SKKN Một số kinh nghiệm giúp trẻ 5 tuổi hứng thú và tích cực làm quen với Toán trong trường mầm non
Đã có rất nhiều sáng kiến kinh nghiệm đề cập đến nhiều biện pháp giúp trẻ mẫu giáo nói chung và trẻ 5 tuổi nói riêng học tốt môn Làm quen với Toán. Tuy nhiên, các phương pháp đưa ra phần lớn còn mang tính hình thức, chưa thật sâu và tính hiệu quả chưa thật cao.
Là một giáo viên mầm non với hơn mười hai năm trong nghề, trong đó tôi đã có 10 năm kinh nghiệm dạy trẻ 5 tuổi, tôi nhận thấy,để giúp trẻ 5 tuổi hứng thú tích cực với hoạt động LQVT, tôi đã đi sâu vào phương pháp tích hợp sử dụng âm nhạc và tạo hình để giúp trẻ học tốt môn Làm quen với toán ở trên lớp. Ngoài ra, tôi cũng kết hợp với một số phương pháp khác để tăng hiệu quả hơn.
Là một giáo viên mầm non với hơn mười hai năm trong nghề, trong đó tôi đã có 10 năm kinh nghiệm dạy trẻ 5 tuổi, tôi nhận thấy,để giúp trẻ 5 tuổi hứng thú tích cực với hoạt động LQVT, tôi đã đi sâu vào phương pháp tích hợp sử dụng âm nhạc và tạo hình để giúp trẻ học tốt môn Làm quen với toán ở trên lớp. Ngoài ra, tôi cũng kết hợp với một số phương pháp khác để tăng hiệu quả hơn.
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm giúp trẻ 5 tuổi hứng thú và tích cực làm quen với Toán trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số kinh nghiệm giúp trẻ 5 tuổi hứng thú và tích cực làm quen với Toán trong trường mầm non
thích về tư duy từ trực quan hành động đến tư duy trừu tượng và cao hơn nữa là tư duy logic được phát triển.. Một tiết học toán nếu chỉ dạy đúng phương pháp, đầy đủ các bước, thì vẫn chưa đủ vì trẻ của chúng ta thường đón nhận sự truyền tải kiến thức một cách sinh động, hấp dẫn khi tiết học đó có những đồ dùng sinh động, phong phú, lôi cuốn trẻ. Là một giáo viên mầm non, ngoài việc quan tâm và nhiệt tình chăm sóc giáo dục trẻ, tôi còn dành thời gian nghiên cứu học hỏi để có những sáng tạo riêng cho bộ môn toán. Việc đổi mới giáo dục làm quen với toán cũng đã có định hướng đổi mới hình thức thực hiện trên cơ sở khoa học, đảm bảo tính đặc thù của hoạt động toán sơ đẳng. Việc nâng cao kỹ năng thực hành giúp trẻ lĩnh hội “toán” một cách thoải mái, đồng thời tạo cho trẻ có kiến thức và kỹ năng phong phú về toán. Học toán vừa giúp trẻ phát triển nhận thức, có những hiểu biết về thế giới xung quanh, các mối quan hệ về tập hợp và số lượng, về hình dạng, kích thước, khả năng định hướng trong không gian, khả năng chú ý, ghi nhớ, tư duy cung cấp cho trẻ những kiến thức sơ đẳng về toán ngay từ thưở ấu thơ, làm nền tảng cho sự phát triển sau này của trẻ một cách tốt nhất. Hơn nữa, đặc điểm của toán là một môn học khoa học có chút khô khan, gò bó đối với trẻ ở lứa tuổi mầm non. Vì vậy, với giờ học toán, giáo viên cần làm rất nhiều đồ dùng, đồ chơi đa dạng, phong phú về chủng loại, về màu sắc... để kích thích sự hứng thú, tích cực hoạt động cho trẻ. Chúng ta cũng biết rằng với mỗi trẻ em đều có tâm hồn nhạy cảm với thế giới xung quanh. Trẻ thường tỏ ra dễ xúc cảm với cảnh vật xung quanh, dễ bị cuốn hút trước cảnh vật nhiều màu sắc, một bức tranh sinh động, đồ chơi ngộ nghĩnh, một bài hát vui nhộn Vì thế, hoạt động âm nhạc và tạo hình sẽ là phương tiện hữu hiệu đầy hấp dẫn để phát triển các lĩnh vực nhận thức, ngôn ngữ, thể chất, tâm lý tình cảm và xã hội cho trẻ. Chính vì sức hấp dẫn của âm nhạc và tạo hình là rất lớn với trẻ nên khi sử dụng âm nhạc và tạo hình một cách hợp lý, có chọn lọc làm phương tiện để dạy hay củng cố kiến thức các môn học khác trong đó có môn LQVT sẽ mang lại hiệu quả cao. Điều đó khiến cho việc tiếp thu các kiến thức môn học LQVT trở nên dễ dàng hơn, trẻ hứng thú hơn, giáo viên cũng thấy tự tin và chủ động hơn khi tổ chức các hoạt động cho trẻ. Xuất phát từ đặc điểm trẻ 5 tuổi, đây là giai đoạn thuận lợi khi hướng dẫn trẻ các kĩ năng tạo hình cũng như kĩ năng tập tô chữ, tô và viết số vì vận động tinh của trẻ đã phát triển tốt hơn, linh hoạt hơn; Đồng thời vốn biểu tượng, khả năng tư duy tưởng tượng của trẻ ngày càng phong phú và tiến bộ rất nhiều so với các lứa tuổi trước.Vì vậy, hoạt động tạo hình chính là một thứ ngôn ngữ đặc biệt để trẻ biểu lộ tình cảm, cảm xúc, suy nghĩ của mình với mọi điều xung quanh một cách đặc biệt hơn. Giai đoạn này trẻ rất yêu thích được tái tạo và sáng tạo các bức tranh với nhiều nội dung và hình ảnh khác nhau. Do đó, hoạt động tạo hình sẽ là phương tiện rất hiệu quả để giáo viên lồng ghép vào trong các hoạt động dạy và củng cố kiến thức của các môn học khác trong đó có môn LQVT. Qua đó cũng góp phần rèn tính kiên trì cho trẻ, hỗ trợ khả năng tập tô chữ cái, chữ số và khả năng viết cho trẻ khi vào lớp Một. 2/10 - Một số phụ huynh chưa nhận thức rõ yêu cầu và tầm quan trọng về các môn học của trẻ ở trường mầm non. Họ hiểu một cách đơn giản như trẻ đến lớp chỉ là học hát, học múa, nghe cô kể truyện, đọc thơ. Chính vì vậy mà phần nào làm cho sự nhận biết cũng như hứng thú của trẻ về môn toán vẫn còn hạn chế. - Bản thân còn hạn chế về thời gian dành cho học tập, nghiên cứu tài liệu. Đôi khi tổ chức hoạt động học còn gò bó, chưa phát huy hết tính sáng tạo ở trẻ. * Về phía trẻ: Khả năng tập trung chú ý của một số trẻ yếu; Có nhiều trẻ hiếu động và chưa có nề nếp học tốt; Số trẻ trong lớp còn đông; Một số trẻ còn hay nghỉ học; Nhận thức của trẻ về các biểu tượng toán chưa chắc chắn, trẻ còn hay quên, dễ nhầm lẫn, rụt rè, thiếu mạnh dạn, tự tin khi trả lời các câu hỏi trong các hoạt động; Đồ dùng sẵn có cho trẻ LQVT chưa đầy đủ. 2. Thuận lợi: - Trường tôi đã được công nhận trường học điện tử nên cơ sở vật chất và trang thiết bị điện tử đầy đủ, hiện đại, thuận lợi cho ứng dụng CNTT trong dạy trẻ như thiết kế các bài giảng điện tử, bài gảng tương tác về các môn học trong đó có môn LQVT. Lớp được trang bị máy tính, máy in, loa trợ giảng, máy chiếu đa vật thể, máy chiếu, màn chiếu projector, đài, đàn organ giúp giáo viên thuận lợi trong việc soạn giáo án, chuẩn bị và sử dụng các thiết bị điện tử và các bài giảng điện tử trong các tiết dạy. - Ban giám hiệu trường luôn quan tâm tạo điều kiện về mọi mặt, trang bị khá đầy đủ đồ dùng, đồ chơi, tài liệu hướng dẫn tổ chức các hoạt động cho trẻ. - Đa số trẻ ở gần trường nên rất chăm đến lớp.Trẻ ở cùng một độ tuổi nên mức độ nhận thức tương đối đồng đều. - Giáo viên nhiệt tình, có trình độ chuẩn và trên chuẩn, có ý thức học hỏi qua việc đọc, tham khảo tài liệu và các phương tiện thông tin đại chúng. Bản thân lại nhận thức được tầm quan trọng của việc dạy cho trẻ nắm chắc các kiến thức trong hoạt động LQVT không những giúp cho trẻ học bộ môn toán sau này sẽ dễ dàng hơn mà còn giúp cho trẻ tiếp thu kiến thức của các môn học khác một cách nhanh nhạy và chính xác hơn. Bởi vậy, tôi luôn tìm tòi và đi sâu nghiên cứu hoạt động LQVT cho trẻ nhằm giúp trẻ lĩnh hội kiến thức toán một cách nhẹ nhàng, thoải mái, không gò ép, áp đặt trẻ mà đạt kết quả cao. Sau đây là một số kinh nghiệm cũng như biện pháp giúp trẻ 5 tuổi hứng thú tích cực với hoạt động LQVT tôi đã nghiên cứu: C - MỘT SỐ KINH NGHIỆM GIÚP TRẺ 5 TUỔI HỨNG THÚ VÀ TÍCH CỰC VỚI HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VỚI TOÁN Để nắm được mức độ hứng thú và mức độ tiếp thu kiến thức, kĩ năng toán học ở trẻ được thay đổi như thế nào, tôi đã tiến hành khảo sát đánh giá ban đầu về các nội dung này khi mới nhận trẻ lên lớp và thực hiện dạy trẻ được 1 tháng: Tôi tiến hành khảo sát 100% số trẻ trong lớp là 47 cháu. Mức độ hứng thú Mức độ tiếp thu kiến thức, kĩ năng LQVT 4/10 Còn đồ dùng cho trẻ tương đối giống đồ dùng của cô nhưng nó là đồ dùng mô phỏng có màu sắc đẹp tạo ra những hiệu ứng thị giác khác nhau cho trẻ, qua đó, nó kích thích trẻ hứng thú với hoạt động mà cô định hướng hoặc yêu cầu trẻ thực hiện. Hay với biểu tượng “Dạy trẻ so sánh dung tích của 3 đối tượng” tôi lựa chọn, cải tạo và sử dụng những đồ vật trong suốt quen thuộc, gần gũi trẻ nhưng có các hình dạng khác nhau. Chúng có thể có cùng dung tích hoặc khác nhau về dung tích. Chúng được trang trí giản dị nhưng dễ nhìn, màu sắc đẹp, dễ sử dụng, thu hút trẻ trong hoạt động, giúp trẻ nhận biết, so sánh dung tích của 3 đối tượng thông qua hoạt động đong nước đổ vào những đồ dùng đó. Tôi lựa chọn dụng cụ đong nước là những chiếc cốc nhỏ có quai giống hệt nhau cả về kiểu dáng và kích thước để cho trẻ thực hành kĩ năng đong nước và chuẩn bị một số chiếc bảng để trẻ gắn kết quả đo và so sánh chúng. Khi chúng ta lựa chọn hay tạo ra những đồ dùng đẹp mắt, phù hợp và biết cách khai thác chúng hiệu quả, chúng ta sẽ giúp trẻ có được những ấn tượng tốt về biểu tượng toán mà trẻ đã học. Điều đó chứng tỏ trẻ có những tích cực và có hứng thú khi tham gia hoạt động làm quen với Toán. Tuy nhiên, đồ dùng sẵn có cho cô và trẻ ở hoạt động này vẫn còn thiếu như đồ dùng dạy và học biểu tượng đo, biểu tượng định hướng về không gian, thời gian và một số đồ dùng dạy Toán khác. Vì thế, để đảm bảo đồ dùng dạy và học Toán được đầy đủ, hiệu quả nhằm giúp trẻ tích cực và hứng thú hoạt động, tôi cùng đồng nghiệp đã thiết kế và tạo ra nhiều đồ dùng dạy và học để đảm bảo mỗi giờ làm quen với toán thì trẻ đều có đầy đủ đồ dùng để hoạt động. Nhờ vậy mà trước mỗi giờ học Toán, giáo viên chủ động và tự tin hơn, trẻ cũng tích cực hơn khi tham gia hoạt động. 3. Xây dựng môi trường góc học toán trong lớp với nhiều đồ dùng, đồ chơi học tập, trò chơi củng cố các biểu tượng toán mà trẻ đã, đang và sẽ học. Môi trường cũng là một yếu tố trực quan trực tiếp tác động hàng ngày đến trẻ. Vì vậy, việc xây dựng môi trường xung quanh được tôi đặc biệt quan tâm trong đó tôi chú trọng xây dựng môi trường góc học toán trong lớp nhiều hơn. Trang trí, sắp xếp lớp học phòng học hài hoà hợp lý sẽ tạo được sự chú ý,sẽ hấp dẫn lôi cuốn trẻ vào các giờ hoạt động theo từng giai đoạn,theo từng chủ điểm,theo nội dung từng bài. Tuỳ vào nội dung của từng bài để bố trí giá đồ dùng đồ chơi, đồ dùng trên mảng tường cho hợp lý để trẻ luyện tập cũng như liên hệ thực tế. Thí dụ: Đồ dùng sáp màu, hồ dán, bút chì, kéo, giấy 1 mặt, bảng con, phấn và 1 số bộ đồ dùng học tập sẵn có được đóng hộp và các túi học liệu riêng của trẻ sẽ được bày ở tủ học tập một cách ngăn nắp, khoa học vì những đồ dùng đó trẻ thường xuyên lấy ra để sử dụng. Còn mảng tường trong góc học Toán tôi sẽ treo hệ thống các bài tập củng cố về các biểu tượng toán học mà trẻ đang học, các bộ đồ chơi củng cố biểu tượng số đếm, các bảng biểu với lô tô đồ dùng cho trẻ thực hiện hoạt động tách gộp, sắp xếp theo quy tắc Mỗi khi trẻ hoạt động góc xong, tôi thưởng vẽ mặt cười hoặc ngôi sao mặt cười cho những bài tập đã hoàn thành tốt của trẻ kẹp lên để tạo cho trẻ sự gần gũi, hứng thú vì nó là sản phẩm của trẻ tự tạo ravà được chơi với sản phẩm của mình, được tự mình thực hiện cách trang trí theo sự hướng dẫn của cô. Từ đó cũng kích thích được sự tích cực của trẻ khi ôn luyện các biểu tượng Toán đã học tại góc hoạt động. 6/10 vận động thân thể, nó sẽ cảm thấy sảng khoái và thích thú. Bởi thế, tôi đã tăng cường đưa một số hoạt động thể chất lồng ghép trong hoạt động cho trẻ LQVT. Ví dụ, khi cho trẻ ổn định tổ chức bằng hình thức hát, hoặc đọc ráp hay đọc đồng dao... , tôi thường cho trẻ kết hợp với các động tác vận động minh họa phù hợp vừa giúp trẻ có thể thể hiện có cảm xúc các tác phẩm đó, vừa thỏa mãn nhu cầu được vận động cho trẻ. Hay khi cho trẻ chơi các trò chơi củng cố có luật tiếp sức, tôi thường đưa thêm các vận động tích hợp vào cho trẻ thực hiện, hẳng hạn như Bật qua suối nhỏ rồi chạy lên nối các nhóm phương tiện giao thông với số lượng tương ứng, Chạy nhấc cao đùi lên chọn khối theo đúng yêu cầu của đội mình, Nhảy lò cò 1 chân lên tìm và gắn thẻ số tương ứng cho từng nhóm đồ dùng,..v.v.. Khi cho trẻ ôn về số đếm, chúng ta có thể cho trẻ tự tạo số lượng các vận động theo yêu cầu như:dậm chân 6 cái, vỗ tay 10 tiếng, lắc hông 8 cái, cuộn tay 8 cái, gật đầu 7 lần, đứng lên ngồi xuống 9 cái .vv Qua áp dụng biện pháp này, trẻ rất hưởng ứng và giờ hoạt động thật sôi nổi. Từ đó để lại cho trẻ những ấn tượng tốt về biểu tượng toán mà trẻ được lĩnh hội. 6. Tích cực sử dụng các hình thức tạo hình lồng ghép trong các hoạt độnghọc và củng cố các biểu tượng toán học cho trẻ. Giống như âm nhạc và vận động, hoạt động tạo hình được trẻ yêu thích nhất là trẻ 5 tuổi. Trẻ 5 tuổi phần lớn đã có nhiều kĩ năng về tạo hình, trẻ thích được tạo ra những bức tranh thật đẹp bằng nhiều hình thức thể hiện với nhiều nội dung khác nhau. Vì thế, tôi đã sưu tầm và thiết kế nhiều bài tập ôn luyện, củng cố các biểu tượng toán thông qua hoạt động tạo hình phù hợp với khả năng của trẻ. Chẳng hạn như khi củng cố biểu tượng về số đếm, tôi cho trẻ vẽ ngôi nhà kì diệu hay ngôi nhà chữ số trong đó tôi đưa ra yêu cầu cho trẻ sau khi vẽ song sẽ trang trí cho mái nhà bằng những số 6, trang chí thân nhà bằng những số 8, trang trí các ô cửa bằng các chữ số 9; Hay tôi cho trẻ vẽ các nhóm đồ vật có số lượng theo yêu cầu và viết chữ số tương ứng vào mỗi nhóm, vẽ thêm cho đủ, hay tô màu bao nhiêu đồ vật Chúng ta cũng có thể tích hợp tạo hình trong các hoạt động ổn định tổ chức của giờ học cho trẻ làm quen với Toán. Ví dụ khi chuẩn bị cho trẻ làm quen biểu tượng đo dung tích của 3 đối tượng, cô giáo có thể vẽ ba cái bình có hình dạng khác nhau và đố trẻ bình nào có thể chứa được nhiều nước hơn để kích thích trẻ suy đoán và dẫn dắt vào bài học một cách thật tự nhiên và lôi cuốn, . 7. Ứng dụng công nghệ thông tin để thiết kế các bài giảng điện tử, các bài tập ôn luyện với nhiều hình ảnh hấp dẫn, sinh động. Hầu hết trẻ mẫu giáo đều thích xem các hình ảnh đẹp, các vi deo sinh động nên khi thiết kế các bài giảng điện tử để dạy trẻ, tôi lựa chọn những hình ảnh thật sắc nét, sống động, quay vi deo hay tìm và lựa chọn các video phải đảm bảo có nội dung phù hợp với yêu cầu của đề tài dạy trẻ nhưng vẫn phải đảm bảo sự rõ nét, sinh động để hấp dẫn trẻ quan sát. Và điều đó sẽ hấp dẫn thị giác của trẻ tập trung hơn, nó cũng tạo ra sự sôi nổi của trẻ khi thảo luận, trò chuyện về các nội 8/10
File đính kèm:
- skkn_mot_so_kinh_nghiem_giup_tre_5_tuoi_hung_thu_va_tich_cuc.docx