SKKN Một số kinh nghiệm chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi

Một trong những nguyên nhân quan trọng nữa là do ý thức bảo vệ môi trường của một bộ phận người dân đang còn hạn chế. Những yếu tố trên đã gây cho môi trường ngày càng suy thoái nghiêm trọng, ô nhiễm nặng nề, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và cuộc sống của con người. Vì vậy hiện nay bảo vệ môi trường là một vấn đề sống còn của đất nước, của nhân loại; và là nhiệm vụ có tính xã hội sâu sắc, gắn liền với sự phát triển của xã hội.
Giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non là cung cấp cho trẻ những kiến thức sơ đẳng về môi trường phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ nhằm tạo ra thái độ, hành vi đúng của trẻ đối với môi trường xung quanh, việc khám phá quy luật của tự nhiên nhằm mục đích bảo vệ môi trường có thể bắt đầu từ lứa tuổi mầm non. Ngoài ra giáo dục Bảo vệ môi trường là một trong những biện pháp giáo dục có hiệu quả với trẻ, giáo dục bảo vệ môi trường là cơ sở quan trọng của việc hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ một cách toàn diện, bởi ở lứa tuổi mầm non đây là giai đoạn đặc biệt nhạy cảm của đời người, những đặc trưng về nhân cách con người mới như tính trung thực, nề nếp, kỹ luật, vệ sinh, nhân hậu, lễ phép, kính trên nhường dưới yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp và giữ lời hứa... được hình thành và có điều kiện củng cố phát triển tốt nhất ở lứa tuổi này;
Với tầm quan trọng của việc giáo dục Bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non, bản thân tôi luôn suy nghĩ, tìm tòi những biện pháp, cách thức hướng dẫn chỉ đạo giáo viên làm thế nào để giáo dục trẻ, lôi cuốn trẻ tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường một cách tích cực và hiệu quả cao nhất. Vì vậy trong năm học này tôi đã chọn nghiên cứu đề tài “Một số kinh nghiệm chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ Mầu giáo lớn 5 - 6 tuổi”.
docx 12 trang skmamnonhay 19/08/2024 610
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số kinh nghiệm chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi

SKKN Một số kinh nghiệm chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi
 A. MỞ ĐẦU
 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
 Môi trường là không gian sống của con người và sinh vật; là tất cả những gì xung 
quanh chúng ta bao gồm các yếu tố tự nhiên, xã hội và vật chất nhân tạo. Trong quá trình 
tồn tại, phát triển của con người và sinh vật, môi trường đã cung điều kiện sống (không 
khí, độ ẩm, nước, tài nguyên khác ...). Vì vậy môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối 
với con người, nếu không có những điều kiện đó con người không thể tồn tại và phát 
triển được. Đối với trẻ môi trường có vai trò vô cùng to lớn đối với sự phát triển, bởi 
giai đoạn này cơ thể trẻ rất non nớt và đang phát triển mạnh cả về thể lực và tâm lý. Một 
môi trường tự nhiên sạch đẹp giúp cho cơ thể trẻ phát triển tốt, một xã hội lành mạnh sẽ 
giúp cho trẻ hình thành nhân cách trong sáng; vì vậy chúng ta có thể khẳng định, môi 
trường là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ.
 Tuy nhiên hiện nay chất lượng môi trường ngày một suy giảm, đe dọa nghiêm 
trọng đến sự sống và tồn tại của trái đất, nguyên nhân chủ yếu là: Sự bùng nổ gia tăng 
về dân số, đô thị hóa phát triển nhanh đã lấn chiếm nhiều tài nguyên đất dùng để ở và 
sản xuất, đồng thời thải ra môi trường: Chất thải sinh hoạt; chất thải hóa học khi sử dụng 
chất tẩy rửa, chất thải trong chế biến thực phẩm và trong sản xuất nông nghiệp (các loại 
thuốc BVTV) cũng tăng lên;
Do sự phát triển bùng nổ của các ngành công nghiệp chế tạo, sản xuất, và dịch vụ đã thải 
ra môi trường chất thải là kim loại nặng, nước thải chưa qua xử lý và hàng tỷ m3 khí thải 
vào không khí vv... (Gây hiệu ứng nhà kính làm trái đất nóng lên);
Việc tàn phá và sử dụng không bền vững tài nguyên rừng, đã gây nên xói mòn đất, lũ 
lụt, hạn hán triền miên ảnh hưởng nghiêm trọng đến đến sản xuất và sinh hoạt của con 
người, nhất là trong sản xuất nông nghiệp, đồng thời làm giảm lượng khí ô xy do cây 
 2/22 - Tuyên truyền tới các bậc phụ huynh, cộng đồng nhận thức đúng vai trò, nhiệm 
vụ và tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường trong xã hội, gia đình
và trường mầm non.
 - Góp phần nâng cao chất lượng 
giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 
mẫu giáo 5 - 6 tuổi, đồng thời giúp trẻ phát 
triển toàn diện về thể lực, ngôn ngữ, nhận 
thức, thẩm mỹ và tình cảm quan hệ xã hội.
 + về nhận thức:
 Trẻ có hiểu biết ban đầu về môi 
trường sống của con người, có những kiến thức đơn giản về cơ thể, cách chăm sóc giữ 
gìn sức khỏe cho bản thân. Có những kiến thức ban đầu về mối quan hệ giữa động, thực 
vật với con người, với môi trường sống và thái độ đúng đắn của con người.
 + về kỹ năng và hành vi:
 Hình thành ở trẻ thói quen sống gọn gàng ngăn nắp, sạch sẽ. Tích cực tham gia 
hoạt động giữ gìn bảo vệ môi trường ở lớp cũng như ở nhà. Tiết kiệm, chia sẽ và hợp tác 
với bạn bè. Có phản ứng đối với con người làm bẩn môi trường, có hành vi có hại cho 
môi trường xung quanh chúng ta.
 + về thái độ tình cảm :
 Hình thành cho trẻ lòng yêu qúi gần gũi thiên nhiên, tự hào và có ý thức giữ gìn 
bảo vệ những phong cảnh của địa phương. Quan tâm đến những vấn đề về môi trường: 
Lớp học, gia đình và tích cực tham gia các vấn đề bảo vệ môi trường.
 Như vậy giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ ở trường mầm non là việc làm cần 
thiết vì trẻ Mẫu giáo rất dễ nhạy cảm và mau chóng tiếp thu những điều học được ở 
trường, hình thành dấu ấn lâu dài. Giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ Mẫu giáo sẽ góp 
phần quan trọng tạo ra lớp người mới có sự hiểu biết và có thái độ đúng đắn đối với môi 
trường làm cho xã hội ngày càng phát triển.
 III. ĐÓI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.
 “Một số kinh nghiệm chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục bảo vệ môi trường 
cho trẻ Mầu giáo lớn 5 - 6 tuổi” ở trường mầm non Hoằng Quý, huyện Hoằng Hóa, tỉnh 
Thanh Hóa.
 IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
 - Tự nghiên cứu tài liệu bồi dưỡng chuyên môn và các loại tập san của ngành
 - Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan minh họa.
 - Phương pháp thực hành, trải nghiệm.
 - Phương pháp quan sát, trò chuyện.
 - Phương pháp điều tra khảo sát thực tế.
 - Phương pháp tuyên dương, khích lệ.
 4/22 1. Thuận lợi.
 - Đối với trẻ: Trẻ lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi được làm quen với môi trường xung 
quanh trẻ rất hứng thú nhất là về con người và môi trường xung quanh. Đa số các 
cháu đều nhận biết được thế giới động, thực vật, biết được môi trường trong, ngoài 
lớp cũng như môi trường xung quanh trẻ, các cháu đã có một số kỹ năng, thói quen 
vệ sinh cá nhân.
 - Đối với giáo viên chủ nhiệm lớp 5- 6 tuổi: Giáo viên có trình độ trên chuẩn, 
có năng lực đồng thời có vốn kiến thức cơ bản về vấn đề về môi trường và bảo vệ 
môi trường để thực hiện tốt việc chăm sóc và giáo dục trẻ.
 -..Đối với nhà trường: Là trường chuẩn Quốc gia nên có tương đối đầy đủ cơ 
sở vật chất phục vụ cho quá trình chăm sóc giáo dục trẻ. Đặc biệt năm học nhà 
trường làm tốt công tác tham mưu và xã hội hóa nên đã đổi mới được sân chơi, sửa 
sang lại khu bếp ăn.
 - Về môi trường: Trường có khuôn viên thoáng mát, sạch sẽ, có vườn rau sạch, 
vườn cây ăn quả, vườn thuốc nam, có nhiều thùng đựng rác có nắp đậy thuận tiện, có 
hệ thống cống rãnh thoát nước hợp vệ sinh, có nguồn nước sạch phục vụ cho quá 
trình chăm sóc giáo dục trẻ.
 - Đối với lớp: Mẫu giáo 5 - 6 tuổi (2 lớp) có đầy đủ trang thiết bị, đồ dùng đồ 
chơi phục vụ cho quá trình chăm sóc và giáo dục trẻ.
 Hình ảnh trường và lớp của Trường MN Hoằng Quý
 - Đối với bản thân: Có vốn kiến thức cơ bản về vấn đề về môi trường và bảo 
vệ môi trường, và thường xuyên được tham dự các lớp tập huấn về giáo dục bảo vệ 
môi trường do Phòng Giáo dục và Sở Giáo dục tổ chức.
 2. Khó khăn.
 Bên cạnh những thuận lợi đó, trong quá trình hướng đẫn chỉ đạo chuyên môn 
 6/22 1. Các giải pháp.
 Hướng dẫn chỉ đạo và yêu cầu giáo viên cần thực hiện một số nội dung sau:
 - Tạo môi trường giáo dục trong và ngoài lớp phong phú và phù hợp theo chủ 
đề, giúp trẻ biết thêm về môi trường xung quanh trẻ.
 - Tổ chức cho trẻ được thăm quan, quan sát thực tế để trẻ tiếp thu tri thức mới 
và có dịp cũng cố kiến thức đã học về bảo vệ môi trường.
 - Tạo điều kiện để trẻ được trải nghiệm thực tế giúp trẻ có cơ hội thực hành 
rèn luyện hành vi, kỹ năng bảo vệ môi trường, kỹ năng vệ sinh cá nhân và vệ sinh 
chung.
 - Tổ chức cho trẻ quan sát thực tế những việc làm bảo vệ môi trường. để trẻ 
có cơ hội làm quen với những việc làm bảo vệ môi trường.
 - Thường xuyên tổ chức cho trẻ lao động tập thể: Quét dọn vệ sinh trong và 
ngoài lớp, chăm sóc vườn cây, rau.. ..để trẻ có thói quen vệ sinh chung.
 - Kết hợp với phụ huynh tạo môi trường xanh - sạch - đẹp và an toàn cho trẻ 
ở trường mầm non.
 2. Các biện pháp.
 2.1. Tuyên truyền.
 Tuyên truyền kiến thức giáo dục bảo vệ môi trường đến các bậc phụ huynh 
bằng nhiều hình thức khác nhau:
 - Thông qua các buổi họp phụ huynh.
 - Thông qua các góc trao đổi với phụ huynh.
 - Tranh thủ trao đổi với phụ huynh giờ đón và trả trẻ.
 Cha mẹ là những người nuôi nấng, chăm sóc trẻ những lúc ở nhà, do vậy việc 
tuyên truyền đến phụ huynh giúp phụ huynh hiểu rõ về vai trò quan trọng của giáo 
dục bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non đồng thời phối kết hợp chặt chẽ giữa nhà 
trường và gia đình trong quá trình giáo dục để trẻ biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh 
chung, không vứt rác bừa bãi, biết tiết kiệm nước trong sinh hoạt hằng ngày, biết 
chăm sóc cây cối, con vật..
 Để làm được việc này yêu cầu giáo viên chủ nhiệm lớp phải luôn theo dõi 
những biểu hiện về những hành vi, thái độ của trẻ với môi trường xung quanh, từ đó 
trao đổi với phụ huynh nhằm giúp trẻ tiếp thu kiến thức về bảo vệ môi trường một 
cách hào hứng không gò bó, gượng ép.
 Bên cạnh đó cha mẹ có thể giáo dục trẻ biết giữ gìn vệ sinh cá nhân và vệ sinh 
chung sạch sẽ bằng những việc làm của mình như quét nhà, hay khi giúp mẹ nhặt rau 
xong thì cọng rau mang bỏ vào thùng rác, Có thể dạy trẻ yêu quý các con vật trong 
gia đình, không đánh đập, mà phải chăm sóc chúng như cho ăn.
 8/22 cá nhân vào nơi quy định một cách ngay ngắn gọn gàng, bỏ rác đúng nơi quy định, 
giáo dục trẻ biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh chung .
 - Trò chuyện với trẻ về các vấn đề liên quan đến môi trường và cách bảo vệ 
môi trường thông qua trò chuyện về các các chủ đề.
 Ví dụ: Ở chủ đề “Trường mầm non ” cô giáo cần trò chuyện với trẻ về trường, 
lớp Mầm non đồng thời giáo dục trẻ không vứt rác bừa bãi, không vẽ bẩn lên tường, 
giữ gìn trường, lớp luôn sạch đẹp, thường xuyên quét dọn, lau chùi đồ dùng đồ chơi 
sạch sẽ, sắp đặt ngăn nắp, gọn gàng.
 Ví dụ: Ở chủ đề “Bản thân ” giáo viên trò chuyên với trẻ về các bộ phận cơ 
thể trẻ đồng thời khéo léo giáo dục trẻ biết giữ vệ sinh không chơi bẩn, rửa tay sạch 
sẽ trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, khi tay bẩn, rửa mặt, chải đầu, đánh răng.. .Khi 
rửa tay cần vặn nước vừa đủ không làm tung tóe ra ngoài, tiết kiệm nước và bảo vệ 
nguồn nước sạch.
 Ví dụ: Ở chủ đề " Một số phương tiện giao thông" thì trò chuyện với trẻ về các 
loại phương tiện giao thông, sự ô nhiễm môi trường do các phương tiện giao thông 
như: ô tô, xe máy... chạy trên đường thường xả ra khí thải làm cho không khí bị ô 
nhiễm và trao đổi với trẻ những biện pháp giảm sự ô nhiễm đó như: Có thói quen đi 
bằng phương tiện giao thông công cộng như xe buýt., trồng nhiều cây xanh, mọi 
người thường xuyên đi xe đạp để bảo vệ môi trườn g; để bảo vệ sức khỏe cho bản 
thân thì khi đi đường cần mang khẩu trang, khi ngồi xe máy thì phải đội mũ bảo hiểm 
đúng quy cách.
 Ví dụ: Chủ đề “ Quê hương đất nước Bác Hồ ” thì trò chuyện với trẻ về
 Bác Hồ, Về quê hương, làng xóm, Về tấm gương của Bác trong việc bảo vệ 
môi trường đặc biệt là phong tục “ Tết trồng cây vào ngày 4 - 5/1 âm lịch hàng năm”, 
giáo dục trẻ thường xuyên tham gia vệ sinh đường làng, ngõ xóm.
 * Ngoài ra giáo viên còn cần phải tạo ra nhiều tình huống về môi trường sạch, 
môi trường bẩn,... để trẻ giải quyết vấn đề, giúp trẻ có cơ hội trải nghiệm việc làm 
của mình, có hành vi bảo vệ môi trường.
 Ví dụ: Giáo viên đến lớp sớm hơn mọi ngày rồi để bàn ghế, giầy dép, xô, chậu, 
chổi.. ở giữa lớp khi trẻ đến thấy lớp học bừa bộn. Sau đó giáo viên gợi hỏi trẻ: Các 
cháu quan sát xem lớp học của mình thế nào? có đẹp mắt không? để như thế có được 
không? trẻ sẽ biết để như vậy là không được và trẻ sẽ cùng cô thu dọn đồ để đúng nơi 
quy định sau đó cô khéo léo giáo dục trẻ tính ngăn nắp gọn gàng. Cho trẻ nói lên cảm 
nhận của mình khi sống trong môi trường sạch. Từ đó trẻ so sánh, phân biệt môi 
trường sạch, môi trường bẩn và có ý thức bảo vệ môi trường.
 2.2.2. Trong giờ hoạt động có chủ định.
 Thông qua các hoạt động học có chủ định giáo viên cần khéo léo tích hợp giáo 
dục bảo vệ môi trường một cách có hiệu quả, căn cứ vào nội dung cụ thể của từng 
hoạt động mà tiến hành lồng ghép phù hợp theo chủ đề giúp trẻ tiếp thu kiến thức 
một cách nhẹ nhàng thoải mái.
 * Với hoạt động khám phá môi trường khoa học:
 Đây là hoạt động chính giúp trẻ tiếp thu những kiến thức cơ bản về thế giới 
xung quanh về các con vật, cây cối các hiện tượng tự nhiên...
 Thông qua các hoạt động cho trẻ khám phá về thế giới thực vật, về thế giới 
 10/22

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_kinh_nghiem_chi_dao_nang_cao_chat_luong_giao_duc.docx
  • pdfSKKN Một số kinh nghiệm chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo lớn.pdf