SKKN Một số kinh nghiệm giúp trẻ 5-6 tuổi sẵn sàng học đọc, học viết theo hướng liên thông với chương trình Tiểu học

Hoạt động làm quen chữ cái, làm quen với việc học đọc, học viết là một hoạt động rất quan trọng và thiết thực với trẻ mầm non. Hoạt động này giúp trẻ mẫu giáo phát triển các thao tác trí tuệ, trí nhớ, tư duy, phân tích, tổng hợp... giúp trẻ mở rộng sự hiểu biết về thế giới xung quanh, làm cho ngôn ngữ của trẻ ngày càng phát triển mở rộng. Nếu trẻ không nắm vững chữ cái và bước đầu có những kỹ năng cơ bản trong việc học đọc, học viết thì lên lớp 1 trẻ sẽ không thể tiếp thu bài học nhanh được. Bởi vì bước vào lớp 1, trẻ sẽ học kết hợp âm và chữ, âm, vần, nhận dạng chữ, dạy ghép vần, tư thế ngồi, cách cầm bút… trẻ sẽ không tự tin dẫn đến lúng túng, trong khi học trẻ không đạt được kết quả tốt.
Phát triển tốt kỹ năng tiền học đọc học viết sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi khi bước vào học tập ở lớp một. Hình thành kỹ năng tiền học đọc, học viết cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi là hình thành ở trẻ những kỹ năng cần thiết cho việc học đọc, học viết sau này, nhằm nuôi dưỡng ở trẻ lòng mong muốn biết đọc, biết viết, biến việc học chữ trở thành nhu cầu của trẻ. Trẻ mong muốn khám phá thế giới chữ viết chứ không phải bắt ép trẻ phải biết đọc, biết viết ngay từ lứa tuổi mẫu giáo thông qua các hoạt động hàng ngày ở trường mầm non.
Là một giáo viên nhiều năm được phân công chủ nhiệm lớp 5 tuổi tôi luôn trăn trở giúp trẻ học đọc, học viết đạt hiệu quả tốt nhất, tạo tiền đề vững vàng, tự tin cho trẻ vào lớp 1 Tiểu học. Chính vì vậy, tôi đã mạnh dạn nghiên cứu, tìm hiểu, đưa ra: “ Một số kinh nghiệm giúp trẻ 5 – 6 tuổi sẵn sàng học đọc, học viết theo hướng liên thông với chương trình Tiểu học ”
docx 11 trang skmamnonhay 20/12/2024 110
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm giúp trẻ 5-6 tuổi sẵn sàng học đọc, học viết theo hướng liên thông với chương trình Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số kinh nghiệm giúp trẻ 5-6 tuổi sẵn sàng học đọc, học viết theo hướng liên thông với chương trình Tiểu học

SKKN Một số kinh nghiệm giúp trẻ 5-6 tuổi sẵn sàng học đọc, học viết theo hướng liên thông với chương trình Tiểu học
 2 
 B. GIẢI QUYẾT VẪN ĐỀ
 I. Cơ sở lý luận
 Việc dạy trẻ làm quen với chữ cái và học đọc, học viết đóng vai trò hết 
sức quan trọng, hình thành và phát triển các năng lực trí tuệ như: Cảm giác, tư 
duy, ngôn ngữ mạch lạc và phát triển các khả năng chú ý, ghi nhớ, tưởng tượng. 
Hơn nữa việc cho trẻ làm quen với các chữ cái và trang bị cho trẻ các kỹ năng 
cơ bản trong việc học đọc, học viết cho trẻ 5 tuổi cũng là một trong những mục 
đích chuẩn bị cơ sở cho trẻ bước vào lớp 1 một cách dễ dàng hơn.
 II. Thực trạng vấn đề
 Phát triển tốt kỹ năng tiền học đọc học viết sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho 
trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi khi bước vào học tập ở lớp một.Tuy nhiên vào những năm 
học trước, trường tôi mới chỉ quan tâm đến việc dạy cho trẻ 5 Tuổi cách phát âm, 
nhận biết 29 chữ cái một cách đơn lẻ, tập tô 29 chữ cái trong bảng chữ cái Tiếng 
Việt mà chưa thực sự quan tâm đến dạy trẻ đầy đủ các nội dung giúp trẻ có được 
những kỹ năng đọc, viết cơ bản, phù hợp cho tất cả trẻ từ 3 – 5 Tuổi giúp trẻ sẵn 
sàng vào lớp 1.
 1. Thuận lợi. 
 - Trường lớp khang trang, rộng rãi, sạch sẽ thuận tiện cho việc chăm sóc, 
giáo dục trẻ.
 - Ban giám hiệu thường xuyên đầu tư mua sắm, cung cấp đầy đủ trang 
thiết bị đồ dùng đồ chơi phục vụ các hoạt động cho trẻ làm quen chữ cái, chữ viết, 
làm quen với việc đọc của trẻ.
 - Giáo viên trẻ, năng động, sáng tạo, vững vàng về chuyên môn, luôn tâm 
huyết với nghề, có ý thức bồi dưỡng, nâng cao trình độ cũng như tìm tòi, sưu tầm 
các tài liệu để dạy trẻ hiệu quả cao.
 - Trẻ khá đồng đều về nhận thức, đi học chuyên cần
 2. Khó khăn.
 - Giáo viên mới chỉ chú trọng vào dạy cho trẻ học thuộc bảng chữ cái một 
cách thụ động, chưa hiểu sâu về các nội dung cần dạy trẻ chuẩn bị tâm thế vào lớp 
1. Chưa sáng tạo trong hình thức tổ chức giúp trẻ nắm vững bảng chữ cái, rèn các 
kỹ năng đọc, viết cho trẻ một cách thụ động dẫn đến trẻ nhàm chán, chưa hứng 
thú với việc học đọc, viết.
 - Đồ dùng đồ chơi cho trẻ thực hiện các hoạt động làm quen việc đọc, viết 
còn chưa đa dạng, phong phú. 
 - Sự phối hợp giữa giáo viên với phụ huynh trong công tác hướng dẫn trẻ 
các kỹ năng học đọc, học viết còn có nhiều hạn chế. Phụ huynh chưa hiểu về nội 
dung chương trình, chưa biết tận dụng các hoạt động, môi trường sẵn có tại gia 
đình để hướng dẫn trẻ các kỹ năng đọc, viết.
 3. Khảo sát trẻ đầu năm
 Từ những thuận lợi, khó khăn nêu trên, tôi đã xây dựng kế hoạch để tiến 
hành khảo sát, đánh giá trẻ theo các nội dung như sau: 4 
 Từ những hiểu biết đó, với vai trò là tổ trưởng chuyên môn, tôi cùng đ/c 
Hiệu phó phụ trách chuyên môn và giáo viên trong tổ đã cùng nhau thống nhất 
các nội dung giảng dạy phù hợp với từng độ tuổi, thống nhất xây dựng đề tài, hình 
thức tổ chức hoạt động một cách sáng tạo, phong phú đưa vào kế hoạch giáo dục 
thu hút trẻ hoạt động và mục tiêu cao nhất đó là làm thế nào để có thể truyền đạt 
đến trẻ những kỹ năng đọc, viết tốt nhất. 
 Bằng nhiều hình thức khác nhau như đã nêu ở trên, cá nhân tôi đã tích lũy 
thêm được rất nhiều kinh nghiệm, sáng tạo trong tổ chức hoạt động giáo dục, và 
hơn nữa là ngày một nâng cao trình độ chuyên môn cho bản thân trong việc tổ 
chức các hoạt động dạy trẻ đọc, viết, giúp trẻ có tâm thế sẵn sàng khi vào lớp 1.
2. Biện pháp 2: Xây dựng môi trường giáo dục giàu ngôn ngữ, đa dạng đồ 
dùng đồ chơi thu hút trẻ hoạt động. 
 Để trẻ có thể dễ dàng đạt được những kiến thức, kỹ năng về làm quen chữ 
cái, làm quen với việc học đọc, học viết thì công tác xây dựng môi trường giàu 
ngôn ngữ tại trường lớp với đa dạng đồ dùng đồ chơi sẽ góp phần tích cực và có 
hiệu quả cao trong việc cho trẻ học đọc, viết.
 Hiểu được tầm quan trọng của công tác tạo môi trường nên ngay từ đầu 
năm học tôi đã phối hợp với giáo viên cùng lớp rất quan tâm đến công tác xây 
dựng môi trường lớp học, làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ có thể hoạt động, trải 
nghiệm. Tôi chú trọng xây dựng môi trường trong lớp học giàu ngôn ngữ giúp trẻ 
hiểu chức năng của chữ viết và có cơ hội đọc chữ trong khi hoạt động. Các đồ 
dùng đồ chơi, học cụ trong các góc được dán nhãn bằng tiếng Việt theo mẫu chữ 
in thường, in hoa, cỡ chữ to để trẻ dễ nhận biết. Các góc chơi trong lớp có tên góc, 
nội quy chơi, làm nhiều đồ dùng đồ chơi cho trẻ hoạt động.
 Ví dụ góc chữ cái tôi đã làm được các bộ đồ chơi: Bộ nét và chữ cái rời, bộ 
nắp chai chữ cái, xúc xắc chữ cái, tranh các bài đồng dao, ca dao có viết chữ to 
cho trẻ đọc và gạch chân chữ cái theo yêu cầu, cây hoa chữ cái.Tôi sưu tầm 
nhiều nguyên vật liệu rời cho trẻ hoạt động xếp chữ cái, ghép từ đơn giản. Trẻ xếp 
xong yêu cầu trẻ đọc. Tôi chuẩn bị thêm: bảng từ, chữ cái, bút chì, bút sápđể 
trẻ hoạt động tô, đồ, ghép chữ cái.giúp trẻ vừa học chữ cái vừa học đọc.
 Hình ảnh 3: Các góc chơi , hình ảnh 4: Các đồ dùng đồ chơi chữ cái
 Tôi xây dựng góc thư viện của lớp tôi sưu tầm phong phú, đa dạng thể loại 
sách, truyện, thơ, ca dao, đồng dao cho trẻ làm quen với cách đọc. Trẻ kể chuyện 
theo tranh, hướng dẫn trẻ chỉ tay vào chữ, hướng đọc từ trái sang phải, từ trên 
xuống dưới. Giúp trẻ có thói quen đọc sách và niềm đam mê với sách.
 Hình ảnh 5: Góc thư viện
 Môi trường giàu ngôn ngữ và đồ dùng đồ chơi phục vụ cho việc học đọc, 
viết lớp tôi đa dạng, phong phú đã giúp trẻ hứng thú với hoạt động đọc và viết 
hơn.
3. Biện pháp 3: Tổ chức tiết học theo phương pháp đổi mới, hấp dẫn sinh động 
phát huy tính tích cực của trẻ. 6 
trẻ làm quen với cách viết tiếng Việt ( hướng viết từ trái sang phải, từ dòng trên, 
xuống dòng dưới), hướng viết của nét chữ, mối quan hệ giữa tiếng nói và viết. 
Đồng thời giúp trẻ rèn luyện vận động của các cơ nhỏ, sự khéo léo của ngón tay, 
sự phối hợp tay mắt, Nhờ vậy, hoạt động tập tô giúp trẻ lĩnh hội và khắc sâu kỹ 
năng viết thật nhẹ nhàng, phù hợp. 
 Hình ảnh 12 :Giờ học tập tô CC
 Ngoài ra, để hướng dẫn trẻ làm quen với việc học đọc, học viết tôi còn tiến 
hành lồng ghép trong các giờ học ở những môn học khác nhau. Ví dụ môn làm 
quen văn học và âm nhạc. Trẻ được cùng cô đọc các thơ, bài đồng dao, ca dao 
trong sách. Trong giờ kể chuyện cô cho trẻ cùng tập đọc các đoạn truyện có từ lặp 
lại. Giờ âm nhạc trẻ được nghe nhạc, vận động theo nhạc cũng là cách rèn luyện 
khả năng nghe, cảm nhận và hiểu từ, âm của trẻ, qua đó trẻ được phát triển ngôn 
ngữ, biết được cách đọc. 
 Kết quả trẻ lớp tôi đã rất hứng thú với các tiết học làm quen chữ cái.
 4. Biện pháp 4: Giúp trẻ phát triển ngôn ngữ và hình thành các kỹ năng 
học đọc, học viết thông qua các hoạt động giáo dục khác trong ngày.
 * Hoạt động chơi ngoài trời.
 Khi cho trẻ quan sát vườn cây. Trẻ có thể gọi tên các loại cây trong vườn 
trường, nhận xét đặc điểm của từng loại cây, đọc tên các loại cây trên bảng tên, 
nhận biết các chữ cái trong tên các loại cây đó Qua đó, trẻ được làm quen kỹ 
năng đọc, phát triển ngôn ngữ mạch lạc, mạnh dạn nhận xét nêu ý kiến
 Hoạt động chơi với sỏi, lá cây. Tôi cho trẻ nhặt sỏi, lá cây sau đó cho trẻ 
xếp sỏi, xé lá cây thành chữ cái trẻ thích yêu cầu trẻ đọc, nêu đặc điểm cấu tạo 
của chữ cái đó. 
 Hình ảnh 13: Trẻ đọc tên cây
 Hình ảnh 14: Trẻ xếp chữ cái bằng lá cây, cành cây, sỏi, viết chữ trên cát
 * Hoạt động góc 
 Trong giờ hoạt động góc, tôi chú ý tổ chức các hoạt động chơi các trò chơi 
đóng vai có liên quan nhiều đến các hành vi viết, sử dụng công cụ “viết” như: 
 Góc phân vai: trò chơi bán hàng (“viết” hóa đơn tính tiền, “viết” tên hàng 
hóa; trò chơi bác sĩ (kê đơn thuốc, “viết” sổ y bạ)
 Hình ảnh 15: Trẻ chơi góc bán hàng, góc tạo hình
 Góc sách, thư viện: Cô đọc sách cùng với trẻ. Lúc đầu cô vừa đọc vừa đưa 
tay chỉ vào các chữ nhằm giúp trẻ nhận biết mối quan hệ giữa lời nói và chữ viết, 
hướng đọc. Gợi ý để trẻ tự làm sách tranh, xếp ghép chữ cái thành các từ trong 
tranh, tìm các chữ cái đã học trong sách, kể chuyện theo tranh minh họa, kể chuyện 
sáng tạo
 Hình ảnh 16: Trẻ đọc sách cùng cô
Góc chữ cái : Hướng dẫn trẻ sao chép một số ký hiệu, chữ cái, tên của mình, các 
từ gần gũi quen thuộc hoặc trẻ quan sát được từ môi trường xung quanh, sử 
dụng bút để tô vẽ, tập tô, đồ các nét cơ bản trên giấy, tô chữ cái in rỗng, sử dụng 8 
huynh cùng chăm sóc giáo dục trẻ đạt kết quả tốt nhất. Tôi cung cấp những tài 
liệu, kế hoạch giáo dục mà giáo viên thường sử dụng dạy trẻ tại trường để gửi vào 
Zalo nhóm lớp cho phụ huynh tham khảo. Phụ huynh lớp tôi rất hào hứng tham 
gia và tương tác với cô giáo nhiệt tình.
 Hình ảnh 24: Trao đổi vơi PH trong cuộc họp và Zalo nhóm lớp
 Bên cạnh đó, qua giờ đón trả trẻ tôi trao đổi, tự vấn giúp phụ huynh học 
sinh các phương pháp dạy trẻ học đọc, học viết cũng như kết quả cần đạt được ở 
trẻ trước khi bước vào lớp 1. Hướng dẫn phụ huynh tận dụng các nguyên vật liệu 
có sẵn tại nhà, vừa học vừa chơi giúp việc học chữ cái đạt hiệu quả hơn. Gợi ý 
cho phụ huynh một số hoạt động: xếp chữ cái bằng hột hạt, sỏi, đồ chơi có sẵn 
trong gia đình; cắt dán chữ cái, từ trong tờ lịch, báo.Thông qua bảng tuyên 
truyền ngoài cửa lớp phụ huynh sẽ nắm được các chữ cái trẻ đang học trong tháng 
để phụ huynh phối hợp kèm con học tại nhà.
 Hình ảnh 25: PH hướng dẫn trẻ xếp chữ
 Tôi cũng thiết kế các Video hướng dẫn trẻ cách nhận biết các nét chữ, nhận 
biết chữ cái, video hướng dẫn trẻ cách chắp ghép các từ từ chữ rời, cách đọc qua 
video làm quen chữ cái, video dạy trẻ đọc thơ, đọc truyện để trẻ học và rèn luyện 
thêm ở nhà. Tôi đã xây dựng được một số bài giảng e- leaning gửi phụ huynh giúp 
trẻ hứng thú tham gia vào các tiết học chữ cái và việc học chữ cái đạt hiệu quả 
hơn. Thiết kế các bài tập cuối tuần gửi phụ huynh hướng dẫn con làm tại nhà.
 Hình ảnh 26: Trẻ học chữ qua video
 Tôi khuyến khích cha mẹ đọc sách cho trẻ nghe vào những thời gian phù 
hợp với trẻ và điều kiện gia đình ( thường là khoảng 30 phút vào buổi tối trước 
khi đi ngủ)
 Qua đó giúp phụ huynh nhận thức đúng về chương trình giáo dục mầm non 
và tiếp thu những nội dung cô truyền đạt để hỗ trợ trẻ trong giai đoạn chuyển tiếp 
từ mầm non lên tiểu học 
 IV. Hiệu quả của SKKN
 Từ những nỗ lực cố gắng của bản thân, tôi đã nghiên cứu và áp dụng “Một 
số kinh nghiệm giúp trẻ 5 – 6 tuổi sẵn sàng học đọc, học viết theo hướng liên 
thông với chương trình Tiểu học” tôi thấy trẻ lớp tôi có nhiều chuyển biến theo 
chiều hướng tốt. Kết quả thể hiện số lượng trẻ đạt yêu cầu các nội dung đã tăng 
lên so với đầu năm như sau: 
 Nội dung khảo sát Đầu năm Tháng 3/2023
 Đạt Chưa Đạt Chưa 
 đạt đạt
 1 Trẻ nhận dạng và phát âm chính xác chữ 15/ 43 28/43 40/ 43 3/43
 cái (in hoa, in thường, viết thường, viết hoa 35% 65% 93% 7%
 ) đã học
 2 Biết cách cầm sách, mở sách, đọc sách 20/43 23/43 41/43 2/43
 đúng cách. Thực hiện được một số quy tắc 46,5% 53,5% 95% 5%

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_kinh_nghiem_giup_tre_5_6_tuoi_san_sang_hoc_doc_h.docx