SKKN Một vài biện pháp giúp trẻ 5 tuổi tham gia học tập hứng thú, tích cực
Hoạt động học tập không phải là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo nhưng nó giữ vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình giáo dục mà không hoạt động nào có thể thay thế được. Bởi thông qua các hoạt động học tập trẻ được giáo dục một cách toàn diện đồng thời góp phần phát triển nhân cách cho trẻ. Đối với trẻ việc học tập có ý nghĩa vô cùng to lớn, thông qua hoạt động học tập trẻ tiếp thu, lĩnh hội vốn hiểu biết về các sự vật hiện tượng xung quanh, trẻ nắm được các chuẩn mực đạo đức, qui tắc ứng xử cần thiết trong cuộc sống hằng ngày, trẻ biết yêu quí cái đẹp, ghét cái xấu, mong muốn tạo ra cái đẹp, …Đó là hành trang tri trức vô cùng quí giá để trẻ bước vào lớp 1 và tiếp tục theo học ở trường phổ thông sau này.
Năm học 2012 – 2013 là năm học tiếp tục hưởng ứng phong trào thi đua xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực và đây cũng là năm học đầu tiên thực hiện việc đánh giá trẻ 5 tuổi theo Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi. Với các mục tiêu và nhiệm vụ đặt ra không ngoài mục đích giúp trẻ mầm non có một sự khởi đầu vững chắc, trẻ sẽ tự tin hơn khi bước vào ở bậc học phổ thông. Cùng với những khó khăn và thuận lợi nêu trên, với vai trò là một giáo viên chủ nhiệm, tôi luôn trăn trở làm sao để nâng cao chất lượng giáo dục trẻ? Với mong muốn đó, tôi đi sâu vào tìm tòi, nghiên cứu và đưa ra “Một vài biện pháp giúp trẻ 5 tuổi tham gia học tập hứng thú, tích cực” nhằm góp phần giúp trẻ phát triển một cách toàn diện hơn.
Năm học 2012 – 2013 là năm học tiếp tục hưởng ứng phong trào thi đua xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực và đây cũng là năm học đầu tiên thực hiện việc đánh giá trẻ 5 tuổi theo Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi. Với các mục tiêu và nhiệm vụ đặt ra không ngoài mục đích giúp trẻ mầm non có một sự khởi đầu vững chắc, trẻ sẽ tự tin hơn khi bước vào ở bậc học phổ thông. Cùng với những khó khăn và thuận lợi nêu trên, với vai trò là một giáo viên chủ nhiệm, tôi luôn trăn trở làm sao để nâng cao chất lượng giáo dục trẻ? Với mong muốn đó, tôi đi sâu vào tìm tòi, nghiên cứu và đưa ra “Một vài biện pháp giúp trẻ 5 tuổi tham gia học tập hứng thú, tích cực” nhằm góp phần giúp trẻ phát triển một cách toàn diện hơn.
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một vài biện pháp giúp trẻ 5 tuổi tham gia học tập hứng thú, tích cực", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một vài biện pháp giúp trẻ 5 tuổi tham gia học tập hứng thú, tích cực

của các bậc phụ huynh, tham gia đóng góp các nguồn quỹ cùng với nhà trường chung tay trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ. Đa số trẻ đã được học qua các lớp bé, nhỡ do vậy trẻ tiếp thu tốt kiến thức mà cô giáo truyền thụ. Giáo viên nhiệt tình, năng động trong các hoạt động và đã phối hợp tốt với các ban ngành, đoàn thể trong nhà trường để hoàn thành nhiệm vụ năm học. b. Khó khăn: Nhìn chung các cháu còn rụt rè, nhút nhát, chưa hòa đồng cùng bạn trong các hoạt động học tập và vui chơi. Là năm đầu tiên thực hiện Bộ công cụ đánh giá sự phát triển trẻ em 5 tuổi, với yêu cầu đến cuối tuổi mẫu giáo lớn trẻ phải đạt được 120 chỉ số theo qui định. Việc lựa chọn các chỉ số để đưa vào từng chủ đề một cách phù hợp nhằm phát huy được tính tích cực ở trẻ giáo viên cũng gặp khó khăn. Một số phụ huynh chưa quan tâm đúng mức đến việc học tập, vui chơi cũng như ăn, ngủ của trẻ hoặc nuông chiều tạo cho trẻ một thói quen xấu, trẻ lười nhát, không có nề nếp, thói quen học tập, trẻ không hứng thú, tích cực khi tham gia vào các hoạt động học tập, vui chơi của trẻ. 3. Lý do chọn đề tài: Hoạt động học tập không phải là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo nhưng nó giữ vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình giáo dục mà không hoạt động nào có thể thay thế được. Bởi thông qua các hoạt động học tập trẻ được giáo dục một cách toàn diện đồng thời góp phần phát triển nhân cách cho trẻ. Đối với trẻ việc học tập có ý nghĩa vô cùng to lớn, thông qua hoạt động học tập trẻ tiếp thu, lĩnh hội vốn hiểu biết về các sự vật hiện tượng xung quanh, trẻ nắm được các chuẩn mực đạo đức, qui tắc ứng xử cần thiết trong cuộc sống hằng ngày, trẻ biết yêu quí cái đẹp, ghét cái xấu, mong muốn tạo ra cái đẹp, Đó là hành trang tri trức vô cùng quí giá để trẻ bước vào lớp 1 và tiếp tục theo học ở trường phổ thông sau này. Năm học 2012 – 2013 là năm học tiếp tục hưởng ứng phong trào thi đua xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực và đây cũng là năm học đầu tiên thực hiện việc đánh giá trẻ 5 tuổi theo Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi. Với các mục tiêu và nhiệm vụ đặt ra không ngoài mục đích giúp trẻ mầm non có một sự khởi đầu vững chắc, trẻ sẽ tự tin hơn khi bước vào ở bậc học phổ thông. Cùng với những khó khăn và thuận lợi nêu trên, với vai trò là một giáo viên chủ nhiệm, tôi luôn trăn trở làm sao để nâng cao chất lượng giáo dục trẻ? Với mong muốn đó, tôi đi sâu vào tìm tòi, nghiên cứu và đưa ra “Một vài biện pháp giúp trẻ 5 tuổi tham gia học III. CƠ SƠ THỰC TIỄN: Với việc lựa chọn và đưa ra đề tài “Một vài biện pháp giúp trẻ tham gia học tập hứng thú, tích cực”. Đây là một đề tài khá mới mẻ và thu hút sự quan tâm của phần lớn các giáo viên mầm non. Đặc biệt, đối với bản thân tôi, đây là năm đầu tiên tôi nghiên cứu về đề tài này. Tuy là một giáo viên tuổi nghề còn chưa dày dặn, vốn kinh nghiệm chưa nhiều nhưng qua thực tế tại đơn vị mình cũng như qua việc học hỏi rút kinh nghiệm ở các trường bạn, tôi thấy phần lớn trẻ tham gia vào các hoạt động học tập với sự chủ ý áp đặt của giáo viên là chính, đa số trẻ còn thụ động, chưa thể hiện được tính tích cực của cá nhân, chưa phát huy tối đa khả năng vốn có của trẻ. Đối với trẻ mẫu giáo thì điều này càng thể hiện rõ nét hơn qua các hoạt động học tập, đa số trẻ chỉ biết làm theo sự sắp đặt trước, trẻ chưa tích cực tự giác, chưa mạnh dạn thể hiện khả năng của mình cũng như đề xuất ý kiến với cô với bạn trong giờ học, Việc tạo hứng thú cho trẻ tham gia học tập hứng thú tích cực không chỉ cần thiết đối với trẻ ở trường mà việc học tập của trẻ ở nhà cũng rất quan trọng. Tuy nhiên, khi được hỏi về việc học tập của trẻ ở nhà ra sao? Nhiều phụ huynh có ý kiến cho rằng các cháu chưa tự giác học, nếu có yêu cầu các cháu tập viết hay học thuộc các chữ cái, chữ số, Thì phụ huynh cần phải nhắc đi nhắc lại nhiều lần hay cần có sự giám sát, kèm cặp bên cạnh thì cháu mới hoàn thành nhiệm vụ, cháu chưa tỏ ra hứng thú, tích cực với việc học ở nhà. Với yêu cầu của chương trình giáo dục mầm non mới là đổi mới về nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức, chú trọng phương pháp học tập lấy trẻ làm trung tâm, phải luôn luôn phát huy được tính tích cực, tự giác, sáng tạo của trẻ. Bên cạnh đó, việc đánh giá trẻ 5 tuổi theo Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi cũng đang đặt ra nhiều yêu cầu đòi hỏi trẻ phải tích cực hoạt động để tiếp nhận những kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo một cách chắc chắn và thành thạo nhất. Xuất phát từ thực tế đó, cũng như nhiều chị em đồng nghiệp khác , bản thân tôi ra sức học hỏi kinh nghiệm chuyên môn, trao dồi năng lực sư phạm, tìm tòi các biện pháp tác động kịp thời để cải thiện chất lượng giáo dục trẻ, một phần giúp trẻ hứng thú tham gia, học tập tích cực, mặt khác giúp bản thân tôi hiểu sâu sắc hơn về nội dung của chương trình giáo dục mầm non mới, thực hiện tốt hơn việc đánh giá trẻ 5 tuổi theo Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi, tổ chức tốt các hoạt động chăm sóc giáo dục. Đồng thời giúp phụ huynh có sự nhìn nhận mới về khả năng của trẻ, khuyến khích con em mình học tập ở mọi lúc mọi nơi, kết hợp chặt chẽ với nhà trường để thực hiện nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ một cách có hiệu quả. IV.NỘI DUNG NGHIÊN CỨU: Ví dụ: Từ cành khô, vỏ cây, dăm bào, bột cưa, mo cau, rễ tre, vỏ sò, ốc, hến, vỏ các loại hộtchúng tôi tạo làm thành những bông hoa, cây xanh, con vật, đắp nổi thành những bức tranh để cho trẻ hoạt động. Ví dụ: Các loại hộp sữa, bình nước rửa chén, hộp bơ, bình C, các loại chai lọ bằng nhựa, vải vụn, bao ni lông, bìa vở, chúng tôi tạo thành đồ chơi cho trẻ: Lắp ráp thành những ngôi nhà, xích đu, cầu trượt, các con vật, các đồ dùng trong gia đình như soong, nồi chén, bát, tủ đứng, tủ lạnh, quạt điện Các nguyên vật liệu trên cũng là nguồn cho trẻ hoạt động trẻ dùng hột, hạt, sò, hến, ốc xếp thành chữ cái, chữ số, đếm, phân loại xếp nhà, trường lớp, cây hoa, Chúng tôi làm các con rối bằng vải vụn để trẻ chơi trong hoạt động phát triển ngôn ngữ, tự vẽ các câu chuyện (Tranh chưa tô màu) để trẻ tập tô màu và kể chuyện theo tranh Tạo nhiều đồ dùng, đồ chơi phong phú, hấp dẫn cùng với cách bố trí, sắp xếp một môi trường học tập vừa gọn gàng, khoa học với nhiều màu sắc tôi thấy khả năng chú ý học tập của trẻ cao hơn, cháu tham gia học tích cực hơn. Nhưng để giờ học đạt hiệu quả cao hơn ngoài việc tạo không gian học tập đẹp mắt giáo viên cần có sự đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức tiết học một cách linh hoạt. Biện pháp 2. Sự đổi mới về phương pháp, nội dung và hình thức tổ chức của giáo viên trong các hoạt động: Để kích thích tính tự giác, tích cực, độc lập của học sinh và tạo hứng thú học tập cho học sinh đòi hỏi ở người giáo viên rất nhiều điều. Trước hết, giáo viên phải có tay nghề vững vàng, phải biết yêu nghề, mến trẻ, tức là phải có năng lực sư phạm bao gồm năng lực khoa học tức là vốn hiểu biết về các sự vật hiện tượng bên ngoài một cách chính xác, logich và khoa học, hiểu về học sinh tức là nắm bắt được đặc điểm tâm lý lứa tuổi của trẻ, biết được trẻ cần gì và nhu cầu hứng thú của trẻ ra sao, Bên cạnh đó, việc lựa chọn nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức các hoạt động sao cho gây được hứng thú, tích cực ở trẻ là điều hết sức cần thiết. Chẳng hạn, phương pháp dạy học lấy trẻ làm trung tâm được coi là phương pháp dạy học tích cực, giáo viên nên giao nhiệm vụ tổ chức cho trẻ cùng thảo luận khám khá để tìm ra kiến thức mà trẻ cần đạt ở bài học. Ví dụ: Để tạo hứng thú, hấp dẫn cho trẻ khi tham gia hoạt động LQVT với đề tài “Nhận biết các khối cầu, khối vuông, khối chữ nhật, khối trụ” tôi tận dụng các vỏ hộp đựng kẹo, sữa, bánh, có các dạng hình khối khác nhau, kích cở khác nhau và có nắp rời, tôi tháo rời các nắp hộp và trộn lẫn vào nhau. Sau đó tôi cho trẻ trải nghiệm, yêu cầu trẻ tìm các nắp đậy vừa cho từng hộp, cho trẻ nói về các dạng tôi vận dụng để tạo ra các trò chơi học tập như: tìm nhà theo sơ đồ, đi đến chỗ có thức ăn, Ví dụ một số hình ảnh sơ đồ minh họa cần vận dụng để phát triển tư duy trực quan sơ đồ cho trẻ: – Cách tiến hành: Tùy thuộc vào nhu cầu hứng thú của trẻ cô có thể tiến hành cho trẻ học ở mọi lúc mọi nơi, có thể là giờ hoạt động có chủ đích, giờ học động góc hoặc trong giờ vui chơi tự do của trẻ, cô cho trẻ quan sát hình ảnh (sơ đồ), sau đó tùy vào từng nội dung của sơ đồ mà cô có thể nêu lên tình huống và yêu cầu trẻ thực hiện. Ví dụ: Với nội dung của sơ đồ H1 cô có thể nói : Các con ơi! có một bạn Thỏ do mãi rong chơi nên đã quên mất đường về nhà, các con có thể giúp bạn ấy tìm đường về đúng nhà của mình không? Hoặc đối vơi sơ đồ H2, Ồ! Có một bạn kiến rất đói bụng đang đi tìm thức ăn, cháu có thể vẽ đường đi giúp bạn kiến tìm đến miếng mồi không? Lưu ý, với dạng hoạt động này chúng ta nên tổ chức cho trẻ học tập theo các nhóm nhỏ, như vậy sẽ giúp “Trẻ phát triển tốt khả năng hợp tác với bạn bè và mọi người xung quanh; Giúp trẻ có mối quan hệ tích cực với bạn bè và người lớn” (Chuẩn 10 gồm 6 chỉ số và Chuẩn 11 gồm 5 chỉ số) thuộc lĩnh vực phát triển tình cảm và quan hệ xã hội của Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi. Thông qua các hoạt động học tập như trên giúp cho tư duy trẻ phát triển và đồng thời trẻ sẽ tự tin hơn trong học tập. Bên cạnh đó, đối với trẻ 5 tuổi chúng ta đã lồng ghép được các chỉ số về phát triển nhận thức cũng như các chỉ số của lĩnh vực phát triển tình cảm và quan hệ xã hội để cung cấp cho trẻ, trẻ tiếp nhận kiến thức một cách nhẹ nhàng nhưng hiệu quả cao. Hoặc tôi có thể vẽ một hình tròn trên giấy và hỏi trẻ hình này giống vật gì? Và trẻ sẽ có thể liệt kê ra nhiều vật như quả bóng, miệng ly, miệng chén, ông mặt trời, Nhờ loại tư duy này phát triển, trẻ 5 tuổi có khả năng giải quyết được những bài toán dưới dạng sơ đồ. Với việc tổ chức các hoạt động học thông qua các bài toán dưới dạng sơ đồ vừa hấp dẫn, đẹp mắt không chỉ giúp trẻ tiếp thu tốt các kiến thức mà giáo viên cần cung cấp mà kích thích cho trẻ tham gia học tập tích cực hơn. Bên cạnh đó, để phát huy tính tích cực, chủ động của trẻ trong các hoạt động, cô giáo cần nêu câu hỏi hoặc các tình huống có vấn đề để tất cả trẻ trong lớp đều phải suy nghĩ và làm việc, một số cầu hỏi mở nhằm khuyến khích cách cảm nhận, suy nghĩ riêng, hay trí tưởng tượng sáng tạo của trẻ. Ví dụ: Ví dụ: Khi trẻ hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, cô có thể thưởng cho trẻ một lời khen ngợi, động viên, hoặc tặng cho cháu một món quà nhỏ ngay trong lúc đó để khích lệ tinh thần, tạo nguồn hứng thú cho trẻ tham gia hoạt động tích cực hơn và hiệu quả hơn. Biện pháp 4. Tổ chức cân đối, hài hòa giữa hoạt động học tập và hoạt động vui chơi: Đối với bậc học Mầm non giáo viên cần phải vận dụng phương châm “Học mà chơi, chơi mà học” Chính vì vậy ngoài việc tổ chức hoạt động chung giáo viên còn phải tổ chức hoạt động góc, việc tổ chức đan xen là hoạt động tư duy có tác dụng tốt đối với sự phát triển của trẻ ở lứa tuổi mầm non, hoạt động vui chơi tạo điều kiện giúp trẻ giao lưu lẫn nhau tạo cho trẻ được tiếp xúc, được hoà mình vào môi trường xung quanh, môi trường thiên nhiên, môi trường xã hội, môi trường gia đình Nhu cầu hứng thú học tập có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự thành công trong học tập của trẻ. Trẻ không thích học là một trong những nguyên nhân chính khiến trẻ không có kết quả học tập tốt. Ngược lại ham học, thích học là nguồn động lực để thành công trong học tập. Nhưng để trẻ có được hứng thú học tập chúng ta cần phải biết cân đối giữa học tập và vui chơi, tránh gây áp lực nặng nề đối với trẻ. Với yêu cầu này, ở lớp tôi thường tổ chức đan xen các hoạt động vừa vui chơi, vừa học tập, có thế học bằng hình thức vui chơi. Ví dụ: Sau mỗi giờ học căng thẳng tôi thường cho trẻ xem phim hoạt hình, hay nghe ca nhạc dành cho thiếu nhi với thời lượng vừa phải. Nhờ vậy, tôi thấy trẻ ở lớp hứng thú hơn, tham gia học tích cực, không tỏ ra mệt mỏi. Nên hạn chế để trẻ sinh hoạt giải trí, nghệ thuật hay xem truyền hình quá nhiều lấn chiếm thời gian để học tập. Trong quá trình tổ chức các hoạt động cho trẻ chúng ta cần điều chỉnh thời gian của trẻ một chút sao cho có sự cân bằng giữa việc học và việc giải trí. Như thế, trẻ không những sẽ vui thích học tập mà còn học được nhiều hơn và có hiệu quả hơn. Để giúp trẻ tham gia học tập hứng thú, tích cực thì ngoài việc vận dụng các biện pháp nêu trên là cô giáo mầm non chúng ta cần phải thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường với phụ huynh và các đoàn thể. Biện pháp 5. Tuyên truyền, phối hợp giữa nhà trường, phụ huynh và các đoàn thể trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ.
File đính kèm:
skkn_mot_vai_bien_phap_giup_tre_5_tuoi_tham_gia_hoc_tap_hung.docx