SKKN Một số kinh nghiệm giúp trẻ 5-6 tuổi phát triển tính mạnh dạn, tự tin nhằm xây dựng lớp học hạnh phúc
Có câu danh ngôn: “Hãy cứ với tay lên bầu trời, bởi nếu bạn không có được mặt trăng thì rất có thể bạn sẽ có được những vì sao”. Câu danh ngôn trên như một lời động viên rất nhẹ nhàng, nó nhắn nhủ mỗi con người chúng ta, vượt qua rào cản bản thân để sẵn sàng vượt qua thử thách phía trước, bằng một tâm thế tự tin, chững chạc, hạnh phúc. Việc phát triển tính tự tin, dám thể hiện bản thân của mỗi người cần phải được bắt đầu ngay từ những năm đầu đời, đặc biệt là trẻ ở tuổi mẫu giáo 5- 6 tuổi. Trên thực tế, lứa tuổi này các con còn phụ thuộc rất nhiều ở người lớn. Chính vì vậy, việc hình thành và phát triển tính tự tin của trẻ muốn thành công phụ thuộc vào một yếu tố không nhỏ - Đó là sự giáo dục của cô giáo, của nhà trường.
Năm học 2022-2023 được phân công phụ trách lớp 5-6 tuổi, tôi nhận thấy ở lớp tôi khả năng tiếp thu của trẻ trong lớp không đồng đều. Nhiều trẻ cá biệt, nhút nhát, ít nói, chưa dám làm điều mình nghĩ. Giáo viên chưa linh hoạt, sáng tạo, mạnh dạn thay đổi nội dung hình thức tổ chức hoạt động nên chưa phát huy hết khả năng của trẻ. Môi trường học tập chưa đáp ứng được với chương trình đổi mới hiện nay. Bên cạnh đó, Đa số phụ huynh làm nông nghiệp và công nhân nên chưa nhận thức rõ về bậc học mầm non, ít có thời gian dành cho con, phần lớn đều do ông, bà đưa đón con đi học. Vì vậy, việc thống nhất quan điểm, biện pháp giáo dục trẻ giữa giáo viên và phụ huynh còn gặp nhiều khó khăn. Tôi luôn băn khoăn làm sao để phát triển tính mạnh dạn tự tin cho trẻ, làm sao để xây dựng lớp học hạnh phúc để trẻ đến trường được vui vẻ thỏa mái tự tin thể hiện bản thân và lĩnh hội được những kiến thưc cơ bản nhất? Đó chính là lý do tôi lựa chọn đề tài: “Một số kinh nghiệm giúp trẻ 5- 6 tuổi phát triển tính mạnh dạn, tự tin nhằm xây dựng lớp học hạnh phúc”.
Năm học 2022-2023 được phân công phụ trách lớp 5-6 tuổi, tôi nhận thấy ở lớp tôi khả năng tiếp thu của trẻ trong lớp không đồng đều. Nhiều trẻ cá biệt, nhút nhát, ít nói, chưa dám làm điều mình nghĩ. Giáo viên chưa linh hoạt, sáng tạo, mạnh dạn thay đổi nội dung hình thức tổ chức hoạt động nên chưa phát huy hết khả năng của trẻ. Môi trường học tập chưa đáp ứng được với chương trình đổi mới hiện nay. Bên cạnh đó, Đa số phụ huynh làm nông nghiệp và công nhân nên chưa nhận thức rõ về bậc học mầm non, ít có thời gian dành cho con, phần lớn đều do ông, bà đưa đón con đi học. Vì vậy, việc thống nhất quan điểm, biện pháp giáo dục trẻ giữa giáo viên và phụ huynh còn gặp nhiều khó khăn. Tôi luôn băn khoăn làm sao để phát triển tính mạnh dạn tự tin cho trẻ, làm sao để xây dựng lớp học hạnh phúc để trẻ đến trường được vui vẻ thỏa mái tự tin thể hiện bản thân và lĩnh hội được những kiến thưc cơ bản nhất? Đó chính là lý do tôi lựa chọn đề tài: “Một số kinh nghiệm giúp trẻ 5- 6 tuổi phát triển tính mạnh dạn, tự tin nhằm xây dựng lớp học hạnh phúc”.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm giúp trẻ 5-6 tuổi phát triển tính mạnh dạn, tự tin nhằm xây dựng lớp học hạnh phúc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số kinh nghiệm giúp trẻ 5-6 tuổi phát triển tính mạnh dạn, tự tin nhằm xây dựng lớp học hạnh phúc

1 / 22 PHẦN A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Xây dựng lớp học hạnh phúc bắt đầu từ những điều nhỏ nhất và có lẽ nó phải bắt đầu từ khát khao gieo hạnh phúc từ mỗi thầy cô, từ sự nhìn nhận quan sát thấu hiểu đứa trẻ của mình có mạnh dạn, tự tin không, có vui vẻ hòa đồng không bởi trẻ phải có những điều đó trẻ mới thấy hạnh phúc. Lớp học hạnh phúc hiểu một cách đơn giản, là nơi khiến cả cô và trò đều có cảm giác "muốn đến". Khi đến sẽ có hứng thú, niềm vui, sự mong chờ và những rung cảm. Đặc biệt tuổi thơ ấu của trẻ là một giai đoạn tràn đầy hạnh phúc trong vòng tay của ông bà cha mẹ. Lớn dần lên trẻ đến trường mầm non, môi trường hoàn toàn mới cô giáo mới bạn mới, trẻ sẽ nhút nhát, thiếu tự tin. Để 1 đứa trẻ luôn vui vẻ, hạnh phúc thì điều đầu tiên đứa trẻ đó là một đứa trẻ luôn mạnh dạn, tự tin vào chính bản thân mình và những điều xung quanh. Bởi tự tin là nền tảng giúp trẻ có một cuộc sống hạnh phúc và là chìa khóa dẫn chúng tới thành công. Tự tin là nguồn khích lệ lớn đối với mọi người, là động lực để chúng ta cố gắng đạt được mục tiêu và giành được nhiều thành tích quan trọng. Một trẻ tự tin sẽ duy trì được khả năng học hỏi, khám phá trong học tập và luôn sẵn sàng đón nhận những thách thức mới, luôn mong muốn được yêu quí, được đón nhận, luôn cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc và đó chính là khởi đầu tuyệt vời để trẻ gần gũi hơn với mọi người. Có câu danh ngôn: “Hãy cứ với tay lên bầu trời, bởi nếu bạn không có được mặt trăng thì rất có thể bạn sẽ có được những vì sao”. Câu danh ngôn trên như một lời động viên rất nhẹ nhàng, nó nhắn nhủ mỗi con người chúng ta, vượt qua rào cản bản thân để sẵn sàng vượt qua thử thách phía trước, bằng một tâm thế tự tin, chững chạc, hạnh phúc. Việc phát triển tính tự tin, dám thể hiện bản thân của mỗi người cần phải được bắt đầu ngay từ những năm đầu đời, đặc biệt là trẻ ở tuổi mẫu giáo 5- 6 tuổi. Trên thực tế, lứa tuổi này các con còn phụ thuộc rất nhiều ở người lớn. Chính vì vậy, việc hình thành và phát triển tính tự tin của trẻ muốn thành công phụ thuộc vào một yếu tố không nhỏ - Đó là sự giáo dục của cô giáo, của nhà trường. Năm học 2022-2023 được phân công phụ trách lớp 5-6 tuổi, tôi nhận thấy ở lớp tôi khả năng tiếp thu của trẻ trong lớp không đồng đều. Nhiều trẻ cá biệt, nhút nhát, ít nói, chưa dám làm điều mình nghĩ. Giáo viên chưa linh hoạt, sáng tạo, mạnh dạn thay đổi nội dung hình thức tổ chức hoạt động nên chưa phát huy hết khả năng của trẻ. Môi trường học tập chưa đáp ứng được với chương trình đổi mới hiện nay. Bên cạnh đó, Đa số phụ huynh làm nông nghiệp và công nhân nên chưa nhận thức rõ về bậc học mầm non, ít có thời gian dành cho con, phần 3 / 22 yêu, đáng yêu, có năng lực, tự hào, có trách nhiệm, được chấp nhận, có giá trị và những tư tưởng khác mà bạn tạo ra cho chính bản thân mình. Muốn thực hiện được điều đó thì mỗi gia đình, mỗi người làm cha, làm mẹ sẽ là những người yêu thương, nuôi dưỡng, chăm sóc và khích lệ trẻ đầu tiên. Còn chúng ta mỗi thầy giáo, cô giáo sẽ là người cha, người mẹ thứ hai của trẻ chịu trách nhiệm giáo dục trẻ, hình thành cho trẻ một đức tính đặc biệt quan trọng - Đức tính tự tin, để mang lại niềm vui, hạnh phúc cho trẻ. Điều này thật sự quan trọng trong việc quyết định chiến thắng ngày hôm nay và thành công ngày mai cho những mầm non - những chủ nhân thiên tài của đất nước. II. CƠ SỞ THỰC TIỄN Năm học 2022- 2023 tôi được nhà trường phân công chăm sóc giáo dục lớp mẫu giáo lớn 5- 6 tuổi A4 với tổng số cháu là 37 cháu tôi thấy có những thuận lợi và khó khăn sau: 1. Thuận lợi: Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo về cơ sở vật chất, Trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 có đầy đủ các trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi đầy đủ theo quy định. Ban giám hiệu luôn quan tâm tới chuyên môn, bồi dưỡng phương pháp, đổi mới hình thưc tổ chức hoạt động giáo dục mầm non, tạo mội điều kiện giúp tôi thực hiện tốt chương trình giáo dục mầm non mới. Giáo viên trên lớp nắm vững phương pháp, có trình độ chuẩn, có sự nhiệt tình chia sẻ, phối hợp với nhau và luôn quan tâm tới trẻ, thường xuyên dành thời gian trò chuyện, trao đổi với phụ huynh hướng dẫn các con thực hiện. Giáo viên yêu nghề, mến trẻ, tận tình với công việc. Tích cực thường xuyên tìm tòi, nghiên cứu tài liệu như tạp chí, mạng có liên quan đến việc chăm sóc giáo dục trẻ để áp dụng vào việc chăm sóc giáo dục trẻ hằng ngày nhất là việc giáo dục tính mạnh dạn, tự tin cho trẻ. 2. Khó khăn: Khả năng tiếp thu của trẻ trong lớp không đồng đều. Nhiều trẻ cá biệt, nhút nhát, ít nói, chưa dám làm điều mình nghĩ. Trẻ lứa tuổi này có nhu cầu khẳng định mình rất lớn, trẻ muốn có thẩm quyền với mọi vật xung quanh, do đó tính ích kỷ dễ phát triển gây cản trở trong việc tiếp thu các kiến thức mới. Giáo viên chưa linh hoạt, sáng tạo, mạnh dạn thay đổi nội dung hình thức tổ chức hoạt động, giáo viên cho trẻ thực hiện còn máy móc, dập khuân. Môi trường học tập chưa đáp ứng được với chương trình đổi mới hiện nay. 5 / 22 để tích lũy kinh nghiệm. Theo quan điểm của tôi, môi trường lớp học được xây dựng mà mọi đứa trẻ đều có cơ hội phát triển. Trước khi xây dựng môi trường nhà giáo dục cần trả lời câu hỏi: + Mình phải làm gì để khi trẻ bước vào lớp luôn cảm thấy thích thú? + Tại sao trẻ lại cứ chạy khắp lớp, đánh nhau và không nghe lời cô? + Để một cái lớp trống không cho trẻ chạy hay là lớp với rất nhiều đồ chơi để trẻ trải nghiệm và rèn tính nề nếp, cẩn thận? + Có cần thiết phải dán rất nhiều thứ trên tường chỉ đề cho bắt mắt và sặc sỡ? + Lớp học có đảm bảo 5S: Sẵn sàng, sàng lọc, sắp xếp, sạch sẽ, săn sóc? Để những đứa trẻ của tôi có được sự tự tin tích cực, niềm vui thích đến lớp thì ngay ở cửa lớp tôi trang trí menu với các hình trái tim, hình đôi bàn tay, hình nốt nhạc, hình 1chiếc môi xinh. Và ngay khi trẻ vừa tới cửa lớp cô đã chào đón trẻ bằng những hình ảnh rất đỗi yêu thương, chỉ một cái bắt tay, một điệu nhạc nhún nhảy, hay cô nhẹ nhàng ôm trẻ vào lòng và thì thầm“Chào mừng con đến lớp học nhé”. Như vậy đã tạo cho trẻ niềm tin, vui thích đến lớp. (Ảnh2: menu lớp học cô đón trẻ yêu thương) Lớp học phải là thiên đường để trẻ thư giãn, chìm đắm trong thế giới riêng của mình. Mọi thứ luôn được sắp xếp thuận lợi nhất và có nhiều thứ đồ chơi để trẻ có thể hoạt động thỏa thích theo ý tưởng của mình. Khi trang trí các góc trong lớp, tôi tạo các góc chơi phù hợp, đảm bảo diện tích cho trẻ hoạt động thoải mái, màu sắc hài hòa. Các góc phải đảm bảo đủ ánh sáng cho trẻ hoạt động, sắp xếp các góc chơi động tĩnh theo quy định, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của trẻ. Ở các góc chơi như steam, tạo hình, toán, phải trang trí mở để trẻ được hoạt động tối đa trong các góc, đồ dùng, đồ chơi, nhiều các nguyên liệu mở, đảm bảo thuận tiện mang tính gợi mở, phong phú, đa dạng. Tôi khuyến khích trẻ cùng cô tự thiết kế nhiều đồ dùng, đồ chơi để phát triển tư duy logic, khả năng quan sát, nhận xét. Tôi luôn quan sát các nhóm chơi và quá trình chơi của trẻ, tham gia nhập vai chơi cùng trẻ, tạo cơ hội và mở rộng dần mối quan hệ giữa trẻ trong nhóm chơi và giao lưu giữa các nhóm chơi. Các sản phẩm của trẻ được trưng bày trang trí, đó là một sự khích lệ với trẻ, động viên trẻ để trẻ phấn đấu cố gắng trong các hoạt động. Tạo cho trẻ cảm nhận được “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” làm cho trẻ yêu trường, yêu lớp, yêu cô, gắn bó với ngôi nhà chung. Việc trang trí lớp học sao cho tự nhiên, biến không gian lớp học trở nên gần gũi, thân thiện có ý nghĩa giáo dục cho trẻ là việc làm không phải dễ. Bởi 7 / 22 VD: Trong nội dung trò chuyện về “sự tự tin” với mục đích giáo dục trẻ vượt qua mọi khó khăn, tự ti khiếm khuyết của bản thân mình để giành chiến thắng. Bắt đầu hoạt động tôi tạo sự phấn khởi cho trẻ bằng trò chơi: “cặp đôi hoàn hảo”. Trong trò chơi trẻ mạnh dạn tìm những người bạn yêu thích để tham gia trò chơi. Sau đó tôi dùng những lời khen ngợi dành cho trẻ như: Sáng nay cô thấy bạn A rất đáng yêuTôi khuyến khích trẻ dành những lời khen cho bạn của mình. Tiếp theo cho trẻ xem bộ phim quà tặng cuộc sống: “Tự tin bước đi”. Sau khi xem phim trẻ thấy được bạn Hà Lan là bạn chơi piano rất giỏi và bạn đã trúng tuyển kì thi piano quốc gia nhưng vì bạn có đôi chân tật nguyền không đi lại được nên dù bạn nhận được tin vui trúng tuyển từ mẹ bạn ấy, nhưng bạn ấy lại rất buồn vì sợ mọi người chê cười đôi chân của bạn. Mẹ bạn đã động viên khích lệ bạn hãy tin vào chính mình, và khả năng chơi đàn giỏi của mình sẽ mang lại niềm vui cho khán giả. Từ câu nói động viên của mẹ đã giúp bạn Hà Lan tự tin, vui vẻ tiếp tục thực hiện ước mơ của mình. Như vậy qua hoạt động trò chuyện này tôi đã giúp trẻ có thêm động lực tự tin vượt lên chính mình. Từ những hoạt động trò chuyện đó, tôi lắng nghe ý kiến của trẻ, tôn trọng trẻ, giúp trẻ xây dựng hình tượng tốt của chính mình, lắng nghe khích lệ trẻ bày tỏ thái độ, ý tưởng của mình qua lời nói, dạy trẻ biết lắng nghe và giải quyết vấn đề, củng cố sự tự tin cho trẻ cho trẻ mọi lúc mọi nơi. Bên cạnh đó, tôi cũng quy ước với trẻ về quy định trong lớp học và giao tiếp giữa trẻ với trẻ trong lớp. Việc rèn nề nếp được thực hiện ngay khi đón trả trẻ vào năm học mới. Tôi quy ước về cách lấy đồ chơi nơi quy định và khi chơi không nói quá to không la hét, các bạn nhường nhịn nhau trong khi chơi, cùng nhau tham gia vào hoạt động vui vẻ, không tranh giành đồ chơi. Trẻ ở lứa tuổi này bắt chước rất nhanh. Chính vì thế cô giáo là người phải rất mạnh dạn tự tin trước mặt trẻ khi giao tiếp với đồng nghiệp và với phụ huynh. Cô là người quan tâm tới trẻ để trẻ cảm nhận được sự an toàn, sự yêu mến và trẻ cũng học theo cô, biết lắng nghe, biết yêu thương người khác. Trẻ biết yêu thương người khác trước hết phải yêu thương bản thân mình bằng cách trẻ biết tự chăm lo cho mình, tự phục vụ cho bản thân (xúc ăn, Tự mặc quần áo, tự cất bàn ghế, cất vở, đồ dùng khi chơi). Hướng trẻ quan tâm tới ngoại hình của mình khi mặc trang phục đến lớp, thường xuyên khen ngợi động viên trẻ mặc đẹp hợp thời tiết (vì rất nhiều trẻ còn e ngại mặc quần áo mới đến lớp.) Tôi luôn động viên trẻ tự tin vào bản thân: “Cô nghĩ nhất định con sẽ làm được”, “Lần sau con sẽ làm tốt hơn” khuyến khích trẻ tham gia, hợp tác để cùng phát triển. Khuyến khích trẻ trao đổi, hợp tác thực hiện ý tưởng chơi (cùng hoạt động và giúp đỡ lẫn nhau). Khuyến khích trẻ tham gia thảo luận xây dựng nội quy lớp
File đính kèm:
skkn_mot_so_kinh_nghiem_giup_tre_5_6_tuoi_phat_trien_tinh_ma.doc