SKKN Một số kinh nghiệm sưu tầm, thiết kế trò chơi nhằm nâng cao chất lượng làm quen chữ viết cho trẻ 5-6 tuổi tại Trường Mầm non Tràng An

Trên thực tế, tại trường mầm non, giáo viên đã tiến hành tổ chức hoạt động làm quen chữ cái cho trẻ đúng quy trình và đảm bảo phương pháp.Tuy nhiên, thời gian để giáo viên củng cố kiến thức còn ít, các hoạt động còn khô cứng và chưa tạo được hứng thú với trẻ. Đặc biệt, các giáo viên còn khó khăn trong việc tìm và lựa chọn các trò chơi học tập mới hấp dẫn nhằm giúp trẻ ôn luyện, củng cố lại các kiến thức đã học. Chính vì vậy, tôi suy nghĩ cố gắng tìm tòi mọi biện pháp sưu tầm, sáng tác trò chơi mới lạ hấp dẫn trẻ để vận dụng vào các hoạt động làm quen chữ viết nhằm kích thích trẻ tự nguyện tham gia vào hoạt động một cách tích cực , nhẹ nhàng thoải mái . Và để trẻ tiếp thu tốt 29 chữ cái tôi quyết định chọn đề tài “Một số kinh nghiệm sưu tầm, thiết kế trò chơi nhằm nâng cao chất lượng làm quen chữ viết cho trẻ 5-6 tuổi tại trường mầm non Tràng An” làm đề tài nghiên cứu của mình.
docx 12 trang skmamnonhay 05/08/2024 450
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm sưu tầm, thiết kế trò chơi nhằm nâng cao chất lượng làm quen chữ viết cho trẻ 5-6 tuổi tại Trường Mầm non Tràng An", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số kinh nghiệm sưu tầm, thiết kế trò chơi nhằm nâng cao chất lượng làm quen chữ viết cho trẻ 5-6 tuổi tại Trường Mầm non Tràng An

SKKN Một số kinh nghiệm sưu tầm, thiết kế trò chơi nhằm nâng cao chất lượng làm quen chữ viết cho trẻ 5-6 tuổi tại Trường Mầm non Tràng An
 MỤC LỤC
 I. ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài...............................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu.........................................................................................1
3. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................2
5. Phạm vi kế hoạch nghiên cứu............................................................................2
 II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ ................................................................................3
1. Cơ sở lý luận......................................................................................................3
2. Thực trạng .........................................................................................................3
3. Biện pháp thực hiện...........................................................................................4
3.1- Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch...................................................................4
3.2- Biện pháp 2: Sưu tầm và tổ chức trò chơi nhằm nân cao chất lượng hoạt động 
làm quen chữ viết cho trẻ 5-6 tuổi ...............................................................5
3.3- Biện pháp 3: Phối kết hợp với phụ huynh......................................................7
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.................................................................8
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ..........................................................................9
1. Kết luận .............................................................................................................9
2. Bài học kinh nghiệm..........................................................................................9
3. Kiến nghị...........................................................................................................9 - Tạo ra thêm nhiều các trò chơi giúp trẻ củng cố lại các kiến thức đã học và 
tạo điều kiện cho trẻ phát triển thêm về mặt nhận thức.
 - Giúp trẻ hứng thú và tích cực hơn khi tham gia vào các hoạt động 
làm quen chữ viết.
 - Bổ sung vào nguồn tư liệu các trò chơi trong hoạt động làm quen chữ viết đã 
có sẵn.
 - Cung cấp cho giáo viên nguồn tư liệu để lồng ghép, tích hợp vào các bài 
dạy, từ đó giáo viên sẽ dễ dàng, chủ động hơn khi tổ chức các hoạt động làm quen 
chữ viết cho trẻ.
3. Đối tượng nghiên cứu
 “Một số kinh nghiệm sưu tầm, thiết kế trò chơi nhằm nâng cao chất lượng 
làm quen chữ viết cho trẻ 5-6 tuổi tại trường mầm non Tràng An”
4. Phương pháp nghiên cứu
 4.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận
 Đọc, thu thập, phân tích, khái quát hóa hệ thống những tài liệu
 4.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
 Phương pháp quan sát, nghiên cứu thực tế, đàm thoại, so sánh, phân tích, 
thực hành, trải nghiệm...
5. Phạm vi kế hoạch nghiên cứu.
 Nghiên cứu 36 trẻ mẫu giáo lớn từ tháng 9/2020 đến cuối tháng 4/2021
 2/10 b) Khó khăn:
 - Lớp mẫu giáo lớn A5 với 36trẻ, sĩ số ra lớp thường xuyên đông. Một số trẻ 
nam có cá tính mạnh, hiếu động. Còn lại số trẻ nữ còn nhút nhát, rụt rè nên chưa 
chủ động và tích cực khi tham gia vào các hoạt động. Một số trẻ còn nói ngọng, 
nói lắp. Một số phụ huynh lại nôn nóng trong việc học chữ của con em mình 
nên đã dạy trước bảng chữ cái và tập viết dẫn đến việc tiếp thu bài của tiết học 
không đồng đều, trẻ tỏ ra tự kiêu vì mình đã biết rồi nên không còn chú ý đến 
tiết học, nhiều trẻ viết sai nét chữ.
 - Đa số phụ huynh làm công chức nhà nước,rất bận rộn nên chưa nắm bắt kịp 
thời nội dung và hình thức để phối hợp với giáo viên trong việc dạy, rèn và kiểm 
tra kiến thức cho trẻ tại nhà.
 - Vốn trò chơi học tập, các bài tập cho hoạt động làm quen chữ viết đã có 
nhưng chưa phong phú và hấp dẫn trẻ.
 Đứng trước tình hình như vậy tôi đã mạnh dạn xây dựng nội dung biện pháp 
thực hiện cụ thể cho đề tài của mình.
 3. Biện pháp thực hiện
3.1- Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch 
 Việc lập kế hoạch là một biện pháp quan trọng nhất. Nếu có kế hoạch sẽ giúp 
cho chúng ta có thể hình dung một cách rõ ràng, cụ thể từng công việc cần làm, 
chủ động kiểm tra, đánh giá từng công việc đã đề ra. Vì vậy ngay từ đầu năm học, 
trước khi đưa ra kế hoạch của mình tôi đã tiến hành khảo sát trẻ. 
 (Bảng khảo sát tại phụ lục)
 Nhìn vào bảng khảo sát tôi thấy nhiều trẻ ở mức độ trung bình và yếu, số 
trẻ nhận biết và phát âm đúng còn thấp. Vì vậy để nâng cao chất lượng hoạt động 
làm quen chữ viết cho trẻ tôi đã rà soát lại các trò chơi và bài tập đã có trong 
chương trình và lên cho mình một kế hoạch sưu tầm và thiết kế trong cả năm học. 
Việc lên kế hoạch này phụ thuộc vào số lượng trò chơi đã có trong chương trình. 
Tôi chủ yếu tập trung vào sưu tầm, thiết kế một số trò chơi mới lạ hấp dẫn trẻ. 
 (Bản kế hoạch cụ thể tại phụ lục)
3.2-Biện pháp 2: Sưu tầm và thiết kế trò chơi nhằm nâng cao chất lượng hoạt 
 4/10 Trò chơi tĩnh là nhóm các trò chơi nhằm giúp trẻ phát âm hay nhận biết các 
chữ cái vừa học. Giáo viên có thể sử dụng trong các giờ hoạt động làm quen chữ 
viết hoặc giờ hoạt động góc, hoạt động chiều. Sau đây là một số trò chơi tĩnh mà 
tôi sưu tầm, thiết kế và tổ chức được. (Nội dung cụ thể tại phụ lục)
 - Trò chơi 1: Đánh trống truyền loa
 - Trò chơi 2: Các âm thanh kì diệu:
 - Trò chơi 3: Hãy chọn tôi đi?
 - Trò chơi 4: Rung chuông vàng
 - Trò chơi 5: Vòng quay kì diệu
 - Trò chơi 6: Tìm tiếng bắt đầu bằng một chữ cái
 - Trò chơi 7: Ghép lại cho đúng 
 - Trò chơi 8: Tên bé có những chữ gì? (Hoặc tên của vật này có những chữ 
gì?)
 - Trò chơi 9: Bé khéo tay
 - Trò chơi 10: Từ điển chữ
 - Trò chơi 11: Khoanh tròn chữ cái đã học qua sách báo.
 3.2.2. Sưu tầm thiết kế trò chơi động
 Trò chơi động là nhóm các trò chơi mà giáo viên có thể sử dụng trong các 
hoạt động làm quen chữ viết để ôn luyện, củng cố lại kiến thức đã học cho trẻ. 
Nội dung của các trò chơi phụ thuộc vào nội dung của hoạt động làm quen chữ 
viết. Dựa trên cấu trúc các trò chơi mà giáo viên có thể sử dụng trong các giờ hoạt 
động khác nhau bằng cách thay đổi nội dung chơi. Sau đây là một số trò chơi động 
mà tôi sưu tầm, thiết kế và tổ chức được. (Nội dung cụ thể tại phụ lục)
 - Trò chơi 1: Chạy đổi chỗ
 - Trò chơi 2: Nhảy vòng 
 - Trò chơi 3: Mua đồ dùng giúp mẹ
 - Trò chơi 4: Tìm đồ dùng học tập
 - Trò chơi 5: Câu cá
 - Trò chơi 6: Thi lấy bóng
 - Trò chơi 7: Xúc xắc vui nhộn
 - Trò chơi 8: Tìm hoa cho lá, tìm quả cho cây
 - Trò chơi 9: Thuyền về bến:
 - Trò chơi 10: Thi xem đội nào nhanh?
 - Trò chơi 11: Lò cò 
 - Trò chơi 12: Cánh cửa thần.
 - Trò chơi 13: Đoán ý đồng đội
 - Trò chơi 14: Tiến, tiến, lùi, lùi
 3.2.3. Sưu tầm, thiết kế bài tập trên giấy.
 6/10 Đây là một hình thức tốt để phụ huynh có thêm nguồn tư liệu để cùng học 
với trẻ tại nhà vừa giúp trẻ ôn luyện củng cố các kiến thức đã học, vừa giúp phụ 
huynh có thêm kiến thức dạy trẻ.
 Hơn thế nữa, qua việc gửi bài về cho phụ huynh, tôi có thể nhận lại được một 
số ý kiến đóng góp của phụ huynh nhằm chỉnh sửa và bổ xung cho hệ thống trò 
chơi học tập của mình hoàn thiện hơn.
 4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
 Sau khi tiến hành các biện pháp trên, qua khảo sát đã thu được kết quả:
 (Bảng đánh giá tại phụ lục)
 Qua quá trình nghiên cứu và thực tế ở lớp, tôi thấy : 
 - Với trẻ: Trong quá trình chơi các trò chơi học tập này, trẻ tỏ ra rất hứng 
thú, tiếp thu nội dung bài học rất nhanh. Nội dung của bài học cũng được khắc 
họa sâu hơn. Trong các hoạt động khác, đặc biệt là trong các hoạt động của góc 
học tập có một hệ thống các trò chơi ôn luyện chữ cái hấp dẫn và thu hút trẻ.
 - Với giáo viên:
 + Đã sưu tầm và thiết kế được: 11 trò chơi tĩnh; 14 trò chơi động; 22 bài 
tập trên giấy 
 + Có thêm nhiều trò chơi làm phong phú thêm phương tiện truyền tải kiến 
thức đến với trẻ. 
 + Nảy sinh những yếu tố giúp xây dựng nên những trò chơi mới hấp dẫn trẻ hơn. 
 + Qua quá trình tổ chức cho trẻ chơi cô dễ dàng phân loại trẻ để có cách giáo 
dục phù hợp hơn cũng như phát hiện ra khả năng nổi trội của 1 số trẻ để có kế 
hoạch bồi dưỡng.
 - Với phụ huynh học sinh: 
 + Phụ huynh có thêm vốn bài tập để dạy và kiểm tra kiến thức của con tại nhà.
 + Đã kết hợp cùng giáo viên thực hiện tốt việc cung cấp kiến thức và rèn kỹ 
năng về từng chủ đề cho trẻ.
 Khi thiết kế và sưu tầm những trò chơi học tập này và đưa vào các hoạt động 
cho trẻ, tôi không nghĩ trẻ lại hào hứng, say mê đến thế. Trẻ có thể chơi quên cả 
thời gian cho phép. Điều đạt được cao nhất là sau khi sưu tầm và sáng tác các trò 
chơi học tập này bản thân tôi và những giáo viên khác có một hệ thống các trò 
chơi học tập phù hợp với trẻ của lớp mình. Đặc biệt hỗ trợ thêm cho các hoạt động 
khám phá về đề tài xã hội mà giáo viên chưa có hệ thống trò chơi ôn luyện củng 
cố thì có thể dùng những trò chơi này.
 8/10 có những thiết kế sáng tạo mang lại hiệu quả cao.
 2.2. Đầu tư cơ sở vật chất, bổ sung nhiều học liệu mới, nguyên liệu phong 
phú, hấp dẫn trẻ để phục vụ cho công tác thiết kế trò chơi học tập giáo dục trẻ.
 Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ của tôi trong khi tiến hành sưu tầm, thiết 
kế các trò chơi nhằm nâng cao chất lượng hoạt động làm quen chữ viết cho trẻ 5-6 
tuổi. Tôi rất mong bản sáng kiến nhỏ của tôi sẽ thiết thực với các giáo viên mầm 
non trong quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ. Tôi cũng mong muốn và hi vọng rằng 
Phòng giáo dục và đào tạo quận Long Biên sẽ khuyến khích giáo viên có nhiều 
sáng tạo mới không chỉ trong hoạt động làm quen chữ viết mà còn trong nhiều 
hoạt động khác ở trường mầm non.
 Trong quá trình thực hiện, chắc hẳn không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong 
nhận được sự đánh giá, đóng góp của các cấp lãnh đạo và các bạn đồng nghiệp.
 Tôi xin chân thành cảm ơn!
 10/10

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_kinh_nghiem_suu_tam_thiet_ke_tro_choi_nham_nang.docx