SKKN Một số hình thức tổ chức cho trẻ 5-6 tuổi kể chuyện sáng tạo trong hoạt động chiều
Khi tham gia vào hoạt động này, đòi hỏi trẻ phải huy động toàn bộ kiến thức của trẻ về thế giới xung quanh được thể hiện thông qua những từ ngữ mang tính nghệ thuật. Chỉ cần những chi tiết dù là rất nhỏ, nhờ trí tưởng tượng bay bổng, sáng tạo của trẻ thì chi tiết ấy lại là “linh hồn” của một câu chuyện đầy cảm xúc. Để “bồi da đắp thịt” thành một câu chuyện như vậy, trẻ phải có hiểu biết nhất định về cấu trúc của một tác phẩm văn học với mở đầu, diễn biến, kết thúc. Không chỉ thế, tác phẩm của trẻ chỉ gây ấn tượng khi trẻ thực sự có một kĩ năng kể chuyện thật diễn cảm và cuốn hút.
Thuật ngữ “Kể chuyện sáng tạo” đã xuất hiện từ rất lâu. Nhưng thực tế đối với nhiều người thuật ngữ này còn rất xa lạ. Hiện nay, ở một số trường mầm non, hoạt động cho trẻ kể chuyện sáng tạo còn diễn ra mờ nhạt, thậm chí chưa bao giờ được sử dụng. Từ đó dẫn tới việc trẻ hoàn toàn không có kỹ năng cho hoạt động này. Có nhiều lý do khác nhau dẫn tới kết quả này, nhưng nguyên nhân chủ yếu là do giáo viên chưa hiểu rõ ý nghĩa của hoạt động kể chuyện sáng tạo và còn lúng túng trong việc lựa chọn hình thức tổ chức dạy trẻ kể chuyện sáng tạo.
Vì những lý do trên, tôi lựa chọn thực hiện đề tài “Một số hình thức tổ chức cho trẻ 5 - 6 tuổi kể chuyện sáng tạo trong hoạt động chiều” với mong muốn tìm ra một số biện pháp hữu hiệu góp phần phát triển ngôn ngữ mạch lạc, tư duy, trí nhớ, xúc cảm, tình cảm...cho trẻ, đặc biệt giúp trẻ tự tin hơn khi tham gia vào các hoạt động ngôn ngữ.
Thuật ngữ “Kể chuyện sáng tạo” đã xuất hiện từ rất lâu. Nhưng thực tế đối với nhiều người thuật ngữ này còn rất xa lạ. Hiện nay, ở một số trường mầm non, hoạt động cho trẻ kể chuyện sáng tạo còn diễn ra mờ nhạt, thậm chí chưa bao giờ được sử dụng. Từ đó dẫn tới việc trẻ hoàn toàn không có kỹ năng cho hoạt động này. Có nhiều lý do khác nhau dẫn tới kết quả này, nhưng nguyên nhân chủ yếu là do giáo viên chưa hiểu rõ ý nghĩa của hoạt động kể chuyện sáng tạo và còn lúng túng trong việc lựa chọn hình thức tổ chức dạy trẻ kể chuyện sáng tạo.
Vì những lý do trên, tôi lựa chọn thực hiện đề tài “Một số hình thức tổ chức cho trẻ 5 - 6 tuổi kể chuyện sáng tạo trong hoạt động chiều” với mong muốn tìm ra một số biện pháp hữu hiệu góp phần phát triển ngôn ngữ mạch lạc, tư duy, trí nhớ, xúc cảm, tình cảm...cho trẻ, đặc biệt giúp trẻ tự tin hơn khi tham gia vào các hoạt động ngôn ngữ.
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số hình thức tổ chức cho trẻ 5-6 tuổi kể chuyện sáng tạo trong hoạt động chiều", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số hình thức tổ chức cho trẻ 5-6 tuổi kể chuyện sáng tạo trong hoạt động chiều
Một số hình thức tổ chức cho trẻ 5 - 6 tuổi kể chuyện sáng tạo I. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong cuốn “Trí tưởng tượng mở ra con đường” (FIRST NEWS_ NXB Trẻ 2010), nhà chiêm tinh học nổi tiếng thế giới SHAKTI GAWAIN có viết: “Mỗi khoảnh khắc trong cuộc đời bạn chứa đựng năng lượng sáng tạo. Và vũ trụ này thì thật mênh mông, vô cùng vô tận. Chỉ cần đưa ra những lời nguyện ước rõ ràng thì những điều mà con tim bạn thật sự mong muốn nhất định sẽ đến với bạn”. Nhà vật lý học của mọi thời đại Albert Einstein đã từng phát biểu: Trí tưởng tượng quan trọng hơn cả kiến thức”. Điều này càng khẳng định thêm sức mạnh của sự sáng tạo trong việc tạo dựng những điều mà con người mong muốn. Hơn nữa với một đứa trẻ, trí tưởng tượng rất đa dạng, đầy màu sắc và nảy sinh mọi lúc mọi nơi: sáng tạo trong hoạt động trí tuệ, sáng tạo trong hoạt động thể chất, sáng tạo trong hoạt động ngôn ngữ 1. Lý do chọn đề tài Ở trẻ mẫu giáo lớn, lời nói mạch lạc đã đạt một trình độ khá cao. Trẻ có thể đặt các câu chuyện miêu tả hay kể chuyện theo một chủ đề cho trước một cách tương đối tuần tự, rõ ràng. Có được điều này là do sự phát triển của các đặc điểm tâm lý: trí nhớ, tư duy, tưởng tượng, xúc cảm, tình cảm... Trí nhớ của trẻ 5 - 6 tuổi là trí nhớ trực quan, chủ yếu là trực quan hình ảnh. Đặc điểm trí nhớ ngôn ngữ thể hiện ở số lượng từ trẻ nhớ lại trong khoảng thời gian tương đương 1,5 - 2 phút và sử dụng chính xác, phù hợp với nội dung câu chuyện có độ dài khoảng 79 - 146 từ. Đặc điểm tư duy của trẻ thể hiện ở khả năng suy luận, suy diễn, kết luận... Trẻ thường diễn giải vấn đề theo cách bám theo trình tự xảy ra sự việc, theo trình tự thời gian (cái gì xảy ra trước kể trước, cái gì xảy ra sau nói sau), trình tự không gian (từ ngoài vào trong, từ điểm chính nổi bật đến chi tiết phụ). Trẻ đã nắm được cấu trúc 3 phần của một câu chuyện. Đăc điểm tư duy ngôn ngữ của trẻ thể hiện qua việc sử dụng câu trong lời nói. Trẻ thường sử dụng khoảng 7 - 12 câu trong chuyện kể theo chủ đề, mỗi câu có khoảng 11 - 13 từ, 9 - 10 câu trong chuyện kể theo tranh, mỗi câu có khoảng 9 - 11 từ. Đặc điểm cảm xúc: Xúc cảm của trẻ thể hiện ở nhu cầu được tham gia các hoạt động, muốn được kể về những điều mình trải nghiệm, muốn được thể hiện những suy nghĩ, hiểu biết của mình... Cảm xúc ngôn ngữ của trẻ được thể hiện qua ngữ điệu giọng nói, nét mặt, ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ... Như vậy, sự phát triển lời nói mạch lạc đã ảnh hưởng tích cực đến khả năng kể chuyện sáng tạo của trẻ 5 - 6 tuổi. Trong chương trình Giáo dục mầm non hiện hành, hoạt động “Cho trẻ làm quen với các tác phẩm văn học” được diễn ra một lần/một tuần trên hoạt động học. Điều đó đồng nghĩa với việc để trẻ được làm quen với nhiều tác phẩm văn học thì một tác phẩm văn học ( truyện, thơ, ca dao, đồng dao...) chỉ tiến hành dạy trẻ 1 lần trên hoạt động học. Người giáo viên phải tùy thuộc vào khả năng của trẻ để lựa chọn loại tiết trẻ đã biết hay trẻ chưa biết cho phù hợp. Như vậy, thời lượng cho trẻ thực hành hoạt động kể chuyện sáng tạo trong hoạt động học Bạch Thị Hồng Hạnh - Giáo viên lớp A2 Trường Mầm non Hoa Hồng 2 Một số hình thức tổ chức cho trẻ 5 - 6 tuổi kể chuyện sáng tạo 5. Phương pháp nghiên cứu - Nghiên cứu tài liệu: Sách lý luận, chương trình giáo dục mầm non, tuyển tập thơ, truyện các chủ đề - Phương pháp phỏng vấn: Thu thập thông tin từ trẻ để nắm bắt một số nội dung liên quan đến hoạt động kể chuyện sáng tạo. - Quan sát ghi chép: Quan sát quá trình trẻ sử dụng các đồ dùng trực quan để sáng tạo và kể lại truyện nhằm điều tra, khảo sát khả năng kể chuyện sáng tạo của trẻ tại lớp. Sau khi quan sát xong, thu thập những vấn đề liên quan và ghi chép lại một cách cụ thể, chính xác với từng trẻ. - Thực nghiệm sư phạm. - Xử lý kết quả nghiên cứu bằng thống kê toán học. 6. Phạm vi và thời gian: Nghiên cứu này được thực hiện trên trẻ lớp A2 với thời gian là một chủ đề (khoảng 4 - 5 tuần) II. THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN 1. Thuận lợi - Trường luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của các cấp, các ban, ngành, đoàn thể. - Trường có bề dày thành tích, có đội ngũ quản lý dày dạn kinh nghiệm. Ban giám hiệu có trình độ chuyên môn cao và có nhiều kinh nghiệm quản lý với 2 đồng chí có trình độ thạc sỹ, một đồng chí trình độ đại học. Đội ngũ giáo viên trong trường 100% đạt chuẩn và trên chuẩn. - Bản thân giáo viên: Được đào tạo bài bản, có trình độ trên chuẩn, có lòng nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ, luôn tìm tòi, sáng tạo. Thường xuyên được tham gia các hoạt động bồi dưỡng chuyên môn do các cấp tổ chức. - Trường Mầm non Hoa Hồng là trường thực hành của trường Đại học Sư phạm I Hà Nội khoa Giáo dục mầm non và Trường Cao đẳng sư phạm Trung Ương. Bản thân thường xuyên được giao nhiệm vụ lên các tiết kiến tập chuyên đề phát triển ngôn ngữ. - Lớp luôn có sự tạo điều kiện thuận lợi từ phía nhà trường về trang thiết bị dạy học: đồ dùng, đồ chơi, tranh ảnh, các tài liệu... - Trẻ ở lớp có sự phát triển về ngôn ngữ tương đối tốt. Trẻ thông minh, mạnh dạn và rất tự tin. 2. Khó khăn - Trong lớp còn có trẻ mắc bệnh tự kỉ, tăng động hoặc các bệnh khác, đặc biệt là khuyết tật về ngôn ngữ. - Còn nhiều phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến trẻ. Còn ỉ lại vào sự chăm sóc, dạy dỗ của cô giáo. Bạch Thị Hồng Hạnh - Giáo viên lớp A2 Trường Mầm non Hoa Hồng 4 Một số hình thức tổ chức cho trẻ 5 - 6 tuổi kể chuyện sáng tạo Nhưng mải đi nên hai chú đã bị lạc vào rừng. Hai chú sợ quá khóc nức nở. Bỗng cả hai chú nhìn thấy một con giun to đang bò lên. Hai chú quên mất là mình đang bị lạc, liền xông vào tranh cãi nhau để giành lấy con giun. Gà anh tức giận bỏ đi. Gà em ở lại bắt giun lên và ăn một mình. Nhưng đang ăn, gà em thấy buồn quá nên gọi to: “Gà anh ơi!”. Gà em gọi mãi mà chẳng thấy gà anh đâu cả. Lúc đó gà em thấy rất ân hận vì hành động của mình”. Tác giả: Bé Hồng Anh Câu chuyện thứ hai hấp dẫn không kém, được sáng tác và trình bày bởi bé Danh Trí - một bé có sự phát triển đặc biệt về ngôn ngữ, đặc biệt là ngôn ngữ mang tính nghệ thuật. Câu chuyện “Gà con hối hận”: “Hai anh em gà con đi bắt giun. Mải tranh nhau một con giun nên con giun đã bò đi mất. Hai anh em tiếc quá, vừa nhìn nhau vừa khóc. Hai chú đã rất hối hận vì đã tranh cãi nhau. Một hôm khác, hai anh em ra vườn và cũng tìm thấy một con giun. Gà em đã bắt con giun và gọi gà anh ra cùng ăn. Hai anh em đã chia nhau con giun, ăn rất ngon lành và vui vẻ!” Bạch Thị Hồng Hạnh - Giáo viên lớp A2 Trường Mầm non Hoa Hồng 6 Một số hình thức tổ chức cho trẻ 5 - 6 tuổi kể chuyện sáng tạo - Tranh của chính trẻ vẽ cũng là một phương tiện hiệu quả phục vụ vào hoạt động kể chuyện sáng tạo. Cô có thể sưu tầm những bức tranh đẹp của trẻ, sau đó để trẻ tự lựa chọn để sắp xếp theo trình tự một câu chuyện. Giáo viên có thể đóng quyển để lưu những câu chuyện đó. Trẻ sử dụng chính những bức tranh đã vẽ để sáng tạo truyện - Ngoài ra, trẻ còn có thể sử dụng những bức ảnh, bức tranh mà trẻ sưu tầm được để sáng tác những câu chuyện dựa theo nội dung của tranh, ảnh ... 2.2 Kể chuyện sáng tạo theo đồ vật, rối tay, thú nhồi bông... Với hình thức này có rất nhiều nội dung để thực hiện: - Cô có thể đưa ra một đồ vật, trẻ sáng tạo truyện xoay quanh đồ vật đấy, hoặc trong truyện có sử dụng hình ảnh của đồ vật đã cho: Với một chiếc bút chì, bé Ngọc Linh đã kể câu chuyện “Gia đình Thỏ trắng’’: “ Trong một khu rừng có gia đình Thỏ trắng, có Thỏ mẹ và hai chị em Thỏ con. Một hôm Thỏ mẹ phải đi làm sớm và dặn hai chị em Thỏ: “Các con ơi mau dạy đi! Mẹ đã nấu món súp. Các con nhớ ăn nhanh rồi đi học kẻo muộn nhé!” Hai chị em Thỏ mãi mới dậy, vừa ăn lại vừa xem hoạt hình nên đã bị muộn giờ học. Khi cô giáo hỏi: “Vì sao các con đi học muộn thế?” Hai chị em đã dũng cảm nhận lỗi: “Vì chúng con đã không nghe lời mẹ, không dậy sớm, ăn nhanh nên bị muộn học. Con hứa lần sau con sẽ không thế nữa ạ!” Buổi chiều Thỏ mẹ đón chị em Thỏ trắng về. Nghe cô giáo kể lại câu chuyện hai chị em Thỏ đã biết nhận lỗi thì xoa đầu và nói: “Các con biết nhận lỗi là rất tốt. Từ ngày mai, các con nhớ dậy sớm, ăn nhanh nhé!”. Rồi Thỏ mẹ đã mua tặng hai chị em Thỏ trắng một hộp bút chì. Hết!“ Cũng với một chiếc bút chì, bé Hà My lại sáng tác thành một câu chuyện khác với tên “Hai người bạn thân”: Trong một lớp học có hai người bạn chơi Bạch Thị Hồng Hạnh - Giáo viên lớp A2 Trường Mầm non Hoa Hồng 8 Một số hình thức tổ chức cho trẻ 5 - 6 tuổi kể chuyện sáng tạo Trẻ có thể sử dụng mọi đồ vật đồ chơi ở các góc để sáng tạo truyện 2.3. Sáng tạo truyện dựa theo một phần cho sẵn Cô có thể đưa ra một phần của truyện (mở đầu, diễn biến hoặc kết thúc), trẻ nghĩ ra các phần còn lại. Đây là một hình thức cũng rất thu hút trẻ. Cô kích thích trẻ bằng việc đưa ra các câu hỏi. Nếu sáng tạo phần thân truyện, cô có thể đưa ra các gợi ý: Các con nghĩ sao? Câu chuyện sẽ tiếp diễn như thế nào?... Nếu sáng tạo phần mở đầu, cô đưa ra câu hỏi: Vì sao lại xảy ra tình huống đấy?... Các câu hỏi sẽ tạo nên “đòn bẩy” thúc đẩy tưởng tượng sáng tạo của trẻ. Để đảm bảo các tình huống diễn ra như thật, tránh nhắc lại tình huống của bạn, cô đề nghị trẻ nghĩ ra nhiều phương án khác nhau có thể xảy ra. Cùng với một kết thúc truyện cô đưa ra: “Cậu bé đến khoanh tay xin lỗi bà lão”, có rất nhiều tình huống được trẻ nghĩ ra. Bé Hương Giang đã kể câu chuyện có tên “Cậu bé nghịch ngợm”: “Một hôm, bạn Bo đang đá bóng cùng các bạn ở sân chơi. Bạn thấy bà lão hàng xóm đang phơi chiếc chăn vừa mới giặt xong. Chiếc chăn rất đẹp và sạch sẽ. Bạn liền nảy ra một ý định sẽ đá bóng để làm bẩn chăn của bà. Lúc bà lão không để ý, bạn liền đá mạnh vào chiếc chăn làm chiếc chăn có một vết đất cát tròn to. Khi bà lão quay ra, nhìn chiếc chăn bị bẩn, bà lại lầm lũi mang đi giặt rất vất vả. Bo nhìn thấy vậy rất ân hận vì hành động của mình liền đến khoanh tay xin lỗi bà. Bạn ấy còn giúp bà giặt và phơi chiếc chăn ấy nữa”. Bé Hoàng Anh lại có những tưởng tượng khác. Bé đã kể câu chuyện có tên “Cậu bé nói dối”: “Có một bạn nhỏ rất nghịch ngợm. Một hôm mẹ bạn ý vừa cắm một lọ hoa rất đẹp để trên bàn. Bạn ý chạy nhảy đùa nghịch làm rơi vỡ mất lọ hoa, những mảnh vỡ bắn tung tóe. Bạn ý sợ quá vội chạy lên gác trốn. Chẳng may bà bạn đi qua. Vì mắt bà kém nên không để ý đến những mảnh vỡ đã dẫm phải mảnh vỡ và bị chảy máu. Thấy vậy bạn ý rất hoảng sợ nhưng không dám nhận lỗi. Bạn ý đã nói dối bà và mẹ là do con mèo chạy qua làm đổ lọ hoa. Nhưng từ lúc đó bạn ý rất hối hận. Bạn không dám nhìn vào mắt của mọi người. Bạch Thị Hồng Hạnh - Giáo viên lớp A2 Trường Mầm non Hoa Hồng 10
File đính kèm:
- skkn_mot_so_hinh_thuc_to_chuc_cho_tre_5_6_tuoi_ke_chuyen_san.doc