SKKN Một số kinh nghiệm trong việc rèn luyện kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 5-6 tuổi

Là giáo viên mầm non phụ trách lớp mẫu giáo lớn, nhận thức được tầm quan trọng của việc trẻ biết tự làm những công việc vừa sức để tự chăm sóc bản thân mình đối với sự phát triển của trẻ, tôi đã luôn trăn trở suy nghĩ làm thế nào để rèn luyện kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 5- 6 tuổi có hiệu quả. Trên thực tế lớp A3 của tôi khả năng tự phục vụ của trẻ còn rất kém do đặc thù một phần trẻ được bố mẹ nuông chiều không phải làm, một phần trẻ lớp tôi có cháu tự kỉ, nên trẻ chưa tự giác trong việc thực hiện 1 số công việc khi ở lớp như: tự xúc cơm, tự cất đồ chơi, tự cất đồ dùng đúng nơi qui định....
Bên cạnh đó, trường tôi nằm trên địa bàn một xã khá phát triển. Nhiều hộ gia đình ở địa phương rất khá giả. Chính vì vậy, trong mỗi gia đình đều không muốn con cái mình phải làm bất kì công việc gì vì đã có ông bà làm giúp. Dần dần cũng hình thành ở trẻ sự ỷ lại, ngại việc…
Vậy làm thế nào để rèn luyện kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi có hiệu quả cao và giúp trẻ phát triển một cách hài hòa, cân đối giữa các lĩnh vực, đó là câu hỏi luôn đặt ra cho tôi. Từ những trăn trở suy nghĩ trên tôi đã chọn đề tài: "Một số kinh nhiệm trong việc rèn luyện kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 5 - 6 tuổi trong trường mầm non " để đưa vào áp dụng thực hiện trong năm học này.
doc 20 trang skmamnonhay 16/04/2024 2492
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm trong việc rèn luyện kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 5-6 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số kinh nghiệm trong việc rèn luyện kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 5-6 tuổi

SKKN Một số kinh nghiệm trong việc rèn luyện kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 5-6 tuổi
 Một số kinh nghiệm trong việc rèn luyện kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 5-6 tuổi
 Trong trường mầm non
 PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
 Bác Hồ đã từng nói :
 “ Vì lợi ích mười năm trồng cây,
 Vì lợi ích trăm năm trồng người”
 Sở dĩ Bác nói như vậy là để khẳng định với chúng ta rằng việc giáo dục 
trẻ để trẻ trở thành những công dân tốt cho xã hội cho đất nước là một nhiệm vụ 
hàng đầu. Nhưng để trở thành những công dân tốt sau này thì trước hết hôm nay 
trẻ phải biết tự chăm sóc bản thân, trẻ phải có tính tự lập ngay từ khi còn ngồi 
trên ghế nhà trường. Chính vì vậy việc rèn luyện những kĩ năng tự phục vụ cho 
trẻ là nhiệm vụ rất cần thiết. Nếu trẻ có những thói quen, kĩ năng tự phục vụ tốt 
sẽ giúp cho cơ thể trẻ phát triển tốt, chống đỡ được các bệnh tật, thích nghi được 
với điều kiện sống, hình thành những thói quen cơ bản để giúp trẻ có nhiều nề 
nếp tốt.
 Để giúp trẻ có kỹ năng tự phục vụ nghĩa là chúng ta giúp trẻ trải nghiệm 
những hoạt động hàng ngày của một xã hội thu nhỏ như: làm việc, sinh hoạt, 
vận động, giao tiếp trong cuộc sống, xoay quanh bản thân, gia đình và môi 
trường xã hội. Trẻ cần được học và rèn luyện ngay từ nhỏ, từ những bản năng tự 
nhiên như việc học ăn, học nói, học đi, đứng, ngủ nghỉ,.. đến việc học để có kiến 
thức và nhận thức về bản chất của cuộc sống, tôn trọng môi trường sống, môi 
trường thiên nhiên xung quanh và giao tiếp, ứng xử trung thực, khôn ngoan, lịch 
sự với mọi người. 
 Ở các nước trên thế giới, từ nhiều năm qua giáo dục kỹ năng sống nói 
chung cũng như việc rèn luyện kĩ năng tự phục vụ cho trẻ nói riêng đã được đưa 
vào chương trình giảng dạy và là một môn học. Ở Việt Nam, năm học 2009- 
2010, lần đầu tiên Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa nội dung giáo dục kỹ năng sống 
cho học sinh vào dạy thí điểm ở một số trường mầm non và tiểu học. Và việc rèn 
luyện kĩ năng tự phục vụ là một bộ phận trong việc giáo dục kĩ năng sống cho 
trẻ. Có thể nói việc trang bị kỹ năng tự phục vụ cho trẻ em là một phương pháp 
giáo dục cần thiết để trẻ bớt thụ động, hình thành tính tự lập cho trẻ trong việc 
học và giao tiếp xã hội. Song trên thực tế, việc rèn luyện kĩ năng tự phục vụ cho 
trẻ trong các trường mầm non còn chưa được quan tâm nhiều và nhiều giáo viên 
còn chưa hiểu rõ được tầm quan trọng của vấn đề hoặc thiếu kỹ năng giảng dạy 
để có thể truyền đạt cho trẻ hiểu và hình thành những kỹ năng tự phục vụ cần 
thiết cho trẻ.
 1/20 Một số kinh nghiệm trong việc rèn luyện kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 5-6 tuổi
 Trong trường mầm non
 PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 1. Cơ sở lí luận:
 Trong xã hội hiện nay, sự bùng nổ của thông tin, với những văn hóa 
không phù hợp thuần phong mỹ tục của dân tộc, với những suy thoái về đạo 
đức, với sự đua đòi của thế hệ trẻ, cùng với những mặt trái của công nghệ thông 
tin, mặt trái của xã hội Việc giáo dục trẻ mầm non ngày càng trở nên thiết yếu 
nhằm góp phần đào tạo "con người mới" với đầy đủ các mặt: "đức, trí, thể, mỹ".
 Lâu nay, trong việc giáo dục trẻ em, chúng ta vẫn thường nghe nói đến 
cụm từ “Kĩ năng sống”. Vậy “kĩ năng sống” là gì và “kĩ năng tự phục vụ” là gì? 
Có nhiều quan điểm khác nhau:
 - Theo quan niệm của tổ chức văn hóa, khoa học giáo dục của Liên Hiệp 
Quốc (UNESCO): Kỹ năng sống là năng lực cá nhân để thực hiện đầy đủ các 
chức năng và tham gia vào cuộc sống hàng ngày.
 - Theo quan niệm của tổ chức y tế thế giới (WHO): Kỹ năng sống là 
những kỹ năng mang tính tâm lý xã hội và kỹ năng về giao tiếp được vận dụng 
trong các tình huống hằng ngày để tương tác có hiệu quả với người khác và giải 
quyết có hiệu quả những vấn đề, những tình huống của cuộc sống hàng ngày. Kỹ 
năng tự phục vụ là một trong số hành vi quan trọng nhất mà con bạn cần phải 
học. 
 - Kỹ năng tự phục vụ: gồm có mặc quần áo, chải đầu, vệ sinh, ăn uống và 
tắm đó là những kỹ năng sớm, những kỹ năng mà chúng ta học không cần ghi 
nhớ và tự động thực hiện hàng ngày. Tự phục vụ bản thân là một trong những kỹ 
năng quan trọng thúc đẩy trẻ hoàn thiện mình một cách tốt nhất. Đây còn là “cơ 
hội vàng” giúp trẻ nhanh chóng khôn lớn và trưởng thành trong cuộc sống.
 Đối với trẻ mầm non nói chung và trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi nói riêng, việc 
dạy trẻ kỹ năng tự phục vụ là rất cần thiết nhưng dạy trẻ kỹ năng gì? Dạy như 
thế nào? Thì người giáo viên phải biết lựa chọn nội dung cho phù hợp với lứa 
tuổi và nhận thức của trẻ như: tự lấy và cất đồ dùng đúng nơi quy định, tự đi 
giầy, dép, tự cài cúc áo, tự xúc cơm ăn, biết chào hỏi lễ phép với mọi người 
xung quanh Qua đó phát triển khả năng nhận thức của trẻ về thế giới xung 
quanh và có ý nghĩa không nhỏ đối với các lĩnh vực phát triển của trẻ.
 2. Thực trạng vấn đề. 
 - Thực hiện nhiệm vụ năm học 2018- 2019, Nhà trường tiếp tục đưa nội 
dung giáo dục kĩ năng tự phục vụ cho trẻ vào các hoạt động một cách thường 
xuyên. 
 3/20 Một số kinh nghiệm trong việc rèn luyện kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 5-6 tuổi
 Trong trường mầm non
 - Tài liệu, sách báo về rèn luyện kĩ năng tự phục vụ cho trẻ để giáo viên 
nghiên cứu, tham khảo còn hạn chế.
 - Đối với giáo viên: khả năng vận dụng từ những kế hoạch định hướng 
chung để rèn luyện kỹ năng tự phục vụ cho trẻ trong lớp còn chưa đồng đều và 
chưa linh hoạt. 
 - Đa số phụ huynh ở lớp còn nuông chiều con, không để con phải làm bất 
cứ việc gì từ việc nhỏ nhất, nên thường phó mặc cho giáo viên ở lớp.
 - Trong lớp có 1 cháu tự kỷ và một số trẻ trong lớp có tính ỷ lại và thụ 
động, không tích cực tham gia vào các hoạt động cùng cô và các bạn trong lớp.
 Xuất phát từ những thuận lợi, khó khăn đó tôi đã áp dụng thực hiện 1 số 
biện pháp nhằm rèn luyện kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 5-6 tuổi tại lớp mình. Cụ 
thể như sau: 
 3. Các biện pháp thực hiện:
 3.1. Biện pháp 1: Xác định những kỹ năng tự phục vụ cơ bản cần dạy trẻ:
 Để dạy trẻ, giúp trẻ hoàn thiện tốt hơn những kĩ năng tự phục vụ của 
mình, là một giáo viên mầm non trước tiên chúng ta phải biết được cần phải dạy 
trẻ mầm non những kĩ năng tự phục vụ nào. Với trẻ mầm non, đó không phải là 
những kĩ năng cao siêu, xa vời. Mà đó chỉ là những kĩ năng cần thiết để phục vụ 
cho bản thân trẻ hàng ngày. Cụ thể:
 - Trẻ tự rửa mặt, rửa tay trước khi ăn, sau khi đi đại tiện; xúc miệng, lau 
miệng sau khi ăn, biết tự đánh răng trước khi đi ngủ và vào buổi sáng sau khi 
ngủ dạy, tự xúc cơm ăn, nhặt cơm rơi vãi vào đĩa, tự mặc, cởi quần áo, biết đòi 
hỏi người lớn phải cho mình ăn mặc gọn gàng sạch sẽ, tự đi và cởi giầy, dép, tự 
lấy và cất đồ dùng đồ chơi gọn gàng ngăn nắp, bỏ rác đúng nơi quy định, khi ra nắng 
biết đội mũ nón và biết mặc áo mưa khi trời mưa, biết giúp cô lau, cất bàn ghế, 
xếp lại giá đồ chơi gọn gàng ngăn nắp .
 Việc xác định được các kỹ năng tự phục vụ phù hợp với lứa tuổi trẻ sẽ 
giúp giáo viên lựa chọn đúng những nội dung trọng tâm để giáo dục trẻ một 
cách tốt nhất. Điều này giúp tôi luôn chủ động, sáng tạo vận dụng các phương
pháp giáo dục phù hợp để dạy trẻ những kỹ năng phục vụ cần thiết, giúp trẻ
 thực hiện tốt các kĩ năng tự phục vụ được rèn luyện.
 3.2. Biện pháp 2: Khảo sát đánh giá 1 số kỹ năng tự phục vụ của trẻ đầu năm:
 Sau khi nghiên cứu và xác định đúng những kĩ năng phục vụ cần dạy trẻ, 
tôi đã tiến hành khảo sát để đánh giá kỹ năng tự phục vụ của trẻ ở lớp.
 Kết quả khảo sát như sau:
 5/20 Một số kinh nghiệm trong việc rèn luyện kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 5-6 tuổi
 Trong trường mầm non
thống nhất trong chăm sóc và giáo dục trẻ bên cạnh đó tôi luôn nhẹ nhàng, gần 
gũi trẻ, là người bạn thân thiết của trẻ, quan tâm, luôn lắng nghe và chia sẻ với 
trẻ. Tôn trọng sở thích riêng của trẻ, giải thích cho trẻ hiểu khi trẻ làm sai; động 
viên, khuyến khích trẻ khi trẻ làm đúng, làm được việc tốt. Ngoài ra, tôi còn tạo 
cho trẻ môi trường giao tiếp thông qua các giờ học, giờ chơi. 
 Kết quả: Với những việc làm cụ thể ở trên, tôi đã tạo được môi trường 
khá thân thiện với trẻ và phụ huynh trẻ. Trẻ thích đến lớp, mỗi khi đến lớp trẻ rất 
thích thú tham gia vào các hoạt động do cô tổ chức. Phụ huynh lớp tôi luôn tin 
tưởng và thẳng thắn chia sẻ cùng cô những băn khoăn, thắc mắc về việc chăm 
sóc giáo dục trẻ nói chung cũng như việc rèn luyện kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 
nói riêng nhằm tìm ra những biện pháp chăm sóc giáo dục trẻ ở lớp cũng như ở 
nhà tốt nhất.
 3.4. Biện pháp 4: Giáo viên hướng dẫn trẻ thực hiện các kĩ năng tự 
phục vụ một cách đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu và chính xác .
 Các cháu mẫu giáo lớn tuy đã học qua lớp mẫu giáo bé và nhỡ nhưng các 
cháu vẫn cần các cô hướng dẫn lại, lời hướng dẫn của cô phải đơn giản, rõ ràng, 
chính xác, dễ hiểu.
 Ví dụ: Trong giờ ăn cơm, thấy có người lạ đi vào lớp, trẻ chưa mời thì cô 
cần nhắc để trẻ biết mời người lớn ăn cơm. Cô luôn nhắc nhở để trẻ không làm 
rơi, vãi cơm ra bàn, khi làm vãi cơm, biết nhặt cơm vãi vào khay đựng.
 Các cháu có thể làm tốt các công việc tự phục vụ bản thân vì vậy đối với trẻ 
lớp lớn cô có thể giải thích
 Ví dụ: Thao tác gấp quần áo, thao tác mặc áo, cởi áo: cô giải thích cho trẻ 
xem sau đó cho trẻ làm theo cô.
 Hình ảnh cô dạy trẻ cởi áo và gấp quần áo
 Mọi hành vi, thói quen của trẻ mầm non đều bắt trước theo người lớn. Chính 
vì vậy, khi hướng dẫn trẻ những công việc tự phục vụ bản thân, cô cần chuẩn bị 
kĩ lưỡng để động tác mẫu thật chuẩn xác chánh sai lệch để trẻ làm theo.
 Kết quả: Bằng việc cô giáo hướng dẫn trẻ thực hiện kĩ năng tự phục
vụ cho một cách cụ thể, rõ ràng kèm theo lời hướng dẫn dễ hiểu, đa số
 7/20 Một số kinh nghiệm trong việc rèn luyện kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 5-6 tuổi
 Trong trường mầm non
 * Trong giờ tạo hình: Với hoạt động tạo hình, trẻ sẽ được thỏa sức sáng 
tạo theo ý thích của mình. Và trong giờ tạo hình, tôi luôn động viên, khuyến 
khích, tạo điều kiện cho trẻ tự lấy, và cất đồ dùng ngăn nắp, gọn gàng
 Khi dạy trẻ đề tài “ vẽ các con vật bé thích”: tôi để trẻ tập và tự làm 1 số 
công việc tự phục vụ (tự lấy tranh về bàn thực hiện, tự lựa chọn các loại đồ dùng 
để làm, trẻ tự cất bút, đồ dùng vào rổ, nếu tay bị dính màu, trẻ tự lau tay vào 
khăn,) và trẻ rất hứng thú khi được tự làm một số công việc tự phục vụ bản 
thân.
 * Trong giờ Làm quen văn học: Dạy trẻ câu chuyện “Gấu con bị đau 
răng”: giáo dục trẻ biết đánh răng thật sạch sau khi ăn và trước khi đi ngủ
 * Trong giờ thể dục giờ học: Trong giờ học hoạt động thể dục trẻ giúp cô 
chuẩn bị đồ dùng. Sau khi học xong, tôi lại yêu cầu trẻ cất đồ dùng đúng nơi quy 
định một cách gọn gàng, ngăn nắp 
b. Thông qua mọi lúc, mọi nơi. 
 * Thông qua giờ đón trẻ: Giờ đón trẻ cô ân cần và chuẩn mực trong xưng 
hô với trẻ. Cô phải thường xuyên nhắc nhở các cháu khi tới lớp phải biết khoanh 
tay chào cô, chào bố mẹ và các bạn rồi cất đồ dùng của mình vào đúng vị 
trí đó cũng là cách rèn luyện kĩ năng tự phục vụ cho trẻ.
 Hình ảnh trẻ tự cởi, cất giầy dép, ba lô đúng nơi quy định
 Để trẻ lớp tôi có thể tự lấy và cất ba lô một cách dễ dàng, tôi đã dán ở các
cánh tủ ảnh của trẻ. Làm như vậy trẻ sẽ dễ nhớ chỗ để đồ dùng của mình và để
đồ dùng ngăn nắp, gọn gàng hơn. Do trẻ lớp tôi còn nhỏ, để trẻ có thể tự đi, 
tháo giầy dép một cách dễ dàng, tôi để trước cửa lớp vài chiếc ghế. Khi đến lớp, 
hoặc ra về, trẻ sẽ ngồi vào ghế để đi và cởi giầy dép. Làm như vậy trẻ vừa dễ 
làm mà phụ huynh cũng cảm thấy yên tâm hơn bởi trẻ đến lớp được các cô quan 
tâm chu đáo từ những việc nhỏ nhất.
* Thông qua hoạt động góc: Đối với trẻ mẫu giáo hoạt động chơi là hoạt động
vô cùng quan trọng trong cuộc sống và là hoạt động chủ đạo với trẻ mẫu giáo. 
 9/20

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_trong_viec_ren_luyen_ki_nang_tu_phuc.doc