SKKN Một số kinh nghiệm trong việc lồng ghép phương pháp STEAM vào giảng dạy cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non

Một số kinh nghiệm trong việc lồng ghép phương pháp STEAM vào giảng dạy cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non.” Nhằm mục đích cho trẻ làm quen với giáo dục STEAM, trẻ được tham gia hoạt động với sự tích hợp của 5 lĩnh vực: Khoa học – công nghệ- kỹ thuật – nghệ thuật và toán học từ đó góp phần nâng cao kỹ năng thực hành trải nghiệm cho trẻ 5-6 tuổi. Giúp cho trẻ có kỹ năng tìm tòi, khám phá các sự vật hiện tượng, giúp trẻ tự tin trong việc đưa ra các câu hỏi để nhằm giải đáp những thắc mắc, tìm ra hướng giải quyết tốt nhất khi trải nghiệm. Trẻ có các kỹ năng hoạt động nhóm, hoạt động tập thể, phụ huynh tin tưởng khi gửi trẻ đến trường.
doc 23 trang skmamnonhay 20/04/2025 790
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm trong việc lồng ghép phương pháp STEAM vào giảng dạy cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số kinh nghiệm trong việc lồng ghép phương pháp STEAM vào giảng dạy cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non

SKKN Một số kinh nghiệm trong việc lồng ghép phương pháp STEAM vào giảng dạy cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non
 1|15
môn khoa học, kỹ thuật, toán học, công nghệ, qua đó xây dựng cho học sinh các 
kỹ năng được kết hợp hài hòa từ kiến thức của các bộ môn nói trên để sử dụng 
khi làm việc trong thế giới công nghệ ngày nay. Các kiến thức và kỹ năng này 
phải được tích hợp, lồng ghép và bổ trợ cho nhau giúp học sinh không chỉ hiểu 
biết về nguyên lý mà còn có thể thực hành và tạo ra được những sản phẩm trong 
cuộc sống hằng ngày.
 STEAM không phải là phương pháp có thể áp dụng một cách dễ dàng, nhưng 
hiệu quả giáo dục mà nó mang lại cho trường học nói chung và trẻ mầm non nói 
riêng là vô cùng lớn. Trường học sẽ không còn là nơi chỉ giảng dạy cho trẻ những lý 
thuyết mơ hồ mà nó còn trở thành nơi cho chúng những trải nghiệm thú vị nhất, 
được khôn lớn, trưởng thành qua kiến thức trong đời thực, theo đúng tiêu chí chơi 
thông minh và học tập cũng vui vẻ. Con đường trải nghiệm STEAM là con đường 
vô cùng lý thú. Khi được học tập theo phương pháp này, bạn sẽ thấy trẻ rất tập trung, 
say sưa khám phá, qua đó trí tò mò được thỏa mãn và trên hết là giúp khơi gợi niềm 
đam mê, tình yêu mãnh liệt đối với khoa học và công nghệ.
 Vận dụng phương pháp giáo dục STEAM trong các hoạt động cho trẻ 5- 6 
tuổi là mang khoa học, công nghệ, kỹ thuật, nghệ thuật, và toán học đến với các 
con một cách đơn giản, nhẹ nhàng, gần gũi với những gì? mang đến cho trẻ 
những điều thú vị trong hoạt động.
 Các kiến thức và kỹ năng này không nặng tính lý thuyết mà được tích hợp 
lồng ghép bổ trợ vào các hoạt động thực tiễn trong cuộc sống hàng ngày, giúp 
cho trẻ mầm non bước ra đời sẽ rất năng động và dễ dàng hòa nhập với các môi 
trường mang tính quốc tế. 
 Trong năm học 2020 – 2021, được sự quan tâm của Bộ giáo dục, giáo 
viên mầm non ở các trường trong thành phố Hà Nội được tiếp cận với phương 
pháp giáo dục STEAM. Nhà trường cũng được tham gia khóa học và được triển 
khai kiến tập tới toàn thể giáo viên trong trường. 
 Bản thân tôi cũng được nhà trường tạo điều kiện hỗ trợ tham gia khóa học 
và được tiếp cận với phương pháp giáo dục STEAM. Là một giáo viên đứng lớp, 
hàng ngày được tiếp xúc gần gũi với trẻ, hiểu được mức độ nhận thức của trẻ, tôi 
luôn mong muốn được áp dụng phương pháp học tập này cho học sinh của mình 
giúp trẻ sáng tạo hơn, chủ động hơn để các con tìm ra nguyên lý khoa học ngay 
trong những hoạt động đơn giản. Với mong muốn trên, tôi mạnh dạn chọn đề 
tài: “Một số kinh nghiệm trong việc lồng ghép phương pháp STEAM vào giảng 
dạy cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non.” 3|15
Đ￿ng trư￿c tình hình đ￿i m￿i c￿a đ￿t nư￿c, cùng v￿i s￿ phát tri￿n không 
ng￿ng c￿a n￿n giáo d￿c nư￿c nhà, đ￿ng trư￿c th￿i k￿ h￿i nh￿p kinh t￿, 
đ￿t nư￿c đang trên đư￿ng m￿ c￿a nh￿ng ￿nh hư￿ng không nh￿ c￿a n￿n 
nhi￿u n￿n văn hóa khác nhau, thì vi￿c gi￿ gìn và phát huy truy￿n th￿ng văn 
hóa v￿n có c￿a cha ông ta t￿ ngàn xưa là nhi￿m v￿ c￿n và c￿p nh￿t nh￿t. 
Bên c￿nh đó, vi￿c ti￿p thu nh￿ng tinh hoa văn hóa c￿a nhân lo￿i đ￿ làm 
giàu thêm b￿n s￿c văn hóa riêng c￿a dân t￿c mình cũng là v￿n đ￿ c￿n 
thi￿t – làm th￿ nào đ￿ cho th￿ h￿ tr￿ c￿a chúng ta “Hoà nh￿p mà không 
hoà tan”.
 Hiện nay phương pháp giáo dục mầm non truyền thống là sự tách rời giữa 
các lĩnh vực quan trọng: khoa học, công nghệ, kỹ thuật, nghệ thuật và toán học. 
Sự tách rời này sẽ đem đến một khoảng cách lớn giữa lý thuyết và thực hành 
giữa kiến thức và ứng dụng. Điểm đặc biệt trong phương pháp giáo dục STEAM 
là kết hợp giữa kiến thức và các bộ môn khác nhau, bao gồm khoa học, công 
nghệ, kỹ thuật toán học và bộ môn nghệ thuật. Trên cơ sở đó, STEAM giúp phát 
triển tư duy và sự sáng tạo của trẻ một cách toàn diện, thúc đẩy tối đa năng lực 
tiêm ẩn bên trong mỗi trẻ.
“ Ứng dụng phương pháp STEAM trong các hoạt động giáo dục” là mang khoa 
học, công nghệ, kỹ thuật, nghệ thuật và toán học đến với trẻ một đơn giản, nhẹ 
nhàng, gần gũi với những đồ dùng, vật liệu gần gũi đem đến cho trẻ những điều 
thú vị trong hoạt động. Do đó, trẻ được tiếp cận phương pháp giáo dục này có 
những ưu thế nổi bật như: kiến thức khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học 
chắc chắn, khả năng sáng tạo, tư duy logic, khả năng học tập vượt trội và có cơ 
hội phát triển toàn diện cho trẻ.
2. Thực trạng điều tra ban đầu
 2.1. Thuận lợi:
- Một số giáo viên của nhà trường đã được cử đi học lớp bồi dưỡng phương 
pháp dạy học STEAM cho do Sở giáo dục và đào tạo tổ chức. Giáo viên đi tập 
huấn về đã tập huấn lại cho 100% giáo viên trong nhà trường.
- Phòng giáo dục và đào tạo huyện Ba Vì luôn quan tâm và chỉ đạo sát sao tới 
các trường, mở các lớp bồi dưỡng, kiến tập về phương pháp giáo dục STEAM 
cho giáo viên từ đó bản thân tôi cũng như các giáo viên nhận được sự quan trọng 
và tính cấp thiết về việc đổi mới phương pháp dạy học. 5|15
 Nhận thức của trẻ không đông đều. Kỹ năng sử dụng đồ dùng đồ chơi của 
trẻ trong giờ học STEAM còn chưa thành thạo đôi khi còn lúng túng. Trẻ chưa 
biết chia sẻ, giao lưu hợp tác với bạn, được thể hiện: Khi sử dụng đồ dùng đồ 
chơi chưa biết nhường nhịn bạn, còn tranh dành đồ dùng đồ chơi của nhau, chơi 
riêng lẻ, ít phối hợp với bạn chơi. Kỹ năng truy vấn còn mới mẻ, trẻ chưa bộc lộ 
được những kỹ năng này trong các hoạt động thường nhật.
 Khảo sát thực tế vào tháng 9 năm học 2022-2023
 ( Phụ lục 1)
3.Những biện pháp chính.
- Biện pháp 1: Tự học bồi dưỡng, nâng cao kiến thức về phương pháp giáo dục 
Steam.
- Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch năm học có lồng các dự án Steam phù hợp 
với trẻ của lớp
- Biện pháp 3: Xây dựng môi trường hoạt động để vận dụng phương pháp giáo 
dục STEAM trong lớp học
- Biện pháp 4: Ứng dụng Steam trên tiết học và trên các hoạt động khác
- Biện pháp 5: Phối kết hợp với phụ huynh phát triển sự sáng tạo của trẻ qua vận 
dụng phương pháp giáo dục Steam trong lớp học.
4. Biện pháp thực hiện từng phần.
4.1: Biện pháp 1: Tự học bồi dưỡng, nâng cao kiến thức về phương pháp giáo 
dục STEAM
 Năm học 2020 – 2021 nhà trường cử một số giáo viên đi tham gia lớp tập
huấn “Dạy học theo phương pháp Steam” do Sở giáo dục và đào tạo tổ chức.
Giáo viên sau khi đi tập huấn về đã kiến tập toàn bộ những kiến thức đã học cho
100% giáo viên trong trường. Thông qua lớp học tôi nhận thấy việc dạy học ứng
dụng phương pháp Steam là cực kỳ cần thiết cho giáo dục mầm non. Sau đợt tập 
huấn tôi phần nào cũng đã hiểu rõ được những đặc điểm nổi trội của phương 
pháp. Đó chính là phát triển tư duy, phát huy tính tự do sáng tạo của trẻ, 
cũng như trang bị đầy đủ cho trẻ kiến thức, kỹ năng của con người thế kỷ 21. 
Qua đó tôi nhận thấy việc dạy học vận dụng phương pháp giáo dục Steam là 
cực kỳ cần thiết cho giáo dục mầm non. 
 Ngoài việc tham gia tập huấn tôi còn được chuyên gia cung cấp các tài 
liệu về các kênh thông tin. Từ đó tôi thông qua các kênh thông tin, báo mạng và 
các tài liệu để tiếp tục tìm hiểu sâu hơn về phương pháp giáo dục này. Tham 7|15
 Từ các chủ đề- sự kiện đã được xây dựng thành phiên chế và được Ban 
giám hiệu phê duyệt, tôi suy nghĩ tìm tòi ra các bài học gắn liền với sự kiện đó. 
 Ví dụ như tháng 11 có sự kiện ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tôi lựa 
chọn bài học 5E làm giỏ cắm hoa. Trẻ tạo ra sản phẩm là những giỏ hoa xinh 
xắn, tặng các cô giáo của mình. 
 Hay như tháng 2 có sự kiện lớn là ngày tết Nguyên đán, tôi cho trẻ thực 
hiện bài học 5E đó là làm hộp đựng bánh kẹo ngày tết. Như vậy, trẻ rât hào hứng 
tham gia bài học và thỏa sức sáng tạo ra sản phẩm của nhóm mình và chào đón 
ngày tết cổ truyền của dân tộc với tâm thế háo hức, vui mừng.
 Tôi đã lựa chọn những bài học 5E phù hợp để lồng ghép vào trong các 
tuần của tháng một cách hiệu quả nhất, mỗi tuần lồng ghép một bài học 5E phù 
hợp. Các bài học 5E này được lồng ghép vào tất cả các hoạt động xoay quanh 
tuần đó.
 Dưới đây là bảng dự kiến các dự án STEAM ( 5E) mà tôi đã và đang thực hiện:
 năm học 2022 - 2023.
 STT Tháng Dự án
 1 Tháng 9 Làm chiếc dù kỳ diệu
 2 Tháng 10 Làm kính mắt cho bé
 3 Tháng 11 Làm giỏ cắm hoa
 4 Tháng 12 Làm máng thức ăn cho gà
 5 Tháng 1 Làm chậu trồng cây
 6 Làm hộp đựng bánh kẹo ngày tết
 Tháng 2
 7 Tháng 3 Làm nhà nổi
 8 Làm ô tô đứng được và có thể di chuyển 
 Tháng 4
 được 
 9 Tháng 5 Làm khung ảnh Bác Hồ
4.3. Biện pháp 3: Xây dựng môi trường hoạt động để vận dụng phương pháp 
giáo dục STEAM trong lớp học.
 Môi trường hoạt động STEAM phải được xây dựng gắn liền với sự kiện 
để trẻ khám phá về sự kiện, có nội dung cho giáo viên đưa ra thử thách cho trẻ 
và có phần cho giáo viên trưng bày dự án đang làm dở hay đã hoàn thành.
 Tương tự như xây dựng môi trường giáo dục trẻ được học qua chơi, góc 
chơi hoạt động STEAM phải chú ý đảm bảo 2 yếu tố: không gian và đồ dùng. 9|15
 Với giáo dục STEAM, phương pháp này có thể áp dụng cho rất nhiều các 
môn học như Tạo hình, Khám phá, Toán, Âm nhạc... mục đích chính là trẻ được 
tiếp thu kiến thức thông qua các hoạt động chơi mà học, học mà chơi, từ đó phát 
huy tối đa những khả năng tư duy, sáng tạo và những kỹ năng của con người thế 
thế kỷ 21. 
 Với mỗi dự án thường chia làm 2 phần: phần 1 của dự án ( phần khám 
phá) dạy trên hoạt động khám phá; phần 2 củ dự án ( phần chế tạo) sẽ được thực 
hiện trong hoạt động tạo hình. Kế hoạch tuần – tháng với hoạt động Steam với 
các hoạt động hỗ trợ lẫn nhau theo một chu trình cho cả tuần.
 Ví dụ 1: với dự án “ làm kính mắt có thể đeo được” tôi chia dự án làm 2 
phần thực hiện trên 2 tiết học: Khám phá và tạo hình
 - Hoạt động khám phá: đề tài: Khám phá “ Đôi mắt của bé”
( Phần 1 của dự án: làm một chiếc kính cho mắt có thể đeo được)
Các yếu tố steam;
+ S- Khám phá: Khám phá về các giác quan của con người, cơ thể người, các bộ 
phận trên cơ thể con người, khám phá về mắt ( có mấy mắt, hình dạng, cấu 
tạo...)
+ T- Công nghệ: Sử dụng máy tính, tivi, Ipat để xem: Cấu tạo về mắt, tại sao 
mắt nhìn được? Làm thế nào để mắt nhìn rõ hơn? Làm thế nào để bảo vệ mắt? 
Cách thức làm kính?..
 - Hoạt động tạo hình: Làm một kính mắt có thể đeo được.
( Phần 2 của dự án: Làm một chiếc kính mắt có thể đeo được)
Các yếu tố steam:
+ E- chế tạo: Quá trình trẻ sử dụng các nguyên vật liệu để tạo ra một chiếc kính 
cho mắt có thể đeo được.
+ A- Nghệ thuật: Vẽ thiết kế hình dạng của kính mắt và sử dụng kéo để cắt kính 
mắt
+ M- Toán: hình dạng: tròn, vuông, chữ nhật...
 Trong từng hoạt động cụ thể cần linh hoạt vận dụng phương pháp giáo 
dục Steam để đạt được hiệu quả cao nhất.Tùy theo những đề tài khác nhau thì 
cách thức tiếp cận và tổ chức cho trẻ là hoàn toàn khác nhau. Sau đây là một ví 
du cụ thể tôi đã tiến hành.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_trong_viec_long_ghep_phuong_phap_ste.doc