SKKN Một số kinh nghiệm trong việc giáo dục tính tự tin cho trẻ 5-6 tuổi

Xã hội ngày càng phát triển đòi hỏi con người phải vươn lên tìm cách khẳng định mình thì trước hết cần phải tự tin. Tự tin rất quan trọng đối với mỗi con người là tiền đề đầu tiên giúp con người vượt qua khó khăn đi đến thành công. Tính tự tin là phẩm chất nhân cách quan trọng có tính nhân văn được hình thành trong quá trình hoạt động của con người. Tự tin là điều kiện đảm bảo cho con người phát huy cao độ mọi tiềm năng của bản thân, thích nghi với mọi biến đổi của tự nhiên, xã hội. Một đứa trẻ tự tin được giáo dục tốt sẽ là một công dân gương mẫu, tích cực của xã hội sau này. Chính vì vậy tính tự tin là vấn đề được quan tâm từ lâu và trở thành đối tượng nghiên cứa của nhiều ngành khoa học. Trong lịch sử nhiều công trình nghiên cứu đã khẳng định vai trò quan trọng có tính chất quyết định của tính tự tin đối với cuộc sống xã hội và hình thành nhân các con người.
Tự tin được thể hiện bên ngoài là mạnh dạn, thể hiện mình trước đám đông, không sợ nói trước đông người.
Tự tin là dám làm điều mình nghĩ, bày tỏ cảm xúc của mình với người khác mà không e ngại; biết cách bày tỏ quan điểm mà người nghe dễ hiểu.
Có thể nói mỗi đứa trẻ ngay từ khi ra đời đã là một cá thể độc lập, có cá tính và những mong muốn độc lập của riêng mình. Bất kể là cô giáo hay bố mẹ đều không có đặc quyền chi phối và hạn chế hành vi của trẻ. Vì vậy, việc áp dụng các biện pháp giáo dục phù hợp với mục tiêu giảng dạy đòi hỏi phải có sự linh hoạt và mềm dẻo phù hợp với khả năng cũng như hứng thú của trẻ. Dưới góc nhìn của nhà tâm lý học trẻ em thì trẻ em lứa tuổi mẫu giáo bắt đầu hình thành một loại động cơ của hành vi mang tính tự tin, sáng tạo chủ động trong mọi tình huống, hiển thị ở giao tiếp của trẻ đối với bạn bè, đối với những người xung quanh. Trong điều kiện có sự giáo dục đúng đắn thì loại động cơ này sẽ được phát triển mạnh ở các giai đoạn sau. Đó là cốt lõi trong nền tảng mạnh dạn tự tin, chủ động, sáng tạo của nhân cách con người tương lai.
doc 19 trang skmamnonhay 28/06/2024 590
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm trong việc giáo dục tính tự tin cho trẻ 5-6 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số kinh nghiệm trong việc giáo dục tính tự tin cho trẻ 5-6 tuổi

SKKN Một số kinh nghiệm trong việc giáo dục tính tự tin cho trẻ 5-6 tuổi
 SKKN: Một số kinh nghiệm trong việc giáo dục tính tự tin cho trẻ 5 – 6 tuổi
 MỤC LỤC
 NỘI DUNG TRANG
A/ ĐẶT VẤN ĐỀ 1 - 2
B/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 3 - 12
I/ CƠ SỞ LÝ LUẬN. 3
II/ THỰC TRẠNG 3 - 4
1/ Thuận lợi 3 - 4 
2/ Khó khăn 4
3/ Điều tra thực trạng 4
III/ CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH 4 - 11
1/ BP1: Giáo viên không ngừng tự học, tự bồi dưỡng để tích lũy 4 - 5 
kinh nghiệm. 
 2/ BP2: Xây dựng môi trường lớp học thân thiện, cởi mở 5
3/ BP 3: Giáo dục tính tự tin thông qua các hoạt động 5 - 8
4/ BP 4: Thông qua các trò chơi tập thể 8 - 9
5/ BP 5: Nêu gương bé ngoan cuối ngày, cuối tuần 9 - 10
6/ BP 6: Phối kết hợp với phụ huynh 10 - 11
IV/ HIỆU QUẢ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 11 - 12
V/ BÀI HỌC KINH NGHIỆM 12
C/ KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 13
D/ TÀI LIỆU THAM KHẢO 14
 2/14 SKKN: Một số kinh nghiệm trong việc giáo dục tính tự tin cho trẻ 5 – 6 tuổi
II/ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
 - Tìm ra các biện pháp hữu hiệu để áp dụng vào thực tế giảng dạy nhằm 
giáo dục tính mạnh dạn, tự tin cho trẻ 5 – 6 tuổi. 
III. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
 - Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 8/2019 đến tháng 2/2020 
IV/ ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
 - Đối tượng nghiên cứu: Trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi.
 - Phạm vi nghiên cứu: 30 trẻ lớp Mẫu giáo Lớn A1
 2/14 SKKN: Một số kinh nghiệm trong việc giáo dục tính tự tin cho trẻ 5 – 6 tuổi
- Bản thân tôi có trình độ chuyên môn trên chuẩn, nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ, 
có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, tích cực chủ động tìm tòi thiết kế 
các hoạt động sáng tạo, quan tâm phát huy tính tích cực của trẻ, có nhiều sáng 
tạo trong công tác chuyên môn.
- Bản thân tôi luôn trau dồi học hỏi kinh nghiệm thông qua các bạn đồng nghiệp, 
sách báo, phương tiện thông tin đại chúng.
- Lớp có 30 học sinh, trẻ trong lớp có cùng độ tuổi và đều học qua mẫu giáo 
nhỡ. 
- Đa số phụ huynh đều nhiệt tình chia sẻ với giáo viên ở lớp về tính cách thể 
hiện ở nhà ở nhà và luôn quan tâm đến trẻ thường xuyên. 
 2/ Khó khăn
- Một số trẻ chưa mạnh dạn tham gia vào hoạt động, kỹ năng sống còn hạn chế 
và chưa tự tin vào khả năng của mình.
- Khả năng tiếp thu của trẻ trong lớp không đồng đều. 
- Một số gia đình, phụ huynh quá quan tâm cưng chiều trẻ dẫn đến trẻ
có thói quen ỷ lại, không chủ động, thiếu tự tin.
- Một số phụ huynh còn nhầm lẫn giữa sự tự tin, chủ động và bao bọc. 
 3/ Điều tra thực trạng.
 Tổng số trẻ được khảo sát: 30 cháu
 ( Phiếu 1: Khảo sát trẻ đầu năm)
 III/ CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH
 1/ Biện pháp 1: Giáo viên không ngừng tự học, tự bồi dưỡng để tích 
lũy kinh nghiệm. 
 Để việc giáo dục tính tự tin cho trẻ đạt kết quả cao nhất bản thân tôi nhận 
thức được rằng cần phải trang bị cho mình kiến thức về đặc điểm tâm sinh lý trẻ, 
các phương pháp, biện pháp, hình thức hữu hiệu để giáo dục trẻ tính mạnh dạn, 
tự tin. Tôi đã tích cực nghiên cứu, học hỏi, sưu tầm qua các kênh thông tin: tài 
liệu, sách báo, mạng internet, các phương tiện truyền thông...Nhờ vậy mà tôi đã 
trang bị cho mình hệ thống kiến thức phong phú chính xác và áp dụng vào thực 
tế giảng dạy tại nhóm lớp mình phụ trách.
 Trẻ mẫu giáo lớn 5- 6 tuổi có đặc thù tâm lý tính cách riêng nên để thấu 
hiểu và tiếp cận với trẻ nên tôi đã cứu tài liệu “Giáo dục giá trị sống và kỹ năng 
sống cho trẻ mầm non” (sách dùng cho giáo viên), dành nhiều thời gian đọc các 
tài liệu về tâm lý học trẻ em, đặc biệt là tâm lý lứa tuổi của nhà xuất bản đại học 
sư phạm, và tìm hiểu nhiều nguồn tư liệu trên các kênh giáo dục khác, trên mạng 
enternet. Quá trình tự học và tự bồi dưỡng đã giúp tôi hiểu rằng muốn giáo dục 
trẻ tính tự tin cô giáo phải luôn luôn lắng nghe và thấu hiểu trẻ và cần có những 
biện pháp cụ thể để làm tốt các nội dung sau đây:
 - Tìm hiểu nguyên nhân tại sao trẻ thiếu tự tin
 4/14 SKKN: Một số kinh nghiệm trong việc giáo dục tính tự tin cho trẻ 5 – 6 tuổi
 Ví dụ: Khi tổ chức hoạt động khám phá với để tài “Động vật sống trong 
rừng” cùng là đặt câu hỏi về cái vòi của voi. Với trẻ nhanh nhẹn, khi đặt câu hỏi 
mang tính tổng quát đòi hỏi trẻ trả lời phải có sự diễn đạt tốt “Đây là cái gì? Con 
biết gì về vòi voi” thì với trẻ nhút nhát, thiếu sự tự tin có thể cho trẻ trả lời thành 
những câu hỏi nhỏ chỉ cần những câu trả lời ngắn gọn “Vòi voi như thế nào? Nó 
có tác dụng gì?” Như vậy, với việc đặt ra những câu hỏi vừa sức không chỉ trong 
hoạt động khám phá mà cả các hoạt động học khác đã khiến cho 100% trẻ đều tự 
tin tham gia trả lời câu hỏi khiến giờ học sôi nổi với rất nhiều cánh tay tự
tin giơ lên. 
 Khi tham gia vào các hoạt động không phải lúc nào trẻ cũng thành công 
vậy làm thế nào để trẻ chấp nhận sự thất bại? Khi trẻ gặp thất bại chắc chắn trẻ 
sẽ cảm thất rất buồn và khi đó hơn bao giờ hết trẻ cần sự gần gũi, động viên kịp 
thời của cô. 
 Ví dụ: Khi tham gia trò chơi âm nhạc: “Ai nhanh nhất” kết thúc bài hát
trẻ không có ghế ngồi như vậy là đã thua cuộc trong trò chơi. Nếu như lúc này 
mà bị các bạn chế giễu và chê bai chắc hẳn trẻ sẽ có thái độ và phản ứng tiêu 
cực nên tôi đã động viên trẻ bằng những lời an ủi: “Cô biết con có thể làm
được mà. Lần sau nếu con cố gắng chắc chắn con sẽ chơi tốt hơn” và đồng thời 
nói với trẻ trong lớp: “Ai cũng có thể là người thua trong trò chơi. Là bạn tốt các 
con nên chia sẻ với nhau cả sự thành công lẫn thất bại”.
 Khi trẻ chưa thành công hay đạt kết quả cao khi tham gia hoạt nếu chỉ 
trích hay phê bình trẻ gay gắt sẽ khiến trẻ sợ và thiếu tự tin khi tham gia vào các 
hoạt động tiếp theo. Việc cần làm của giáo viên lúc này là đưa ra lời gợi ý hoặc
giúp đỡ trẻ hoàn thành ngay tại thời điểm đó. Khi trẻ chưa làm tốt việc gì thì 
thay vì nói từ “không” giáo viên nên sử dụng từ “chưa”.
 Ví dụ: Trong giờ TDGH thay vì nói “ Con tập không đúng” hoặc “ Con 
tập sai rồi” thì tôi sẽ nói“ Con tập chưa đúng” để tạo cơ hội cho trẻ vượt qua các 
thử thách tiếp theo. 
 Khi dạy trẻ chấp nhận sự thất bại kết thúc tình huống cần tạo niềm tin cho
trẻ để có được thành công trong lần sau. 
 Đối với trẻ thì những lời động viên của cô giáo như một phép màu nhiệm. 
Dành cho trẻ những lời khích lệ đúng lúc quả là một biện pháp tốt để khuyến 
khích sự tự tin ở trẻ. Do vậy những lời khích lệ luôn được tôi chú ý sử dụng kịp 
thời trong khi tổ chức các hoạt động trong chế độ sinh hoạt một ngày. Bằng 
những lời khích lệ kịp thời dù là từ những việc nhỏ cũng đã phần nào xây dựng 
được sự tự tin trong trẻ. 
 Qua thực tế áp dụng biện pháp trên tại lớp tôi thấy nhiều trẻ lớp tôi đã 
mạnh dạn, tự tin và tích cực hơn khi tham gia các hoạt động. 
 3.2/ Thông qua các ngày hội, ngày lễ
 6/14 SKKN: Một số kinh nghiệm trong việc giáo dục tính tự tin cho trẻ 5 – 6 tuổi
 Hoạt động góc là giờ hoạt động đòi hỏi trẻ có sự hợp tác, chia sẻ và có sự 
phân công công việc trong nhóm rõ ràng. Giáo viên hướng dẫn trẻ thỏa thuận vai 
chơi để trẻ nhận những vai chơi phù hợp với khả năng của trẻ giúp trẻ thành 
công với vai chơi đó và những lần chơi sau sẽ nâng dần mức độ khó hơn. Với 
việc làm như vậy chúng ta sẽ thấy rõ sự tự tin hiện trên khuôn mặt trẻ.
 Hay trong các hoạt động trực nhật đa số trẻ đều rất thích giúp cô để được 
cô khen. Tôi luôn giao cho trẻ những việc vừa với sức khỏe, khả năng của trẻ 
như: Trẻ lớn giúp cô các việc như: Kê bàn, ghế; trẻ nhỏ giúp cô gấp khăn Với 
việc giao cho trẻ những việc vừa sức để trẻ hoàn thành được công việc được 
giao đã kích thích được sự tự tin vào bản thân của trẻ để hoàn thành công việc 
đến cùng. 
 4/ Biện pháp 4: Giáo dục tính tự tin cho trẻ thông qua trò chơi tập thể
 Với trẻ mầm non mạnh dạn tự tin giao tiếp tốt trong tập thể giúp trẻ thích 
nghi dễ dàng, nhanh chóng với môi trường mới, thầy cô, bạn bè mới và những 
đòi hỏi mới của hoạt động học tập, ý thức và tinh thần tập thể sẽ giúp tránh được 
những xung đột không đáng có giữa trẻ với trẻ, giữa trẻ với cô, làm nảy sinh ở 
trẻ tính mạnh dạn tự tin chủ động trong giao tiếp với người khác và trên cơ sở đó 
phát triển những mối quan hệ thân thiện, gần gũi, cảm thông giữa trẻ với những 
người xung quanh. Tất cả những điều này tác động một cách tích cực lên trẻ, 
làm cho trẻ cảm thấy hứng thú muốn đến trường, muốn giao tiếp với cô, bạn bè 
và mọi người xung quanh. 
 Ví dụ 1: Trò chơi “Mình làm quen nhé”
 Tôi thường tổ chức cho trẻ chơi trò chơi này vào đầu năm học trong các 
buổi giao lưu với các bạn lớp khác. 
 Mục đích: Tạo cho trẻ cơ hội nhớ tên của nhau một cách tự nhiên, phát 
triển mạnh dạn tự tin của trẻ đến các hoạt động tập thể.
 Chuẩn bị: - Bãi cỏ hoặc phòng rộng rãi thoáng mát
 - Một trái bóng cao su .
 Cách chơi: Cô và trẻ ngồi thành vòng tròn. Trước tiên cô giáo nói tên của 
mình “ Chào các bạn tôi tên là ... sau đó ném bóng cho một trẻ bất kỳ. Trẻ nhận 
được bóng từ cô giáo sẽ nói tên mình. Cứ như vậy cho đến khi tất cả các trẻ nhớ 
tên nhau. Trẻ mạnh dạn đứng lên giới thiệu tên của mình 
 Ví dụ 2: Trò chơi ‘Vượt qua thử thách’
 Mục đích: - Rèn cho trẻ tính nhanh nhẹn, khéo léo
 - Giáo dục cho trẻ tính tự tin
 Chuẩn bị: - Sân chơi sạch phẳng
 - 4 đôi quang gánh
 - Quả nhựa, rổ đựng quả
 - Ghế thể dục: 2 cái
 8/14 SKKN: Một số kinh nghiệm trong việc giáo dục tính tự tin cho trẻ 5 – 6 tuổi
bản thân và người khác để được công nhận. Tôi sẽ đưa ra các tiêu chí được nêu 
gương: chăm giơ tay phát biểu, biết giúp đỡ cô và bạn bè, mạnh dạn tự tin mọi 
hoạt động trong lớp học biết tự phục vụ bản thânVà tùy thuộc vào đối tượng 
mà tiêu chí đó có được cô và các bạn công nhận hay không.
 Với cách này trẻ sẽ luôn vui vẻ, tự nguyện phấn đấu để cuối ngày được 
nêu gương từ đó luôn diễn ra sự cạnh tranh rất lành mạnh giữa các trẻ. Kết quả 
giúp trẻ tự có nhu cầu hoàn thiện bản thân cao, trẻ sẽ mạnh dạn tự tin hơn trong 
các trong các hoạt động trong ngày dần dần thói quen tốt nảy sinh trở thành một 
nhu cầu, một kỹ năng sống tốt của trẻ
 6/ Biện pháp 6: Phối kết hợp với phụ huynh. 
 Chúng ta đều biết rằng để công tác chăm sóc giáo dục trẻ ở trường mầm 
non đạt kết quả tốt mà không có tình trạng trái chiều thì nhất thiết phải có sự 
phối kết hợp chặt chẽ giữa giáo viên và phụ huynh học sinh. Qua nghiên cứu về 
mối quan tâm của phụ huynh trong việc chăm sóc và phát triển toàn diện cơ thể 
trẻ, nhận thức rõ trách nhiệm của giáo viên mầm non, tôi suy nghĩ và vận dụng 
với thực tế của lớp mình. Trong các buổi phụ huynh đầu năm học, sơ kết học kỳ 
hoặc tổng kết, tôi luôn nhấn mạnh và tuyên truyền với các bậc phụ huynh về tầm 
quan trọng của việc giúp trẻ mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp. Giải thích để phụ 
huynh kết hợp chặt chẽ với giáo viên cùng giúp trẻ ngày càng mạnh dạn, tự tin 
khi tham gia vào các hoạt động. Bên cạnh đó, tôi cũng thường xuyên truy cập 
internet để tìm kiếm các bài tuyên truyền hoặc phối hợp với các bậc phụ huynh 
để tìm kiếm các loại sách báo, các bài viết về các biện pháp giúp trẻ mạnh dạn, 
tự tin. Ngoài ra còn tuyên truyền phụ huynh nên thường xuyên cho trẻ dạo chơi 
đi dã ngoại, tham quan cùng với gia đình, bạn bè. Trong các chuyến đi này để 
cho trẻ tự mang một số đồ dùng cá nhân vừa sức, cho trẻ đi bộ, leo trèo có sự 
quan sát của người lớn giúp trẻ dẻo dai, bền bỉ, rắn chắc xương tăng cường sức 
khỏe đồng thời giáo dục cho trẻ tính tự lập, lòng kiên nhẫn. 
 Nắm được phương pháp giáo dục của nhà trường, phụ huynh sẽ hiểu rõ 
những hoạt động của trẻ ở lớp và có thể tham gia đánh giá sự phát triển của trẻ. 
Mặt khác, phụ huynh cũng đánh giá được cách giáo dục của mình có phù hợp 
với nhà trường không. Gia đình và nhà trường cần là người bạn đồng hành cùng 
chí hướng thì việc chăm sóc giáo dục trẻ mới hiệu quả. Và quan trọng hơn là 
phụ huynh có điều kiện tiếp xúc với môi trường học tập sinh hoạt của trẻ, có 
điều kiện gần gũi với các cô giáo từ đó tạo sợi dây liên kết giữa nhà trường và 
gia đình, giúp trẻ được sống trong một môi trường giáo dục tốt, qua đó còn dạy 
cho trẻ bài học cần phải có mối quan hệ tích cực với những người xung quanh.
 Bên cạnh đó, chúng tôi cũng liên lạc thường xuyên với gia đình trẻ qua 
góc tuyên truyền, điện thoại, zalo của nhóm lớp để tìm hiểu sinh hoạt của trẻ ở 
 10/14

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_trong_viec_giao_duc_tinh_tu_tin_cho.doc