SKKN Một số kinh nghiệm phát triển tư duy học Toán cho trẻ 5-6 tuổi thông qua các trò chơi
Trong thực tế, toán học là môn học mà nhiều trẻ không hề yêu thích ở trường, các trò chơi toán học đang được sử dụng ở nhiều trường mầm non hiện nay đã hình thành cho trẻ những hiểu biết về biểu tượng tập hợp số lượng, về hình dạng, về quan hệ kích thước, định hướng không gian... song việc tổ chức các trò chơi theo khuôn mẫu cứng nhắc và đơn điệu nghèo nàn mất đi tính hấp dẫn của trò chơi khiến cho trẻ không phát huy hết hứng thú tư duy học toán khi tham gia trò chơi. Bên cạnh đó, giáo viên chưa thấy rõ vai trò và vị trí quan trọng của trò chơi phát triển tư duy toán học trong quá trình phát triển trí não của trẻ.Chính vì vậy, để tạo một nền tảng tốt và niềm yêu thích toán học, trò chơi toán học phát triển tư duy sẽ giúp cho trẻ nuôi dưỡng tình yêu với các con số, cách tính toán, các khái niệm toán học đầy thú vị và mê say cho các bé…nên tôi đã mạnh dạn viết đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “ Một số kinh nghiệm phát triển tư duy học toán cho trẻ 5-6 tuổi thông qua các trò chơi”.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm phát triển tư duy học Toán cho trẻ 5-6 tuổi thông qua các trò chơi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số kinh nghiệm phát triển tư duy học Toán cho trẻ 5-6 tuổi thông qua các trò chơi

2 Bởi đâylà giai đoạn quan trọng đối với trẻ, chuẩn bị chuyển từ môi trường hoạt động vui chơi ởtrường mầm non sang môi trường hoạt động trường phổ thôngnên giáo viên cần giúp trẻ hình thành và phát triển về nhận thức tư duy đặc biệt là tư duy toán học mà không có hình thức nào hữu hiệu nhất là tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi phát triển tư duy học toán. Trong thực tế, toán học là môn học mà nhiều trẻ không hề yêu thích ở trường, các trò chơi toán học đang được sử dụng ở nhiều trường mầm non hiện nay đã hình thành cho trẻ những hiểu biết về biểu tượng tập hợp số lượng, về hình dạng, về quan hệ kích thước, định hướng không gian... song việc tổ chức các trò chơi theo khuôn mẫu cứng nhắc và đơn điệu nghèo nàn mất đi tính hấp dẫn của trò chơi khiến cho trẻ không phát huy hết hứng thú tư duy học toán khi tham gia trò chơi. Bên cạnh đó, giáo viên chưa thấy rõ vai trò và vị trí quan trọng của trò chơi phát triển tư duy toán học trong quá trình phát triển trí não của trẻ.Chính vì vậy, để tạo một nền tảng tốt và niềm yêu thích toán học, trò chơi toán học phát triển tư duy sẽ giúp cho trẻ nuôi dưỡng tình yêu với các con số, cách tính toán, các khái niệm toán học đầy thú vị và mê say cho các bénên tôi đã mạnh dạn viết đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “ Một số kinh nghiệm phát triển tư duy học toán cho trẻ 5-6 tuổi thông qua các trò chơi”. II. Thực trạng Qua việc thực hiện chương trình tôi thấy có những mặt thuận lợi và khó khăn sau: * Thuận lợi -Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm chỉ đạo, bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên, tạo điều kiện cho giáo viên học tập nâng cao trình độ. Luôn động viên, ghi nhận sự cố gắng, nỗ lực của giáo viên. -Trường có hệ thống sân chơi rộng với nhiều loại cây xanh, cây cảnh xung quanh, môi trường giáo dục luôn sạch đẹp. Đây là điều kiện thuận lợi để tổ chức các hoạt động giáo dục, đặc biệt là hoạt động ngoài trời. -Trường có đầy đủ đồ dùng, phương tiện cho trẻ hoạt động trong các hoạt động với phương châm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. -Giáo viên trong lớp có trình độ trên chuẩn, tích cực, chủ động, sáng tạo khi tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ. Giáo viên tích cực, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn. Giáo viên trong lớp luôn có sự hỗ trợ cho nhau, phối hợp nhịp nhàng khi tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ. 4 - Giúp giáo viên có thêm kỹ năng và kinh nghiệm để giáo dục các kỹ năng tư duy toán học cho trẻ đạt kết quả - Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho trẻ ở trường mầm non 7. Nội dung. 7.1: Thuyết minh giải pháp mới hoặc cải tiến. * Giải pháp 1: - Tên giải pháp: Xây dựng kế hoạch nhằm phát triển tư duy học toán cho trẻ 5- 6 tuổi. Phát triển tư duy là một mức độ cao của phát triển nhận thức, nhận thức là một mặt quan trọng trong 5 mặt phát triển nên phát triển tư duy tốt dẫn đến nhận thức tốt. Muốn giúp trẻ phát triển tư duy tốt thì giáo viên phải nắm được đặc điểm tư duy của từng độ tuổi để từ đó xây dựng mục đích, nội dung, biện pháp giáo dục phù hợp cho trẻ.Việc lựa chọn nội dung phù hợp, đảm bảo các yếu tố trên sẽ phát huy được tối đa tác dụng phát huy tính tích cực tư duy học toán. Trên cơ sở đó, giáo viên lập kế hoạch để đảm bảo vừa thực hiện nhiệm vụphát huy tính tích cực tư duy học toán cho trẻ cho trẻ vừa thực hiện được các nhiệm vụ giáo dục khác một cách linh hoạt, hợp lí, sáng tạo. Nếu lựa chọn được nội dung phù hợp, được tổ chức có kế hoạch một cách hợp lí sẽ giúp cho trẻ hứng thú, thích cực trong quá trình hoạt động, phát huy tính tích cực tư duy học toán của trẻ được rèn luyện thường xuyên và có hiệu quả hơn. Nội dung Trò chơi Áp dụng trò chơi Nhận biết số *Trò chơi 1 : « Trí nhớ siêu - Hoạt động học đếm đẳng» - Hoạt động chiều - Hoạt động góc. *Trò chơi 2: « Mảnh ghép kì - Hoạt động học. diệu» - Hoạt động góc - Hoạt động chiều *Trò chơi 3: « Bé chọn số nào?». - Hoạt động học. - Hoạt động góc - Hoạt động chiều *Trò chơi 4: « Thử tài của bé» - Hoạt động góc - Hoạt động chiều *Trò chơi 5: «Tìm ẩn số trong - Hoạt động góc 6 trong việc chuẩn bị và tổ chức các hoạt động phát huy tính tích cực tư duy học toán cho trẻ. Qua việc thực hiện biện pháp này tôi càng nhận thấy rõ hơn vai trò của việc lựa chọn nội dung cũng như lập kế hoạch của các hoạt động giáo dục nói chung và trong hoạt động phát huy tính tích cực tư duy học toán cho trẻ nói riêng là vô cùng quan trọng. Nó giúp giáo viên luôn chủ động trong các hoạt động, nắm bắt được các nhiệm vụ cần làm và thực hiện các nhiệm vụ đó một cách hiệu quả. * Giải pháp 2: - Tên giải pháp: Tạo môi trường thuận lợi, hấp dẫn, kích thích trẻ tham gia hoạt động phát huy tính tích cực tư duy học toán. Môi trường thuận lợi, hấp dẫn, với không gian mở sẽ tạo điều kiện cho trẻ tham gia hoạt động một cách dễ dàng, tích cực, hào hứng, duy trì được hứng thú của trẻ trong quá trình phát huy tính tích cực tư duy học toán. Môi trường phù hợp cần phải đảm bảo trước tiên là tính an toàn đối với trẻ, thuận lợi cho trẻ trong quá trình thực hiện hoạt động và mang tính thẩm mĩ cao. Môi trường để tổ chức cho trẻ làm quen với toán cần phải có không gian rộng rãi, phù hợp với từng nội dung được tổ chức, phải được bố trí, sắp xếp hợp lí tạo ra sự thuận lợi cho trẻ. Bên cạnh đó, môi trường xã hội-mối quan hệ giữa cô và trẻ, trẻ với trẻ cũng cần được xây dựng để tạo cho trẻ tâm thế thoải mái nhất khi hoạt động. . Tôi luôn tạo tâm trạng thoải mái, vui vẻ không quát mắng và làm trẻ sợ sệt, tôn trọng lựa chọn của trẻ, để trẻ được thực sự thoải mái khi vui chơi. Với mỗi tháng, mỗi chủ đề sự kiện tôi và các giáo viên trong lớp kết hợp cùng với trẻ rang trí thay đổi góc học tập đặc biệt là mảng học toán mới lạ bằng những hình ảnh, nội dung, đề tài hấp dẫn để tạo hứng thú phát triển tư duy học 8 chơi không chỉ bổ sung thêm số lượng cho nguồn đồ chơi được trang bị mà còn tăng thêm về chất lượng đồ dùng, đồ chơi cho trẻ. Nguồn đồ chơi tự thiết kế sẽ tận dụng và khai thác được nguyên vật liệu có sẵn ở địa phương và các vùng miền khác nhau, tận dụng được nguồn nguyên vật liệu phong phú. Bên cạnh đó đồ chơi tự thiết kế mang tính hiện đại và thực tiễn vì “tính hiện đại của đồ chơi không chỉ ở chỗ nó được chế tạo bằng chất liệu gì mà chủ yếu nó giải quyết được yêu cầu thực hiện nội dung phương pháp dạy học mà giáo viên đặt ra”. Bên cạnh đó, với phương châm xây dựng môi trường không gian sáng tạo lấy trẻ làm trung tâm nên việc chuẩn bị đồ dùng đồ chơi tôi chuẩn bị luôn luôn xuất phát từ nhu cầu, hứng thú của trẻ, trẻ dễ dàng sử dụng trong quá trình hoạt động làm quen với toán của mình. Đồng thời tôi luôn chú ý kết hợp hài hòa giữa nhu cầu, hứng thú của trẻ với mục tiêu giáo dục đề ra. Cô và trẻ cùng làm đồ dùng học toán Sau khi áp dụng biện pháp này tôi nhận thấy trẻ hứng thú khám phá đồ dùng, đồ chơi, trẻ tích cực tham gia các hoạt động làm quen với toán hơn nhờ đó mà khả năng nhận thức có nhiều tiến bộ, phát huy tính tích cực tư duy học toán của trẻ được rèn luyện và phát triển tốt hơn. * Giải pháp thứ 4: - Tên giải pháp:Xây dựng và sưu tàm một số trò chơiphát triển tư duy học toáncho trẻ 5-6 tuổitrong trường mầm non. Các bài toán tư duy cho trẻ 5 tuổi được áp dụng với trẻ thường là các bài tập khá đơn giản, thiên về việc làm quen, nhận biết các kiến thức cơ bản hoặc các bài toán theo mô hình “vừa học, vừa chơi” * Dạng toán nhận biết chữ số. Trò chơi 1: Trí nhớ siêu đẳng ( Ví dụ: Trẻ nhận biết chữ số trong phạm vi 9) 10 Trò chơi 2: “ Mảnh ghép kì diệu” Mục đích- yêu cầu: + Trẻ nhận biết các chữ số trong phạm vi 10. Biết các cách gộp 2 nhóm đối tượng thành 1 nhóm có số lượng cho trước. + Rèn trẻ tập trung, chú ý cao và khả năng tư duy, tổng hợp, khái quát hóa. Chuẩn bị: Những đồ dùng ( như hình ảnh) có những mảnh ghép rời để trẻ lựa chọn để ghép. Cách chơi: Trẻ chơi theo nhóm, mối bạn sẽ ghép một hình tròn. Ghép xong trẻ sẽ nói kết quả mình ghép được cho các bạn trong nhóm nghe. Phạm vi ứng dụng:Trong giờ học toán, giờ hoạt động góc, hoạt động chiều. Bài tập khoanh tròn con số đúng, số lớn nhất.Bài toán này cũng tương tự như bài toán về các phép tính. Trẻ được làm quen với các con số ở cấp đơn vị rồi tăng dần, đồng thời, trẻ được làm quen với kỹ năng so sánh bên cạnh các phép tính đơn giản là cộng hoặc trừ.Tác dụng lớn nhất của dạng toán này đó là làm tăng khả năng tư duy, óc phân tích và độ nhạy bén của não bộ ở trẻ. Trò chơi 3: “Bé chọn số nào” Mục đích- yêu cầu: + Trẻ nhận biết các nhóm đối tượng có số lượng trong phạm vi 10. 12 *Phạm vi ứng dụng : trong tiết học, trong hoạt động góc, hoạt động chiều. Trò chơi 5: “ Tìm ẩn số trong tranh” Mục đích – yêu cầu: + Trẻ tìm và nhận biết các chữ số ẩn trong tranh. + Trẻ nhanh nhẹn khoanh tròn chữ số tìm thấy trong tranh. Chuẩn bị: bài tập dạng như trong hình 14 Bên cạnh đó, muốn trẻ tư duy học toán tốt đặc biệt là về học số thì giáo viên có thể bằng cách dạy trẻ qua những bài hát ngộ nghĩnh giới thiệu những con số, hoặc sách học đếm như bài hát “ Năm ngón tay ngoan”, “ Một con vịt”, “ Năm chú vịt con”, “ Năm chú khỉ con”, “ Tập đếm”, “ Mười chàng trai tí hon” Ngoài ra, các sản phẩm đồ chơi giáo dục cũng là một lựa chọn không tồi, từ món đồ chơi biết nói có thể đếm số để dạy trẻ đọc giờ đến trò chơi truyền thống như domino, xâu hạt đúng theo số lượng, tìm và khoanh tròn chữ số ẩn trong tranh, tìm và gắn chấm tròn tương ứng với chữ số . Trẻ xâu số lượng hạt tương ứng chữ số cho trước. * Dạng toán nhận biết các hình dạng . Đây là dạng toán thông dụng nhất thường được áp dụng cho các em nhỏ trong độ 5 tuổi. Các bài toán chủ yếu tập trung vào việc nhận biết và phân biệt các màu sắc cơ bản như xanh, đỏ, tím, vàng, hồng....và các khối hình thông dụng như hình tròn, hình vuông, hình tam giác, hình chữ nhật. Vì là dạng bài cơ bản, nên nội dung bài toán góp phần xây dựng kiến thức nền để giúp các em có 16 Có thể trẻ chỉ đang tận hưởng sự thú vị của hoạt động đổ nước, xây cát và phá vỡ mô hình cát, nhưng nhóm các trò chơi với cát và nước có thể cung cấp cho trẻ kiến thức về bài học khoa học đầu đời. Khi đó, trẻ sẽ được tìm hiểu về đặc điểm, trọng lượng, hiện tượng phản ứng của chất rắn và chất lỏng: đó chính là lời mở đầu cho bộ môn vật lý cơ bản. Trò chơi 7: “ Người vận chuyển nước tài ba” Mục đích- yêu cầu: + Trẻ biết so sánh và biết kết quả đo + Rèn cho trẻ sự khéo léo, nhanh nhẹn. Chuẩn bị:2 bình nước to có dán vạch ghi mức nước (đánh số từ 1->7), 2 cốc nước bằng nhựa, 2 bàn nhựa, 2 chậu to chứa nước. Cách chơi và luật chơi:Cô chia trẻ thành 2 đội chơi. Nhiệm vụ của 2 đội sẽ dùng cốc múc nước đi lên đổ vào bình của đội mình. Chơi theo luật tiếp sức. Mỗi lần lên sẽ múc 1 cốc nước đổ vào bình. Kết thúc sẽ so sánh đội nào đổ được nhiều nước hơn sẽ giành chiến thắng. Phạm vi ứng dụng:chơi hoạt động ngoài trời. Ngoài ra, trong giờ học toán về đong lượng nước thì tôi lựa chọn trò chơi như sau: Trò chơi 8: “ Đội nào tài hơn”
File đính kèm:
skkn_mot_so_kinh_nghiem_phat_trien_tu_duy_hoc_toan_cho_tre_5.docx