SKKN Một vài kinh nghiệm gây hứng thú cho 5-6 tuổi tích cực tham gia học toán tại trường mầm non

Trong đó trẻ được làm quen với rất nhiều nội dung về toán học như: số lượng, phép đếm, hình dạng, kích thước, đinh hướng trong không gian, xác định về thời gian.... Ở độ tuổi này trẻ phải có những khả năng đếm thành thạo trong phạm vi 10 nắm vững thứ tự gọi tên các số, trẻ hiểu số cuối cùng được gọi trong phép đếm chỉ số lượng trong tập hợp đó, đồng thời có khả năng gọi tên chung cho các tập hợp có số lượng bằng nhau trong phạm vi 10, bởi các số từ 1 đến 10 và nhận biết các số dãy số tự nhiên từ 1 đến 10 thấy được mối quan hệ giữa chúng với nhau, trẻ còn biết thực hiện một số những phép biến đổi đơn giản như thêm bớt, tạo nhóm, chia nhóm đồ vật có số lượng trong phạm vi 10 ra 2 phần.
Toán học là một môn khoa học rất trừu tượng và khó, đặc biệt đối với trẻ mẫu giáo, hình thành biểu tượng toán cho trẻ cần sự chính xác cao. Nhận thức của trẻ mang tính chất là tư duy trực quan hành động. Trẻ tiếp thu kiến thức một cách thụ động, máy móc.
Qua quá trình dạy trẻ hoạt động với toán, tôi nhận thấy trẻ thích được hoạt động toán chưa cao, các kỹ năng còn gò ép nên trẻ hoạt động với toán chưa hứng thú, chưa thể hiện hết khả năng nhận thức về toán của mình.Cũng 1 phần do nghỉ dịch quá dài nên việc tích cực tham gia học toán của trẻ còn hạn chế.
Vậy dạy trẻ như thế nào? Làm thế nào để trẻ tiếp thu bài có hiệu quả?
Nhận thấy tầm quan trọng và thực trạng trên tôi luôn trăn trở suy nghĩ, mình phải làm gì để trẻ hứng thú với các hoạt động và để hoạt động hình thành biểu tượng toán cho trẻ đạt hiệu quả. Nên tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Một vài kinh nghiệm gây hứng thú cho trẻ 5-6 tuổi tích cực tham gia học toán tại trường mầm non”.
doc 29 trang skmamnonhay 04/06/2024 1140
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một vài kinh nghiệm gây hứng thú cho 5-6 tuổi tích cực tham gia học toán tại trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một vài kinh nghiệm gây hứng thú cho 5-6 tuổi tích cực tham gia học toán tại trường mầm non

SKKN Một vài kinh nghiệm gây hứng thú cho 5-6 tuổi tích cực tham gia học toán tại trường mầm non
 Đề tài:“ Một vài kinh nghiệm gây hứng thú cho 5-6 tuổi tích cực tham 
 gia học toán tại trường mầm non”
 A. PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ
 1. Lý do chọn đề tài
 a. Cơ sở lý luận:
 - Đất nước Việt Nam đang trong thời đại toàn cầu hóa, toàn cầu hóa đã 
mang vào Việt Nam bức tranh hấp dẫn của các nền giáo dục tiên tiến. Và học 
hỏi, lựa chọn điều gì trong “bức tranh” ấy vẫn đang là một bài toán của giáo dục 
Việt Nam. Chính vì vậy,không những trong các kỳ đại hội “đổi mới”, mà trong 
các cuộc họp khẩn cấp của UBND Thành Phố về phòng chống dịch COVID-19 
nghành giáo dục vẫn là vấn đề đang được bàn luận “sôi nổi”. Trong đó có cả đổi 
mới giáo dục mầm non.
 - Giáo dục mầm non là ngành học đầu tiên, là mắt xích đầu tiên, có vị trí, 
vai trò quan trọng. Phát triển toàn diện cho trẻ là mục tiêu của giáo dục mầm 
non. Đặc biệt hơn, cái đích đến của giáo dục mầm non còn là chuẩn bị cho trẻ 
một tâm thế vững vàng để trẻ bước vào lớp một, đó cũng là một bước ngoặt 
trong cuộc đời của trẻ. 
 -Như chúng ta đã biết để đạt được biểu tượng toán sơ đẳng cho trẻ thì 
chúng ta phải biết xây dựng cho trẻ một hệ thống các khái niệm về kiến thức 
toán học cơ bản, ban đầu từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, từ trực quan 
đến trừu tượng... Đồng thời phải chỉ ra mối quan hệ tương ứng kiến thức nhằm 
giúp trẻ hiểu và có khả năng vận dụng kiến thức của trẻ phải được diễn ra thông 
qua các hoạt động chơi hoặc các hoạt động mang tính chất vui chơi, để góp phần 
toàn diện đối với trẻ thơ. Là người giáo viên mầm non, ngoài việc quan tâm và 
nhiệt tình chăm sóc giáo dục trẻ, tôi còn dành thời gian nghiên cứu học hỏi để có 
những sáng tạo riêng cho hoạt động làm quen với toán. Tôi thấy việc đổi mới 
"giáo dục làm quen với toán" cũng đã có định hướng đổi mới hình thức thực 
hiện trên cơ sở khoa học, đảm bảo tính đặc thù của hoạt động toán sơ đẳng. Với 
yêu cầu nâng cao kỹ thuật thực hành giúp trẻ cảm nhận toán một cách thoải mái, 
đồng thời tạo cho trẻ có kỹ năng kiến thức phong phú về toán.
 - Hoạt động hình thành biểu tượng toán là một trong những hoạt động 
được tổ chức thường xuyên cho trẻ ở trường mầm non và có vai trò rất quan 
trọng trong việc hình thành ở trẻ khả năng tìm tòi, quan sát..., góp phần thúc đẩy 
sự phát triển tư duy, ngôn ngữ cho trẻ.
 1.2. Cơ sở thực tiễn:
 Năm học 2020-2021 tôi được phân công dạy lớp 5 tuổi .Tôi nhận thấy ở 
độ tuổi cuối cấp học này đòi hỏi các con phải có một tâm thế vững vàng, tự tin 
để trẻ có được tiền đề tốt khi ngưỡng cửa của trường tiểu học đang hé mở đón 
các con vào lớp 1. Để đáp ứng được yêu cầu này trong chương trình giáo dục Đề tài:“ Một vài kinh nghiệm gây hứng thú cho 5-6 tuổi tích cực tham 
 gia học toán tại trường mầm non”
để có thể trình chiếu được bài giảng , để giúp trẻ tích cực tham gia các hoạt động 
học , đặc biệt là hoạt động làm quen với toán.
 3. Đối tượng nghiên cứu
 “ Một vài kinh nghiệm gây hứng thú cho trẻ 5-6 tuổi tích cực tham gia 
học toán tại trường mầm non”
 4. Đối tượng khảo sát và thực nghiệm
 Trẻ lớp 5 tuổi A5 tại trường mầm non nơi tôi công tác.
 5. Phương pháp nghiên cứu.
 - Phương pháp nghiên cứu lý luận. 
 - Phương pháp điều tra.
 - Phương pháp quan sát
 - Phương pháp đàm thoại
 - Phương pháp thực nghiệm.
 + Áp dụng các biện pháp đề xuất.
 + Kiểm tra, so sánh sau 32 tuần áp dụng các biện pháp đã đề xuất.
 - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
 6. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
 Thời gian nghiên cứu: Trong 1 năm học. Bắt đầu từ tháng 9 năm 2020, kết 
thúc vào tháng 5 năm 2021
 B. PHẦN THỨ HAI: NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI 
 ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
 1. Cơ sở lý luận
 Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân. 
Mục tiêu của giáo dục mầm non là hình thành cơ sở ban đầu về nhân cách con 
người phát triển toàn diện. Hình thành các biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ 
mầm non là một nội dung quan trọng góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục 
mầm non.
 Trong cuộc sống hàng ngày:
 - Trẻ có khả năng nhận biết một số biểu tượng toán từ rất sớm song đó chỉ 
là kết quả của việc “tri giác trực tiếp” của trẻ thông qua các hoạt động hàng 
ngày, còn việc hiểu thấu đáo, vững chắc và có hệ thống thì chưa có. Đề tài:“ Một vài kinh nghiệm gây hứng thú cho 5-6 tuổi tích cực tham 
 gia học toán tại trường mầm non”
 * Đặc điểm tình hình lớp:
 Là lớp Mẫu giáo lớn tại khu trung tâm A
 Với tổng số trẻ: 28cháu. Trong đó trẻ Nam: 10; Nữ: 18 cháu
 Qua việc thực hiện nhiệm vụ năm học 2020 – 2021 và quy chế chuyên 
môn nhà trường. Khi thực hiện đề tài này tôi nhận thấy những thuận lợi và khó 
khăn cơ bản sau:
 * Thuận lợi:
 Hai giáo viên trong lớp đều có trình độ trên chuẩn, có kiến thức chuyên 
môn vững vàng, nghiệp vụ sư phạm tốt, yêu nghề mến trẻ, tạo môi trường hoạt 
động ở lớp tương đối phong phú
 -Năm học 2019-2020 nhà trường đã được TTLĐXS và Cờ thi đua Thành 
Phố”.
 Được sự quan tâm, giúp đỡ của Ban giám hiệu nhà trường về cơ sở vât 
chất tương đối đầy đủ
 Lớp có tất cả trẻ trong cùng một độ tuổi 5 - 6 tuổi. Trường lớp rộng rãi, 
thoáng mát
 * Khó khăn: 
 Khả năng nhận thức của trẻ không đồng đều. Nên việc cung cấp kiến thức 
cho trẻ về biểu tượng toán đòi hỏi giáo viên phải có phương pháp giáo dục trẻ 
theo các mức đô nhận thức của trẻ.
 Giáo viên phải dành nhiều thời để chăm sóc – giáo dục trẻ, nên chưa có 
thời gian làm đồ dùng tự tạo, dẫn đến đồ dùng, đồ chơi để cho trẻ hoạt động 
chưa phong phú.
 Đa số phụ huynh đều làm nghề nông và nhiều phụ huynh lo cho kinh tế 
gia đình, ít quan tâm chăm lo, trò chuyện để hiểu đặc điểm nhận thức cũng như 
cũng như dạy trẻ nhận biết hình thành các biểu tượng toán học cho trẻ ở nhà.
 Do tình hình dịch bệnh nên việc dạy trẻ về các biểu tượng toán còn có 
nhiều hạn chế.
 2.2. Khảo sát thực trạng.
 Từ những thuận lợi và khó khăn nêu trên, tôi đã tiến hành điều tra khảo 
sát trên trẻ trước khi đưa ra những biện pháp mới.
Với mong muốn: “Giúp trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi tích cực tham gia học toán tại 
trường mầm non”, tôi đã dành nhiều thời gian khảo sát thực tế trên trẻ và nhận 
thấy ở trẻ: chất lượng trẻ không đồng đều. Với trẻ tôi khảo sát theo những nội 
dung sau:
 Bảng 1: Khảo sát thực trạng đầu năm (Tổng số trẻ: 28 trẻ)
 Stt Phân loại khả năng Mức độ đánh giá Đề tài:“ Một vài kinh nghiệm gây hứng thú cho 5-6 tuổi tích cực tham 
 gia học toán tại trường mầm non”
thức tổ chức một hoạt động giáo dục hình thành biểu tượng toán cho trẻ của độ 
tuổi mẫu giáo lớn. 
 Không những vậy, tôi không ngừng học hỏi bạn bè, đồng nghiệp. Nghiên 
cứu kỹ chương trình giáo dục mầm non, đặc biệt là chương trình giáo dục liên 
quan đến hoạt động làm quen với toán. Cập nhật những cái mới, sáng tạo trong 
phương pháp cũng như hình thức hình thành biểu tượng toán cho trẻ mẫu giáo 5 
– 6 tuổi.
 Muốn có một giờ bé làm quen với toán đạt kết quả cao cần có đủ cơ sở vật 
chất như, vở bé làm quen với toán, bút chì, sáp màu, hộp bé học toán, thẻ số, các 
khối hình, bảng chun học toán... 
 Tôi đã sưu tầm nguyên vật liệu như: Vải von, quả ké, len sợi, bọt biển, hột 
hạt, sỏi ... tự làm một số đồ dùng cho từng hoạt động làm quen với toán .
 Một điều tôi đã sớm nhận ra là trẻ rất thích học toán bằng chính những đồ 
dùng trẻ tự làm. Vì vậy ngoài giờ học tôi đã photo tranh lựa chọn theo chủ đề.
 Ví dụ: Chủ để giao thông, tôi đã photo một số phương tiện giao thông 
đường bé cho trẻ tự tô mầu và cắt dán vào bìa cứng để phục vụ cho giờ học toán 
và hoạt động góc.
 Trẻ được tự tô màu, cắt dán và được học bằng chính sản phẩm mình làm ra 
trẻ rất thích, có hứng thú ở giờ sau.
 4.2. Biện pháp 2: Xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm tạo cơ 
hội cho trẻ phát huy tính tích cực khi tham gia học toán.
 Xuất phát từ mục tiêu chung của giáo dục mầm non là giáo dục lấy trẻ 
làm trung tâm và môi trường trong trường mầm non là những điều kiện tự nhiên, 
xã hội ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ. Vì vậy, 
nhà trường nơi tôi công tác đã xây dựng kế hoạch giáo dục lấy trẻ làm trung tâm 
và triển khai đến từng nhóm lớp.
 Căn cứ vào mục tiêu giáo dục cuối độ tuổi, khả năng, nhu cầu hứng thú 
của trẻ tôi xây dựng môi trường trong và ngoài lớp học về số lượng, số đếm để 
cho trẻ được làm quen, nhận biết.
 Môi trường trong lớp học:
 - Theo những hình thức và phương pháp cũ thì giáo viên chưa thật sự hiểu 
về góc mở, nên những bài tập dán cố định trên tường chủ yếu để trang trí, trẻ 
không được hoạt động trên các mảng tường trong góc toán, các trò chơi vẫn rất 
sơ xài, chưa đa dạng về loại hình và mức độ cũng như nội dung chơi, trẻ đến với 
góc toán chỉ chơi que tính, bảng chun, các con số, hình học... hay các bài tập cho Đề tài:“ Một vài kinh nghiệm gây hứng thú cho 5-6 tuổi tích cực tham 
 gia học toán tại trường mầm non”
 Thông qua các trò chơi như vậy củng cố cho trẻ kỹ năng đếm, sắp xếp số 
theo thứ tự, nhận biết chữ số, thêm bớt, nhận biết được các hình..... Các bài tập 
thiết kế đưới dạng trò chơi và được làm từ chất liệu dạ với màu sắc đẹp, phong 
phú các loại bài tập, trò chơi cho trẻ lựa chọn theo sở thích, khả năng của trẻ nên 
được trẻ chơi một cách thích thú mê say. Điều quan trọng là kiến thức, kỹ năng 
về toán học cụ thể là về số lượng, số đếm củng cố qua trò chơi được trẻ tiếp thu 
rất tự nhiên và hiệu quả. Không những vậy qua việc chơi với sách “bé vui học 
toán” còn phát triển ở trẻ vận động tinh, cụ thể là kỹ năng đóng mở sách, xâu 
hạt, xếp hình... Và với quyển sách được tôi thiết kế đẹp như vậy còn thấy ở trẻ 
cảm hứng và trẻ biết cảm nhận, yêu, giữ gìn cái đẹp. Sách được làm từ vải dạ, 
được tôi khâu nên rất bền, thêm nữa là những bài tập trong đó có thể gắn vào, 
bóc ra dễ dàng để trẻ có thể sử dụng được nhiều lần .
 Các bài tập vào giấy A4 để trẻ được cầm bút khoanh tròn, nối, điền thêm 
số, vẽ thêm quả, gạch bớt quả,tô màu...cũng được trẻ chơi rất thích thú và đem 
lại hiệu quả cao
 Trên mảng tường, tôi thiết kế các bài tập về số lượng, con số, sắp xếp 
theo quy tắc, số liền trước số lền sau, ... những đồ dùng chủ yếu tôi thiết kế bằng 
vải dạ, băng dính gai, nam châm,... để trẻ có thể gắn lên và gỡ ra
Ví dụ: Với nội dung ôn nhận biết con số, số lượng:
 Tôi tạo hình chiếc bánh piza từ vải dạ, chiếc bánh được chia thành 10 
miếng, trên mỗi miếng bánh có lần lượt từ 1 đến 10 miếng xúc xích (hình tròn). 
Trên tường tôi cũng chia hình tròn thành 10 phần tương ứng với 10 miếng bánh, 
10 phần đó tôi có gắn các con số. Nhiệm vụ của trẻ là đếm số xúc xích trên 
miếng piza và tìm phần có chữ số tương ứng trên hình tròn gắn vào sao cho tạo 
thành 1 chiếc bánh. Tôi thấy trẻ cũng rất thích thú chơi trò chơi này và trẻ đếm 
rất thành thạo, nhận biết được các chữ số.
 Với các ví dụ trên, trẻ lớp tôi đều chơi theo nhóm, các con cùng thảo luận 
để tìm ra kết quả
 - Sau khi áp dụng ngân hàng nội dung chơi như trên, tôi thấy trẻ đã hứng 
thú, tích cực tham gia chơi góc toán và nhận thức của trẻ về số lượng, số đếm 
đạt được hiệu quả cao. 
 Môi trường ngoài lớp học
 - Tôi xây dựng và lồng ghép nội dung nhận biết các biểu tượng sơ đẳng về 
toán vào hoạt động một ngày của trẻ tại trường mầm non như: vệ sinh, hoạt 
động vui chơi ngoài trời, đón trả trẻ,
 4.3. Biện pháp 3: Sáng tạo, linh hoạt thay đổi hình thức trong việc hình 
thành các biểu tượng toán học cho trẻ.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_vai_kinh_nghiem_gay_hung_thu_cho_5_6_tuoi_tich_cuc.doc