SKKN Một số kinh nghiệm gây hứng thú cho trẻ 5-6 tuổi trong việc hình thành các biểu tượng toán học sơ đẳng ở trường mầm non

Trong quá trình hình thành các biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ, giáo viên giữ vai trò chủ đạo, là người tổ chức, hướng dẫn, điều khiển hoạt động có mục đích học tập của trẻ. Việc tổ chức dạy trẻ đúng lúc và phù hợp với đặc điểm, lứa tuổi cho trẻ đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển trí tuệ cho trẻ mầm non. Thông qua quá trình dạy học như vậy, trẻ sẽ nắm được những kiến thức sơ đẳng về tập hợp con số, phép đếm, về kích thước và hình dạng các vật, trẻ biết định hướng trong không gian và thời gian, trẻ nắm được phép đếm, phép đo độ dài của các vật bằng các thước đo ước lệ ..v..v. Các “Tiết học toán” với trẻ còn có vai trò đặc biệt trong sự phát triển hứng thú và những kỹ năng nhận biết cho trẻ. Sự hứng thú của trẻ chính là thái độ tích cực với thế giới xung quanh của những hiện tượng. Nó còn thể hiện ở sự luôn cố gắng mở rộng sự hiểu biết và ứng dụng nó một cách sáng tạo vào những mục đích mang tính lý luận và thực hành. Sự hứng thú của trẻ thể hiện ở sự thích thú tích cực nhận thức, thực hiện các nhiệm vụ khác nhau, nhiệm vụ của nhà sư phạm trước tiên là tạo sự hứng thú cho trẻ để phát huy một cách cao nhất tính tích cực nhận thức cho trẻ.
docx 9 trang skmamnonhay 21/04/2025 1170
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm gây hứng thú cho trẻ 5-6 tuổi trong việc hình thành các biểu tượng toán học sơ đẳng ở trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số kinh nghiệm gây hứng thú cho trẻ 5-6 tuổi trong việc hình thành các biểu tượng toán học sơ đẳng ở trường mầm non

SKKN Một số kinh nghiệm gây hứng thú cho trẻ 5-6 tuổi trong việc hình thành các biểu tượng toán học sơ đẳng ở trường mầm non
 Một số kinh nghiệm gây hứng thú cho trẻ 5 – 6 tuổi trong việc hình thành 
 các biểu tượng toán học sơ đẳng ở trường mầm non
 PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1.CƠ SỞ LÝ LUẬN:
 Hình thành các biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ mầm non là một nội 
dung quan trọng, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục mầm non. Hiệu quả của 
việc hình thành các biểu tượng toán học cho trẻ mầm non không chỉ phụ thuộc 
vào việc xây dựng hệ thống các biểu tượng toán học cần hình thành cho trẻ, mà 
còn phụ thuộc vào phương pháp, biện pháp tổ chức các hoạt động mà trọng tâm 
là tiết học toán cho trẻ ở trường mầm non.
 Những biểu tượng toán học sơ đẳng được hình thành ở trẻ em là kết quả của 
việc trẻ nắm những kiến thức qua các hoạt động khác nhau trong cuộc sống hàng 
ngày, và là kết quả của việc dạy học có định hướng trên hệ thống các tiết học 
toán với trẻ. Chính những kiến thức, kỹ năng toán học sơ đẳng mà trẻ nắm được 
là phương tiện để phát triển tư duy toán học cho trẻ, và góp phần thực hiện giáo 
dục toàn diện nhân cách trẻ.
 Trong quá trình hình thành các biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ, giáo 
viên giữ vai trò chủ đạo, là người tổ chức, hướng dẫn, điều khiển hoạt động có 
mục đích học tập của trẻ. Việc tổ chức dạy trẻ đúng lúc và phù hợp với đặc 
điểm, lứa tuổi cho trẻ đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển trí tuệ cho trẻ 
mầm non. Thông qua quá trình dạy học như vậy, trẻ sẽ nắm được những kiến 
thức sơ đẳng về tập hợp con số, phép đếm, về kích thước và hình dạng các vật, 
trẻ biết định hướng trong không gian và thời gian, trẻ nắm được phép đếm, phép 
đo độ dài của các vật bằng các thước đo ước lệ ..v..v.
 Các “Tiết học toán” với trẻ còn có vai trò đặc biệt trong sự phát triển hứng 
thú và những kỹ năng nhận biết cho trẻ. Sự hứng thú của trẻ chính là thái độ tích 
cực với thế giới xung quanh của những hiện tượng. Nó còn thể hiện ở sự luôn cố 
gắng mở rộng sự hiểu biết và ứng dụng nó một cách sáng tạo vào những mục 
đích mang tính lý luận và thực hành. Sự hứng thú của trẻ thể hiện ở sự thích thú 
tích cực nhận thức, thực hiện các nhiệm vụ khác nhau, nhiệm vụ của nhà sư 
phạm trước tiên là tạo sự hứng thú cho trẻ để phát huy một cách cao nhất tính 
tích cực nhận thức cho trẻ.
2.CƠ SỞ THỰC TIỄN
2.1. Mô tả thực trạng:
- Trường hiện có 2 khu nằm ở 2 thôn riêng biệt. Hai khu được xây dựng khang 
trang, sạch đẹp, nằm tại khu trung tâm của thôn, thuận lợi cho việc chăm sóc 
giáo dục trẻ, thuận tiện cho phụ huynh đưa con đến trường.
- Với quy mô toàn trường có 13 lớp với tổng số trẻ toàn trường là 450 trẻ, trong 
đó có 4 lớp mẫu giáo lớn, 2 lớp mẫu giáo nhỡ, 5 lớp mẫu giáo bé và 2 lớp nhà
 2/33 Một số kinh nghiệm gây hứng thú cho trẻ 5 – 6 tuổi trong việc hình thành 
 các biểu tượng toán học sơ đẳng ở trường mầm non
2.2. Thuận lợi:
* Giáo viên:
+ Năm học 2015- 2016 tôi được ban giám hiệu nhà trường phân công phụ trách 
lớp mẫu giáo lớn A3, tôi luôn được ban giám hiệu nhà trường quan tâm và tạo 
điều kiện cho tôi phát huy khả năng sáng tạo.
+ Có trình độ chuyên môn vững vàng, với lòng yêu nghề, mến trẻ, có tinh thần 
trách nhiệm cao, có ý thức phấn đấu vươn lên, có sáng tạo trong việc tổ chức các 
hoạt động cho trẻ, luôn tìm tòi khám phá để làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo đảm 
bảo thẩm mỹ cao để phục vụ cho hoạt động dạy và học của cô và trẻ. Tôi đã 
được tham gia các buổi tập huấn đổi mới hình thức giáo dục mầm non do phòng 
tổ chức và tham gia các buổi kiến tập ở trường và các trường bạn nên tôi đã nắm 
được một số phương pháp tổ chức các hoạt động giúp trẻ hứng thú học.
+ Bản thân tôi được thường xuyên tham dự những buổi kiến tập, tham gia thi 
giáo viên giỏi do trường, phòng giáo dục tổ chức.
* Trẻ:
+ Các cháu có cùng độ tuổi.
+ Trẻ hứng thú thích tham gia vào hoạt động của lớp.
* Cơ sở vật chất:
+ Được ban giám hiệu nhà trường mua sắm cho trang thiết bị, đồ dùng phục vụ 
cho hoạt động tương đối đầy đủ, phòng học rộng rãi, thoáng mát, có đủ ánh sáng 
cho trẻ hoạt động, đủ điều kiện để thực hiện đổi mới hình thức giáo dục.
2.3. Khó khăn:
* Giáo viên:
+ Giáo viên chưa biết cách tổ chức các hoạt động như thế nào cho phù hợp, còn 
nặng về phần tích hợp nhiều hơn là nội dung chính. Chưa chủ động tìm tòi lựa 
chọn các trò chơi để đưa vào các hoạt động giúp tiết dạy hứng thú hơn.
+ Việc sử dụng các phần mềm thiết kế bài giảng với môn làm quen với toán còn 
hạn chế, lúng túng trong việc đưa các trò chơi về toán cho trẻ chơi.
* Trẻ:
+ Mức độ tiếp thu kiến thức của trẻ không đồng đều.
+ Trong lớp có 32 cháu nhưng 12 cháu chưa qua lớp mẫu giáo bé chiếm 38% số 
trẻ trong lớp, nên kỹ năng của trẻ còn kém. Trẻ còn nhút nhát chưa tích cực hoạt 
động.
+ Đầu năm học lớp tiếp nhận 3 trẻ 9% số cháu mới, các cháu này chưa được học 
qua các lớp mẫu giáo trước đó, do vậy trẻ chưa có những nền nếp và thói quen 
trong các hoạt động ở trường, 2 trẻ = 6% số cháu bố mẹ thường cho nghỉ học 
nhiều trong tháng do hoàn cảnh gia đình thuộc hộ nghèo, do trẻ thể lực yếu hay
 4/33 Một số kinh nghiệm gây hứng thú cho trẻ 5 – 6 tuổi trong việc hình thành 
 các biểu tượng toán học sơ đẳng ở trường mầm non
 3.5. Biện pháp 5: Phối kết hợp với phụ huynh:
 4. HIỆU QUẢ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM :
 Sau thời gian thực hiện các biện pháp trên đến nay tôi nhận thấy kết quả đạt 
 được như sau:
 * Về phía trẻ:
 Kết quả học tập của trẻ được theo dõi và đánh giá, cuối năm tôi khảo sát như sau:
 Bảng đánh giá chất lượng trẻ cuối năm
 Nội Định Xếp loại chung So 
 dung Số lượng Kích Hình hướng sánh 
 thước dạng không Đầu Cuối với
Mức gian năm năm đầu 
độ năm
 Đạt 30 = 94% 29 = 91% 31= 97% 30 = 94% 12 = 38% 30 = 94% Tăng
 56%
Chưa đạt 2 = 6% 3 = 9% 1= 3% 2 = 6% 20 = 62% 2 = 6% Giảm
 56%
 * Về phía giáo viên:
 - Nhờ sự áp dụng hài hoà các biện pháp trên, qua một thời gian thực hiện tôi đã 
 nắm chắc phương pháp tổ chức các hoạt động cho trẻ. Tôi đã vận dụng sáng tạo 
 một số kiến thức của bản thân vào dạy trẻ.
 - Bản thân không ngừng phấn đấu học hỏi ở bạn bè đồng nghiệp, tham gia bồi 
 dưỡng chuyên môn do huyện, trường tổ chức, qua các tài liệu nghiên cứu, qua 
 các phương tiện thông tin đại chúng.
 * Về phía phụ huynh:
 - Đã kết hợp với giáo viên cùng thực hiện tốt việc cho trẻ làm quen với toán.
 - Thường xuyên quan tâm đến việc hình thành các biểu tượng toán học sơ đẳng 
 của con em mình
 6/33 Một số kinh nghiệm gây hứng thú cho trẻ 5 – 6 tuổi trong việc hình thành 
 các biểu tượng toán học sơ đẳng ở trường mầm non
- Giáo viên cần quan tâm gần gũi khuyến khích để trẻ chủ động phát huy tính 
tích cực học tập và bồi dưỡng cho những trẻ yếu.
- Cho trẻ làm quen với toán ở mọi lúc mọi nơi.
- Phối kết hợp với phụ huynh và nhà trường để có sự giáo dục đồng bộ, giáo 
viên cần phải đưa nội dung phối hợp với gia đình vào kế hoạch, cần nêu cụ thể 
về vấn đề phối hợp với gia đình để thực hiện tốt kế hoạch đó.
2. KHUYẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT:
 Để nâng cao chất lượng tổ chức cho trẻ học tốt môn làm quen với toán, 
giúp trẻ phát triển toàn diện. Tôi xin đưa ra một số khuyến nghị với các cấp lãnh 
đạo như sau:
- Phòng giáo dục tổ chức các buổi tập huấn, kiến tập về chuyên môn nghiệp vụ 
cho giáo viên mầm non để tạo điều kiện cho giáo viên mầm non nắm vững được 
phương pháp và sáng tạo trong việc truyền đạt kiến thức cho trẻ. Mở các lớp bồi 
dưỡng công nghệ thông tin để giáo viên thành thạo trong giảng dạy.
- Ban giám hiệu nhà trường tham mưu với các cấp lãnh đạo đầu tư hơn nữa về 
cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học cho giáo viên.
 Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi trong việc nghiên cứu áp dụng: 
“Một số kinh nghiệm gây hứng thú cho trẻ 5- 6 tuổi trong việc hình thành 
các biểu tượng toán học sơ đẳng ở trường mầm non” góp phần vào việc đổi 
mới hình thức tổ chức giáo dục cho trẻ nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục toàn 
diện cho trẻ mầm non. Rất mong nhận được sự đánh giá góp ý của các cấp lãnh 
đạo và bạn bè đồng nghiệp.
 Tôi xin chân thành cảm ơn!
 Hà Nội, ngày 15 tháng 04 năm 2016
 8/33

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_kinh_nghiem_gay_hung_thu_cho_tre_5_6_tuoi_trong.docx