SKKN Một số kinh nghiệm giúp trẻ 5-6 tuổi phát triển khả năng sáng tạo qua hoạt động tạo hình

Việc tham gia vào hoạt động tạo hình ngay từ tuổi mầm non sẽ giúp cho trẻ hình thành, phát triển trí tưởng tượng, khả năng sáng tạo và trẻ có nhiều cơ hội để biểu hiện cảm xúc.Vì vậy muốn cho trẻ được tự do bộc lộ những ý tưởng của cá nhân phải tạo cho trẻ một môi trường hoạt động thật phong phú, đa dạng gắn liền với đời sống thực tế để thông qua tạo hình trẻ có thể thể hiện lại những bức tranh, những sản phẩm mà trẻ bắt gặp được trong khi quan sát thế giới xung quanh theo cảm nhận của riêng mình.
Hình thành và phát triển khả năng sáng tạo của trẻ là vô cùng cần thiết và người lớn chúng ta phải tạo mọi cơ hội cho trẻ được thể hiện những gì trẻ được trải nghiệm hoặc những ý tưởng độc đáo từ trí tưởng tượng của trẻ vào trong sản phẩm tạo hình.
Tổ chức hoạt động tạo hình là tạo điều kiện để phát triển nhân cách của trẻ nói chung và tính sáng tạo nói riêng, đồng thời phát triển khả năng cảm nhận thẩm mỹ của trẻ trong nghệ thuật và trong cuộc sống.
docx 33 trang skmamnonhay 23/10/2024 191
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm giúp trẻ 5-6 tuổi phát triển khả năng sáng tạo qua hoạt động tạo hình", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số kinh nghiệm giúp trẻ 5-6 tuổi phát triển khả năng sáng tạo qua hoạt động tạo hình

SKKN Một số kinh nghiệm giúp trẻ 5-6 tuổi phát triển khả năng sáng tạo qua hoạt động tạo hình
 Một sô kinh nghiệm giúp trẻ 5-6 tuổi phát triển khả năng sáng tạo qua hoạt động tạo hình
 Phần thứ nhất: MỞ ĐẦU
I. Đặt vấn đề
 Trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ Mầm Non, hoạt động tạo hình là phương 
tiện giúp trẻ thể hiện ấn tượng, hiểu biết, ý muốn của mình về thế giới xung quanh. Đó là 
niềm say mê, ham thích sáng tạo của trẻ. Hoạt động tạo hình có vai trò như một phương 
tiện truyền đạt biểu lộ nhận thức của trẻ về thế giới xung quanh. Kết quả của hoạt động 
tạo hình phụ thuộc vào nhiều kiến thức, kinh nghiệm mà trẻ tích lũy được trong các hoạt 
động khác nhau. Việc tham gia vào các hoạt động, đặc biệt là hoạt động tạo hình sẽ tạo 
nguồn hứng thú, làm nảy sinh những ý tưởng sáng tạo của trẻ. Qua tác phẩm của trẻ giáo 
viên có thể hiểu được những sở thích, những suy nghĩ tình cảm của trẻ đối với thế giới 
xung quanh mà trẻ muốn khám phá.
 Hoạt động tạo hình được coi là một hoạt động sáng tạo nghệ thuật có một vai trò 
quan trọng trong sự hình thành và phát triển tình cảm của trẻ nhỏ với các loại hình hoạt 
động như: Vẽ, nặn, xé dán, chắp ghép...
 Việc tham gia vào hoạt động tạo hình ngay từ tuổi mầm non sẽ giúp cho trẻ hình 
thành, phát triển trí tưởng tượng, khả năng sáng tạo và trẻ có nhiều cơ hội để biểu hiện 
cảm xúc.Vì vậy muốn cho trẻ được tự do bộc lộ những ý tưởng của cá nhân phải tạo cho 
trẻ một môi trường hoạt động thật phong phú, đa dạng gắn liền với đời sống thực tế để 
thông qua tạo hình trẻ có thể thể hiện lại những bức tranh, những sản phẩm mà trẻ bắt gặp 
được trong khi quan sát thế giới xung quanh theo cảm nhận của riêng mình.
 Hình thành và phát triển khả năng sáng tạo của trẻ là vô cùng cần thiết và người 
lớn chúng ta phải tạo mọi cơ hội cho trẻ được thể hiện những gì trẻ được trải nghiệm hoặc 
những ý tưởng độc đáo từ trí tưởng tượng của trẻ vào trong sản phẩm tạo hình.
 Tổ chức hoạt động tạo hình là tạo điều kiện để phát triển nhân cách của trẻ nói 
chung và tính sáng tạo nói riêng, đồng thời phát triển khả năng cảm nhận thẩm mỹ của trẻ 
trong nghệ thuật và trong cuộc sống.
Trần Thu Ngọc Hà - 2 - Trường MN Hoa Ph ượng Một sô kinh nghiệm giúp trẻ 5-6 tuổi phát triển khả năng sáng tạo qua hoạt động tạo hình
tạo qua hoạt động Tạo Hình". Tôi muốn nghiên cứu về khả năng sáng tạo của trẻ 5-6 
tuổi trong việc sử dụng các nguyên vật liệu tạo hình trong hoạt động tạo hình của trẻ.
- Bởi nói đến sáng tạo là nói đến sự thể hiện độc đáo, đặc sắc của con người. Phát triển 
năng lực sáng tạo là một nhiệm vụ quan trọng của nền giáo dục hiện đại. Phát triển trí 
tưởng tượng, khả năng sáng tạo, phát huy tính tích cực cá nhân của trẻ thông qua các 
nguyên vật liệu mở để trẻ tạo ra được sản phẩm tạo hình. Vai trò của cô trong tổ chức 
hoạt động tạo hình cho trẻ, cô chỉ là người tổ chức và tạo ra môi trường phong phú để 
giúp trẻ tích cực hoạt động “ trẻ là trung tâm” của quá trình hoạt động. Qua đó giúp trẻ 
phát huy tính tích cực, trí tưởng tượng và khả năng sáng tạo của trẻ.
 Phần thứ hai: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lý luận
Hoạt động tạo hình của trẻ còn được coi là một hoạt động nghệ thuật, ở trường mầm non 
hoạt động tạo hình gồm các kỹ năng : vẽ, nặn, cắt xé dán,... nhằm phát triển ở trẻ khả 
năng quan sát, phát triển trí nhớ trí tưởng tượng và sáng tạo. Cung cấp cho trẻ kỹ năng 
tạo hình đơn giản giúp trẻ thể hiện cảm xúc , tình cảm của mình về vẻ đẹp của thế giới 
xung quanh. Thông qua đó bồi dưỡng thị hiếu thẩm mỹ, hình thành ở trẻ tình yêu thiên 
nhiên, cuộc sống và nghệ thuật.
-Kết quả của hoạt động tạo hình phụ thuộc vào kiến thức, kinh nghiệm mà trẻ tích lũy 
được trong các hoạt động khác.
- Trẻ thích tạo hình, có nhu cầu tạo hình, trẻ càng lớn thì hoạt động tạo hình càng đa dạng
- Hoạt động tạo hình hình thành ở trẻ những cảm xúc, hứng thú được chơi và được khám 
phá các nguyên vật liệu, thực hiện các thao tác thử nghiệm. Tạo cho trẻ cơ hội để trẻ lặp 
lại các hành động với đồ vật.
-Sự xuất hiện ý tưởng tạo hình của trẻ không những phụ thuộc vào hứng thú mà còn phụ 
thuộc vào sự đa dạng, phong phú của các biểu tượng tạo hình. Đó chính là những hình ảnh 
được lưu giữ sau khi trẻ tri giác các sự vật hiện tượng trong môi trường xung quanh. Vì 
Trần Thu Ngọc Hà - 4 - Trường MN Hoa Ph ượng Một sô kinh nghiệm giúp trẻ 5-6 tuổi phát triển khả năng sáng tạo qua hoạt động tạo 
hình mang tính sáng tạo rất cao, vì thế khả năng tạo hình của trẻ chính là phát triển năng 
lực sáng tạo của trẻ.
Trong việc lựa chọn, sử dụng các nguyên vật liệu, màu sắc của trẻ được bộc lộ rõ ấn 
tượng, cảm xúc về thế giới xung quanh, việc hình thành và phát triển khả năng tạo hình 
cho trẻ ở lứa tuổi mầm non là hết sức cần thiết. Để’ trẻ thỏa mãn, đáp ứng được nhu cầu 
và sự quan tâm, giáo viên cần hướng dẫn cho trẻ cách làm và cách thể’ hiện, hoặc giáo 
viên có thể’ cùng làm với trẻ ngoài ra giáo viên cần khuyến khích óc tưởng tượng, sáng 
tạo của trẻ bằng cách thu thập nhiều nguyên vật liệu khác nhau và cùng thảo luận với trẻ 
về khả năng sử dụng chúng. Giáo viên nên đưa ra nhiều phương tiện phù hợp với trẻ và 
khuyến khích trẻ hoạt động.
II. Thực trạng vấn đề
 Trong thời buổi hiện nay cấp học mầm non được ngành học Mầm Non được sự quan 
tâm của Phòng Giáo Dục và đào tạo nên phòng giáo dục đã triển khai tổ chức nhiều buổi 
học chuyên đề cho giáo viên được học hỏi.
Bên cạnh đó cũng sự quan tâm chỉ đạo của Ban Giám Hiệu nhà trường, trường, lớp khang 
trang, và đều thực hiện việc giáo dục và chăm sóc trẻ theo sự chỉ đạo chung của ngành.
 - Có phòng học thoáng mát để phục vụ cho các hoạt động trong ngày của trẻ.
 - Trường Có nhiều tài liệu để giáo viên tham khảo và nghiên cứu trong quá trình 
 giảng dạy.
 -Mỗi lớp được nhà trường phân công hai cô giáo dạy tương đối đều tay, có tinh thần 
 trách nhiệm, yêu trẻ, yêu nghề, ham học hỏi.
 - Đội ngũ giáo viên giảng dạy nhiệt tình, năng động, sáng tạo, có trình độ
 chuyên môn vững vàng, được đào tạo theo chương trình mầm non mới, yêu nghề, 
 mến trẻ có tinh thần trách nhiệm cao và có kinh nghiệm trong quá trình chăm sóc 
 giáo dục và nuôi dạy trẻ.
 Tuy nhiên do đặc điểm phát triển về tâm sinh lý của trẻ ở từng lứa tuổi không giống 
Trần Thu Ngọc Hà - 6 - Trường MN Hoa Phượng Một sô kinh nghiệm giúp trẻ 5-6 tuổi phát triển khả năng sáng tạo qua hoạt động tạo hình
 - Chuyên đề hoạt động Tạo hình đã được bồi dưỡng và thực hiện từ nhiều năm nay 
 nhưng thực tế các trường cho thấy giáo viên vẫn bị máy móc, rập khuôn khi thực 
 hiện các tiết tạo hình và đặc biệt là chưa tạo được nhiều cơ hội để trẻ có thể’ được 
 hoạt động tạo hình.
 - Kiến thức của cô về cách thức tổ chức cho trẻ hoạt động, xây dựng môi
 trường phong phú, đa dạng, các nguyên vật liệu mở để’ tạo cơ hội tốt nhất cho trẻ 
 được phát huy khả năng sáng tạo trong quá trình chơi tạo hình nhưng trên thực tế 
 việc tổ chức môi trường cho trẻ hoạt động vẫn chưa thật phong phú.
 - Giáo viên thiếu đồ dùng, giáo cụ trực quan để’ dạy trẻ tư duy và thực hành. Giáo 
viên có chuẩn bị và tìm kiếm các nguyên vật liệu khác nhau nhưng chưa đa dạng và thu 
hút trẻ.
- Đôi khi giáo viên chưa mạnh dạn để’ trẻ tự làm theo suy nghĩ của trẻ, giáo viên còn can 
thiệp vào quá trình tạo ra sản phẩm của trẻ, do vậy sản phẩm của trẻ chưa có tính sáng tạo 
cao.
-Sự phối hợp môn Tạo hình trong cá tiết học chưa logic và chưa phong phú đa dạng về 
hình thức dẫn đến việc trẻ không có cơ sở để sáng tạo và tích cực hoạt động.
-Sự kết hợp giữa họat động tạo hình chưa được thường xuyên ở hoạt động ngoài trời và 
hoạt động góc
Với sự mổ lực của các giáo viên thì cũng đã gặt hái được một số thành công nhất định.
- Giáo viên nắm được cách thức tổ chức cho trẻ hoạt động tạo hình thông qua vui chơi để 
tạo ra những sản phẩm mà trẻ thích.
- Các nguyên vật liệu được sắp xếp bắt mắt, hợp lý, dễ lấy và cất khi sử dụng.
-Một số sản phẩm có thể hiện nét riêng của cá nhân.
- Hoạt động tạo hình thông qua các nguyên vật liệu mở làm cho trẻ rất thích và tích cực 
tham gia hoạt động. Hoạt động này đã giúp trẻ có thêm một số kỹ năng mới, phát triển sự 
khéo léo và óc tưởng tượng.
 Trần Thu Ngọc Hà - 8 - Trường MN Hoa Ph ượng Một sô kinh nghiệm giúp trẻ 5-6 tuổi phát triển khả năng sáng tạo qua hoạt động tạo hình
chuẩn bị và tìm kiếm các loại nguyên vật liệu khác nhau tuy nhiên chưa thật đa dạng và 
phong phú cho trẻ hoạt động.
- Đôi khi giáo viên chưa mạnh dạn để trẻ làm theo suy nghĩ của trẻ, còn can thiệp vào quá 
trình tạo ra sản phẩm của trẻ, do vây sản phẩm của trẻ chưa có tính sáng tạo cao.
 Trong thời gian giảng dạy ở trường mầm non Hoa Phượng- TT Buôn Trấp- Huyện 
Krông Ana- Tỉnh Đăk Lăk
 tôi đã được nhà trường tạo điều kiện dự giờ các tiết tạo hình cho khối lá 5-6 tuổi do giáo 
viên trong trường dạy và bản thân đã tiến hành quan sát quá trình tổ chức hoạt động của 
các giáo viên dạy khối lá và đã tiến hành điều tra, khảo sát ý kiến từ 8 giáo viên về việc tổ 
chức hoạt động tạo hình cho trẻ 5-6 tuổi, kết quả thu được như sau:
 Câu hỏi điều tra Số ý
 Phương án lựa chọn TÌ lệ %
 kiến
 1. Theo cô việc tổ a. Rất cần thiết 5ý kiến 62, 5%
 chức hoạt động taọ
 hình hiện nay là:
 b. Cần thiết 3 ý kiến 37,5%
 c. Không cần thiết. 0 ý kiến 0%
 2. Cô thường sử dụng a. Củng cố, tái tạo lại các ý
 Hoạt động tạo hình tưởng của trẻ
 nhằm mục đích: b. Là hoạt động dùng để giải
 Trần Thu Ngọc Hà - 10 - Trường MN Hoa Ph ượng Một sô kinh nghiệm giúp trẻ 5-6 tuổi phát triển khả năng sáng tạo qua hoạt động tạo hình
động tạo hình trong quá trình giáo tạo hình cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.
Kết quả điều tra cho thấy giáo viên hiểu được vai trò của hoạt động tạo hình đối với sự 
phát triể’n của trẻ 5-6 tuổi. Khi tổ chức hoạt động tạo hình hầu hết giáo viên đều có ý kiến 
là giúp trẻ Củng cố, tái tạo lại các ý tưởng của trẻ, dùng để’ giải trí cho trẻ đồng thời qua 
đó phát triể’n kỹ năng tạo hình và năng khiếu về mỹ thuật cho trẻ.
Giáo viên gặp không ít khó khăn khi tổ chức hoạt động tạo hình. Những số liệu trên cũng 
phản ánh rõ đội ngũ giáo viên chưa thực sự khắc phục khó khăn về điều kiện cơ sở vật 
chất, hạn chế trong việc tìm kiếm, sưu tầm nguyên vật liệu mở. Giáo viên hay sử dụng 
nguyên vật liệu có sẵn như giấy, bút màu...
* Những hoạt động tạo hình thường tô chức cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuôi
 STT Hình thức
 1 vẽ, tô màu
 2 tạo hình bằng đất nặn
 3 tạo hình với cát
 4 tạo hình với bột màu
 5 tạo hình với nguyên vật liệu mở như: Lon, hộp giấy, ống nhựa...
 6 Bé làm ca sĩ
Bảng 2: Những hoạt động tạo hình thường tô chức cho trẻ 5-6 ở Trường mầm non
Hoa Phượng- TT Buôn Trấp- Huyện Krông Ana- Tỉnh Đăk Lăk
Điều tra cho thấy phần lớn giáo viên sử dụng các nguyên vật liệu có sẵn có sẵn trong 
chương trình giáo dục mầm non, bị phụ thuộc nhiều vào tài liệu hướng dẫn, hạn chế sưu 
 Trần Thu Ngọc Hà - 12 - Trường MN Hoa Ph ượng

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_kinh_nghiem_giup_tre_5_6_tuoi_phat_trien_kha_nan.docx
  • pdfSKKN Một số kinh nghiệm giúp trẻ 5-6 tuổi phát triển khả năng sáng tạo qua hoạt động Tạo Hình.pdf