SKKN Một số giải pháp tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại Trường Mầm non Thị Trấn Thắng
Hiện nay, môi trường đang bị hủy hoại nghiêm trọng ở khắp mọi nơi trên toàn thế giới. Tài nguyên khoáng sản cạn kiệt, tài nguyên rừng bị chặt phá bừa bãi, các chất thải công nghiệp không được xử lý làm môi trường đất, nước, không khí bị ô nhiễm nặng nề… Hậu quả của sự tác động đó là những đợt nắng nóng, những trận lũ lụt, sạt lở đất, trận động đất, sóng thần đã cướp đi rất nhiều sinh mạng của con người cũng như rất nhiều tài sản. Ở nước ta cùng với sức ép to lớn về sự gia tăng dân số, quá trình đô thị hóa, sự di dân và quá trình công nghiệp hóa- hiện đại hóa đã tác động mạnh mẽ đến môi trường, gây ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống và phát triển bền vững của đất nước. Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng đó là do sự thiếu hiểu biết về bảo vệ môi trường của mỗi chúng ta. Để khắc phục những vấn đề này, ngay từ bây giờ nhiệm vụ hàng đầu được đặt ra là phải nhanh chóng tăng cường giáo dục bảo vệ môi trường cho từng cá nhân ở mọi lứa tuổi.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại Trường Mầm non Thị Trấn Thắng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số giải pháp tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại Trường Mầm non Thị Trấn Thắng

lặp lại qua các chủ đề gây nhàm chán cho trẻ và hiệu quả giáo dục không cao. Việc lựa chọn nội dung, hình thức giáo dục trẻ bảo vệ môi trường đôi lúc còn ôm đồm hay gượng ép, biến các hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường trở nên nặng nề, không đạt hiệu quả. Giáo viên mới chỉ chú trọng cung cấp kiến thức về môi trường mà chưa quan tâm đến việc xây dựng thói quen, kỹ năng hành động, hành vi phù hợp với môi trường. Trong quá trình tổ chức hoạt động, giáo viên vẫn giữ vai trò trung tâm. Đa số học sinh đang được sự nuông chiều của bố mẹ, khả năng tự lập còn hạn chế. Kiến thức và kỹ năng bảo vệ môi trường của từng trẻ cũng chưa cao, trẻ thường thụ động, ít sáng tạo và thường chỉ nắm được một số tri thức kỹ năng đơn giản, không có ý thức tốt trong việc giữ gìn và bảo vệ môi trường. Việc phối hợp giữa giáo viên với phụ huynh chưa được thường xuyên, liên tục, Một số phụ huynh còn chưa có ý thức giáo dục con trong việc bảo vệ môi trường 5. Sự cần thiết phải áp dụng giải pháp Hiện nay, môi trường đang bị hủy hoại nghiêm trọng ở khắp mọi nơi trên toàn thế giới. Tài nguyên khoáng sản cạn kiệt, tài nguyên rừng bị chặt phá bừa bãi, các chất thải công nghiệp không được xử lý làm môi trường đất, nước, không khí bị ô nhiễm nặng nề Hậu quả của sự tác động đó là những đợt nắng nóng, những trận lũ lụt, sạt lở đất, trận động đất, sóng thần đã cướp đi rất nhiều sinh mạng của con người cũng như rất nhiều tài sản. Ở nước ta cùng với sức ép to lớn về sự gia tăng dân số, quá trình đô thị hóa, sự di dân và quá trình công nghiệp hóa- hiện đại hóa đã tác động mạnh mẽ dến môi trường, gây ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống và phát triển bền vững của đất nước. Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng đó là do sự thiếu hiểu biết về bảo vệ môi trường của mỗi chúng ta. Để khắc phục những vấn đề này, ngay từ bây giờ nhiệm vụ hàng đầu được đặt ra là phải nhanh chóng tăng cường giáo dục bảo vệ môi trường cho từng cá nhân ở mọi lứa tuổi. Giáo dục bảo vệ môi trường vì mục tiêu phát triển bền vững là một trong những nhiệm vụ giáo dục quan trọng được Đảng và Nhà nước ta quan tâm đặc biệt. Năm 2001, Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định số 1363/QĐ-TTG phê duyệt đề án “Đưa nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân”. Năm 2005, Bộ GD - ĐT đã ra chỉ thị 02/2005/CT-BGD&ĐT về việc “tăng cường công tác giáo dục bảo vệ môi trường”. Vì vậy, bên cạnh việc cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản của các môn học, vấn đề giáo dục bảo vệ môi trường đã được triển khai sâu rộng ở nhiều cơ sở giáo dục phù hợp với từng lứa tuổi, từng cấp học. Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân, là mắt xích quan trọng có vai trò quan trọng ảnh hưởng tới cuộc đời của mỗi con người sau 2 Tổng số Kết quả STT Nội dung khảo sát trẻ trẻ khảo sát Trẻ đạt % 1 Biết bảo vệ, chăm sóc con vật và cây cối 24 12/24 50 2 Biết giữ gìn trật tự vệ sinh công cộng, vệ sinh 24 11/24 44 trường lớp 3 Trẻ tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi 24 13/24 58 trường 4 Trẻ biết yêu quý thiên nhiên phản ứng với các hành vi làm ảnh hưởng xấu đến môi trường. 24 12/24 50 5 Biết nhắc nhở người khác giữ gìn, bảo vệ môi 24 11/24 44 trường. 7.2 Các giải pháp thực hiện * Giải pháp 1: Tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường theo các chủ đề giáo dục: Xuất phát từ quan điểm nhìn nhận trẻ em ở lứa tuổi mầm non đang ở thời kì tiền thao tác, các chức năng tâm lý còn chưa phân hóa rõ rệt. Do vậy giáo dục môi trường cho trẻ trong lứa tuổi này cần được thiết kế dưới dạng các chủ đề. Hơn thế nữa, bản thân các chủ đề của giáo dục môi trường đã thể hiện một phần cuộc sống thực của trẻ, vì thế tính tích hợp trong các chủ đề được thể hiện một cách rõ ràng. Khi xây dựng các chủ đề, cần xuất phát từ trọng tâm là sự hình thành các thuộc tính tâm lý chung nhất ở trẻ, nhằm giúp chúng hiểu được môi trường, có hành động đúng với môi trường. Trên cơ sở những hiểu biết về mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục bảo vệ môi trường kết hợp với những kinh nghiệm giáo dục trẻ mẫu giáo đã tích lũy được, tôi mạnh dạn lựa chọn và tích hợp các nội dung, hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường vào quá trình chăm sóc giáo dục trẻ 5-6 tuổi. Từ đó, tôi thiết kế và tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ bảo vệ môi trường một cách hợp lý, với nhiều hình thức được kết hợp linh hoạt phù hợp với từng chủ đề, từng nội dung, từng hoạt động giáo dục trẻ, phù hợp với lứa tuổi của trẻ. Tháng Nội dung - Đón trẻ: Cô cùng trẻ tưới cây. Trường - HĐKP: Thăm quan về môi trường trường học. mầm non - HĐNT:Nhặt rác trong sân trường, và nhặt lá cây rụng bỏ vào thùng rác. 4 Tháng Nội dung + Hướng dẫn trẻ lau cửa. - HĐKP: Quá trình phát triển của cây, Cây xanh và môi trường sống. - HĐ góc: lấy hộp sữa chua thực hành gieo hạt, theo dõi sự phát triển của cây, chăm sóc cây Thế giới - HĐNT: thực vật + Làm thí nghiệm cây cần nước. + Quan sát cây, vườn rau trong trường và ích lợi của chúng. + Chăm sóc cho cây. + Nhặt lá cây làm thành các con vật * HĐKP: Trò chuyện về ngày tết, phong tục tập quán trong ngày tết. Tết và mùa * HĐ góc: Trẻ làm làm trang trí bưu thiếp, lì xì tặng người thân, xuân làm dây pháo từ lõi giấy vệ sinh, làm hoa từ túi bóng các mầu * HĐ chiều: Trồng cây, làm đồ chơi từ bìa cát tông - Khám phá: Tìm hiểu về một số loại xe thân thiện với MT. - HĐNT: + Trò chuyện quan sát PTGT xả khói ra đường. Phương + Thí nhiệm: Tác dụng của cây xanh, cây cần ánh sáng. tiện giao + Chăm sóc vườn rau cùng cô. thông + Giáo dục trẻ biết tiết kiệm nước. + Những hành vi đúng sai làm ô nhiễm môi trường nước. - HĐKP: Khám phá về gió, mưa, và các hiện tượng tự nhiên; điều kỳ diệu của nước. Nước và - HĐNT: Quan sát bầu trời, quan sát vườn hoa... hiện tượng - HĐ chiều: xem hình ảnh và đưa ra nhận xét một số hành vi đúng tự nhiên sai của con người với môi trường, những điều không nên và nên làm để bảo vệ môi trường. - HĐKP: Tìm hiểu về đất nước Việt Nam và các danh lam thắng cảnh của Việt Nam Quê hương - Hoạt động chiều: đất nước + Xem 1 số video về hành động không giữ gìn vệ sinh môi trường Bác Hồ khi đi thăm quan ở điểm du lịch . + Giáo dục trẻ phải có hành động văn minh khi thăm quan. Với việc xây dựng kế hoạch và lựa chọn các nội dung, tích hợp theo từng chủ đề một cách rõ ràng, cụ thể và phong phú. Tôi thấy trẻ rất thích thú, hào hứng muốn 6 Ví dụ : KPXH: “ Tìm hiểu công việc của cô lao công”. Cho trẻ xem hình ảnh cô lao công và trò chuyện về công việc, sự vất vả của cô lao công ngày đêm quét rác trên đường phố làm cho đường phố thêm sạch đẹp, từ đó trẻ luôn có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường lớp học sạch sẽ. Qua đó trẻ được nghe, được nhìn, phân tích, trải nghiệm, nhận xét sự việc thật gần gũi với trẻ về môi trường sạch với môi trường bẩn, bẩn là như thế nào? Bẩn là đẹp hay xấu? Chúng ta phải làm gì để môi trường luôn sạch sẽ và gọn gàng từ đó trẻ cảm nhận được ý thức bảo vệ môi trường một cách hoàn thiện hơn. Ví dụ: Trong hoạt động tạo hình khi thực hiện đề tài: “Xé dán một số con vật sống dưới nước” trong chủ đề “Thế giới động vật”, tôi đã đặt những câu hỏi trước khi tiến hành như sau: + Các con có biết ở dưới nước có những con vật gì không? + Những con vật đó khi mang lên bờ chúng có sống được không? Vì sao? + Muốn cho nguồn nước không bị ô nhiễm, theo các con chúng ta phải làm gì? Từ đó cô giáo dục trẻ không vứt rác xuống môi trường nước và bảo vệ môi trường ở mọi lúc mọi nơi. Hình ảnh trẻ thực hiện xé dán một số con vật sống dưới nước Đây là một đề tài rất hấp dẫn đối với trẻ, dễ kích thích sự tò mò, sự ham hiểu biết của trẻ. Thông qua đề tài này giúp trẻ hiểu về sự sống của các sinh vật sống ở dưới nước, về tài nguyên biển, về vấn đề ô nhiễm một cách dễ dàng. Từ chỗ “hiểu” trẻ sẽ thể hiện cảm xúc của mình qua bức tranh một cách sống động, đồng thời có ý thức giữ gìn và bảo vệ biển một cách tự nguyện 8 Ảnh trẻ hoạt động KPKH Qua hoạt động trải nghiệm trẻ được thỏa sức sáng tạo với nguyên vật liệu thiên nhiên, bìa catong, hộp quà, . Để tạo ra những sản phẩm vô cùng đẹp mắt và phong phú. Từ đó giáo dục trẻ ý thức bảo vệ môi trường khi hoạt động xong phải thu dọn rác để vào nơi quy định. Với việc xây dựng kế hoạch và lựa chọn các nội dung tích hợp theo từng chủ đề một cách rõ ràng và cụ thể. Tôi đã lồng ghép vào các hoạt động hàng ngày để giáo dục trẻ có ý thức bảo vệ môi trường. Nội dung phong phú, đa dạng nên trẻ rất hào hứng và tích cực, chủ động khi tham gia vào hoạt động. * Thông qua hoạt động góc: Hoạt động góc chính là phương tiện giúp trẻ phát triển toàn diện, đặc biệt là hình thành nhân cách cho trẻ sau này. Thông qua hoạt động trẻ phản ánh lại cuộc sống môi trường xung quanh trẻ, mô phỏng lại những hành động quen thuộc của người lớn mà trẻ đã thấy, đã biết. Chính vì vậy, khi cho trẻ hoạt động góc tôi hướng dẫn, gợi mở cho trẻ rõ ràng, chi tiết để trẻ hoạt động tích cực và luôn chuẩn bị đồ dùng đồ chơi phong phú, đa dạng nhằm thu hút trẻ chơi. Đặc biệt tôi luôn lưu ý, giao lưu với trẻ động viên trẻ giao lưu với các nhóm chơi giúp trẻ mạnh dạnThông qua đó giáo dục tính ngăn nắp gọn gàng, trẻ biết được môi trường đẹp và môi trường xấu, biết chia sẻ hợp tác với bạn bè và những người xung quanh có phản ứng đúng với các hành vi khi tham gia bảo vệ môi trường. 10 Ảnh trẻ tham gia trò chơi chăm sóc con vật, cây cối Góc thiên nhiên ở ngoài. Trẻ được chăm sóc cây, vệ sinh môi trường cùng cô, giúp trẻ có ý thức tốt trong việc bảo vệ môi trường, hình thành nhân cách tốt cho trẻ. Vì thế tôi đã nghiên cứu lên kế hoạch phân công cho trẻ hoạt động trải nghiệm chăm sóc cây từng nhóm và thực hiện theo từng ngày. Cùng trẻ lập biểu đồ phát triển của cây từ hạt... Sau quá trình các con chăm sóc tưới bón cho cây thì cây đã phát triển ra hoa. Từ đó giúp trẻ vừa học tốt hoạt động khám phá và trẻ có ý thức chăm sóc cây xanh, biết yêu quý cây cối. Hình ảnh góc thiên nhiên, trẻ chăm sóc và trồng cây xanh 12
File đính kèm:
skkn_mot_so_giai_phap_tich_hop_noi_dung_giao_duc_bao_ve_moi.docx