SKKN Một số phương pháp lồng ghép giới trong hoạt động học tại Lớp Lớn 2 tại Trường Mầm non Hoa Mai

Ngay từ lứa tuổi mầm non trẻ em đã phát triển sự tự nhận thức và bắt đầu học hỏi những thái độ, giá trị và các hành vi từ gia đình, nhà trường và xã hội cũng như bắt đầu hình thành và thể hiện tính cách, hành vi của bản thân theo những khuôn mẫu giới của xã hội. Do vậy, các khuôn mẫu giới này ảnh hưởng đến cách trẻ hành xử trong các mối quan hệ với bạn bè, gia đình và giáo viên, cũng như đến sự phát triển của trẻ. Hầu hết cha mẹ và giáo viên đều tin và mong muốn đối xử bình đẳng với trẻ trai và trẻ gái. Với những thực trạng như trên khiến tôi không tránh khỏi những băn khoăn lo lắng và suy ngẫm để có thể tìm ra biện pháp thực sự tốt, có hiệu quả, nhằm mang lại sự quan tâm, chăm sóc mọi trẻ như nhau, bình đẳng không phân biệt hoàn cảnh, điều kiện, giới tính. Một trong những biện pháp đó có sự phối hợp chặt chẽ giữa giáo viên, trẻ và phụ huynh trong việc lồng ghép giới trong các hoạt động học sẽ giúp cho cả trẻ trai và trẻ gái tự do thể hiện tính cách, sở thích, tính sáng tạo và phát triển tối đa tiềm năng của bản thân trong tương lai.
docx 11 trang skmamnonhay 12/04/2025 370
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số phương pháp lồng ghép giới trong hoạt động học tại Lớp Lớn 2 tại Trường Mầm non Hoa Mai", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số phương pháp lồng ghép giới trong hoạt động học tại Lớp Lớn 2 tại Trường Mầm non Hoa Mai

SKKN Một số phương pháp lồng ghép giới trong hoạt động học tại Lớp Lớn 2 tại Trường Mầm non Hoa Mai
 2
 Phụ lục II
 Mẫu báo cáo sáng kiến
 ( Kèm theo quy dịnh về hoạt động sáng kiến trên địa bàn tỉnh Quảng Nam)
 Lồng ghép giới trong hoạt động học cho trẻ chính là nhận thức được vấn đề về 
giới, xác định được sự khác biệt và tình trạng bất bình đẳng giới đang tồn tại, cũng 
như những ảnh hưởng tiêu cực của nó tới sự phát triển của trẻ. Từ đó đưa ra các biện 
pháp đáp ứng tốt nhất nhu cầu, khả năng khác nhau của trẻ nhằm xóa bỏ bất bình 
đẳng giới trong lớp. Và là những sáng kiến thay đổi những chính sách, chương trình, 
kế hoạch, nội dung hoạt động hay những tập tục còn mang tính phân biệt giới đang 
tồn tại theo chiều hướng tốt hơn cho tất cả trẻ em.
 + Nhược điểm: Thực hiện sáng kiến này phải cần đến sự phối kết hợp của 
BGH, giáo viên, trẻ và phụ huynh để cùng nhau tham gia nuôi dạy trẻ mà không bị 
phân biệt đối xử, và lồng ghép giới vào các hoạt động học ở trường cũng như ở nhà 
đối với trẻ.
 3.2 Nêu các bước thực hiện giải pháp, cách thức thực hiện giải pháp:
 Thực hiện theo công văn của phòng giáo dục về hướng dẫn nhiệm vụ năm học 
2021- 2022. Ngay từ đầu năm bản thân tôi được sự phân công của BGH nhà trường 
dạy lớp 5t2. 
 Để thực hiện tốt vấn đề về lồng ghép giới trong các hoạt động học cho trẻ mầm 
non nói chung và trẻ lớp lớn nói riêng, chúng ta cần đi sâu vào việc nghiên cứu và tìm 
hiểu một số biện pháp sau:
 a/Lập kế hoạch hoạt động giáo dục trẻ thông qua nội dung lồng ghép giới:
 - Ngay từ đầu năm bản thân là một giáo viên chủ nhiệm của lớp 5t2. Để tạo cho 
trẻ có một môi trường giáo dục luôn bình đẳng, vui vẻ, nên tôi đã lập kế hoạch lồng 
ghép giới vào các hoạt động học theo thời gian của năm học như sau:
 + Tháng 9: - Xây dựng kế hoạch giáo dục lồng ghép giới bám sát 10 chủ đề. 
 - Tạo môi trường trang trí mang nội dung lồng ghép giới trong lớp.
 + Tháng 10: Lồng ghép giới thông qua hoạt động giáo dục tại lớp về chủ đề gia 
đình.
 + Tháng 1- 2: Mở rộng nội dung lồng ghép giới để chia sẻ cho các giáo viên 
trong tổ.
 + Tháng 3: Tham gia hoạt động trải nghiệm: “ TVTV” .
 + Tháng 5: Đánh giá việc thực hiện chương trình lồng ghép giới .
 b. Tạo môi trường giáo dục đảm bảo về tinh thần và vật chất mang nội 
dung lồng ghép giới
 * Môi trường trong lớp :
 - Đồ dùng đồ chơi: 4
 Phụ lục II
 Mẫu báo cáo sáng kiến
 ( Kèm theo quy dịnh về hoạt động sáng kiến trên địa bàn tỉnh Quảng Nam)
sẽ phát triển nhều kỹ năng để tương tác hiệu quả và thoải mái với các bạn cùng giới 
và khác giới. Những kỹ năng xã hội này rất cần cho trẻ sau này, đặc bệt là trong các 
xã hộ thu nhỏ (nơi làm vệc, cộng đồng,).
 - Việc thường xuyên nhắc trẻ rằng mọi trẻ em đều đặc biệt với những khả năng 
riêng của mình là vô cùng quan trọng trong vệc làm tăng sự thoải mái và phát triển sự 
tự tôn của trẻ. 
 - Ngoài ra giáo viên luôn khuyến khích sự tham gia của mọi trẻ em, để ý xem 
mình đã gọi cả trẻ trai và trẻ gái trả lời các câu hỏi chưa.
 - Khi sắp xếp trẻ trai và trẻ gái vào cùng nhóm, thường trẻ sẽ tương tác với 
nhau nhiều hơn. Có thể chia trẻ theo nhóm ngẫu nhiên, ví dụ: Chia nhóm theo màu trẻ 
yêu thích hoặc loại động vật mà trẻ yêu thích.
 - Dành thời gian hỗ trợ và khen ngợi mọi trẻ em như nhau.
 - Giao việc giống nhau cho trẻ trai và trẻ gái như: Quét lớp, sắp xếp bàn ghế, 
xếp gối cho bạn.
 - Khuyến khích trẻ tham gia tất cả các hoạt động .
 - Thường xuyên thay đổi đồ dùng đồ chơi để khích lệ trẻ tham gia nhiều hơn.
 - Sử dụng nhiều cách tiếp cận để huy động sự tham gia của trẻ trai và trẻ gái.
 - Hỏi trẻ về vai trò giới khi có tình huống phù hợp: “ Các con có nghĩ các ông 
bố có thể nấu ăn không? Hay các con có nghĩ các cô, các mẹ có thể xây được nhà 
không? vì sao? ”. Mục đích là để trẻ mở rộng suy nghĩ, không bao giờ giới hạn các 
câu trả lời.
 * Hoạt động vui chơi ở các góc:
 - Việc sắp xếp nhóm nhỏ giúp tăng cường sự tham gia của những trẻ hay e thẹn 
và ít năng động hoặc ít hứng thú hơn.
 - Trong lớp chia làm 5 góc chơi gồm: Góc xây dựng, góc phân vai, góc nghệ 
thuật , góc học tập và góc thiên nhiên. Ở các góc này đảm bảo trẻ nam, nữa đều đang 
tham gia nấu ăn, bán hàng, xây lớp học, cắm hoa và nhận biết về màu. 
 - Khi cho trẻ tham gia vào hoạt động nhóm thì giáo viên nên cho trẻ ngồi theo 
vòng tròn cùng với cô để huy động sự tham gia bình đẳng trong các hoạt động của cả 
lớp.
 - Chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ để khuyến khích trẻ tham gia tích cực và đầy 
đủ. Ví dụ: Nhóm có trẻ trai và trẻ gái, nhóm trẻ có các khả năng khác nhau, nhóm trẻ 
có cùng sỏ thích.
 - Giáo viên đi quanh và quan sát để đảm bảo mỗi trẻ đều tham gia.
 - Thay đổi nhóm thường xuyên để trẻ chơi cùng nhau và tạo sự gắn kết giữa các 
trẻ cũng như cho trẻ đảm trách nhiều vai trò khác nhau trong nhóm. Xem xét việc tạo 
nhóm để một trẻ lúc này có thể là trưởng nhóm, giúp đỡ các bạn khác, nhưng lúc khác 
thì trẻ đó sẽ là thành viên trong nhóm, cần sự hỗ trợ của các bạn trong nhóm. 
 * Các hoạt động vui chơi ngoài trời: 6
 Phụ lục II
 Mẫu báo cáo sáng kiến
 ( Kèm theo quy dịnh về hoạt động sáng kiến trên địa bàn tỉnh Quảng Nam)
 - Các quy định trong lớp và trong trường dành cho mọi người sẽ giúp tăng 
cường môi trường giáo dục có lồng ghép giới.
 - Khi chọn truyện, thơ, bài hát nên đưa một vài chi tiết về các nhân vật làm 
gương cho trẻ gái và trẻ trai.
 * Tương tác giữa trẻ với trẻ:
 - Giáo viên nên tạo cơ hội cho trẻ nói chuyện và chơi cùng nhau và học hỏi lẫn 
nhau. Hướng dẫn và hỗ trợ trẻ chia sẽ ý kiến với nhau. Các nhóm có thể dùng chung 
đồ dùng đồ chơi. Ví dụ: Trẻ gái chơi búp bê, trẻ trai chơi xếp hình khối, giáo viên hỏi 
liệu búp bê có cần một ngôi nhà không và liệu các bé có thể cùng nhau thiết kế và 
cùng xây nhà cho búp bê.
 - Giáo viên quan sát trẻ trong lớp cũng như ngoài sân để biết trẻ nào đang chơi 
với nhau và chơi ở đâu.
 - Giáo viên chụp cho tất cả trẻ trong lớp một tấm hình và nói tất cả chúng ta là 
bạn bè nên không được phân biệt, đối xử, chọc ghẹo bạn.
 - Cho trẻ tham gia vào các hoạt động, đóng vai trẻ trai nấu ăn, trẻ gái xây 
nhà,
 * Tương tác giữa giáo viên với giáo viên:
 - Sự tương tác giữa giáo viên với giáo viên có thể củng cố thêm hoặc giảm bớt 
các hành vi có khuôn mẫu giới. Nên nhớ rằng trẻ đang ở tuổi bắt chước người lớn nên 
cách cư xử của giáo viên với giáo viên sẽ ảnh hưởng đến cách đối xử của các trẻ.
 - Nên thường xuyên trao đổi hoặc chia sẻ cởi mở với đồng nghiệp để nâng cao 
nhận thức về giới, cả nội dung và cách chia sẻ.
 - Thảo luận với các đồng nghiệp khác về tầm quan trọng của việc làm gương 
trong các tương tác giữa giáo viên với giáo viên.
 - Tìm ra các vấn đề lồng ghép giới cần can thiệp và thảo luận với đồng nghiệp 
để tìm ra giảo pháp.
 - lồng ghép việc naag cao nhận thức về lồng ghép giới vào phát triển chuyên 
môn tại trường để tất cả giáo viên điều chỉnh để lồng ghép giới trong hoạt động giáo 
dục.
 * Tương tác giữa giáo viên với cha mẹ:
 - Cần phải chia sẻ các phản hồi về các thói quen, văn hóa, quy định và niềm tin 
về lồng ghép giới vowischa mẹ trẻ vì cha mẹ sẽ ảnh hưởng đến con cái. Hãy nghĩ 
cách can thiệp khi làm việc với cha mẹ.
 - Khi trẻ thể hiện kì thị giới nên tìm hiểu thông tin về hoàn cảnh gia đình trẻ và 
tìm ra nguyên nhân. Sau đó nói chuyện riêng với cha mẹ về lợi ích của việc đối xử 
công bằng với trẻ vè yêu cầu sự hợp tác của cha mẹ. Nên huy động sự tham gia của 
các đồng nghiệp và cán bộ quản lý khi làm việc với cha mẹ
 - Nếu cha mẹ đóng vai trò chính trong việc hình thành vai trò giới ở trẻ, hãy đề 
cập chủ đề này trong cuộc họp phụ huynh để phổ biến cho toàn bộ cha mẹ. 8
 Phụ lục II
 Mẫu báo cáo sáng kiến
 ( Kèm theo quy dịnh về hoạt động sáng kiến trên địa bàn tỉnh Quảng Nam)
giới. Đây là một trong những ưu thế mà bản thân được tạo điều kiện để áp dụng vào 
lớp học.
 - Lập kế hoạch đưa vấn đề lồng ghép giới vào các hoạt động học của trẻ.
 - Biết đặt và trả lời các câu hỏi phân tích giới cho từng hoạt động để thực hiện 
chương chương trình mầm non theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.
 - Tổ chức các hội thảo, các buổi chuyên đề cho phụ huynh tham gia để họ nhận 
thức được tầm quan trọng của việc áp dụng lồng ghép giới trong hoạt động học là 
chuẩn bị một cách toàn diện, hợp lý về thể lực, trí tuệ và những phẩm chất cần thiết 
cho trẻ .
 - Tổ chức các hoạt động tất cả trẻ đều tham gia bình đẳng, tất cả các trò chơi 
hoạt động cả trẻ gái và trẻ trai đều tham gia như: nấu ăn, chơi thẻ,...
 - Đáp ứng giới trong việc sắp xếp chỗ ngồi để hoạt động nhóm, học thông qua 
chơi, tham gia vào các góc chơi.
 - Đồ dùng đồ chơi luôn hấp dẫn cả trẻ trai và trẻ gái, hình ảnh trang trí trên 
tường luôn có cả nam và nữa.
 - Luôn có sự tương tác giữa giáo viên với trẻ, giáo viên với giáo viên, trẻ với 
trẻ, và giáo viên với cha mẹ trẻ trong các cuộc họp phụ huynh .
 * Về nội dung sáng kiến:
 Đây là kế hoạch vô cùng ý nghĩa và quan trọng của người làm công tác giảng 
dạy nhưng vấn đề này lâu nay ta chưa được triển khai 1 cách cụ thể và đồng bộ và xác 
định rõ trách nhiệm của từng lực lượng trong việc hỗ trợ trẻ .Tham mưu, tuyên truyền 
với lãnh đạo địa phương, quần chúng nhân dân, phụ huynh về tầm quan trọng của 
giáo dục mầm non nói chung và tầm quan trọng của việc lồng ghép giới trong môi 
trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm. Lớp chúng tôi đã tổ chức các buổi tập huấn, 
các buổi chuyên đề cho trẻ hoạt động học ở lớp, để giáo viên chuẩn bị một cách toàn 
diện, hợp lý về thể lực, trí tuệ và những phẩm chất cần thiết cho trẻ đồng thời xây 
dựng môi trường giáo dục và tổ chức các hoạt động cho trẻ làm quen. Có thể nói, giáo 
dục mầm non đảm bảo lồng ghép giới sẽ góp phần quan trọng để hình thành các quan 
điểm tiến bộ về giới ngay từ giai đoạn đầu đời; tạo nền tảng cho hành động có trách 
nhiệm giới của học sinh khi các em vào học phổ thông và khi trưởng thành. 10
 Phụ lục II
 Mẫu báo cáo sáng kiến
 ( Kèm theo quy dịnh về hoạt động sáng kiến trên địa bàn tỉnh Quảng Nam)
 lồng ghép giới trong các hoạt biết giao tiếp với nhau, chia sẽ với 
 động học. các bạn.
 - Chưa quan tâm đến việc lồng - Nắm được nhữngkiến thức, lợi 
 ghép giới. ích của việc tạo ra các cơ hội bình 
 Phụ huynh
 đẳng giới cho mọi trẻ em.
 4. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng 
kiến theo ý kiến của tác giả:
 Qua thời gian thực hiện lồng ghép giới cho trẻ được áp dụng trong các hoạt 
động của trẻ ở lớp tôi đã thu được nhiều kết quả tốt. Làm cho giáo viên có sự chuyển 
biến về mặt nhận thức, coi việc tự bồi dưỡng và học tập là giải pháp có ý nghĩa quyết 
định đến việc nâng cao trình độ chuyên môn.
 - Phải có kiến thức về nguyên nhân hậu quả, các biện pháp lồng ghép giới cho 
trẻ.
 - Biết cách lập kế hoạch, chuẩn bị về môi trường giáo dục cũng như vật chất có 
lồng ghép giới, đảm bảo đồ dùng đồ chơi cho cả trẻ trai và trẻ gái. 
 - Biết cách tổ chức các hoạt động có lồng ghép giới.
 - Thường xuyên cung cấp mở rộng vốn kinh nghiệm cho trẻ qua các buổi trò 
chuyện, thảo luận, các buổi tham quan. 
 - Cơ sở vật chất của nhà trường ngày càng được trang bị khang trang, đồ dùng 
học tập cũng như đồ dùng phục vụ cho công tác giảng dạy cho trẻ được trang bị đầy 
đủ cho cả trả gái và trẻ trai.
 - Phụ huynh đã nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của lồng ghép giới vào 
các hoạt động của trẻ ở trường cũng như ở nhà.
5. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến 
theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp 
dụng thử:
 Sáng kiến kinh nghiệm “Một số phương pháp lồng ghép giới trong hoạt 
động học tại lớp lớn2. Trường MN Hoa Mai- Huyện Nam Trà My ”. Sáng kiến 

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_phuong_phap_long_ghep_gioi_trong_hoat_dong_hoc_t.docx