SKKN Một số giải pháp tổ chức tốt các hoạt động động trải nghiệm cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non

Qua thực tế giảng dạy trên lớp mẫu giáo 5-6 tuổi do tôi phụ trách, tôi nhận thấy rằng khả năng hiểu biết về thế giới xung quanh của trẻ còn hạn chế, trẻ chưa mạnh dạn, tự tin, hứng thú khi tham gia các hoạt động. Các hoạt động ở các lĩnh vực phần lớn còn thụ động, rập khuôn theo gợi ý hướng dẫn của chương trình. Nhiều hoạt động còn đang quá lạm dụng công nghệ thông tin, giáo viên chủ yếu là thiết kế giáo án powerpoint sau đó chỉ việc cho trẻ tìm hiểu các sự vật hiện tượng trên máy tính. Nếu quá lạm dụng công nghệ thông tin trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục thì trẻ bị thụ động, quen với việc chỉ được tiếp xúc qua màn hình máy tính, điều đó làm hạn chế sự phát triển, sáng tạo của trẻ. Nếu chúng ta tổ chức cho trẻ các hoạt động trải nghiệm thì trẻ cần được hoạt động thực tế, được tự tay làm, sờ, nắn…. được tự mình tìm hiểu, khám phá thông qua hoạt động nhóm, tự thảo luận…và cô giáo chỉ là người gợi ý, tạo hứng thú để trẻ tham gia tích cực vào hoạt động, có như vậy hoạt động mới đạt hiệu quả cao, việc tổ chức hoạt động mới thực sự “lấy trẻ làm trung tâm”. Hiểu được tầm quan trọng của hoạt động trải nghiệm đối với sự phát triển của trẻ. Là một giáo viên dạy lớp 5 – 6 tuổi, tôi luôn trăn trở và suy nghĩ với mong muốn mang lại niềm vui, sự hứng thú, tích cực, chủ động, sáng tạo trong các hoạt động, nhằm giúp trẻ hiểu biết và phát triển một cách toàn diện nhất. Vì vậy tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài “Một số giải pháp tổ chức tốt các hoạt động động trải nghiệm cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non”.
doc 25 trang skmamnonhay 03/04/2025 1891
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp tổ chức tốt các hoạt động động trải nghiệm cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số giải pháp tổ chức tốt các hoạt động động trải nghiệm cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non

SKKN Một số giải pháp tổ chức tốt các hoạt động động trải nghiệm cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non
 2
 Qua thực tế giảng dạy trên lớp mẫu giáo 5-6 tuổi do tôi phụ trách, tôi nhận 
thấy rằng khả năng hiểu biết về thế giới xung quanh của trẻ còn hạn chế, trẻ chưa 
mạnh dạn, tự tin, hứng thú khi tham gia các hoạt động. Các hoạt động ở các lĩnh 
vực phần lớn còn thụ động, rập khuôn theo gợi ý hướng dẫn của chương trình. 
Nhiều hoạt động còn đang quá lạm dụng công nghệ thông tin, giáo viên chủ yếu là 
thiết kế giáo án powerpoint sau đó chỉ việc cho trẻ tìm hiểu các sự vật hiện tượng 
trên máy tính. Nếu quá lạm dụng công nghệ thông tin trong việc tổ chức các hoạt 
động giáo dục thì trẻ bị thụ động, quen với việc chỉ được tiếp xúc qua màn hình 
máy tính, điều đó làm hạn chế sự phát triển, sáng tạo của trẻ. Nếu chúng ta tổ chức 
cho trẻ các hoạt động trải nghiệm thì trẻ cần được hoạt động thực tế, được tự tay 
làm, sờ, nắn. được tự mình tìm hiểu, khám phá thông qua hoạt động nhóm, tự 
thảo luậnvà cô giáo chỉ là người gợi ý, tạo hứng thú để trẻ tham gia tích cực vào 
hoạt động, có như vậy hoạt động mới đạt hiệu quả cao, việc tổ chức hoạt động mới 
thực sự “lấy trẻ làm trung tâm”. 
 Hiểu được tầm quan trọng của hoạt động trải nghiệm đối với sự phát triển 
của trẻ. Là một giáo viên dạy lớp 5 – 6 tuổi, tôi luôn trăn trở và suy nghĩ với mong 
muốn mang lại niềm vui, sự hứng thú, tích cực, chủ động, sáng tạo trong các hoạt 
động, nhằm giúp trẻ hiểu biết và phát triển một cách toàn diện nhất. Vì vậy tôi đã 
mạnh dạn lựa chọn đề tài “Một số giải pháp tổ chức tốt các hoạt động động trải 
nghiệm cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non”.
 * Phạm vi áp dụng đề tài
 Đề tài “Một số giải pháp tổ chức tốt các hoạt động động trải nghiệm cho trẻ 
5-6 tuổi trong trường mầm non” được áp dụng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ 
chăm sóc giáo dục trẻ theo chương trình GDMN tại lớp tôi trong năm học 2022-
2023 với mục đích giúp trẻ chủ động mạnh dạn, tự tin, thích được hoạt động và 
tham gia vào hoạt động trải nghiệm một cách hứng thú, có tinh thần hợp tác cùng 
bạn bè qua đó giúp trẻ hoàn thiện các kỹ năng xã hội, phát triển lành mạnh về 
thể chất, tinh thần. 
 Đề tài có thể áp dụng cho tất cả các nhóm lớp trong trường mầm non nơi tôi 
công tác nói riêng cũng như các trường mầm non trong huyện, trong tỉnh và ngoại 
tỉnh nói chung.
 1.2. Điểm mới của đề tài
 Nội dung đề tài này từ trước đến nay cũng đã có nhiều người lựa chọn để viết 
song mỗi độ tuổi, mỗi vùng miền, mỗi trường sẽ có một đặc trưng, giải pháp riêng 
không ai giống cả. Đề tài được áp dụng lần đầu tiên tại lớp với những biện pháp cụ 
thể phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ ở lớp cũng như điều kiện thực tế của 
trường. Điểm mới của đề tài mà tôi đưa ra chú trọng vào các biện pháp: 4
 Năm học 2022-2023 tôi được phân công phụ trách chăm sóc giáo dục trẻ 5-6 
tuổi lớp mẫu giáo lớn 1 với số lượng 32 trẻ. Trong quá trình chăm sóc giáo dục và 
tìm hiểu khả năng nhận thức của trẻ tôi nhận thấy có những thuận lợi khó khăn sau:
 Thuận lợi
 Nhà trường đã có sự đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học tương 
đối đầy đủ giúp tôi hoàn thành nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ. Ban giám hiệu 
luôn tạo điều kiện cho giáo viên tham quan, giao lưu, học hỏi ở các trường trong 
cụm, trong huyện trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ.
 Khuôn viên bên ngoài tương đối rộng rãi, thoáng mát với nhiều đồ dùng đồ 
chơi, các góc trải nghiệm phong phú đa dạng, đặc biệt là khu vui chơi vận động, 
khu vực chơi với cát, nước, vườn cổ tích, vườn rauđược nhà trường cải tạo làm 
mới, sắp xếp bố trí hài hòa đẹp mắt, an toàn làm theo tiêu chí “xanh, sạch, đẹp, an 
toàn” là điều kiện thuận lợi cho trẻ được vui chơi trải nghiệ
 Giáo viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, yêu nghề, mến trẻ; luôn làm 
tốt công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho bản thân như tích cực học hỏi, 
tìm hiểu những kiến thức hay, bổ ích từ đồng nghiệp, từ các tài liệu bồi dưỡng 
chuyên môn; có ý thức trách nhiệm cao trong công việc.
 Đa số các cháu trong lớp ngoan ngoãn, khoẻ mạnh, biết nghe lời giáo viên
 Khó khăn
 Tài liệu phục vụ cho việc tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp chưa thật 
phong phú đặc biệt là chuyên đề “Thực hành trải nghiệm” như sách tuyển chọn các 
trò chơi, các bài tập mở... 
 Trẻ tuy cùng một độ tuổi nhưng khả năng nhận thức của trẻ không đồng đều, 
một số trẻ khá thụ động khi tham gia vào các hoạt động khám phá trải nghiệm.
 Việc tổ chức cho trẻ thực hành trải nghiệm trong những năm qua chưa 
thường xuyên. Cách thức tổ chức chưa đa dạng, việc thiết kế và sử dụng trò chơi 
còn nhiều hạn chế, các bài tập thí nghiệm còn nghèo nàn, chưa có sự sáng tạo, linh 
hoạt.
 Một số hoạt động trải nghiệm cần có kinh phí nhưng việc huy động kinh phí 
ở phụ huynh còn hạn chế do trường đóng trên địa bàn miền trung du, đời sống phụ 
huynh còn nhiều khó khăn.
 Cá biệt một số phụ huynh chưa thật sự quan tâm đến hoạt động trải nghiệm 
cho trẻ; cá biệt phụ huynh còn cho rằng các hoạt động đó không khoa học, mất vệ 
sinh như cho trẻ chơi với cát, sỏi hay nhặt lá, rác...
 Khảo sát thực trạng 6
 Ví dụ: Đối với trẻ 5-6 tuổi tôi có thể lựa chọn các nội dung như gói bánh 
chưng, pha nước cam ...nhưng với nội dung này mà lựa chọn tổ chức cho trẻ nhà 
trẻ, 3-4 tuổi thì kỹ năng trẻ đạt được là rất khó. 
 Hay với nội dung cho trẻ trải nghiệm bằng cách cho trẻ hoạt động với đồ vật 
nếu tôi lựa chọn cho trẻ 5-6 tuổi thì kỹ năng để giáo dục hay rèn cho trẻ là quá dễ, 
như vậy trẻ sẽ không phát huy được khả năng cũng như năng lực của trẻ.
 Còn nội dung như thế nào được gọi là phù hợp với tình hình của trường, của 
lớp, của địa phương, có thể nói nội dung phù hợp của trường, của lớp ở đây là 
những nội dung gần gũi với trẻ, những nội dung mà trẻ thường xuyên được nhìn 
thấy, được tiếp xúc ở gia đình hay xung quanh trẻ.
 Ví dụ: Nếu ở khi thực hiện chủ đề thực vật mà tôi lựa chọn nội dung cho trẻ 
đi thu hoạch quả dâu tây cùng bác nông dân thì thực tế là không phù hợp, tôi 
không chuẩn bị được đầy đủ các điều kiện, cũng không có vườn dâu cho trẻ được 
thu hoạch hay tham quan, khám phá, trải nghiệm, mà ở dây tôi có thể lựa chọn các 
nội dung gần gũi, đảm bảo về nội dung, kiến thức, kỹ năng để cho trẻ được hoạt 
động trải nghiệm một cách thực tế.
 Ví dụ như cho trẻ thu hoạch rau xanh, cà chua....hay cuốc đất, gieo hạt cùng 
các cô trong trường, hoặc tham quan cánh đồng lúa...của các bác nông dân, nếu lựa 
chọn nội dung như vậy sẽ giúp trẻ có đủ điều kiện được tham gia trải nghiệm nhiều 
hơn.
 Sau khi lựa chọn được nội dung phù hợp với đặc điểm khả năng nhận thức 
của trẻ cũng như tình hình của trường, lớp, tôi lập ra một kế hoạch cụ thể rõ ràng 
về nội dung, phương thức, lựa chọn đề tài, nội dung phù hợp với từng thời điểm để 
đưa vào, nội dung nào nên xây dựng để cho trẻ trải nghiệm học tập trước, nội dung 
nào nên xây dựng để cho trẻ trải nghiệm học tập sau và xác định được mục tiêu 
kiến thức, kỹ năng phải đi từ dễ đến khó từ đơn giản đến phức tạp và các nội dung 
sau khi đã được lựa chọn tôi sẽ sắp xếp và xây dựng theo tuần, tháng phù hợp theo 
chủ đề và được tổ chức hoạt động xuyên suốt trong một năm học. 
 Ví dụ: Vào tháng 4, tháng 5 tôi sẽ không xây dựng nội dung cho trẻ thăm gia 
thu hoạch cà chua, rau bởi vì vào các tháng này thời tiết nắng nóng cây cối rau củ 
không xanh tốt, nên khó có đủ điều kiện cho trẻ hoạt động trải nghiệm thực tế, mà 
vào các tháng này tôi có thể lựa chọn các nội dung trải nhiệm như ....phòng chống 
cháy nổ hoặc tham quan dã ngoại các khu di tích lịch sử....ở địa phương.
 Hoặc vào các tháng 12, tháng 1 với thời điểm này rất thuận lợi (là mùa gieo 
trồng), vì vậy đã tôi xây dựng nội dung cho trẻ trải nghiệm cùng các cô về công 
việc làm đất, gieo hạt.... 8
 Thường xuyên khuyến khích trẻ lau chùi dọn dẹp sắp xếp các góc chơi, loại 
bỏ các đồ chơi hư hỏng, gây mất an toàn, bên cạnh đó cần lựa chọn nhưng đồ 
dùng, đồ chơi có màu sắc hài hòa, đảm bảo tính thẩm mỹ, theo phương pháp giáo 
dục hiện đại có thể tận dụng các nguyên vật liệu phế thải như thùng cat tong, cành 
cây khô, cỏ khôđể trang trí, hạn chế sử dụng các đồ dùng đồ chơi dễ hỏng và rác 
thải nhựa.
 * Về môi trường ngoài lớp
 Để đáp ứng nhu cầu chơi của trẻ thông qua hoạt động: Học mà chơi, chơi 
mà học. Bản thân tôi đã nghiên cứu và tham mưu với lãnh đạo nhà trường để đầu 
tư về cơ sở vật chất cũng như bố trí, sắp xếp từng vị trí chơi cho trẻ với môi trường 
làm sao thật phong phú, hấp dẫn, hợp lý đảm bảo an toàn để trẻ trải nghiệm. 
 Cụ thể như:
 + Góc thiên nhiên: Được tôi sắp xếp và chuẩn bị một số đồ dùng, dụng cụ 
chăm sóc cây để trẻ được thỏa sức trải nghiệm.
 + Khu vui chơi vận động: Được thiết kế thông qua các đồ chơi, hình dạng 
con vật ngộ nghĩnh, các trò chơi vận động như: Cầu treo, cầu trượt, bập bênh, chơi 
ném bóng...., trẻ được trải nghiệm tập luyện hàng ngày giúp trẻ nhanh nhẹn và dẻo 
dai hơn.
 + Khu vườn cổ tích: được sắp xếp với những con vật, những hình ảnh ngộ 
nghĩnh, những câu chuyện để kể và cho trẻ đóng vai những nhân vật mà trẻ thích, 
qua đó trẻ biết cách thể hiện bản thân phù hợp với từng nhân vật, từng câu chuyện, 
giúp trẻ sáng tạo câu chuyện của riêng mình.
 + Khu chợ quê: Tôi đã sưu tầm các nguyên vật liệu, phế liệu và tự tay làm 
ra một số đồ dùng, đồ chơi gần gũi, thân thiện để trẻ được tham gia chơi đóng vai 
người bán và người mua hàng. 
 + Khu chơi cát sỏi: Tôi đã chuẩn bị khu cát, khu sỏi, nắp hệ thống nước 
chảy để trẻ được khám phá sự kì diệu của dòng nước chảy bên cạnh đó tôi còn 
chuẩn bị một số đồ dùng, dụng cụ cân, đong, đo, đếm, cát, sỏi , nước, màu.cho 
trẻ được trải nghiệm.
 Bên cạnh đó tôi luôn quan tâm đến việc tạo môi trường xanh- sạch- đẹp, an 
toàn và thân thiện với những cây hoa, cây cảnh, cây xanh được trồng và sắp xếp 
phù hợp, nhờ đó giúp trẻ có không gian trong lành, mát mẻ khi tham gia vào hoạt 
động trải nghiệm ngoài trời.
 * Môi trường tâm lý xã hội
 Trẻ đến trường được vui chơi học tập và phát triển toàn diện bản thân, học 
cách ứng xử giao tiếp và các kỹ năng xã hội khác. Quan hệ giữa cô và trẻ, người 10
 Với dự án này trẻ được tham gia trải nghiệm toán học qua 4 giai đoạn:
 + Giai đoạn 1: Trẻ trải nghiệm
 + Giai đoạn 2: Phân tích trải nghiệm
 + Giai đoạn 3: Khái quát hóa khái niệm
 + Giai đoạn 4: Thực hành chủ động
 Với hoạt động toán học giáo viên cũng không nhất thiết phải chuẩn bị đồ 
dùng theo đúng chủ đề như trước đây mà theo từng đề tài giáo viên đưa ra ý tưởng 
thiết kế bài giảng, tận dụng đồ dùng sẵn có, vật thật nếu đủ điều kiện để cùng trẻ 
khám phá trải nghiệm và trẻ nêu lên suy nghĩ hiểu biết của bản thân
 Với đề tài dạy trẻ sắp xếp theo quy tắc, cô có thể chuẩn bị các loại quả trái 
cây để sắp xếp theo quy tắc 1-1 hoặc 1-2, ít nhất mỗi loại quả 1 lần lặp lại.
 + Giai đoạn 1: Trẻ trải nghiệm
 - Cô có thể chia trẻ thành 2-3 nhóm, mỗi nhóm mời 1 bạn lên bịt mắt hoặc 
che mũ chóp nếm lần lượt các miếng hoa quả cô đã chuẩn bị ở dĩa, các miếng hoa 
quả này được sắp xếp theo quy tắc 1-1 hoặc 1-1-1, sau đó hỏi trẻ có biết miếng quả 
con vừa ăn là quả gì? Con nếm miếng đầu tiên là miếng quả gì? Miếng thứ 2 là quả 
gì? Có vị gì? khơi gợi hỏi trẻ dĩa quả của cô được sắp xếp như thế nào? sau đó 
giáo viên cất dĩa quả vào hộp.
 - Yêu cầu trẻ hãy sắp xếp các loại quả mà cô đã chuẩn bị sẵn theo đúng thứ 
tự các loại quả mà các bạn vừa nếm, yêu cầu mỗi loại quả phải được lặp lại ít nhất 
2 lần, giai đoạn này trẻ trẻ xếp theo trí nhớ mà giai đoạn 1 trẻ được nhìn, được 
nếm.
 + Giai đoạn 2: Phân tích trải nghiệm 
 Trẻ thực hành, sau đó yêu cầu trẻ giới thiệu dĩa quả mình đã xếp, dĩa quả 
con xếp có mấy loại quả, con xếp theo thứ tự quy tắc nào? được lặp lại như thế 
nào? 
 Ví dụ trẻ sẽ nói: con xếp 3 loại quả là: táo, dưa chuột, ổi, rồi lại xếp tiếp táo, 
dưa chuột, ổi, theo quy tắc 1-1.
 + Giai đoạn 3: Khái quát hóa khái niệm
 - Cô mở hộp đựng dĩa quả mẫu cho trẻ xem và kiểm tra bạn nào xếp giống 
với mẫu xiên của cô.
 - Cô giải thích quy tắc sắp xếp theo thứ tự. Ví dụ dĩa quả nào có 2 quả lặp đi 
lặp lại là quy tắc 1-1, dĩa quả nào có 3 quả lặp đi lặp lại là quy tắc 1-1-1.
 - Khơi gợi hỏi trẻ một số quy tắc khác.
 + Giai đoạn 4: Thực hành chủ động.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_to_chuc_tot_cac_hoat_dong_dong_trai_ng.doc