SKKN Một số kinh nghiệm lựa chọn, xây dựng dự án STEAM cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non

Rào cản lớn nhất trong các phương pháp giáo dục truyền thống là sự tách rời giữa các lĩnh vực quan trọng: khoa học, công nghệ, kỹ thuật, nghệ thuật và toán học. Sự tách rời này sẽ đem đến một khoảng cách lớn giữa lý thuyết và thực hành, giữa kiến thức và ứng dụng. Giáo dục STEAM về bản chất được hiểu là trang bị cho trẻ những kiến thức và kỹ năng cần thiết liên quan đến các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật, nghệ thuật và toán học. Các kiến thức và kỹ năng này phải được tích hợp, lồng ghép và bổ trợ cho nhau giúp học sinh không chỉ hiểu biết về nguyên lý mà còn có thể thực hành và tạo ra được những sản phẩm trong cuộc sống hằng ngày. Giáo dục STEAM sẽ phá đi khoảng cách giữa lý thuyết và thực tiễn, tạo ra những con người có năng lực làm việc một cách sáng tạo là mang khoa học, công nghệ, kĩ thuật, nghệ thuật và toán học đến với các con một cách đơn giản, nhẹ nhàng, gần gũi với những đồ dùng, vật liệu gần gũi, mang đến cho trẻ những điều thú vị trong hoạt động. Điểm nổi bật của STEAM là kết nối, liên hệ thông tin giữa các lĩnh vực vào trong thực tế. Các thí nghiệm, hoạt động thực tiễn thường xuyên diễn ra để các em có thể thảo luận, tự rút ra kết luận và ghi nhớ sâu sắc. Dạy trẻ theo phương pháp STEAM giúp trẻ hình thành 5 nhóm kỹ năng cơ bản phục vụ thiết thực cho cuộc sống con người. Phương pháp STEM kết hợp với Art mang đến một chiến lược giáo dục cải tiến hiệu quả cao cho lĩnh vực giáo dục mầm non.Thông qua hình thức tích hợp với nghệ thuật, trẻ sẽ dễ dàng khám phá ra các giai đoạn khác nhau của vấn đề thông qua bài học.
STEM giúp trẻ gắn kết các kiến thức với nhau theo rất nhiều cách từ đó giúp trẻ em học hỏi và làm việc ngay từ rất sớm. Cách tốt nhất để kích thích tình yêu của trẻ dành cho STEM là khuyến khích sự tò mò. Từ khi còn nhỏchúng ta hãy khuyến khích trẻ đặt các câu hỏi, khám phá và chơi. Hãy tìm kiếm niềm đam mê của trẻ và giúp trẻ theo đuổi những đam mê đó. Ngay cả khi nhận thấy trẻ em thay đổi đam mê hàng tuần thì điều này là hoàn toàn bình thường, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ. Trong trường hợp đó chúng ta tiếp tục khuyến khích trẻ. Rồi kết quả sẽ vô cùng ngạc nhiên và phấn khích khi trẻ trở nên đam mê học tập, nghiên cứu và sáng tạo.
doc 29 trang skmamnonhay 04/07/2024 1070
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm lựa chọn, xây dựng dự án STEAM cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số kinh nghiệm lựa chọn, xây dựng dự án STEAM cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non

SKKN Một số kinh nghiệm lựa chọn, xây dựng dự án STEAM cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non
 2/17
 PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
 1. Lý do chọn đề tài.
 Giáo dục mầm non là một mắt xích đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc 
dân, chịu trách nhiệm chăm sóc giáo dục trẻ từ 0- 6 tuổi. Đây là gia đoạn đặt nền 
móng đầu tiên quan trọng của nhân cách con người. Mục tiêu giáo dục mầm non 
phải trang bị cho trẻ những gì tốt đẹp nhất cả về vật chất lẫn tinh thần một cách 
toàn diện. Đứng trước tình hình đổi mới của đất nước, cùng với sự phát triển 
không ngừng của nền giáo dục nước nhà, đứng trước thời kỳ hội nhập kinh tế, 
đất nước đang trên đường mở cửa những ảnh hưởng không nhỏ của nền nhiều 
nền văn hóa khác nhau. Thì việc giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa vốn 
có của cha ông ta từ ngàn xưa là nhiệm vụ cần và cập nhật nhất. Bên cạnh đó, 
việc tiếp thu những tinh hoa văn hóa của nhân loại để làm giàu thêm bản sắc văn 
hóa riêng của dân tộc mình cũng là vấn đề cần thiết - làm thế nào để cho thế hệ 
trẻ của chúng ta “Hoà nhập mà không hoà tan”.
 Một trong những mô hình giáo dục hiện đại nhằm hiện thực hóa mục đích 
đào tạo ra thế hệ trẻ có đủ trí tuệ và sự nhạy cảm thời đại để thích ứng và phát 
triển, đang có sức lan tỏa và ảnh hưởng rộng khắp thế giới đó chính là giáo dục 
STEAM. STEAM là phương pháp học tập chủ yếu dựa trên thực hành và các 
hoạt động trải nghiệm sáng tạo, do đó, trẻ 4-5 tuổi khi được tiếp cận với phương 
pháp giáo dục này sẽ có những ưu thế nổi bật như: kiến thức khoa học, kĩ thuật, 
công nghệ và toán học chắc chắn, khả năng sáng tạo, tư duy logic, hiệu suất học 
tập, làm việc vượt trội và có cơ hội phát triển các kĩ năng mềm toàn diện hơn. 
STEAM sẽ hướng dẫn và dạy trẻ cách suy nghĩ khoa học, thúc đẩy một cách tự 
nhiên để trẻ khám phá toán học, khoa học và các khái niệm trẻ gặp trong cuộc 
sống hàng ngày. Giáo dục steam tập trung vào những yếu tố quan trọng như: 
Science (Khoa học), Technology (Công nghệ), Engineering (Kỹ thuật), Math 
(Toán học). Theo đó, Mô hình giáo dục STEM là quá trình tích hợp kiến thức 
giữa các môn khoa học, kỹ thuật, toán học, công nghệ, qua đó xây dựng cho học 
sinh các kỹ năng được kết hợp hài hòa từ kiến thức của các bộ môn nói trên để 
sử dụng khi làm việc trong thế giới công nghệ ngày nay.
 STEAM không phải là việc trẻ học qua tranh ảnh, thẻ bài mà nó được 
thể hiện qua các hoạt động trải nghiệm hàng ngày của trẻ như : Khám phá hình 
khối, xây dựng tòa nhà từ các thùng giấy, xếp hộp, xếp quần áo, tranh vẽ, chơi 
đi siêu thị, rót nước, tô màuĐây là những hoạt động hằng ngày của trẻ mà đôi 
khi giáo viên không để ý khai thác đặc trưng STEAM trong đó. 4/17
 PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
 I. Những nội dung lý luận có liên quan trực tiếp đến đề tài kinh 
nghiệm.
 Rào cản lớn nhất trong các phương pháp giáo dục truyền thống là sự tách 
rời giữa các lĩnh vực quan trọng: khoa học, công nghệ, kỹ thuật, nghệ thuật và 
toán học. Sự tách rời này sẽ đem đến một khoảng cách lớn giữa lý thuyết và thực 
hành, giữa kiến thức và ứng dụng. Giáo dục STEAM về bản chất được hiểu là 
trang bị cho trẻ những kiến thức và kỹ năng cần thiết liên quan đến các lĩnh vực 
khoa học, công nghệ, kỹ thuật, nghệ thuật và toán học. Các kiến thức và kỹ năng 
này phải được tích hợp, lồng ghép và bổ trợ cho nhau giúp học sinh không chỉ 
hiểu biết về nguyên lý mà còn có thể thực hành và tạo ra được những sản phẩm 
trong cuộc sống hằng ngày. Giáo dục STEAM sẽ phá đi khoảng cách giữa lý 
thuyết và thực tiễn, tạo ra những con người có năng lực làm việc một cách sáng 
tạo là mang khoa học, công nghệ, kĩ thuật, nghệ thuật và toán học đến với các 
con một cách đơn giản, nhẹ nhàng, gần gũi với những đồ dùng, vật liệu gần gũi, 
mang đến cho trẻ những điều thú vị trong hoạt động. Điểm nổi bật của STEAM 
là kết nối, liên hệ thông tin giữa các lĩnh vực vào trong thực tế. Các thí nghiệm, 
hoạt động thực tiễn thường xuyên diễn ra để các em có thể thảo luận, tự rút ra 
kết luận và ghi nhớ sâu sắc. Dạy trẻ theo phương pháp STEAM giúp trẻ hình 
thành 5 nhóm kỹ năng cơ bản phục vụ thiết thực cho cuộc sống con người. 
Phương pháp STEM kết hợp với Art mang đến một chiến lược giáo dục cải tiến 
hiệu quả cao cho lĩnh vực giáo dục mầm non.Thông qua hình thức tích hợp với 
nghệ thuật, trẻ sẽ dễ dàng khám phá ra các giai đoạn khác nhau của vấn đề thông 
qua bài học.
 STEM giúp trẻ gắn kết các kiến thức với nhau theo rất nhiều cách từ đó 
giúp trẻ em học hỏi và làm việc ngay từ rất sớm. Cách tốt nhất để kích thích tình 
yêu của trẻ dành cho STEM là khuyến khích sự tò mò. Từ khi còn nhỏchúng ta 
hãy khuyến khích trẻ đặt các câu hỏi, khám phá và chơi. Hãy tìm kiếm niềm 
đam mê của trẻ và giúp trẻ theo đuổi những đam mê đó. Ngay cả khi nhận thấy 
trẻ em thay đổi đam mê hàng tuần thì điều này là hoàn toàn bình thường, đặc 
biệt là đối với trẻ nhỏ. Trong trường hợp đó chúng ta tiếp tục khuyến khích trẻ. 
Rồi kết quả sẽ vô cùng ngạc nhiên và phấn khích khi trẻ trở nên đam mê học tập, 
nghiên cứu và sáng tạo.
 II. Thực trạng vấn đề:
 1. Thuận lợi.
 * Đối với giáo viên: 6/17
 Đạt Chưa đạt
 STT Nội dung
 Số trẻ % Số trẻ %
 1 Kỹ năng khoa học 7/36 19 29/36 81
 2 Kỹ năng công nghệ, kỹ thuật 9/36 25 29/36 75
 3 Nghệ thuật 17/36 47 19/36 53
 4 Toán học 15/36 42 21/36 58
 5 Làm việc theo nhóm 13/36 36 23/36 64
 3. Các biện pháp thực hiện.
 3.1. Biện pháp 1: Tìm hiểu mô hình giáo dục steam dành cho trẻ mầm non
 Như chúng ta đã biết, phương pháp giáo dục STEM & ART (STEAM) 
mang lại cho trẻ:Phát triển sự khéo léo, sáng tạo; Dạy trẻ kỹ năng đặt vấn đề và 
giải quyết vấn đề; Rèn luyện sức bền bỉ; Đam mê vào cuộc thử nghiệm; Thích 
làm việc nhóm, mạnh dạn áp dụng kiến thức vào thực tiễn; Thích sử dụng công 
nghệ; Biết cảm nhận và thể hiện cái đẹp. Vì vậy khi thực hiện mô hình giáo dục 
STEAM gồm 5 nội dung: Khoa học, công nghệ, kỹ thuật, toán học, nghệ thuật.
 * Kỹ năng khoa học: 
 Trong giáo dục STEAM, khoa học chính là cách tư duy. Khoa học là sự 
quan sát và trải nghiệm, là đặt giả thuyết và phán đoán, là chia sẻ những phát 
hiện và đặt câu hỏi, là tò mò về mọi thứ hoạt động như thế nào?.
 * Kỹ năng công nghệ: 
 Công nghệ là những gì đơn giản nhất như những vật dụng hàng ngày như 
cái bút chì đến những hệ thống sử dụng phức tạp hơn như mạng Internet, mạng 
lưới điện quốc gia, vệ tinh. 
 * Kỹ năng kỹ thuật.
 Là khả năng giải quyết vấn đề thực tiễn diễn ra trong cuộc sống bằng cách 
thiết kế các đối tượng, hệ thống và xây dựng các quy trình sản xuất để tạo ra đối 
tượng. Trong giáo dục STEAM, kỹ thuật chính là cách làm, là giải quyết vấn đề, 
là sử dụng phong phú các loại nguyên vật liệu, là thiết kế và sáng tạo, là xây 
dựng các sản phẩm có nghĩa.
 * Kỹ năng nghệ thuật.
 Là nhảy múa, âm nhạc, nghệ thuật, là thiết kế, là vẽ, trang trí, sử dụng các 
nguyên vật liệu để tạo ra sản phẩm có tính thẩm mỹ thiết kế.
 * Kỹ năng toán học.
 Trong giáo dục STEAM toán chính là cách đo lường. Toán lá số lượng, là 
các quy tắc kiểu mẫu, là hình khối, là khối lượng, là kích thước. Tất cả các sự 
vật, đồ dùng trong cuộc sống đều được ứng dụng. 8/17
tiếp khám phá sẽ giúp trẻ hiểu và nhớ, trẻ trực tiếp tham gia vào hoạt động khám 
phá giúp trẻ phát huy khả năng quan sát, phát hiện và giải quyết vấn đề.
 3.2. Biện pháp 2: Xây dựng dự án STEAM và kế hoạch thực hiện 
STEAM cho trẻ mầm non.
 Để hướng dẫn trẻ thực hiện tốt các dự án STEAM và có niềm đam mê, 
say sưa nghiên cứu và thực hiện tốt các dự án. Vì vậy, tôi đã tự tìm hiểu các 
phương pháp giáo dục STEAM, qua internet, sách, báo và tham gia lớp bồi dưỡng 
kiến thức chuyên môn về phương pháp nuôi dạy trẻ dành cho giáo viên mầm 
non Thành phố Hà Nội năm 2019 để có kiến thức, kinh nghiệm lựa chọn dự án và 
cách tổ chức để hướng dẫn trẻ thực hiện. (Hình ảnh 1)
 Khi đã tìm hiểu kĩ về phương pháp giáo dục STEAM tôi đã lên kế hoạch 
cho các dự án thực hiện qua các tuần, các tháng.Việc xây dựng dự án STEAM 
phải xen kẽ với các hoạt động trong ngày và phải có trong thực tế của trẻ, tránh 
việc chồng chéo các hoạt động gây mệt mỏi, căng thẳng với trẻ.
 Thời gian cho mỗi dự án kéo dài từ 2 - 3 hoạt dộng tùy thuộc vào mức dộ 
khó,dễ của dự án. Các dự án được chia nhỏ bằng các hoạt động dạy trẻ từ dễ đế 
khó để thu hút khả năng sáng tạo, tính tò mò của trẻ.
 c. Ví dụ: Xây dựng các dự án sẽ được trẻ thực hiện tại lớp để phù hợp thời 
gian hoạt động trong ngày của trẻ.
 Thời gian
STT Tên hoạt động Địa điểm
 Tháng Tuần Thời gian
 1 9 1 30-35 phút Hoạt động 1: Khám phá Trong lớp
 Làm 2 30-35 phút Hoạt động 2: Tưởng tượng, Trong lớp
 rô bốt lên kế hoạch và thực hiện ý 
 bàn tưởng
 tay
 2 10 1 30-35 phút Hoạt động 1: Khám phá Không 
 Làm gian sáng 
 slam tạo
 2 30-35 phút Hoạt động 2: Tưởng tượng, Không 
 lên kế hoạch và thực hiện ý gian sáng 
 tưởng tạo
3 11 2 30-35 phút Hoạt động 1: Khám phá Trong lớp
 Làm 3 30-35 phút Hoạt động 2: Tưởng tượng, Trong lớp
 cầu lên kế hoạch và thực hiện ý 
 vượt tưởng 10/17
 Khi cho trẻ thực hiện một thí nghiệm khoa học, nhiệm vụ của giáo viên là 
đạt ra những câu hỏi mở, để kích thích trẻ tìm ra câu trả lời, tự phát hiện ra 
những thay đổi, những sự vật hiện tượng mà trẻ quan sát được từ thí nghiệm. 
Tránh giải thich các nguyên lý một cách dài dòng, phức tạp làm trẻ khó hiểu và khó 
ghi nhớ. Hãy tập trung giúp trẻ tìm ra mấu chốt của vấn đề cần xử lý. Đưa ra những 
câu hỏi mở để giúp trẻ phát huy trí tưởng tượng, khả năng phán đoán suy 
luận,đống thời các câu hỏi mở còn kích thích trẻ tự tìm tòi khám phá, qua đó huy 
động vốn hiểu biết và tích lũy kinh nghiệm cho các tình huống khác nhau trong 
thực tế.
 Giao nhiệm vụ cho trẻ và tạo nguồn cảm hứng để trẻ tiếp thu kiến thức 
một cách dễ dàng hơn, tạo ra mội trường học liệu phong phú. Thường xuyên cho 
trẻ tiếp xúc và cọ sát với thế giới bên ngoài. Khuyến khích trẻ đặt câu hỏi trước 
mọi sự vật hiện tượng trong đời sống và kiên nhẫn với những câu hỏi.
 c. Ví dụ :Hướng dẫn cụ thể cho một dự án.
 Dự án 1: Làm cầu vượt.
 Trước hết bản thân tôi xác định rõ các yếu tổ khoa học và công nghệ, đưa 
ra nội dung cung cấp để xác định mục đích yêu cầu, từ đó đặt hệ thống câu hỏi 
cho phù hợp phát huy tính tự tin, sáng tạo của trẻ.
 Phần I: Dự án làm cầu vượt:
 S : KHOA HỌC
 - Khám phá đặc điểm tác dụng và nguyên tắc của cầu vượt
 - Khám phá cách làm ra cây cầu vượt.
 T : CÔNG NGHỆ 
 - Sử dụng máy tính xem vi deo các loại cầu khác nhau, trẻ hiểu được cầu 
xây dựng như thê nào.
 (Giáo án: Làm cầu vượt – Phần I)
 Phần II: Dự án làm cầu vượt: Khi trẻ đã có kiến thức về chiếc cầu vượt, 
bản thân tôi tiếp tục xác định các nội dung tiếp tục dạy trẻ tại phần 2. Yêu cầu 
trẻ xác định được cách tạo ra cây cầu, các nguyên liệu.....
 E : CHẾ TẠO
 - Qúa trình trẻ sử dụng các nguyên vật liệu để làm ra cây cầu vượt. 
 A : NGHỆ THUẬT , REVIEW
 - Vẽ, làm cây cầu, thuyết trình cách làm.
 M: TOÁN 
 - Đo lường, đếm các nhịp cầu, đếm các chân cầu
 (Giáo án: Làm cầu vượt – Phần II)

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_lua_chon_xay_dung_du_an_steam_cho_tr.doc