẽ 
giúp cho trẻ uống thêm sau mỗi bữa ăn chính. Trong mỗi bữa ăn ở trường tôi 
động viên trẻ giúp trẻ ăn ngon miệng ăn hết xuất cơm của mình, đồng thời chú ý 
đến những trẻ SDD kém ăn giúp trẻ ăn ngon, ăn đầy đủ các nhóm thực phẩm có 
lợi cho sức khỏe.
 Đồng thời với việc chăm sóc bữa ăn hằng ngày cho trẻ tôi còn chú trọng đến 
việc giáo dục dinh dưỡng cho trẻ giúp trẻ hiểu biết về thực phẩm, lợi ích
của việc ăn uống đối với sức khỏe. Ở lớp tôi rèn cho trẻ thói quen vệ sinh
rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, việc làm đó giúp cho trẻ lớp tôi khỏe 
mạnh hơn không bị các bệnh về tiêu hóa, hô hấp trẻ đi học thường xuyên và sức 
khỏe tăng lên , dù mùa đông có kéo dài 5­6 tháng nhưng những tháng đó lớp tôi 
vẫn duy trì sỉ số lớp đạt 95 đến 96% cũng vì điều đó mà chất lượng học tập của 
lớp tôi được nâng lên rõ rệt.
 Song song với nhiệm vụ giáo dục dinh dưỡng thì nhiệm vụ phát triển các
vận động của cơ thể giúp trẻ phát triển cân đối tôi cũng rất coi trọng. Tôi
thực hiện cho trẻ tập thể dục sáng thường xuyên lồng ghép các bài tập Erobic vào 
BTPT chung giúp trẻ rất hứng thú và qua đó trẻ có cơ thể khỏe mạnh phát triển. 
Hiện nay các khối lớp của trường chúng tôi nói chung và lớp tôi nói
riêng tập thể dục sáng kết hợp với chuyên đề Erobic đã trở thành thói quen
vào mỗi buổi sáng. Lưu ý rằng mỗi chủ đề chủ điểm chúng tôi lại thay đổi các 
bài hát vận động để phù hợp với nội dung chương trình đang thực hiện. Như vậy 
trong chương trình học của trẻ có sự đan cài nhiều hình thức nhiều nội dung mà 
vẫn gây được sự hấp dẫn và hiệu quả thực hiện lại cao.
 Bằng việc chăm sóc bữa ăn, giấc ngủ của trẻ sau mỗi giai đoạn tôi cảm thấy 
trẻ lớp tôi khỏe mạnh hơn, nhiều trẻ tăng cân, và có 2 trẻ SDD đã lên cân và chỉ 
số cân nặng vựơt lên ở mức BT, 1 thấp còi trẻ lớp tôi cũng cao hơn và vượt lên ở 
mức BT
3.Biện pháp 3: Mở rộng nội dung và hình thức tổ chức các hoạt động cho 
trẻ làm quen với đọc , viết và làm quen với 29 chữ cái Tiếng Việt
 Như chúng ta đã biết trẻ mẫu giáo là lứa tuổi khởi đầu làm quen với chữ viết 
là cho trẻ làm quen với việc học đọc, học viết rất quan trọng đối với trẻ.
 10

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_vai_kinh_nghiem_trong_viec_chuan_bi_tam_the_cho_tre.docx