SKKN Một số kỹ biện pháp rèn kỹ năng sống biết quan tâm chia sẻ cho trẻ mẫu giáo lớn Lớp 5-6 tuổi trong trường mầm non
Trẻ mầm non cần phải biết hợp tác làm việc để chơi với nhau, sống hòa thuận với trẻ khác trong nhóm, Hợp tác là một kỹ năng quan trọng để trẻ có được thành công trong cuộc sống. Trẻ cần phải hiểu từ sớm rằng việc hợp tác với người khác sẽ mang lại những giá trị to lớn hơn trong bất kỳ một hoạt động nào, từ việc chơi trò chơi cho đến việc giải các bài tập, các vấn đề khó khăn trẻ gặp phải khi đi học.. Kỹ năng hợp tác mang lại cho trẻ những thành công không nhỏ trong học tập và cuộc sống. Trẻ biết hợp tác sẽ tạo cho mình được những cơ hội để học hỏi, cũng như được bày tỏ quan điểm và học được cách lắng nghe để đạt được hiệu quả cao nhất trong mọi việc. Bên cạnh đó, việc biết hợp tác với người khác còn giúp trẻ trở thành người giao tiếp tốt, biết tôn trọng người khác và có lòng trắc ẩn. Nhưng làm thế nào để dạy trẻ kỹ năng hợp tác là điều không phải cha mẹ nào cũng nắm được và điều này cũng không dễ dàng với một số trẻ. Chuẩn bị cho trẻ nhưng thay đổi hành vi này là một nhiệm vụ khó khăn, nhưng rất quan trọng để trẻ cảm thấy tự tin và vui vẻ trong giao tiếp xã hội. Trẻ cần những kỹ năng quan hệ xã hội như làm thế nào để hòa hợp với mọi người, để giao tiếp, để chọn hành vi đúng.
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kỹ biện pháp rèn kỹ năng sống biết quan tâm chia sẻ cho trẻ mẫu giáo lớn Lớp 5-6 tuổi trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số kỹ biện pháp rèn kỹ năng sống biết quan tâm chia sẻ cho trẻ mẫu giáo lớn Lớp 5-6 tuổi trong trường mầm non

Vậy, làm thế nào để có thể định hướng và giáo dục các bé biết yêu thương, đoàn kết, quan tâm, chia sẻ với bạn bè và người thân? Để trả lời câu hỏi này, tôi luôn tìm tòi, ứng dụng các biện pháp, hình thức, tổ chức các hoạt động giúp trẻ trong lớp tôi có cơ hội được thể hiện sự quan tâm, chia sẻ với cô giáo, bạn bè và mọi người xung quanh. Chính vì vậy, tôi mạnh dạn trao đổi cùng các chị em đồng nghiệp với đề tài sáng kiến kinh nghiệm “Một số kỹ biện pháp rèn kỹ năng sống biết quan tâm chia sẻ cho trẻ Mẫu giáo lớn 5-6 tuổi trong trường mầm non”. PHẦN II: NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM I. Cơ sở lí luận Trẻ mầm non cần phải biết hợp tác làm việc để chơi với nhau, sống hòa thuận với trẻ khác trong nhóm, Hợp tác là một kỹ năng quan trọng để trẻ có được thành công trong cuộc sống. Trẻ cần phải hiểu từ sớm rằng việc hợp tác với người khác sẽ mang lại những giá trị to lớn hơn trong bất kỳ một hoạt động nào, từ việc chơi trò chơi cho đến việc giải các bài tập, các vấn đề khó khăn trẻ gặp phải khi đi học.. Kỹ năng hợp tác mang lại cho trẻ những thành công không nhỏ trong học tập và cuộc sống. Trẻ biết hợp tác sẽ tạo cho mình được những cơ hội để học hỏi, cũng như được bày tỏ quan điểm và học được cách lắng nghe để đạt được hiệu quả cao nhất trong mọi việc. Bên cạnh đó, việc biết hợp tác với người khác còn giúp trẻ trở thành người giao tiếp tốt, biết tôn trọng người khác và có lòng trắc ẩn. Nhưng làm thế nào để dạy trẻ kỹ năng hợp tác là điều không phải cha mẹ nào cũng nắm được và điều này cũng không dễ dàng với một số trẻ. Chuẩn bị cho trẻ nhưng thay đổi hành vi này là một nhiệm vụ khó khăn, nhưng rất quan trọng để trẻ cảm thấy tự tin và vui vẻ trong giao tiếp xã hội. Trẻ cần những kỹ năng quan hệ xã hội như làm thế nào để hòa hợp với mọi người, để giao tiếp, để chọn hành vi đúng. Trẻ em được sinh ra với tâm hồn của những thiên thần, nhưng chính cuộc sống đầy phức tạp đã gieo những suy nghĩ và hành động xấu vào những tâm hồn non nớt đó. Sự phát triển của công nghệ hiện đại, chủ nghĩa vật chất có thể biến các bé thành những người ích kỉ chỉ biết đến mình. Những giá trị đạo đức như sự quan tâm chia sẻ đến mọi người nên được khắc sâu vào tâm trí trẻ ngay từ khi còn nhỏ giúp chúng trở thành những người có ích cho xã hội. Hơn nữa, nhân cách của con người được đánh giá qua cách ứng xử của cá nhân đối với người xung quanh, vì vậy dạy trẻ biết đồ chơi, đánh bạn. chính vì vậy hiệu quả về việc tạo cho trẻ kĩ năng quan tâm, chia sẻ cùng bạn là chưa được cao. Nguyên nhân chủ yếu là do khả năng làm việc nhóm và thể hiện sự quan tâm chia sẻ của trẻ còn nhiều hạn chế , đối với những trẻ mạnh dạn tự tin thì trẻ luôn có sự chủ động sẵn sáng giúp đỡ và hợp tác cùng bạn còn lại đại đa số trẻ chỉ tham gia các hoạt động theo sự hướng dẫn, gợi mở và khích lệ của bạn và giáo viên, bản thân trẻ chưa chủ động thể hiện sự chia sẻ quan tâm với mọi người. Giáo viên chưa thấy được việc dạy trẻ biết quan tâm chia sẻ sẽ góp phần quan trọng trong giáo dục hình thành nhân cách trẻ, hơn nữa việc dạy trẻ biết quan tâm chia sẻ là một lĩnh vực rất mới không có nhiều tài liệu để tham khảo đòi hỏi giáo viên phải dành nhiều thời gian, công sức để nghiên cứư tìm ra các biện pháp phù hợp và phải có sự phối hợp đồng bộ giữa phụ huynh. Từ thực tế tôi đã tiến hành lập bảng kháo sát 30 trẻ trong lớp theo các tiêu chí đánh giá kỹ năng biết quan tâm chia sẻ với người thân và bạn bè cho trẻ 5 – 6 tuổi. Đánh giá thực trạng trên các tiêu chí đã xây dựng. CÁC TIÊU CHÍ ĐẠT CHƯA ĐẠT Chia sẻ với người thân 12 40% 18 60% Chia sẻ với bạn bè 14 47 % 16 53% Kỹ năng xử lý tình 11 37% 19 63% huống III/: Các biện pháp thực hiện 1. Biện pháp 1: Xây dựng môi trường lớp học thân thiện cởi mở để thu hút trẻ. Môi trường thân thiện và thẩm mỹ sẽ gây gây hứng thú cho trẻ và bản thân giáo viên góp phần hình thành và nâng cáo mối quan hệ thân thiện, tự tin giữa giáo viên với trẻ và giữa trẻ với trẻ. Nhận thức được điều đó tôi đã trao đổi và cùng thống nhất với giáo viên trong lớp trang trí sắp xếp tạo môi trường, các góc hoạt động trong lớp phù hợp với diện tích lớp cũng như các đồ dùng đồ chơi trong lớp phù hợp với tâm sinh lý trẻ, có tính thẩm mỹ và tích cực đối với trẻ. Bên cạnh đó chúng tôi cũng xây dựng quy ước với trẻ về quy định trong lớp học và giao tiếp giữa trẻ với trẻ trong lớp. Việc rèn nền nếp được thực hiện ngay khi đón trẻ vào năm học mới. Chúng tôi quy ước với trẻ cách lấy đồ dùng đồ chơi đúng nơi quy định, hay quy định với trẻ và cách giao tiếp trong khi chơi, không la hét quá to, không chạy nhẩy xô đẩy nhau, có sự giao tiếp thân mật trong các vai chơi, các bạn của hoạt động học tập, ý thức và tinh thần tập thể sẽ giúp tránh được những xung đột không đáng có giữa trẻ với nhau, giữa trẻ với thầy cô, làm nảy sinh ở trẻ lòng vị tha, sự quan tâm đến người khác và trên cơ sở đó phát triển những mối quan hệ thân thiện, gần gũi, cảm thông giữa trẻ với những người xung quanh. Tất cả những điều này tác động một cách tích cực lên trẻ, làm cho trẻ cảm thấy hứng thú muốn đến trường, muốn giao tiếp với cô, bạn bè và muốn học. * Trò chơi 1 “Chúng ta là một gia đình” (Trò chơi này sử dụng đầu năm khi trẻ mới nhận lớp và các buổi giao lưu với các bạn lớp khác) Mục đích: Tạo cho trẻ cơ hội nhớ tên của nhau một cách tự nhiên, phát triển sự chú ý của trẻ đến các hoạt động tập thể. Chuẩn bị: Nơi rộng rãi, thoáng mát( lớp học, sân cỏ.) Một quả bóng to Tiến hành: Cô và trẻ ngồi thành vòng tròn. Trước tiên cô giáo nói tên của mình (chào các bạn tôi tên là .) sau đó ném bóng cho một trẻ bất kỳ. Trẻ nhận được bóng từ cô giáo sẽ nói tên mình. Cứ như vậy cho đến khi tất cả các trẻ nhớ tên nhau. *Trò chơi 2:” Người bạn đáng yêu” Mục đích: Phát triển sự chú ý của trẻ đến những nét đẹp hay tính cách tốt của người khác.Phát triển ý thức mang cảm xúc tích cực đến cho người khác. Chuẩn bị: Những vòng tròn to Tiến hành: Cô cho trẻ tự chọn 1 bạn mà trẻ yêu mến kết đôi trong vòng tròn to.Cô giáo nói với nhóm trẻ: Bạn nào cũng có những nét dễ thương hay tính tốt riêng. Bây giờ chúng ta cùng nghĩ xem người bạn bên cạnh có nét gì đáng yêu nhé. Sau khi trẻ nghĩ xong, cô giáo yêu cầu từng trẻ nói với người bạn bên cạnh: Bạn có.......(tóc dài, mắt to, vui vẻ, dễ thương, thông minh...) là người bạn đáng yêu * Trò chơi 3: “ Bé yêu biển “ Mục đích: Phát triển giao tiếp không lời, giao tiếp bằng cử chỉ, động tác Tạo cảm giác gần gũi thân thiện giữa trẻ với nhau. Chuẩn bị: Bản nhạc nhẹ hoặc băng ghi âm tiếng sóng. Tiến hành: Cô giáo nói với trẻ “Các con đã bao giờ đi tắm biển chưa? Khi những con sóng biển vỗ vào cơ thể chúng ta cảm thấy như thế nào? Sóng biển reo như thế nào? Bây giờ chúng ta thử cùng nhau làm sóng biển nhé! Nào chúng ta cùng tạo tiếng rì rào reo vui của sóng khi mặt trời tỏa ánh nắng trên biển nhé”. Sau đó cô giáo đề nghị trẻ ôm vai nhau tạo thành vòng tròn đung đưa theo tiếng nhạc hay là la theo tiếng nhạc tạo cảm giác thư thái nhẹ nhàng. khuôn mặt ngây thơ. Dường như các bé cũng hiểu mình đang làm một việc tốt, ý nghĩa dành tặng cho những người thân yêu. Hình ảnh: Trẻ tham gia các ngày hội, lễ Hay với chủ đề “Hoa tình bạn” trong tiếng nhạc rộn ràng, từng bé trai tự tin dắt một người bạn gái ra cúi chào khán giả. Giống như một cuộc thi sắc đẹp các bé gái cũng được các cô giáo giới thiệu tên, sở thích và cả năng khiếu nữa, rồi các bé được nghe các bạn trai hát tặng những bài hát mà cả lớp yêu thích. Hồi hôp và thích thú nhất khi từng bạn trai lên tiết lộ “bí mật” mình quý bạn gái nào nhất. Tôi tin rằng các bé gái sẽ không bao giờ quên được giây phút các bạn trai lên tặng hoa, quà và nói lời chúc mừng bởi vì tôi đọc được trong ánh mắt các con niềm vui, tự hào vì được các bạn quan tâm, chia sẻ, một số phụ huynh còn phản hồi lại rằng chưa có bao giờ mà bé nhà mình lại vui như thế kể chuyện ở lớp mãi không chịu ngủ, và ôm chặt em búp bê món quà được các bạn tặng nói rằng con yêu em búp bê nhất trên đời. Và còn rất nhiều các hoạt động ngoại khóa chúng tôi đã tổ chức cho các con như : Tổ chức sinh nhật tháng tại lớp, rồi ngày Tết Trung Thu, Noel... mỗi hoạt động một hình thức phong phú khác nhau nhưng đều hướng tới một mục đích chung đó là giáo dục cho trẻ biết quan tâm chia sẻ tới người thân và bạn bè. Qua mỗi lần tổ chức tôi thấy các bé của lớp mình dường như lớn hơn, chững chạc hơn trong suy nghĩ và cách thể hiện tình cảm, các con có nhiều bạn thân hơn, biết nhường nhịn nhau và quan tâm đến bạn bè. Bây giờ chỉ cần một thay đổi nhỏ của cô giáo và các bạn là bé có thể phát hiện ra. Hôm ấy mặc dù rất mệt nhưng tôi vẫn cố gắng đi làm vì vậy không giấu được sự mệt mỏi, tôi rất bất ngờ khi các bé chạy tới và hỏi thăm “Cô hôm nay sao vậy ah, cô bị ốm ah” Còn những bạn nghỉ học lâu ngày khi đến lớp được các bạn quấn quýt hỏi thăm và giới thiệu các góc chơi mới, đồ chơi đẹp mà cô và cả lớp mới làm. 4.Biện pháp 4: Khích lệ, nêu gương Đa số trẻ lớp tôi là trẻ trai vì vậy các cháu rất hiếu động thường không tập trung và thích trêu đùa các bạn, thậm chí còn đánh bạn. Để thu hút sự chú ý của các cháu, trước tiên chúng tôi tìm hiểu mong muốn, sở thích của các bé và cùng bé đề ra những quy định chung của lớp như “Không nói to, đoàn kết với các bạn, nhường đồ chơi cho bạn” vào thứ hai hàng tuần. Đến cuối tuần chúng tôi tập trung trẻ lại cho trẻ tự nhận xét xem mình đã thực hiện tốt nội quy chưa. Bé nào tiến bộ sẽ được gắn một mặt cười,thưởng những món quà ý nghĩa, được cô ghi tên ở bảng vàng bé ngoan phụ huynh cũng đánh giá được cách giáo dục của mình có phù hợp với nhà trường không. Gia đình và nhà trường cần là người bạn đồng hành cùng chí hướng thì việc chăm sóc giáo dục trẻ mới hiệu quả. Và quan trọng hơn là phụ huynh có điều kiện tiếp xúc với môi trường học tập sinh hoạt của trẻ, có điều kiện gần gũi với các cô giáo từ đó tạo sợi dây liên kết giữa nhà trường và gia đình, giúp trẻ được sống trong một môi trường giáo dục tốt, qua đó còn dạy cho trẻ bài học cần phải có mối quan hệ tích cực với những người xung quanh. Xác định được tầm quan trọng của mối quan hệ giữa phụ huynh và nhà trường ngay từ đầu năm học khi mới đón trẻ vào lớp chúng tôi luôn tiếp xúc phụ huynh với một thái độ tích cực thân thiện và chia sẻ, trao đổi cụ thể với phụ huynh về chế độ sinh hoạt của trẻ ở trường, nắm bắt kịp thời những thông tin về đặc điểm tâm lý tính cách của cá nhân trẻ, mời phụ huynh vào lớp làm quen với một số sinh hoạt của các con. Bên cạnh đó chúng tôi cũng liên lạc thường xuyên với gia đình trẻ (qua trao đổi trực tiếp, điện thoại, zalo, facebook) để tìm hiểu sinh hoạt của trẻ ở gia đình, thông tin cho cha mẹ biết tình hình của trẻ ở lớp, những thay đổi của trẻ để kịp thời có biện pháp giáo dục phù hợp. Và trong buổi họp đầu năm chúng tôi đã tạo cho phụ huynh một bất ngờ thú vị, đó không phải một buổi họp với những văn bản mà yêu cầu như lệ thường mà là buổi chia sẻ kinh nghiêmh nuôi dạy trẻ thật sự, phụ huynh được tiếp đón trong một không gian thân mật, ấm cúng và trang trọng. Phụ huynh là những người đầu tiên chia sẻ những mong muốn nguyện vọng của mình khi gửi con ở trường mầm non, còn chúng tôi chia sẻ những kinh nghiệm chăm sóc giáo dục trẻ, giải đáp những băn khoăn thắc mắc của phụ huynh và đưa ra mục tiêu “dạy trẻ biết quan tâm chia sẻ” phụ huynh rất nhiệt tình ủng hộ và có nhiều đóng góp quý báu. Sau thành công của buổi họp, tôi cảm nhận được sự thay đổi rõ rệt từ phía các bậc phụ huynh đó chính là sự quan tâm chia sẻ thật sự với lớp, với giáo viên. Để phụ huynh có thể phối hợp tốt với chúng tôi trong việc giáo dục trẻ tôi đã sưu tầm rất nhiều tư liệu quý và dạy trẻ biết quan tâm chia sẻ để phụ huynh tham khảo Ngoài ra lớp tôi cũng thành lập “ý kiến cá nhân” ở ngoài hành lang trước cửa lớp để phụ huynh góp ý với giáo viên những vấn đề nhạy cảm không tiện trao đổi trực tiếp, khi có ý kiến góp ý tôi đều trao đổi thảo luận nhóm cùng đồng nghiệp tìm ra những phương pháp giải quyết tối ưu, nếu là thư góp ý phê bình thì chúng tôi sẽ gặp trực tiếp phụ huynh và tiếp thu ý kiến một cách cầu thị và lập tức sửa sai.
File đính kèm:
skkn_mot_so_ky_bien_phap_ren_ky_nang_song_biet_quan_tam_chia.docx