SKKN Một số kinh nghiệm hướng dẫn phụ huynh giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt môn làm quen chữ cái tại nhà trong mùa dịch
Để chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo học tiếng mẹ đẻ ở lớp 1 thì việc cho trẻ làm quen dần với chữ cái (nhận mặt chữ và tập tô chữ) là hết sức cần thiết. Tuy nhiên việc trẻ hứng thú, ham thích say mê với chữ cái như thế nào còn phụ thuộc vào hoàn cảnh sống, điều kiện gia đình, giáo dục của người lớn xung quanh. Vì vậy vấn đề đặt ra là cần tổ chức tốt các hoạt động ở trường lớp mẫu giáo mà trong đó hoạt động làm quen với chữ cái rất quan trọng. Việc tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen với các chữ cái giúp trẻ nhận biết được dễ dàng hơn trong việc ghi nhớ mặt chữ. Nó giúp cho trẻ có một kiến thức vững vàng về chữ cái, để khi bước vào ngưỡng cửa của trường tiểu học, khi được tiếp xúc với các chữ cái thì trẻ không phải ngạc nhiên mà lại thích thú hơn khi được tiếp xúc.
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm hướng dẫn phụ huynh giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt môn làm quen chữ cái tại nhà trong mùa dịch", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số kinh nghiệm hướng dẫn phụ huynh giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt môn làm quen chữ cái tại nhà trong mùa dịch
quen chữ cái tại nhà trong mùa dịch” tôi đã nghiên cứu trong năm học vừa qua. Mục đích SKKN đưa những hình thức mới lạ, hấp dẫn để phụ huynh hướng dẫn trẻ tiếp thu chữ viết một cách dễ dàng đạt hiệu quả tốt. B. GIẢI QUYẾT VẪN ĐỀ I. Cơ sở lý luận: Để chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo học tiếng mẹ đẻ ở lớp 1 thì việc cho trẻ làm quen dần với chữ cái (nhận mặt chữ và tập tô chữ) là hết sức cần thiết. Tuy nhiên việc trẻ hứng thú, ham thích say mê với chữ cái như thế nào còn phụ thuộc vào hoàn cảnh sống, điều kiện gia đình, giáo dục của người lớn xung quanh. Vì vậy vấn đề đặt ra là cần tổ chức tốt các hoạt động ở trường lớp mẫu giáo mà trong đó hoạt động làm quen với chữ cái rất quan trọng. Việc tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen với các chữ cái giúp trẻ nhận biết được dễ dàng hơn trong việc ghi nhớ mặt chữ. Nó giúp cho trẻ có một kiến thức vững vàng về chữ cái, để khi bước vào ngưỡng cửa của trường tiểu học, khi được tiếp xúc với các chữ cái thì trẻ không phải ngạc nhiên mà lại thích thú hơn khi được tiếp xúc. II. Thực trạng của vấn đề: Bản thân tôi là một giáo viên được nhà trường phân công giảng dạy trẻ 5- 6 tuổi. Qua những năm trực tiếp giảng dạy tôi nhận thấy trẻ làm quen với chữ cái không phải là việc dễ làm, nó đòi hỏi người giáo viên phải kiên trì chịu khó, biết vận dụng những linh hoạt sáng tạo trong quá trình lên lớp để trẻ lĩnh hội đầy đủ kiến thức của bộ môn, để từ đó trẻ có sự tập trung chú ý và thực sự có hứng thú. Đặc biệt là trong bối cảnh dịch bệnh trẻ không được trực tiếp đến trường. Trong quá trình trực tiếp khảo sát và giảng dạy, tôi thấy trẻ chưa hứng thú tham gia hoạt động, nhiều trẻ chưa nhớ chữ cái, còn nhầm lẫn chữ nọ sang chữ kia, viết còn bị ngược, chưa biết cách cầm bút Khi phát âm nhiều trẻ còn phát âm nhỏ, ngọng, chưa chính xác. Từ thực tế đó tôi đã mạnh dạn đi tìm kiếm những biện pháp hữu hiệu để hướng dẫn phụ huynh giúp trẻ 5-6 tuổi làm quen với chữ cái tại nhà. 1. Thuận lợi: - Ban giám hiệu tạo điều kiện cho tôi được tham gia các buổi tập huấn nâng cao chuyên môn và phần mềm tin học, cũng như cách thiết kế bài giảng power point hay, sáng tạo để làm video dạy trẻ. - Bản thân có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, có kiến thức và kỹ năng về tin học, luôn có ý thức tự học, tự rèn luyện, tham khảo sách báo, Internet... để tìm ra các phương pháp dạy trẻ phù hợp với tình hình thực tế. 2/ 10 tuần 2), tập tô chữ cái ( tuần 3). Kế hoạch giáo dục sẽ được tổ chuyên môn duyệt và đăng cổng thông tin điện tử của trường. Việc xây dựng kế hoạch làm quen chữ cái như vậy giúp việc trẻ làm quen chữ cái không bị gián đoạn, trẻ học chữ cái hiệu quả. Hình ảnh 1: Xây dựng kế hoạch giáo dục Khi xây dựng kế hoạch xong tôi tiến hành xây dựng một số video hướng dẫn phụ huynh cho trẻ làm quen chữ cái ở nhà phù hợp với chương trình GDMN và phù hợp với từng thời điểm. Ban đầu làm quen tôi hướng dẫn bố mẹ nên cho trẻ làm quen với các nhóm chữ cái có đặc điểm cấu tạo từ đơn giản đến phức tạp, những nhóm chữ cái có đặc điểm cấu tạo gần giống nhau để giúp trẻ dễ nhận biết và phân biệt các chữ cái một cách chính xác. Với quan niệm bố là mẹ cầu nối để truyền tải những kiến thức mà tôi cần cung cấp để không bị gián đoạn sự phát triển của trẻ trong thời gian trẻ nghỉ ở nhà. Thông qua buổi họp trực tuyến với phụ huynh đầu năm, tôi chia sẻ kinh nghiệm và giải đáp những vướng mắc để cho phụ huynh hướng dẫn trẻ học tại nhà một cách hiệu quả. Tôi đã thành lập Zalo nhóm lớp có đầy đủ các phụ huynh trong lớp và tuyên truyền các bậc phụ huynh đây là phương tiện hiệu quả để giáo viên và phụ huynh cùng chăm sóc giáo dục trẻ đạt kết quả tốt nhất. Phụ huynh lớp tôi rất hào hứng tham gia và tương tác với cô giáo nhiệt tình. Tôi cung cấp những tài liệu, kế hoạch giáo dục mà giáo viên thường sử dụng dạy trẻ tại trường để gửi vào Zalo nhóm lớp cho phụ huynh tham khảo. Qua đó giúp phụ huynh nhận thức đúng về chương trình giáo dục mầm non và tiếp thu những nội dung cô truyền đạt để hỗ trợ trẻ trong giai đoạn chuyển tiếp từ mầm non lên tiểu học. Một số lưu ý và chia sẻ hướng dẫn phụ huynh khi cho trẻ phát âm - Bố mẹ phát âm phải chuẩn, phát âm rõ và tròn tiếng, cha mẹ học sinh xem video hướng dẫn của giáo viên gửi để nắm được các bước cho trẻ làm quen chữ cái và hướng dẫn trẻ. - Mỗi lần chỉ học một nhóm chữ cái, chơi các trò chơi với chữ cái, luyện tập đến khi nào trẻ nhớ hết các chữ cái nhóm đó mới chuyển sang nhóm khác. - Ôn các nhóm chữ cái đã học trước, sau đó mới học các nhóm chữ cái mới. - Tận dụng mọi lúc mọi nơi để luyện tập cho trẻ chứ không nhất thiết phải ngồi vào bàn học. - Mỗi lần học chỉ tối đa 30- 35 phút, không bắt trẻ học quá lâu sẽ gây áp lực và nhàm chán cho trẻ. Hình ảnh 2: Phụ huynh hướng dẫn trẻ học chữ cái Sau khi các con làm quen từng nhóm chữ xong bố mẹ cần củng cố lại kiến thức của nhóm chữ cái mà con vừa được làm quen bằng cách tận dụng các nguyên vật liệu sẵn có trong gia đình như hạt lạc, hạt ngô, sỏi đá, đồ chơi....để hướng dẫn trẻ tham gia chơi trò chơi xếp chữ, tờ lịch để tìm và gạch chân các chữ cái vừa làm quen. 4/ 10 Hình ảnh 4: Một số trò chơi chữ cái Ở lứa tuổi mầm non, tư duy của trẻ phát triển rất nhanh. Trẻ nhanh nhớ cũng nhanh quên. Có thể trẻ đã nhận biết phát âm được chữ cái khi cô đưa ra nhưng khi cho trẻ chơi trò chơi vẫn còn một số trẻ chưa nhớ kỹ được đặc điểm hình dạng của chữ cái. Do đó tôi đã đưa vào một số trò chơi giúp trẻ nhớ được đặc điểm của chữ cái để phụ huynh hướng dẫn con chơi tại nhà. Ví dụ như trò chơi xếp chữ cái bằng hột hạt ( hạt lạc, hạt ngô), sỏi, đá, khuy áo, đồ chơi, cho trẻ chơi nặn chữ cái bằng đất nặn . Đó là những nguyên liệu hầu hết các gia đình nào cũng có. Như vậy trong khi chơi các trò chơi này trẻ phải tư duy để xếp hoặc nặn được chữ cái. Hình ảnh 5: Trẻ xếp chữ cái bằng hột hạt và sỏi Để các video bài giảng hấp dẫn và hiệu quả hơn tôi đã đưa âm nhạc, văn học lồng ghép vào để xây dựng các hoạt động làm quen với chữ cái. Với việc hát hoặc đọc thơ, ca dao, đồng daotrong giờ làm quen với chữ cái không chỉ giúp tinh thần trẻ thêm sảng khoái, vui nhộn mà còn giúp trẻ phát âm rõ ràng, tròn tiếng. VD: Trong giờ làm quen với chữ b,d,đ sau khi đã được làm quen với các chữ cái này tôi cho trẻ hát bài “Búp bê bằng bông” Trẻ rất vui sướng, thích thú vì được hát nhún nhảy theo nhạc. Qua đó giúp trẻ phát âm chính xác chữ “b” hơn. Và cho trẻ đọc bài đồng dao: “ Dung dăng dung dẻ” Hoặc trong giờ làm quen với chữ h, k. Bắt đầu vào giờ học tôi cho trẻ nghe một đoạn nhạc quen thuộc không lời trong bài hát “ Dòng máu lạc hồng” Trong bài hát có đoạn “hô hố hô, hô hố hồ hố hô, hồhô” Sau đó tôi giới thiệu cho trẻ sẽ được học chữ cái có trong bài hát các con vừa hát là chữ “h”. Bên cạnh việc xây dựng video bài giảng tôi còn dành thời gian xây dựng một số bài giảng E- leaning chữ cái. Ưu điểm của bài giảng e- leaning giúp trẻ có thể tương tác trực tiếp trên máy tính. Các video bài giảng và bài giảng E- leaning sẽ được tổ chuyên môn duyệt và đăng lên trang cổng thông tin điện tử của nhà trường để phụ huynh học sinh dễ dàng truy cập và hướng dẫn trẻ học tại nhà. Tôi đã xây dựng được nhiều video hấp dẫn với nhiều trò chơi thú vị, xây dựng được một số bài giảng e- leaning giúp trẻ hứng thú tham gia vào các tiết học chữ cái và việc học chữ cái đạt hiệu quả hơn. Hình ảnh 6: Một số video bài giảng chữ cái Hình ảnh 7: Một số bài giảng E- leaning chữ cái 3. Biện pháp 3: Hướng dẫn phụ huynh rèn trẻ cách tô chữ cái và ngồi đúng tư thế Để trẻ thực hiện tô, đồ chữ cái đúng, đẹp trước hết là ngồi phải đúng tư thế, đặt vở ngay ngắn trước khi tô, khi tô không xoay vở, tô đúng hướng viết của các nét chữ. Vì vây trước khi hướng dẫn trẻ tô phụ huynh cần cho trẻ ngồi ngay 6/ 10 của các nét chữ và trùng khít với nét chấm mờvà trẻ thích các giờ học tập tô hơn. 4. Biện pháp 4: Tổ chức giao lưu trò chơi chữ cái cùng phụ huynh học sinh và trẻ qua phòng Zoom 2 tuần 1 lần. Ban giám hiệu nhà trường chỉ đạo và khuyến khích giáo viên nên tổ chức gặp mặt giao lưu, trò chuyện với trẻ qua phòng họp Zoom hàng tháng để tạo sự gần gũi giữa cô và trẻ và nắm được tình hình mọi mặt của trẻ. Vì thế tôi đã lên kế hoạch vào tối thứ 6 tuần 2 và tuần 4 của tháng sẽ phối hợp với phụ huynh cho trẻ được giao lưu trò chơi chữ cái qua phòng họp Zoom của lớp. Mục đích của buổi giao lưu là ôn lại các chữ cái qua video mà tôi đã gửi lên nhóm Zalo của lớp đồng thời động viên khuyến khích trẻ tham gia giao lưu trò chơi chữ cái và nêu gương cuối tuần. Ban đầu số phụ huynh cho con vào tương tác ít, dần dần qua các buổi giao lưu tôi chụp ảnh và ghi hình lại gửi lên nhóm. Sau vài tuần nhận được sự ủng hộ, tương tác của các bậc phụ huynh. Tôi thực hiện tương tác với cha mẹ trẻ và trẻ để nắm bắt thông tin, chia sẻ đánh giá việc tham gia các hoạt động của trẻ từ đó rút kinh nghiệm thực hiện các hoạt động tiếp theo. Tôi tiến hành giao lưu thông qua trò chơi chữ cái khoảng thời gian từ 20-30 phút mục đích là để củng cố cho trẻ những nhóm chữ cái đã và đang học.Trẻ rất hào hứng tham gia, sôi nổi giơ tay. Bản thân tôi phấn khởi vì không nghĩ các con mầm non bắt nhịp CNTT nhanh như vậy. Các con biết tắt míc, bật míc. Hình ảnh 10: Trẻ giao lưu trò chơi chữ cái qua Zoom Kết quả giúp tôi nắm bắt được khả năng ghi nhớ chữ cái của trẻ, trẻ hào hứng học chữ cái hơn. IV. Hiệu quả SKKN Sau một thời gian áp dụng sáng kiến “Một số kinh nghiệm hướng dẫn phụ huynh giúp trẻ 5 - 6 tuổi học tốt môn làm quen chữ cái tại nhà trong mùa dịch” tại lớp mẫu giáo lớn 5-6 tuổi của tôi, mặc dù trẻ học chữ cái tại nhà qua các video và các hoạt động kết nối nhưng tôi nhận thấy có một số hiệu quả rõ rệt như sau: * Đối với giáo viên : - Giáo viên đã giảm bớt được nhiều thời gian để làm đồ dùng phục vụ cho tiết học nên tôi có thêm thời gian để trao đổi với đồng nghiệp, tìm hiểu tham khảo tư liệu sách báo để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. - Giáo viên nâng cao được kỹ năng CNTT và ứng dụng hiệu quả trong việc thực hiện chương trình CSGD trẻ phù hợp với tình hình thực tế. * Đối với trẻ : - Trẻ phát âm chính xác và rõ ràng các chữ cái trong bảng chữ cái Tiếng Việt. Trẻ nhận biết đúng chữ cái, biết cách tô chữ và tô không chườm ra ngoài. - Trẻ mạnh dạn, tự tin, linh hoạt, tích cực tham gia vào các hoạt động cùng bố mẹ. Trẻ phát huy tối đa tính sáng tạo, hình thành được các kỹ năng một cách chủ động. 8/ 10
File đính kèm:
- skkn_mot_so_kinh_nghiem_huong_dan_phu_huynh_giup_tre_5_6_tuo.doc