SKKN Một số kinh nghiệm gây hứng thú cho trẻ 5-6 tuổi tham gia hoạt động ngoài trời tại trường mầm non
Một số kinh nghiệm gây hứng thú cho trẻ 5-6 tuổi tham gia hoạt động ngoài trời tại trường mầm non” với mục đích nhằm nâng cao chất lượng hoạt động chơi ngoài trời cho trẻ, hình thành ở trẻ những hành vi đẹp, thói quen tốt, góp phần phát triển nhân cách, phát triển các tố chất thể lực, phát huy được tính tích cực, sự tò mò, thích tìm hiểu, khám phá ở trẻ. Qua đó giúp trẻ đạt được những kết quả tốt nhất khi tham gia hoạt động và giáo viên thực hiện đạt hiệu quả trong chất lượng của hoạt động
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm gây hứng thú cho trẻ 5-6 tuổi tham gia hoạt động ngoài trời tại trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số kinh nghiệm gây hứng thú cho trẻ 5-6 tuổi tham gia hoạt động ngoài trời tại trường mầm non
A. PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ Tên đề tài: “Một số kinh nghiệm gây hứng thú cho trẻ 5-6 tuổi tham gia hoạt động ngoài trời tại trường mầm non” 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Cơ sở lý luận: Trẻ mầm non “Học mà chơi - chơi mà học”. Vui chơi là hoạt động chủ đạo của lứa tuổi mầm non, mà trong đó hoạt động vui chơi ngoài trời là một hoạt động không thể thiếu được với trẻ. Hoạt động ngoài trời là một hoạt động bổ ích và lí thú đối với trẻ mẫu giáo, vì nó có những ưu thế mà các hoạt động khác không có. Ở ngoài trời trẻ được tiếp xúc với hiện tượng thiên nhiên và xã hội phong phú, giúp trẻ mở rộng vốn hiểu biết về thế giới xung quanh, phát triển trí tuệ. Hoạt động ngoài trời trẻ được tận hưởng những điều kiện tự nhiên như nước, ánh nắng, không khí trong lành, được vận động tự do, thoải mái, đáp ứng nhu cầu vận động của trẻ, nhờ đó cơ thể được rèn luyện, sức khỏe được tăng cường. Tham gia hoạt động ngoài trời sẽ giúp trẻ nhận biết và làm quen với môi trường và cuộc sống xung quanh. Trẻ có được sự thoải mái dễ chịu khi được ra ngoài hít thở không khí trong lành của thiên nhiên. Tạo cho trẻ sự nhanh nhẹn và thích ứng với môi trường tự nhiên đồng thời trẻ tự tin, mạnh dạn trong cuộc sống. Đối với trẻ lứa tuổi mầm non, khi tham gia hoạt động ngoài trời trẻ được học mà chơi, chơi mà học. Qua đó trẻ dần phát triển trí tuệ, thể chất, tình cảm quan hệ xã hội nhằm phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ. 1.2. Cơ sở thực tiễn: Năm học 2020- 2021 tôi được phân công dạy lớp 5 tuổi. Tôi nhận thấy ở độ tuổi cuối cấp học này đòi hỏi các con phải có một tâm thế vững vàng, tự tin để trẻ có được tiền đề tốt khi ngưỡng cửa của trường tiểu học đang hé mở đón các cháu vào lớp 1. Để đáp ứng được yêu cầu này trong chương trình giáo dục mầm non, trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi được làm quen với rất nhiều các hoạt động. Tôi luôn suy nghĩ và tìm hiểu một số phương pháp có thể vận dụng kỹ năng và khả năng của mình vào việc giảng dạy, lồng ghép các nội dung giáo dục trẻ một cách hấp dẫn, hứng thú với trẻ nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục. Môi trường cho trẻ hoạt động ngoài trời sẽ là một môi trường hấp dẫn và lôi cuốn trẻ vận dụng tất cả những yếu tố sẵn có trong thiên nhiên, tác động vào chúng thông qua các trò chơi vận động và trò chơi dân gian, sự quan sát tìm hiểu sự vật xung quanh làm khơi gợi từ sự tò mò ham hiểu biết ở trẻ ta giáo dục, hình thành cho trẻ những hành vi, thái độ, thói quen tốt, góp phần phát triển tư duy. Chính vì nhu cầu nhận thức của trẻ muốn khám phá thế giới xung quanh nên năm học 2020- 2021 tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Một số kinh nghiệm gây hứng thú cho trẻ 5-6 tuổi tham gia hoạt động ngoài trời tại trường mầm non”. chế, hiệu quả mà cô giáo tổ chức các hoạt động chưa cao, hình thức tổ chức của cô chưa hấp dẫn, chưa thu hút trẻ tập chung vào hoạt động. Hiệu quả của việc gây hứng thú cho trẻ là rất quan trọng, không chỉ phụ thuộc vào việc xây dựng kế hoạch, nội dung các trò chơi cho trẻ, mà còn phụ thuộc vào phương pháp, biện pháp, hình thức tổ chức các hoạt động trọng tâm cho trẻ chơi của giáo viên. Làm thế nào để trẻ tiếp thu một cách tự nhiên không bị gò ép, phù hợp với khả năng nhận thức và đặc điểm tâm sinh lý của trẻ ở lứa tuổi này là “Học mà chơi, chơi mà học”. Đây cũng là lý do tôi mà tôi chọn đề tài nghiên cứu đó là: “Một số kinh nghiệm gây hứng thú cho trẻ 5-6 tuổi tham gia hoạt động ngoài trời tại trường mầm non”. 2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu 2.1. Đặc điểm tình hình: * Đặc điểm tình hình lớp: Năm học 2020 – 2021 tôi được nhà trường phân công dạy lớp 5 tuổi A2. Lớp có 2 cô, với tổng số 30 trẻ: 15 nữ, 15 nam, trong số đó có nhiều trẻ được bố mẹ nuông chiều từ nhỏ nên dẫn đến tính ỷ lại và một số trẻ lại nhút nhát quá không dám tham gia vào các hoạt động của trường lớp đề ra. Với đặc điểm tình hình như vậy khi thực hiện đề tài này tôi thấy có một số thuận lợi và khó khăn sau: * Thuận lợi: Hai giáo viên trong lớp đều có trình độ trên chuẩn, có kiến thức chuyên môn vững vàng, nghiệp vụ sư phạm tốt, yêu nghề mến trẻ, tạo môi trường hoạt động cho trẻ tương đối phong phú. Được sự quan tâm, chỉ đạo sâu sắc của BGH nhà trường đã tạo điều kiện thuận lợi về mặt chuyên môn, cũng như trang bị cơ sở vật chất đủ đồ dùng đồ chơi đa dạng. Sân chơi rộng rãi, thoáng mát, dễ dàng cho trẻ tham gia hoạt động. * Khó khăn: Giáo viên phải dành nhiều thời để chăm sóc – giáo dục trẻ, nên chưa có thời gian làm đồ dùng tự tạo, dẫn đến đồ dùng, đồ chơi để cho trẻ hoạt động chưa phong phú. Phụ huynh chưa nhận thức được tầm quan trọng cho trẻ hoạt động ngoài trời, sợ trẻ bị nắng, bệnh. Do tình hình dịch bệnh corona trẻ phải nghỉ học mất một thời gian nên việc tổ chức các hoạt động ngoài trời cho trẻ bị hạn chế. 2.2. Khảo sát thực trạng. - Thay đổi một cách linh hoạt sao cho phù hợp với chủ đề đang thực hiện. - Lựa chọn những nội dung phù hợp, sắp xếp theo từng chủ đề, từng mốc thời gian. - Xác định thời gian, không gian, đồ dùng thiết bị và nguyên vật liệu gần gũi và sát thực với nội dung chơi. - Tìm tòi những nội dung hoạt động chơi ngoài trời, những trò chơi vận động, trò chơi dân gian gắn với chủ đề, thiết kế những trò chơi sáng tạo, mới lạ phù hợp với độ tuổi của trẻ nhằm tạo cho trẻ hứng thú trong những giờ hoạt động ngoài trời và hiệu quả cao nhất. 4.2. Biện pháp 2: Sưu tầm, cải biên, đa dạng hoá các trò chơi. Việc tìm tòi, học hỏi và sáng tạo những trò chơi hay, mới lạ, hấp dẫn để thu hút trẻ tham gia chơi là việc làm không thể thiếu của giáo viên, với những trò chơi trẻ đã từng được chơi hay đã biết cô có thể thay đổi tên trò chơi, luật chơi, cách chơi tạo nên sự mới lạ nhằm kích thích trẻ chơi. Để các trò chơi ngoài trời thêm phần hấp dẫn và mới lạ phụ thuộc vào nghệ thuật dẫn dắt của mỗi giáo viên, trẻ sẽ vô cùng hứng thú khi chúng ta biết cách đưa trẻ vào các trò chơi quen thuộc nhưng với những cách giới thiệu mới mẽ gây được sự chú ý và tò mò của trẻ. Ngoài việc tìm tòi, học hỏi những trò chơi hấp dẫn, mới lạ thì việc giáo viên tự thiết kế các trò chơi phù hợp với lứa tuổi, phù hợp với chủ đề là một việc làm hết sức cần thiết. Các trò chơi mới sẽ khiến trẻ hứng thú và mong chờ để được tham gia thay vì chúng ta cứ sử dụng các trò chơi cũ mà trẻ đã được chơi. Hoạt động chơi ngoài trời là hoạt động mà trẻ được tham gia các trò chơi có luật nhằm phát triển toàn diện về các mặt. Để đạt được mục tiêu này thì người giáo viên cần đổi mới phương pháp, biết cách làm mới, tạo hứng thú để mang lại kết quả cao nhất khi tổ chức hoạt động. * Các trò chơi phát triển giác quan: - Chơi các trò chơi giác quan sẽ khuyến khích tư duy sáng tạo và tính tò mò ở trẻ, khi tham gia chơi các giác quan của trẻ sẽ được kích thích, trẻ sẽ tự xây dựng cho mình những kỹ năng trong các hoạt động, cuộc sống của trẻ. - Một số trò chơi kích thích phát triển các giác quan của trẻ như: + Phát triển thính giác: Đoán xem tiếng động gì, tiếng kêu ở đâu, nghe tiếng gió thổi, lá rụng, chim hót Ví dụ: Trò chơi: “Đố bé biết con gì? Cách chơi: Cô làm động tác mô phỏng vận động của các con vật kết hợp những tiếng kêu của chúng để trẻ biết đó là con gì. Ví dụ: Vịt đi lạch bạch và kếu “Cạc, cạc”, Gà trống vỗ cánh và gáy “Ò, ó, o,” Trẻ theo dõi và ai đoán đúng con vật sẽ được lên mô phỏng những con vật mà mình biết. Các bạn khác theo dõi và đoán xem đó là con vật gì? hiểu sai và như thế trẻ dễ dàng tiếp thu kiến thức từ cô một cách thoải mái, nhẹ nhàng, dần hình thành ở trẻ kĩ năng quan sát, ghi nhớ có chủ đích. * Trò chơi phát triển nhận thức: - Trò chơi phát triển nhận thức kích thích sự tò mò, tư duy của trẻ, khi trẻ tham gia chơi trẻ sẽ được tiếp xúc, trải nghiệm với đồ vật từ đó trẻ biết được đặc điểm, tính chất của những đồ vật đó. Ví dụ: Khi chơi tự do, trẻ chơi với nước, cát, sỏi, đất đá trẻ sẽ biết được tính chất của từng sự vật, hiện tượng. + Chơi với nước: Nước giúp trẻ cảm thấy thoải mái, vui vẻ và thích thú. Chơi với nước trẻ sẽ được thư giản, giải trí vì nó không đòi hỏi hay bắt buộc trẻ phải hoàn thành bất cứ một nhiệm vụ nào. Khi chơi với nước trẻ biết đong nước vào các chai, biết ước lượng thể tích nước, biết vật nào nổi vật nào chìm trong nước do sự nặng nhẹ khác nhau, biết nước có thể hoà tan một số chất hay nước thì chảy từ trên cao xuống từ đó những khái niệm đơn giản về khoa học hay học toán dần được trẻ khám phá, ngôn ngữ của trẻ cũng từ đó mà phát triển hơn. Ngoài ra cô có thể cho trẻ làm thí nghiệm với nước: Ví dụ: Cho trẻ bỏ 1 viên bi vào cốc nước, bỏ 1 viên bi vào cốc sữa, cho trẻ quan sát và nhận xét viên bi nằm ở đâu? Hỏi trẻ vì sao nhìn thấy viên bi trong cốc nước mà không nhìn thấy viên bi trong cốc sữa? (Nước trong suốt, không màu). Trẻ nhận xét về cảm nhận của trẻ khi uống nước (nhận xét về mùi, vị) Tiếp theo cô cho trẻ pha đường, muối vào các cốc. Cho trẻ uống thử nước đã pha. Rồi cho trẻ nhận xét về sự thay đổi đó. Kết luận: Nước không mùi, không vị. Khi ta pha đường, muối, cam vào nước sẽ thấy nước chuyển vị. Cô đưa các đồ dùng: Chai, bát, ly, hộp, túi niloncho trẻ nhận xét về hình dạng của các đồ dùng và chọn các đồ dùng đựng được nước. Cô đổ nước vào các đồ dùng cho trẻ quan sát và nhận xét về hình dạng của nước. Từ các thí nghiệm trên cô và trẻ rút ra kết luận chung: Nước là một chất lỏng không màu, không mùi, không vị và không có hình dạng nhất định. + Chơi với cát: Trẻ có được cảm giác sảng khoái khi chạm tay vào cát, bốc, nắm, miết tay trong cát hay đào bới, xúc, ịn, gạt Khi chơi với các trẻ sẽ phát triển được khả năng sáng tạo của mình, trẻ thoải mái theo những suy nghĩ, sáng kiến của trẻ mà không cần bắt chước hay theo chỉ dẫn của người khác. Khi chơi với cát trẻ sẽ biết cát có nhiều hạt nhỏ li ti, trộn với nước sẽ làm ướt cát và khi cát ướt có thể xây toà tháp, ngôi nhà làm những chiếc bánh hình vuông, hình tròn qua những chiếc ca, chén nhựa + Chơi với sỏi: Trẻ biết hạt sỏi to hơn hạt cát, cứng, nhiều màu sắc có thể dùng để xếp các hình theo ý thích như: ngôi nhà, ông sao, bông hoa, hình tròn. Trò chơi dân gian mang tính tập thể cao, trẻ chơi theo nhóm qua đó trẻ sẽ có tinh thần đoàn kết, hợp tác trong vai chơi và nhiệm vụ chơi như: Rồng rắn lên mây, dung dăng dung dẻ, chi chi chành chành, nhảy dây, nhảy sạp, kéo co, nhảy bao bố, đi cà kheo. * Trò chơi: Chi chi chành chành * Cách chơi và luật chơi: Số lượng trẻ chơi từ 3 trẻ trở lên, một trẻ hoặc cô đứng ra trước xòe bàn tay ra các trẻ khác giơ ngón trỏ ra chỉ và đặt vào lòng bàn tay người xoè. Trẻ xòe bàn tay đọc: Chi chi chành chành. Cái đanh thổi lửa. Con ngựa chết chương. Ba vương ngũ đế. Chấp chế đi tìm. Ù à ù ập. Đọc đến chữ “ập” trẻ xòe tay nắm lại, những trẻ đặt tay cố gắng rút tay ra thật nhanh để không bị bắt lại, trẻ nào rút không kịp bị nắm trúng thì sẽ phải thế chỗ cho trẻ xòe tay và cùng đọc bài đồng dao cho các bạn còn lại chơi. * Trò chơi: Rồng rắn lên mây - Số lượng người chơi: từ 6 đến 11 người chơi hoặc có thể tập thể lớp. - Địa điểm chơi: Sân rộng. - Cách chơi: Một người đứng ra làm thầy thuốc những người còn lại xếp hàng một, tay người sau nắm vạt áo hoặc đặt lên vai người đằng trước. Sau đó tất cả bắt đầu đi lượn qua lượn lại như con rắn, vừa đi vừa hát: Đến câu “Xin khúc đuôi- Tha hồ thầy đuổi”. Lúc đó thầy thuốc phải tìm cách bắt được người cuối cùng trong hàng. Người đứng đầu hàng phải dang tay chạy cố ngăn cản không cho thầy thuốc bắt được người ở cuối hàng. Trong lúc đó người ở cuối hàng phải chạy và tìm cách né tránh thầy thuốc. - Luật chơi: Nếu người thầy thuốc bắt được người cuối cùng thì người đó phải làm thay thầy thuốc. *Trò chơi “Mèo đuổi chuột” Mục đích: Giúp trẻ phát triển về thể chất, biết phối hợp cùng bạn nhất là phát triển tố chất nhanh nhẹn. Cách chơi: 1 trẻ làm chuột, 1 trẻ làm mèo đứng giữa các bạn, các bạn còn lại đứng thành vòng tròn, nắm tay nhau giơ cao qua đầu tạo thành những lỗ hổng. Khi nghe hiệu lệnh thì chuột nhanh vào các lỗ hổng chạy trốn mèo còn bạn mèo thì chạy đuổi theo bạn chuột. Bạn mèo chạy bắt được bạn chuột thì thắng. * Trò chơi: Ô ăn quan Vẽ một hình chữ nhật chia đôi theo chiều dài và chia thành 5 hàng dọc cách khoảng đều nhau thành 10 ô vuông nhỏ, hai đầu hình chữ nhật ta vẽ 2 hình vòng cung nối vào 2 góc hình chữ nhật làm 2 ô quan lớn cho mỗi bên, đặt một viên sỏi lớn có hình và màu sắc khác nhau để dễ phân biệt hai bên, mỗi ô vuông đặt 5 viên sỏi nhỏ, mỗi bên có 5 ô. Hai trẻ chơi hai bên, oẵn tù tì trẻ nào thắng sẽ được đi trước, trẻ thứ nhất đi quan với nắm sỏi trong ô vuông nhỏ tùy vào trẻ chơi
File đính kèm:
- skkn_mot_so_kinh_nghiem_gay_hung_thu_cho_tre_5_6_tuoi_tham_g.doc