SKKN Một số kinh nghiệm làm đồ dùng làm quen với Toán cho trẻ 5-6 tuổi Trường Mầm non Thanh Vân, Tam Dương, Vĩnh Phúc
Trong quá trình cho trẻ làm quen với toán ở lớp mẫu giáo, giáo viên là người hướng dẫn, gợi mở, tổ chức cho trẻ làm quen và thực hành trên các đồ dùng học tập nhằm hình thành và phát triển các thao tác của tư duy góp phần phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ. Bởi vậy giáo viên là người giữ vai trò cực kỳ quan trọng trong những bước đi đầu tiên này của trẻ. Chính vì vai trò vô cùng quan trọng từ giáo viên nên giáo viên cần phải rất cẩn thận và tính toán kỹ lưỡng trong những bài giảng của mình. Bởi vì chỉ cần đưa ra định hướng sai, dẫn đến những thói quen xấu sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến việc học toán của trẻ sau này. Hơn nữa, giáo viên cũng phải đưa ra những phương pháp đúng và hợp lý, giáo viên cần thực hiện nguyên tắc dạy học theo phương pháp đổi mới: Lồng ghép, tích hợp các nội dung giáo dục một cách phù hợp để đạt được kết quả cao nhất trong học tập. Bởi bản chất môn toán đối với trẻ đã là một môn rất khô khan và nhàm chán, nên nếu thầy cô giáo không tìm cách đổi mới thì sẽ rất nhàm chán đối với trẻ hay thậm chí là trẻ ghét học toán. Để giải quyết vấn đề này thì đồ chơi có tác dụng lớn trong việc hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. Đồ chơi giúp trẻ được thao tác, được hoạt động, trải nghiệm và được thể hiện những nhu cầu cá nhân được phát triển cân đối hài hòa, từ đó giúp trẻ phát triển cân đối toàn diện. Đồ chơi là yếu tố thúc đẩy trẻ thực hiện các hành động, các thao tác theo yêu cầu của cô. Việc cô tổ chức cho trẻ cùng cô tự làm tự tay trẻ làm ra những sản phẩm cho giờ học cũng sẽ giúp trẻ thích thú, biết trân trọng và giữ gìn, yêu quý đồ dùng, đồ chơi và sẽ càng hứng thú tham gia vào tiết học. Như vậy đồ dùng đồ chơi có ý nghĩa rất quan trọng trong giờ làm quen với toán của trẻ. Chính vì vậy giáo viên cần tận dụng một cách triệt để không chỉ phần nào giúp trẻ hứng thú hơn với bài học mà đây còn là một công cụ cực hữu ích hỗ trợ giáo viên trong việc giảng dạy.
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm làm đồ dùng làm quen với Toán cho trẻ 5-6 tuổi Trường Mầm non Thanh Vân, Tam Dương, Vĩnh Phúc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số kinh nghiệm làm đồ dùng làm quen với Toán cho trẻ 5-6 tuổi Trường Mầm non Thanh Vân, Tam Dương, Vĩnh Phúc
đồ chơi có hiệu quả cho các tiết dạy, đặc biệt là tiết làm quen với toán cho trẻ 5- 6 tuổi để có được những kinh nghiệm làm và sử dụng các đồ dùng đồ chơi đó một cách hiệu quả. Sau đây tôi xin trình bày một số kinh nghiệm của mình với đề tài: “Một số kinh nghiệm làm đồ dùng làm quen với toán cho trẻ 5-6 tuổi trường mầm non Thanh Vân, Tam Dương, Vĩnh Phúc”. 2. Tên sáng kiến: Một số kinh nghiệm làm đồ dùng làm quen với toán cho trẻ 5-6 tuổi trường mầm non Thanh Vân, Tam Dương, Vĩnh Phúc. 3. Tác giả sáng kiến: - Họ và tên: Hoàng Thị Thu Hồng - Địa chỉ: Trường mầm non Thanh Vân - Số điện thoại: 0349830169. - Email: hoangthithuhong.c0thanhvan@vinhphuc.edu.vn 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến Nhà giáo: Hoàng Thị Thu Hồng-Giáo viên trường mầm non Thanh Vân - Tam Dương - Vĩnh Phúc. 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Sáng kiến được áp dụng trong lĩnh vực phát triển nhận thức cho trẻ 5-6 tuổi lớp mẫu giáo 5-6 tuổi trường mầm non Thanh Vân - Huyện Tam Dương - Tỉnh Vĩnh Phúc. 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu Từ tháng 02/2018 – 02/2019. 7. Mô tả bản chất của sáng kiến 7.1. Về nội dung của sáng kiến 7.1.1. Cơ sở lý luận liên quan đến vấn đề nghiên cứu Toán học đóng vai trò rất quan trọng với các bạn nhỏ mầm non. Theo nghiên cứu của Ginsberg năm 1991, trẻ dành 43% thời gian vui chơi vào các hoạt động tư duy toán học. Toán học là một môn khoa học cần có độ chính xác cao, bởi vì ở độ tuổi mẫu giáo trẻ chưa có biểu tượng khoa học nào. Nhiệm vụ của giáo viên là phải hình thành cho trẻ biểu tượng về toán học, cung cấp những kỹ năng cơ bản nhất để trẻ có thể vận dụng vào trong thực tế, góp phần hình thành ở trẻ những dạng sơ khai của hoạt động thực tiễn vào hoạt động trí tuệ như: Hoạt động đếm, đo lường, khảo sátTrong các dạng hoạt động này, trẻ sẽ nắm được những kiến thức qua việc thực hiện trình tự các thao tác, như: Qua thực hiện trình tự các thao tác khi so sánh độ lớn của các tập hợp bằng cách thiết lập tương ứng 1:1, thực hiện trình tự các thao tác đo,, trẻ không chỉ nắm được các trình tự các thao tác đó, mà đồng thời còn nắm được mục đích và phương thức hành động để hình thành kiến thức đó, như: Trẻ nắm được các mối quan hệ số lượng bằng nhau, không bằng nhau khi so sánh độ lớn các tập hợp bằng cách tiết lập tương ứng 1:1 (xếp chồng, sếp cạnh), hay hình thành biểu tựơng con số phần tử hơn kém nhau là 1 phần tử. Chính vì vậy, giáo viên phải đặc biệt chú ý đến việc chuẩn bị các đồ dùng, đồ chơi dạy học và việc tổ chức các thao tác thực hành 2 * Thuận lợi - Bản thân tôi kiến tập các tiết dạy mẫu của đồng nghiệp trong trường và của huyện trong các hội thi giáo viên dạy giỏi nên cũng đã học hỏi được một số kinh nghiệm trong việc sử dụng đồ dùng dạy học hiệu quả. - Năm học 2017-2018, được tham gia hội thi: Làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ mầm non, cấp trường đạt giải nhì và cấp Huyện đạt giải ba. Vì vậy, tôi cũng có những kinh nghiệm làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ đặc biệt là lĩnh vực phát triển nhận thức. * Hạn chế - Một số trang thiết bị dạy học của nhà trường đã xuống cấp, chưa phong phú hấp dẫn trẻ, đồ dùng đồ chơi phục vụ cho môn toán lại rất ít nhất là đồ chơi phát triển trí tuệ, tư duy và đồ dùng, đồ chơi hỏng nhiều sau mỗi năm học. Đồ dùng đồ chơi theo thông tư 02 đã áp dụng ở các lớp 4 tuổi, còn các lớp 3, 5 tuổi chưa có theo thông tư mà chủ yếu là đồ dùng, đồ chơi do các cô tự làm. - Trong khi đó trẻ lại rất đông và không đủ đồ dùng cho số trẻ mà đồ dùng đồ chơi có bán bên ngoài thị trường giá thành rất cao. Vì thế giáo viên phải làm đồ dùng đồ chơi để phục vụ cho tiết dạy của mình, khi làm làm đồ dùng đồ chơi giáo viên cần phải tính toán đến kinh phí và hiệu quả sử dụng... - Đa số trẻ trong trường là nông thôn, ít được sự quan tâm chăm sóc, bồi dưỡng của bố mẹ nên khả năng hiểu biết của trẻ còn hạn chế. 7.1.2.2. Kết quả khảo sát ban đầu Mặc dù giáo viên đã làm và sử dụng các đồ dùng học tập vào hoạt động làm quen với toán cho trẻ nhưng để đáp ứng được với yêu cầu thì phần nào đó còn hạn chế, số đồ dùng học tập đã có mặt nhưng chưa phong phú về hình thức và chủng loại. Biểu 1: Khảo sát đồ dùng làm quen với toán trên các lớp 5 tuổi trường mầm non Thanh Vân Mức độ Đạt Chưa đạt yêu cầu yêu cầu Tổng TT Nội dung khảo sát số Số Số % lượng % lượng 4 Để tạo ra những đồ dùng dạy toán cho trẻ đẹp, hấp dẫn, sinh động, tạo hứng thú cho trẻ thì tôi đã: - Tìm đọc, tham khảo những cách làm đồ dùng dạy toán cho trẻ mầm non đơn giản trên sách báo, tạp chí. - Xem các video trên máy tính, điện thoại về cách làm đồ dùng học toán cho trẻ mầm non. - Qua sách báo, tạp chí, các phương tiện hiện đại tôi biết được nhiều cách làm một số đồ dùng đồ chơi và có được một số kinh nghiệm để làm những đồ chơi dạy toán cho trẻ của lớp mình. Ví dụ: Có thể tận dụng những những dây điện hỏng và xốp lỉ để tạo lên những cây ăn quả, cây hoa nhiều màu sắc. Giúp trẻ học số đếm như đếm số quả trên cây và đặt thẻ số tương ứng, đếm số bông hoa màu đỏ, so sánh số bông hoa màu đỏ với bông hoa màu vàng xem bên nào nhiều hơn bên nào ít hơn, so sánh cây cao cây thấp......hay cắt số lượng như ô tô, thuyền buồm, quần áo, hoa quả, con vật để học số đếm phù hợp theo từng chủ đề. - Với một số kinh nghiệm mà mình có được, và sự tích cực tìm tòi, tham khảo thêm các cách làm đồ dùng đồ chơi sáng tạo, năm học 2017-2018 tôi có tham gia hội thi Làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ mầm non, cấp trường đạt giải nhì và cấp Huyện đạt giải ba. Trong đó, tôi cũng làm một số đồ chơi giúp trẻ phát triển nhận thức đó là môn toán và tạo hình. Những đồ chơi tôi làm ra phục vụ cho môn toán đều là những con vật, đồ dùng có nhiều số lượng, kích thước to nhỏ khác nhau như: 3 con Gà có số lượng, kích thước khác nhau; 3 người tuyết có gắn các hình khác nhau; 3 quả bí ngô với số lượng khác nhau; Đồng hồ từ vỏ hộp kẹo bằng sắt... 7.2.2. Biện pháp 2: Nghiên cứu nội dung bài dạy để làm ra đồ dùng đồ chơi học tập của cô và trẻ phù hợp với đề tài, với chủ đề. Như chúng ta đã biết, đồ dùng đồ chơi có vai trò quan trọng trong tiết dạy của giáo viên đó là làm tăng tính hấp dẫn của giờ học, giúp trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động học và trẻ cảm thấy không bị nhàm chán trong tiết học. Hơn nữa đặc trưng của môn toán là tính chính xác và khoa học. Mỗi tiết học cung cấp cho trẻ một kiến thức khác nhau và đòi hỏi phải có những đồ dùng đồ chơi phù hợp với nội dung, chủ đề và hình thức tổ chức tiết học. Vì thế, trước khi soạn bài toán dạy cho trẻ tôi đều xem tiết dạy đó là tiết gì? Ở chủ đề nào? Và sau đó tôi lại suy nghĩ xem ở bài dạy đó mình sẽ chọn đồ dùng đồ chơi nào cho phù hợp với chủ đề. Ví dụ: Trong bài dạy: Nhận biết giờ trên đồng hồ, trong trò chơi ở phần luyện tập. Để đáp ứng nội dung trò chơi này, trước đó tôi phải dùng giấy vẽ, giấy màu, màu nước Vẽ, cắt dán một số tranh ảnh như hình ảnh Thần Mặt Trời, Thần Mặt Trăng, một số hình ảnh phản ánh các thời điểm trong ngày Để tổ chức cho trẻ chơi, được chơi với hình thức mới lạ trẻ rất hứng thú. 6 chính xác, khoa học, phù hợp với chủ đề, chủ điểm cho trẻ. Ví dụ: Khi dạy bài “Chữ số 7, số lượng và số thứ tự trong phạm vi 7” trong chủ đề “Thế giới thực vật”, tôi chọn cặp đối tượng cây và hoa để dạy trẻ lập số. Bởi vì “Cây và hoa” đúng trong chủ đề “Thế giới thực vật”, Cây và hoa có quan hệ lôgíc với nhau: Cây sẽ cho ra hoa, khi dẫn dắt vào bài trẻ cũng dễ hiểu. Hình ảnh: Tiết dạy toán “Chữ số 7, số lượng và số thứ tự trong phạm vi 7” chủ đề “Thế giới thực vật” 7.2.4. Biện pháp 4: Khuyến khích trẻ làm một số đồ dùng học tập cùng cô. Có thể nói: Đồ dùng đồ chơi đẹp hấp dẫn gây sự chú ý của trẻ phát triển tính tò mò, óc sáng tạo và kích thích trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động giúp trẻ tiếp thu kiến thức hiệu quả phát triển óc thẩm mỹ, phát triển trí tuệ. Nhưng trong khi đó những đồ dùng học tập trong lớp còn phổ biến và hạn chế về số lượng và ít được thay đổi. Vì vậy sẽ không phát huy được tính tích cực và sáng tạo cho trẻ. Hơn nữa trẻ mầm non rất thích được tự mình làm ra một cái gì đó. Việc tổ chức cho trẻ làm cùng cô một số đồ dùng học tập tôi nghĩ sẽ giúp cho trẻ hứng thú hơn khi được sử dụng chính những đồ dùng mình làm ra trong tiết học và giáo dục trẻ ý thức biết trân trọng, giữ gìn sản phẩm do chính mình làm ra và còn cung cấp thêm đồ dùng học tập cho lớp. Ngoài ra, trẻ lại được củng cố kỹ năng tạo hình và rèn luyện kỹ năng khéo léo của đôi bàn tay. Vì thế, hàng ngày trong thời gian rảnh như đón và trả trẻ tôi tổ chức và động viên trẻ làm cùng cô một số đồ dùng học tập cho lớp. Ví dụ: Để gây hứng thú vào các tiết dạy toán tôi thường dẫn dắt trẻ vào chương trình “Bé vui học toán” và cuối chương trình sẽ có những phần quà thú vị dành cho trẻ, vì vậy, tôi tổ chức cho trẻ gói những hộp quà to nhỏ khác nhau hay vẽ những bông hoa, những điểm số...để tặng cho trẻ sau mỗi tiết dạy. 8 chua...Hay những nguyên liệu thiên nhiên như: Tre, lá khô, hột hạt khô. Đó là những nguyên vật liệu đơn giản, dễ tìm, dễ thấy và là những nguyên vật liệu rất đa dạng, phong phú có thể tạo ra được những sản phẩm hữu ích. Từ những nguyên vật liệu đó tôi chọn lọc và có thể tận dụng những hộp sữa to nhỏ biến chúng thành những ô tô, tàu hỏa... Việc tận dụng các nguyên liệu dễ kiếm, rẻ tiền để làm các đồ dùng là một việc làm rất có ý nghĩa, giúp giáo viên vừa có điều kiện tiết kiệm chi phí làm đồ dùng đồ chơi vừa tạo ra những đồ dùng, đồ chơi mang tính sáng tạo, phong phú vừa làm tăng số lượng đồ dùng, đồ chơi cho trẻ, mà hiệu quả sử dụng lại khá cao. Đồng thời góp phần làm giảm thiểu lượng rác thải, giảm chi phí cho công tác vệ sinh môi trường vừa có thể phối hợp cùng phụ huynh trong việc chăm sóc giáo dục trẻ. (Phụ huynh đóng góp, ủng hộ giáo viên các nguyên liệu cũ). Tuy nhiên khi lựa chọn vật liệu làm đồ dùng đồ chơi cần chú ý: - Lựa chọn các vật liệu sạch, đảm bảo khoa học, an toàn. - Tận dụng các vật liệu phổ biến, rẻ tiền. - Nguyên vật liệu dễ huy động được từ phụ huynh học sinh. - Vật liệu có màu sắc đẹp, kích thước vừa phải với tầm tay trẻ. 10
File đính kèm:
- skkn_mot_so_kinh_nghiem_lam_do_dung_lam_quen_voi_toan_cho_tr.doc