SKKN Một số hình thức tạo môi trường nhiều góc mở giúp trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi phát triển tích cực trong nhận thức
Trong thực tế ở trường mầm non hiện nay đặc biệt là lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi, việc tổ chức hoạt động góc cho trẻ còn gặp nhiều khó khăn, trẻ chưa hứng thú khi tham gia vào hoạt động góc, trẻ dễ nhập vào hoạt động góc nhưng cũng nhanh chán, nhanh bỏ cuộc. Vậy phải làm thế nào để tổ chức được các hoạt động góc thực sự có hiệu quả, lôi cuốn và hấp dẫn được trẻ thật sự là một bài toán khó đối với giáo viên mầm non nói chung và đối với bản thân tôi nói riêng.
Lớp mẫu giáo lớn lớp tôi đang phụ trách có 31 cháu, hầu hết các cháu đều có nhận thức khá tích cực, nhưng vẫn còn một số cháu nhận thức còn chậm và chưa được tích cực... Xuất phát từ lí do đó, là một cô giáo mầm non, có thời gian bên trẻ từ sáng tới chiều, tôi luôn trăn trở với việc các cháu lớp mình được vui chơi, học tập say mê, hứng thú vả bổ ích, giúp phát triển nhận thức tích cực cho trẻ chuẩn bị vào lớp 1, tôi đã lựa chọn sáng kiến: “Một số hình thức tạo môi trường nhiều góc mở giúp trẻ mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi phát triển tích cực trong nhận thức” để kích thích tính tích cực của trẻ. Với nội dung trình bày dưới đây, tôi mong được góp một phần nhỏ bé của mình vào việc hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học chung của trường và của huyện.
Lớp mẫu giáo lớn lớp tôi đang phụ trách có 31 cháu, hầu hết các cháu đều có nhận thức khá tích cực, nhưng vẫn còn một số cháu nhận thức còn chậm và chưa được tích cực... Xuất phát từ lí do đó, là một cô giáo mầm non, có thời gian bên trẻ từ sáng tới chiều, tôi luôn trăn trở với việc các cháu lớp mình được vui chơi, học tập say mê, hứng thú vả bổ ích, giúp phát triển nhận thức tích cực cho trẻ chuẩn bị vào lớp 1, tôi đã lựa chọn sáng kiến: “Một số hình thức tạo môi trường nhiều góc mở giúp trẻ mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi phát triển tích cực trong nhận thức” để kích thích tính tích cực của trẻ. Với nội dung trình bày dưới đây, tôi mong được góp một phần nhỏ bé của mình vào việc hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học chung của trường và của huyện.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số hình thức tạo môi trường nhiều góc mở giúp trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi phát triển tích cực trong nhận thức", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số hình thức tạo môi trường nhiều góc mở giúp trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi phát triển tích cực trong nhận thức
Một số hình thức tạo môi trường nhiều góc mở giúp trẻ mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi phát triển tích cực trong nhận thức em sẽ trở thành những kỉ niệm quý báu theo suốt cuộc đời, làm giàu nguồn tình cảm và trí tuệ cho trẻ. Đây là hoạt động giúp trẻ phát triển toàn diện về mọi mặt: Ngôn ngữ, nhận thức, thẩm mĩ, tình cảm xã hội và thể chất. 1.2. Về cơ sở thực tiễn: Trong thực tế ở trường mầm non hiện nay đặc biệt là lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi, việc tổ chức hoạt động góc cho trẻ còn gặp nhiều khó khăn, trẻ chưa hứng thú khi tham gia vào hoạt động góc, trẻ dễ nhập vào hoạt động góc nhưng cũng nhanh chán, nhanh bỏ cuộc. Vậy phải làm thế nào để tổ chức được các hoạt động góc thực sự có hiệu quả, lôi cuốn và hấp dẫn được trẻ thật sự là một bài toán khó đối với giáo viên mầm non nói chung và đối với bản thân tôi nói riêng. Lớp mẫu giáo lớn lớp tôi đang phụ trách có 31 cháu, hầu hết các cháu đều có nhận thức khá tích cực, nhưng vẫn còn một số cháu nhận thức còn chậm và chưa được tích cực... Xuất phát từ lí do đó, là một cô giáo mầm non, có thời gian bên trẻ từ sáng tới chiều, tôi luôn trăn trở với việc các cháu lớp mình được vui chơi, học tập say mê, hứng thú vả bổ ích, giúp phát triển nhận thức tích cực cho trẻ chuẩn bị vào lớp 1, tôi đã lựa chọn sáng kiến: “Một số hình thức tạo môi trường nhiều góc mở giúp trẻ mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi phát triển tích cực trong nhận thức” để kích thích tính tích cực của trẻ. Với nội dung trình bày dưới đây, tôi mong được góp một phần nhỏ bé của mình vào việc hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học chung của trường và của huyện. 2. Mục đích nghiên cứu. Tìm ra một số biện pháp tạo môi trường nhiều góc mở giúp trẻ mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi phát triển tích cực trong nhận thức. Phát triển nhận thức tích cực cho trẻ là giúp trẻ tư duy tốt và phản xạ nhanh. Phát triển nhận thức tích cực cho trẻ là phát triển trí tuệ, biểu diễn tư duy của mình ra bên ngoài bằng hành động đi kèm lời nói. Để luyện cho tư duy của trẻ phát triển tích cực cần giúp trẻ thực hiện những yêu cầu sau: - Lựa chọn mảng hoạt động cho trẻ: Tạo môi trường các góc mở xung quanh lớp theo chiều các góc tĩnh riêng và các góc động riêng. - Lựa chọn nội dung hoạt động cho trẻ trong góc mở: Phù hợp với chủ đề và độ tuổi. - Lựa chọn nguyên vật liệu để tạo góc mở cho trẻ sao cho có tính thẩm mỹ, trẻ dễ hoạt động mà lại bền. Nghiên cứu về thực trạng chất lượng trẻ hứng thú với hoạt động góc như thế nào. 2/14 Một số hình thức tạo môi trường nhiều góc mở giúp trẻ mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi phát triển tích cực trong nhận thức II. NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Những cơ sở lý luận liên quan đến vấn đề. Việc phát triển nhận thức tích cực cho trẻ là một công việc hết sức quan trọng trong giáo dục học mầm non. Nhận thức là nền tảng của trí tuệ và tư duy . Nhận thức đóng vai trò quyết định sự phát triển tư duy loogic và trừu tượng của trẻ em. Bên cạnh đó nhận thức còn là phương tiện để giáo dục trẻ một cách toàn diện bao gồm sự phát triển về đạo đức, tư duy nhận thức và các chuẩn mực hành vi văn hóa... Việc phát triển nhận thức tích cực cho trẻ 5 - 6 tuổi sẽ giúp trẻ dễ dàng tiếp thu bài nhanh và cũng làm tiền đề cho trẻ bước vào lớp 1. Căn cứ vào nhu cầu và khả năng phát triển của trẻ: Tuổi 5 - 6, đây là lứa tuổi kỳ diệu, trẻ rất hiếu động tò mò, muốn học hỏi, tìm hiểu thế giới tự nhiên và xã hội. Trong các hoạt động của tuổi mẫu giáo, chơi giữ vai trò hoạt động chủ đạo, giữa hoạt động vui chơi và hoạt động học tập chưa có ranh giới rõ ràng. Khác với người lớn trẻ em thật sự học trong khi chơi, trẻ lĩnh hội các tri thức tiền khoa học trong trường mầm non theo phương châm “Chơi mà học, học mà chơi”. Trẻ là chủ thể tích cực, giáo viên là người tạo cơ hội, hướng dẫn, gợi mở các hoạt động tìm tòi khám phá của trẻ. Trẻ chủ động tham gia các hoạt động đó để phát triển khả năng, năng lực của mình. Với lý do đó, người giáo viên mầm non không chỉ cho trẻ hoạt động tích cực trong giờ học mà còn phải cho trẻ hoạt động tích cực ở giờ chơi và mọi lúc mọi nơi. Cho nên qua nghiên cứu, khảo sát trẻ lớp tôi đầu năm tôi nhận thấy việc tạo môi trường học tập xung quanh lớp cho trẻ là rất cần thiết, nhằm tạo điều kiện cho trẻ hoạt động cá nhân nhiều hơn, được tự do khám phá theo ý thích, theo khả năng của mình giúp trẻ phát hiện nhiều điều mới lạ, hấp dẫn trong cuộc sống, các kiến thức kỹ năng của trẻ được củng cố và bổ sung. Việc tổ chức hoạt động góc cho trẻ trong trường tôi đã và đang được quan tâm đầu tư cả về ý tưởng lẫn vật chất để làm phong phú thêm các hoạt động của trẻ. Đặc biệt là việc tạo các góc mở trong lớp gây sự chú ý, hứng thú cho trẻ và kích thích trẻ hoạt động tích cực nhiều. Góc mở là tận dụng những mảng tường vô tri vô giác, những đồ chơi, hình ảnh để hoạt dộng với nó, chơi với nó, thông qua đó mà trẻ phát triển được nhận thức tích cực. Song việc tạo môi trường các góc mở cho trẻ hoạt động không phải là dễ với tất cả giáo viên, nhiều góc mở chưa khai thác được tối đa hoạt động của trẻ để trẻ phát triển nhận thức tích cực hoặc chưa được thiết kế đúng theo ý nghĩa của nó khiến trẻ thường chơi thụ động ở các góc ít sáng tạo. Thực tế hiện nay tôi gặp phải những thuận lợi, khó khăn sau: 4/14 Một số hình thức tạo môi trường nhiều góc mở giúp trẻ mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi phát triển tích cực trong nhận thức - Minh chứng 1: Bảng khảo sát đầu năm khi chưa thực hiện đề tài 3. Những biện pháp thực hiện đề tài 3.1. Biện pháp 1: Biện pháp tạo môi trường mở cho góc tạo hình 3.2. Biện pháp 2: Biện pháp tạo môi trường mở cho góc văn học và làm quen chữ viết 3.3. Biện pháp 3: Biện pháp tạo góc mở cho góc gia đình, bán hàng 3.4. Biện pháp 4: Biện pháptạo môi trường mở cho góc toán 3.5. Biện pháp 5: Biện pháptạo môi trường mở cho góc “Bé tập làm thợ xây” 3.6. Biện pháp 6: Biện pháptạo môi trường mở cho góc “Bé đến trường” 3.7. Biện pháp 7: Biện pháptạo môi trường mở cho góc “Bé trực nhật” 4. Biện pháp thực hiện (Biện pháp từng phần) 4.1. Biện phápl: Tạo môi trường mở cho góc tạo hình * Lý do chọn hoạt động Trẻ được hoạt động tạo hình trong góc này, song khi hoàn thành không biết trưng bày sản phẩm của mình ở đâu. Mặt khác khi trẻ được trưng bày sản phẩm thì sẽ kích thích trẻ hoạt động tích cực, thi đua so sánh với các bạn khác và thông qua đó sẽ phát triển nhận thức của mình. * Cách thực hiện Góc treo sản phẩm của cả lớp: Tận dụng những mảng tường rộng, đủ để treo bài cho tất cả trẻ trong lớp, chỗ phụ huynh dễ và tiện nhìn thấy. Sản phẩm của từng trẻ được gài vào từng ô được tôi tận dụng từ những chiếc cặp tài liệu, mỗi chiếc cặp tôi tạo thành hai ô, mỗi ô đều có ký hiệu riêng và tên của trẻ dán ở góc ô. Nhìn tổng thể trông như những giá tủ cá nhân của trẻ. Khi trẻ làm xong bài sẽ tự treo bài của mình vào ô có ký hiệu của mình . - Minh chứng 2: Trẻ hoạt động góc mở môn tạo hình Nội qui góc tạo hình là một bảng kích cỡ khổ A3, dùng để hướng dẫn trẻ cách chơi ở góc tạo hình sao cho đúng và không nên có những hành động sai trái. Ví dụ: Khi chơi ở góc con phải có thái độ thân thiện với các bạn, không xé giấy, không vẽ bậy ra bàn, ngồi vẽ đúng tư thế... Tất cả những nội dung đó được cô giáo đưa vào thông qua những hình ảnh, chữ viết gây chú ý cho trẻ. Đặc biệt, số trẻ chơi được qui định bởi số ô gắn dấp dính. Trong khi chơi các trẻ so sánh hoạt động của mình với nội qui góc đã đưa ra, nếu trẻ nào vi phạm một trong những nội qui đó thì sẽ gắn ảnh của mình vào ô tương ứng, cuối giờ chơi cô giáo sẽ dựa vào đó để nhận xét, tuyên dương trẻ chơi trong góc đó. * Kết quả: 6/14 Một số hình thức tạo môi trường nhiều góc mở giúp trẻ mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi phát triển tích cực trong nhận thức theo từng chủ đề); xung quanh phòng tôi bày những con thú nhồi bông giúp trẻ có thể tự kể chuyện sáng tạo... - Minh chứng 4: Góc kể chuyện sáng tạo cho trẻ * Kết quả Sau khi tạo môi trường góc mở cho góc văn học và làm quen chữ viết, tôi nhận thấy trẻ chơi rất say mê và hào hứng ở các góc này. Không chỉ được chơi một cách sáng tạo như ở trò “Ong tìm chữ” trẻ còn được thi đua nhau tìm chữ sao cho đúng và nhanh. Bên cạnh đó, trẻ cũng được hòa mình vào thế giới cổ tích cùng với những câu chuyện đã được nghe cô kể vì trẻ được tập kể chuyện, nhìn hình ảnh đọc thơ... Chính những kết quả trên đã cho thấy trẻ được kích thích phát triển nhận thức tích cực. 4.3. Biện pháp 3: Tạo góc mở cho góc gia đình, bán hàng * Lý do chọn hoạt động Trẻ ở góc gia đình thường chỉ quanh quẩn chơi với búp bê và chơi với đồ hàng nấu ăn... Trẻ ở góc bán hàng thường chỉ quanh quẩn với những rau củ quả nhựa sẵn có để bày bán. * Cách thực hiện Trong góc gia đình tôi làm trên mảng tường một chiếc kệ với nhiều ngăn bày sản phẩm bằng những băng mica trong giúp trẻ có thể gài những sản phẩm phù hợp với từng ngăn tủ. Bên cạnh đó tôi dành một góc mảng tường để làm các ô bằng mica trong để gài các qui trình bé tập làm nội trợ phù hợp với từng chủ đề giúp trẻ có thể nhìn vào đó để tập làm người nội trợ . - Minh chứng 5: Góc mở cho góc gia đình Ở góc bán hàng, tôi tạo trên mảng tường hình các giá để đồ, trẻ có thể gài những đồ dùng hay thực phẩm cần thiết phù hợp với chủ đề. Bên cạnh đó tôi tạo góc quảng cáo cho cửa hàng về các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, trẻ cũng có thể rút ra, gài vào những thực phẩm phù hợp theo nhóm Nội qui góc gia đình, bán hàng cũng tương tự như góc tạo hình. * Kết quả: Sau khi tạo môi trường mở cho góc gia đình, bán hàng tôi nhận thấy trẻ rất thích chơi ở góc này. Trẻ có kỹ năng hơn về nội trợ trong gia đình, có hiểu biết về các chất dinh dưỡng do được chơi thường xuyên. về nhà, bố mẹ trẻ khen là con họ trở nên đảm đang hơn, đòi mẹ nhặt rau... hiểu biết nhiều về các chất dinh dưỡng trong bữa cơm gia đình. Đặc biệt là trong khi chơi, các bé còn phát huy khả năng tư duy và so sánh khi chọn cho đúng nhóm chất hay chọn cho đủ 4 nhóm chất đưa 8/14 Một số hình thức tạo môi trường nhiều góc mở giúp trẻ mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi phát triển tích cực trong nhận thức tường mà xây dựng công trình của chủ đề đang học. Các nhân vật tôi đều in mầu và ép plastic rồi gắn dấp dính mặt sau giúp trẻ có thể dễ dàng tháo ra hoặc gắn vào . - Minh chứng 7: Góc mở cho trẻ thực hiện góc xây dựng * Kết quả Sau khi tạo môi trường góc mở cho góc xây dựng, tôi thấy trẻ rất hứng thú, đặc biệt là trẻ có thể thay đổi nhân vật theo ý thích của mình. Hàng ngày đến lớp bất kỳ lúc nào có thể trẻ đều ra đó tự tay gắn những nhân vật vào vị trí phù hợp tùy theo ý thích của trẻ. Trẻ so sánh mình với các chú công nhân hay kiến trúc sư thật sự, tư duy sao cho thật giống họ... Thông qua việc chơi ở góc mở này trẻ đã được phát huy được trí tưởng tượng sáng tạo của mình. 4.6. Biện pháp 6: Tạo môi trường mở cho góc “Bé đến trường” * Lý do chọn hoạt động Vì số lượng các bé trong một lớp khá nhiều nên bé không thể nhớ hết là bạn nào đi học hay bạn nào nghỉ học trong một ngày. Thông qua góc mở này bé có thể dễ dàng nắm được bạn nào đi, bạn nào nghỉ trong lớp mình ngày hôm đó. Hơn nừa bé cũng được tăng thêm được tình cảm, sự quan tâm tới các bạn xung quanh và phát triển tư duy tích cực vì được quan sát, chọn lựa và hoạt động... * Cách thực hiện Tôi tận dụng mảng tưởng cho góc này ở gần cửa lớp, nơi mà trẻ bước vào cửa lớp mỗi ngày. Quá đó, trẻ có thể dễ dàng quan sát xem lớp mình có bạn nào đi học và bạn nào nghỉ ngày hôm nay. Các bé đến lớp được tôi tạo cho khung cảnh những ngôi nhà bằng nấm rất gần gũi với trẻ. Tôi phân mỗi tổ một mầu cho trẻ dễ dàng nhận ra tổ mình, ngôi nhà bằng nấm được tạo nên từ chất liệu mầu dạ giúp trẻ rất dễ dàng gắn ảnh của mình vào hoặc tháo ra. - Minh chứng 8: Góc mở cho góc “Bé đến trường” * Kết quả Sau khi thực hiện biện pháp trên, tôi thấy các cháu chăm chỉ đi học hơn để ngày ngày được đến lớp gắn ảnh của mình vào góc đến lớp. Hơn nữa các bé đã biết quan tâm tới các bạn xung quanh hơn, quan sát và tư duy xem bạn nào đi, bạn nào nghỉ, gắn ảnh có đúng không... Qua đó phát triển tư duy tích cực cho trẻ. 4.7. Biện pháp 7: Tạo môi trường mở cho góc “Bé trực nhật” * Lý do chọn hoạt động Vì các bé mẫu giáo lớn có thể lao động tự phục vụ nhưng chưa có biện pháp nào kích thích trẻ tích cực trong việc này cũng như nêu cao tinh thần thi đua và tự giác của trẻ. Vì vậy, góc “Bé nào giúp cô” là để cho các bé cùng nhìn vào và xem 10/14
File đính kèm:
- skkn_mot_so_hinh_thuc_tao_moi_truong_nhieu_goc_mo_giup_tre_m.docx
- SKKN Một số hình thức tạo môi trường nhiều góc mở giúp trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi phát triển tích cực.pdf