SKKN Một số giải pháp tăng cường dạy Tiếng Việt cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi dân tộc Bru - Vân Kiều
"Tăng cường dạy Tiếng Việt" cho trẻ là nhiệm vụ hàng đầu của đội ngũ cán bộ, giáo viên nói chung và giáo viên mầm non vùng dân tộc thiểu số nói riêng. Mục đích là cung cấp công cụ giao tiếp, phát triển tư duy, nhận thức, nâng cao khả năng hòa nhập cộng đồng, cùng sống trong mái nhà chung Việt Nam. Tiếng Việt được sử dụng thành thạo giúp các em năng động hơn, tự tin, ham học hỏi, thích giao tiếp với mọi người xung quanh, hòa nhập cuộc sống cộng đồng.
Dạy trẻ sử dụng Tiếng Việt tốt giúp trẻ tiếp thu đầy đủ và tốt hơn các kiến thức; nâng cao hiểu biết và kết quả học tập, xóa bỏ dần sự chênh lệch về trình độ giữa trẻ em dân tộc thiểu số với trẻ em người Kinh. Trang bị cho trẻ vốn Tiếng Việt cơ bản để các cháu có khả năng nghe, hiểu và sử dụng được Tiếng Việt trong quá trình giao tiếp; đồng thời giúp các em có tâm thế vững vàng, sẵn sàng đi học, tích cực chủ động tham gia các hoạt động học tập từ đó hình thành nhân cách và rèn luyện hành vi văn minh cho trẻ. Không nói được Tiếng Việt thì trẻ rất khó tiếp thu kiến thức, kỹ năng, đồng thời trẻ sẽ mặc cảm, tự ti, nhút nhát... Thực tế hiện nay chất lượng giáo dục của trẻ thuộc vùng dân tộc thiểu số còn rất nhiều hạn chế chưa đáp ứng mục tiêu mong đợi đặc biệt các môn học: Văn học, Toán, Môi trường xung quanh...Nguyên nhân do năng lực nhận thức, ngôn ngữ, Tiếng Việt của trẻ còn hạn chế.
Dạy trẻ sử dụng Tiếng Việt tốt giúp trẻ tiếp thu đầy đủ và tốt hơn các kiến thức; nâng cao hiểu biết và kết quả học tập, xóa bỏ dần sự chênh lệch về trình độ giữa trẻ em dân tộc thiểu số với trẻ em người Kinh. Trang bị cho trẻ vốn Tiếng Việt cơ bản để các cháu có khả năng nghe, hiểu và sử dụng được Tiếng Việt trong quá trình giao tiếp; đồng thời giúp các em có tâm thế vững vàng, sẵn sàng đi học, tích cực chủ động tham gia các hoạt động học tập từ đó hình thành nhân cách và rèn luyện hành vi văn minh cho trẻ. Không nói được Tiếng Việt thì trẻ rất khó tiếp thu kiến thức, kỹ năng, đồng thời trẻ sẽ mặc cảm, tự ti, nhút nhát... Thực tế hiện nay chất lượng giáo dục của trẻ thuộc vùng dân tộc thiểu số còn rất nhiều hạn chế chưa đáp ứng mục tiêu mong đợi đặc biệt các môn học: Văn học, Toán, Môi trường xung quanh...Nguyên nhân do năng lực nhận thức, ngôn ngữ, Tiếng Việt của trẻ còn hạn chế.
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số giải pháp tăng cường dạy Tiếng Việt cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi dân tộc Bru - Vân Kiều", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số giải pháp tăng cường dạy Tiếng Việt cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi dân tộc Bru - Vân Kiều

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh Phúc SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: MỘT SỐ GIẢI PHÁP "TĂNG CƯỜNG DẠY TIẾNG VIỆT CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 - 6 TUỔI DÂN TỘC BRU- VÂN KIỀU" Họ và tên: Nguyễn Thị Tú Chức vụ: Giáo Viên Đơn vị công tác: Trường mầm non Kim Thủy Quảng Bình, tháng 01 năm 2013 2 cho trẻ 5-6T người dân tộc Bru Vân Kiều" làm sáng kiến kinh nghiệm trong năm học này. Dưới góc độ khác nhau, đề tài giáo dục và rèn luyện, phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6T được nhiều người, nhiều công trình nghiên cứu. Song trong những năm qua, đề tài "Một số giải pháp tăng cường dạy Tiếng Việt cho trẻ người dân tộc Bru Vân Kiều" chưa có ai đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu. Năm học này, tôi đã mạnh dạn thực hiện và mong muốn đóng góp được một số biện pháp hữu hiệu giúp chị em đồng nghiệp có thể vận dụng có hiệu quả tại lớp mình phụ trách. * Điểm mới của đề tài là đã áp dụng một số giải pháp: Một số giải pháp dạy trẻ nghe Tiếng Việt; Một số giải pháp dạy trẻ nói Tiếng Việt; Một số giải pháp dạy trẻ hiểu lời nói Tiếng Việt; Một số giải pháp dạy trẻ làm quen với việc đọc, viết Tiếng Việt; Một số giải pháp dạy trẻ khả năng giao tiếp. Đề tài nhằm giải quyết tình trạng hạn chế về ngôn ngữ, nhận thức mối quan hệ giao tiếp của trẻ, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ. 1.2. Phạm vi áp dụng đề tài, sáng kiến: Đề tài "Một số giải pháp tăng cường dạy Tiếng Việt cho trẻ 5-6T dân tộc Bru - Vân Kiều" có thể áp dụng cho giáo viên đang công tác tại trường và có khả năng áp dụng trong các đơn vị thuộc vùng núi, vùng sâu, vùng xa, nơi biên giới và đây là đề tài thuộc lĩnh vực phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi. * Đề tài này được kết cấu theo những nội dung chính sau đây: Phần I. Phần mở đầu: Phần II. Nội dung Phần III. Kết luận Tuy nhiên, đề tài này cũng không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót, rất mong quý đọc giả, bạn bè đồng nghiệp và các đồng chí cán bộ quản lý, lãnh đạo ngành góp ý, giúp đỡ để đề tài được hoàn thiện hơn. Phần II. Nội dung 2.1. Thực trạng của vấn đề mà đề tài, sáng kiến, giải pháp cần giải quyết. Năm học 2012 - 2013 được sự quan tâm của Ban Giám Hiệu nhà trường tôi được phân công dạy lớp mẫu giáo 5-6 tuổi, trong quá trình thực hiện đề tài này tôi gặp những thuận lợi, khó khăn sau: *Thuận lợi: 4 Trường thuộc vùng đặc biệt khó khăn của huyện Lệ Thủy, địa hình phức tạp, giao thông cách trở, đường sá đi lại vừa xa xôi vừa phải vượt qua nhiều sông, suối, dốc, đèo nguy hiễm. Phương tiện, trang thiết bị hiện đại như: Ti Vi, loa máy thu thanh, băng đĩa chưa đáp ứng nhu cầu tổ chức các hoạt động cho trẻ. Trong sinh hoạt gia đình, cộng đồng người dân ở đây thường sử dụng Tiếng mẹ đẻ rất tự nhiên và bản năng nên khi đến trường trẻ rất khó hiểu, khó nghe, khó nói được Tiếng Việt. Mặt khác, ngữ điệu, giọng nói của phụ huynh không đúng thanh điệu, âm điệu, ngữ điệu Tiếng Việt nên trẻ bắt chước học theo và sử dụng Tiếng Việt không đúng yêu cầu. Do điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội còn hạn chế nên phụ huynh mặc cảm với cái nghèo. "Cái nghèo" làm cho con người có thêm nghị lực để vươn lên nhưng cũng chính "cái nghèo" đã làm cho con người tự ti, mặc cảm, chấp nhận cuộc sống hiện tại; nhiều phụ huynh cho rằng: "Cái ăn chưa no thì học cái chữ để làm gì". Họ không hiểu cái chữ giúp con người vượt qua cảnh sống nghèo khó hiện tại, vươn tới tương lai, do đó, họ ít quan tâm, không chú trọng tới việc học tập và chăm sóc nuôi dạy các cháu. Nhiều phụ huynh không đưa đón con đến trường, không hiểu được ý nghĩa tầm quan trọng của giáo dục mầm non nên khi giáo viên đến tận nhà vận động trẻ đi học thì không những không nhận thiếu sót với giáo viên mà còn nói những lời cay nghiệt khiến cho giáo viên có chút nản lòng. Môi trường ở lớp rất xa lạ đối với trẻ dân tộc, tâm lý rụt rè, e sợ luôn thường trực các cháu. Các cháu mẫu giáo ngại giao tiếp bằng Tiếng Việt, ít tò mò, ít hỏi cô, hỏi bạn, ít trả lời câu hỏi, điều này đồng nghĩa với việc kìm hãm sự phát triển tư duy, nhận thức và ngôn ngữ của chúng. Khi ở lớp trẻ sử dụng Tiếng Việt, khi về nhà trẻ sử dụng Tiếng mẹ đẻ do đó trẻ dễ quên Tiếng Việt, quên kiến thức, kỹ năng khi ở lớp cô giáo dạy, từ đó các cháu thụ động, thiếu linh hoạt, không vượt khỏi môi trường cộng đồng dân cư nhỏ hẹp. Bộ quần áo, trang phục dày dép các cháu dân tộc khác với trẻ người Kinh nên làm cho các cháu thiếu tự tin, có khi so sánh, ghen tỵ lẫn nhau, tâm lý ấy làm cho việc học ngôn ngữ của các em có phần giảm sút. Việc giao tiếp bằng Tiếng Việt tùy thuộc vào khả năng các cháu là chính, các anh, chị, cha, mẹ, người thân trong gia đình ít khi hướng dẫn, ít khi quan tâm. 6 và tìm ra một số giải pháp nhằm "Tăng cường dạy Tiếng Việt cho trẻ 5-6 tuổi dân tộc Bru Vân Kiều". Sau đây là một số biện pháp cơ bản: 2.2. Các giải pháp: Giải pháp 1: Một số giải pháp dạy trẻ nghe: Theo chương trình giáo dục mầm non dạy trẻ nghe bao gồm: Nghe lời nói trong giao tiếp hằng ngày; Nghe kể chuyện đọc thơ, ca dao, đồng giao phù hợp với độ tuổi; Nghe các từ chỉ người, sự vật, hiện tượng, đặc điểm, tính chất, hoạt động và các từ chỉ biểu cảm, từ khái quát. * Dạy trẻ nghe kể chuyện, đọc thơ, ca dao, đồng giao: Do khả năng nhận thức cũng như ngôn ngữ của trẻ dân tộc còn nhiều hạn chế nên thực hiện đổi mới nội dung chương trình tôi đã biết lựa chọn những câu chuyện, bài thơ, ca dao, đồng giao phù hợp với độ tuổi và khả năng nhận thức của trẻ. Về chuyện: tôi đã chọn những câu chuyện ngắn có nội dung đơn giản, có tình tiết trùng lặp, các nhân vật thân thuộc, gần gũi đáng yêu và ngữ điệu vui nhộn, hấp dẫn, giúp trẻ hứng thú tham gia. Ví dụ: Trước đây theo chương trình đổi mới hình thức phương pháp dạy câu chuyện: "Niềm vui bất ngờ" nay chương trình giáo dục mầm non mới tôi thay đổi dạy câu chuyện: "Bác sỹ Chim"; Câu chuyện " Cây tre trăm đốt" nay chương trình giáo dục mầm non mới tôi thay đổi dạy câu chuyện: "Sự tích Cây Vú sữa"; Câu chuyện " Sơn Tinh - Thủy Tinh" nay chương trình giáo dục mầm non mới tôi thay đổi dạy câu chuyện: "Thần Sắt"...; Về thơ tôi đã cũng chọn những bài ngắn, câu thơ có ít từ, có vần điệu, nhịp điệu gần gủi, giúp trẻ dễ nhớ, dễ thuộc. Ví dụ: Trước đây theo chương trình đổi mới hình thức phương pháp dạy những bài thơ: "Bó hoa tăng cô" nay chương trình giáo dục mầm non mới tôi thay đổi dạy bài: "Làm quen chữ số"; Bài thơ: "Gà mẹ đếm con" nay chương trình giáo dục mầm non mới tôi thay đổi dạy bài: "Đàn Kiến nó đi"; Bài thơ: "Em Vẽ" đổi thay bài "Tay ngoan".... Tương tự như vậy tôi đã lựa chọn cho trẻ nghe những bài hát, câu đố, hò, vè, tục ngữ ca dao, đồng giao gần gũi, phù hợp với khả năng nhận thức, trẻ dễ nhớ, dễ thuộc.. 8 Ví dụ: Yêu cầu cháu đến giá tạo hình lấy tranh của bạn A rồi đem về để vào bọc cho bạn A. Trong quá trình trẻ thực hiện giáo viên để ý xem cháu có làm đúng yêu cầu của cô không, nếu đúng thì kịp thời khen ngợi, nếu chưa đúng thì hướng dẫn cháu thực hiện cho đúng yêu cầu đó. Giúp trẻ hiểu được nội dung câu đơn, câu phức, câu mở rộng, tiến tới hiểu nội dung bài thơ, câu chuyện. Đối với trẻ dân tộc Vân Kiều khả năng hiểu nội dung bài thơ, câu chuyện rất khó. Vì vậy, trong quá trình dạy cho trẻ giáo viên không tham vọng ôm đồm nhiều nội dung mà chỉ đặt ra yêu cầu trọng tâm nhất của bài. Ví dụ: Đối với bài thơ "Nàng Tiên ốc": Đối với trẻ dân tộc Kinh cô giáo có thể đặt yêu cầu trẻ phải biết được những câu, từ miêu tả con Ốc đẹp như thế nào?, Những chuyện lạ đã xảy ra trong nhà bà? Vì sao bài thơ có tên "Nàng Tiên Ốc"?.... Nhưng đối với trẻ dân tộc thiểu số giáo viên có thể chỉ đặt ra yêu cầu: trẻ biết từ trong con Ốc có Nàng Tiên và đã giúp bà làm những công việc như cho lợn ăn, quét dọn nhà cửa, nấu cơm cho bà khi bà đi vắng.... Giải pháp 2. Một số giải pháp dạy trẻ nói Tiếng Việt: * Cô giáo tổ chức tốt các tiết học để dạy trẻ nói. Trên tiết học là điều kiện tốt nhất để dạy trẻ nói Tiếng Việt, chỉ có tiết học mới cung cấp và giúp trẻ nói Tiếng Việt chính xác và đầy đủ nhất. Dạy trẻ phát âm rõ các chữ cái trong chương trình: Đối với các chữ cái nguyên âm như chữ cái a, ă, â, o, ô, ơ, e, ê, u, ư.. thì trẻ dễ nhớ, dễ thuộc, cô chỉ cần phát âm đúng, rõ ràng là trẻ đọc theo được. Đối với các chữ cái có phụ âm đầu, phụ âm cuối gần giống nhau như chữ cái: b, d, đ, m, n, l, h...cô cần phát âm nhiều lần, kết hợp với độ mở của miệng, môi, sự uốn cong của lưỡi và luồng hơi bật ra để giúp trẻ dễ quan sát và bắt chước đọc theo. Dạy trẻ kể lại chuyện: Đối với trẻ dân tộc khả năng ghi nhớ có chủ định và ngôn ngữ diễn đạt còn hạn chế nên việc kể lại chuyện rất khó khăn, cần có sự giúp đỡ của giáo viên. Trong quá trình nghe cô kể chuyện nhiều lần trẻ tiếp thu nội dung kiến thức, hiểu được nội dung của chuyện từ đó nắm được trình tự nội dung câu chuyện. Giáo viên dạy trẻ kể lại chuyện là cơ hội giúp trẻ thể hiện khả năng nghe, nói và ghi nhớ của mình. Cô kể một đoạn rồi có thể dừng để cho trẻ kể tiếp. Có thể Cô đóng vai là người dẫn chuyện giúp trẻ kể lại từng đoạn chuyện và cả câu chuyện. Khi đóng vai người dẫn chuyện giáo viên phải biết được nên kể ở đoạn nào và dừng ở đoạn nào, đoạn nào khuyến khích trẻ tự kể. 10 Khi tổ chức cho trẻ tham quan, dạo chơi và các hoạt động giáo dục khác giáo viên gợi ý cho trẻ tập mô tả sự vật, hiện tượng đã xảy ra theo khả năng của mình. Ví dụ: Khi quan sát "Cây Bàng" cô khuyến khích cho trẻ mô tả "Cây Bàng" có các bộ phận nào? Lá cây, thân cây có hình dáng như thế nào, "Cây Bàng" có tác dụng gì?, Nếu không có "Cây Bàng" này khi trời nắng thì cô cháu mình sẽ thế nào?... Khi dạo chơi ngoài trời xong cô cho trẻ kể lại trình tự những công việc đã làm, những tình huống đã xẩy ra, cảm xúc của trẻ về những tình huống đó. Cô có thể đặt một số câu hỏi rồi khuyến khích trẻ tự nói theo khả năng của mình. Cô khuyến khích trẻ tự nói, tự bày tỏ cảm xúc và tự trình bày, tự kể lại những câu chuyện, tình tiết sự việc đã xảy ra trước đó mà trẻ được bắt gặp cho cô và các bạn khác cùng nghe. Giải pháp 3: Một số giải pháp dạy trẻ làm quen với việc đọc, viết: Dạy trẻ làm quen với cách đọc và viết Tiếng Việt: Khác với các ngôn ngữ của các nước khác cách đọc, viết Tiếng Việt bắt đầu từ trái sang phải, từ dòng trên xuống dòng dưới; hướng viết Tiếng Việt ở độ tuổi cháu mẫu giáo thì chủ yếu theo chiều mũi tên, giáo viên cần hướng dẫn cho trẻ biết chiều hướng từng mũi tên và điểm bắt đầu và điểm dừng của chữ cái. Hướng dẫn trẻ thực hành tập tô chữ cái, sao chép một số kí hiệu, chữ cái, tên mình: Để thực hiện nhiệm vụ này giáo viên cần kết hợp linh hoạt giữa lời nói với động tác, cử chỉ, đường nét. Vị trí ngồi của cô phù hợp sao cho trẻ dễ quan sát và tri giác trọn vẹn thao tác của cô. Ví dụ: Khi hướng dẫn trẻ cầm bút giáo viên hướng dẫn trẻ cầm bằng tay phải thì đồng thời cô đưa tay phải lên. Cầm bằng 3 ngón tay thì đồng thời đưa 3 ngón tay: ngón tay cái, ngón tay trỏ và ngón tay giữa cho trẻ thấy. Cô nói chậm và nói đến ngón tay nào thì đưa ra ngón tay đó ra nhịp nhàng, linh hoạt. Khi tô chữ cái cô hướng dẫn điểm bắt đầu, điểm dừng theo đúng chiều hướng mũi tên. Nói đến đâu tô đến đó. Tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc với đồ dùng dụng cụ học tập, đồ chơi, trang thiết bị dạy học, sách vỡ, tranh ảnh, máy vi tính... Năm học này, không được sự hỗ trợ của ngành nên nhà trường có chủ trương yêu cầu phụ huynh mua dụng cụ học tập cho trẻ. Có đủ dụng cụ cho trẻ học là điều quan trọng và cần thiết, tôi đã phối hợp với phụ huynh chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập, mỗi trẻ có đủ vỡ tập tô, bút chì, bộ chữ cái, tranh ảnh.... Trong các hoạt động, tôi tạo điều kiện cho các cháu được sử dụng dụng cụ học tập của mình. Trẻ tự cất, lấy đồ dùng theo ký hiệu; hướng dẫn trẻ bảo quản, 12
File đính kèm:
skkn_mot_so_giai_phap_tang_cuong_day_tieng_viet_cho_tre_mau.doc