SKKN Một số giải pháp rèn kỹ năng tự phục vụ bản thân cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non
Kỹ năng tự phục vụ là một yếu tố quan trọng có thể giúp trẻ tăng cường tính độc lập và cảm giác về sự thành công. Kỹ năng tự phục vụ sẽ giúp trẻ có cơ hội phát triển về mọi mặt: Về mặt thể chất, kỹ năng tự phục vụ giúp trẻ có một cơ thể khỏe mạnh, giúp cho trẻ thích nghi được với cuộc sống. Về mặt đạo đức, kỹ năng tự phục vụ sẽ giúp trẻ cảm thấy tự hào về những công việc mình đã làm được, trẻ yêu thích được lao động và giúp đỡ mọi người. Về mặt thẩm mỹ, kỹ năng tự phục vụ giúp trẻ hiểu thêm về cái đẹp, trẻ hiểu những công việc mình đã làm và sẽ chủ động trong việc làm vệ sinh cá nhân để cơ thể luôn sạch sẽ, biết để đồ dùng đồ chơi đúng quy định, biết sắp xếp đồ đạc gọn gàng, ngăn nắp. Về mặt ngôn ngữ, kỹ năng tự phục vụ sẽ giúp trẻ phát triển về mặt ngôn ngữ, trẻ sẽ tự tin trong giao tiếp khi trẻ diễn tả và nói ra những việc mà mình đã làm. Kỹ năng tự phục vụ cũng kích thích sự phát triển tư duy, khi trẻ thực hiện những hành động…
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số giải pháp rèn kỹ năng tự phục vụ bản thân cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số giải pháp rèn kỹ năng tự phục vụ bản thân cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non

giúp trẻ cân bằng cuộc sống trên bốn lĩnh vực nền tảng: “Thể trạng, tâm hồn, trí tuệ và tinh thần”. Từ đó xây dựng cho trẻ những kỹ năng sớm hòa nhập với môi trường xung quanh. Hiện nay, việc giáo dục kỹ năng tự lập, tự phục vụ cho trẻ đã và đang được thực hiện trong trường, lớp mầm non, song hiệu quả đạt được còn chưa cao bởi nó phụ thuộc vào cách tổ chức hoạt động giáo dục của trường, lớp, của cô giáo. Nếu hoạt động giáo dục còn cứng nhắc, ôm đồm về kiến thức sẽ không phát huy được hiệu quả của nó, mà còn ảnh hưởng đến những thói quen, có cả thói quen tốt và thói quen không tốt. Ngày nay, khi xã hội phát triển một cách mạnh mẽ, song song với việc phát triển về tri thức thì vấn đề phát triển về kỹ năng sống, kỹ năng tự lập, kỹ năng tự phục vụ lại vô tình bị tụt lùi. Không khó để chúng ta bắt gặp những hình ảnh bố mẹ chăm bẵm con từng ly, từng tý từ vệ sinh cá nhân, mặc quần áo, thậm chí là bón cho con từng miếng một. Chính những việc làm đó của người lớn đã vô tình làm mất dần đi những kỹ năng cơ bản của một đứa trẻ. Kỹ năng tự phục vụ là một yếu tố quan trọng có thể giúp trẻ tăng cường tính độc lập và cảm giác về sự thành công. Kỹ năng tự phục vụ sẽ giúp trẻ có cơ hội phát triển về mọi mặt: Về mặt thể chất, kỹ năng tự phục vụ giúp trẻ có một cơ thể khỏe mạnh, giúp cho trẻ thích nghi được với cuộc sống. Về mặt đạo đức, kỹ năng tự phục vụ sẽ giúp trẻ cảm thấy tự hào về những công việc mình đã làm được, trẻ yêu thích được lao động và giúp đỡ mọi người. Về mặt thẩm mỹ, kỹ năng tự phục vụ giúp trẻ hiểu thêm về cái đẹp, trẻ hiểu những công việc mình đã làm và sẽ chủ động trong việc làm vệ sinh cá nhân để cơ thể luôn sạch sẽ, biết để đồ dùng đồ chơi đúng quy định, biết sắp xếp đồ đạc gọn gàng, ngăn nắp. Về mặt ngôn ngữ, kỹ năng tự phục vụ sẽ giúp trẻ phát triển về mặt ngôn ngữ, trẻ sẽ tự tin trong giao tiếp khi trẻ diễn tả và nói ra những việc mà mình đã làm. Kỹ năng tự phục vụ cũng kích thích sự phát triển tư duy, khi trẻ thực hiện những hành động Nếu một đứa trẻ thiếu kỹ năng tự phục vụ sẽ dẫn đến hệ lụy sau này, trẻ lười biếng, thụ động và khó khăn khi tham gia vào các hoạt động của tập thể. Trẻ sẽ thiếu sự sáng tạo, luôn ỷ lại và phụ thuộc vào người khác. Mỗi khi trẻ gặp các tình huống trong thực tế thì thường lúng túng, không biết phải xử lí như thế nào. Chính vì lẽ đó, tôi nhận thấy rằng việc rèn kỹ năng sống nói chung hay kỹ năng tự phục vụ bản thân cho trẻ 5-6 tuổi nói riêng là một việc làm vô cùng cần thiết trong xã hội hiện nay. Rèn kỹ năng tự phục vụ bản thân cho trẻ là dạy cho trẻ những thói quen sinh hoạt thường ngày trong giao tiếp và ứng xử của trẻ đối với bản thân và những người xung quanh. Muốn vậy, người lớn không chỉ cho Muốn vậy, người lớn không chỉ cho trẻ học trên sách vở mà còn cho trẻ học kiến 2 của trẻ 5-6 tuổi lớp tôi phụ trách, qua khảo sát thực tế kết quả đạt được như sau: * Khảo sát đầu năm học: Số trẻ/Tổng TT Nội dung khảo sát Tỉ lệ % số trẻ 1 Kỹ năng rửa tay, lau mặt. 25/45 55,5% 2 Kỹ năng tự đi vệ sinh. 25/45 55,5% 3 Kỹ năng trong ăn uống. 27/45 60% 4 Kỹ năng mặc, cởi, gấp quần áo 24/45 53,3% 5 Kỹ năng tự lấy, cất đồ chơi, đồ dùng cá nhân, 26/45 57,8% gọn gàng, ngăn nắp, đúng nơi quy định. Qua kết quả khảo sát tôi nhận thấy phần lớn trẻ thiếu kiến thức về kỹ năng sống đặc biệt là những kỹ năng tự phục vụ bản thân của trẻ còn hạn chế. Đa phần các em sống rất ích kỷ, chỉ biết đến bản thân, chỉ biết nhận, biết hưởng thụ mà không biết cho đi. Ở trường cũng như ở nhà, các em hầu như hoàn toàn thiếu sự sáng tạo, luôn ỷ lại phụ thuộc vào người lớn, mỗi khi gặp tình huống trong thực tế thì lúng túng không biết xử lý như thế nào. Nên tôi đã mạnh dạn đi sâu vào tìm hiểu và thực hiện “Một số giải pháp rèn kỹ năng tự phục vụ bản thân cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non” nhằm giúp trẻ ý thức được bản thân, tự phục vụ bản thân ngay từ khi còn nhỏ và bắt đầu từ những việc nhỏ nhất. Khi tiến hành nghiên cứu đề tài này tôi đã gặp không ít những thuận lợi và khó khăn như sau: * Thuận lợi: - Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm, chỉ đạo sát sao, tích cực, động viên góp ý cho giáo viên một cách tận tình, chu đáo. - Bản thân giáo viên có năng lực, khéo tay, nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ, luôn nhiệt huyết trong phối hợp với các tổ chuyên môn sưu tầm, thiết kế những bài giảng PowerPoint, video, những tiết dạy hay về kỹ năng sống cho giáo viên được học tập, được thoải mái trao đổi, rút kinh nghiệm đúc rút thêm kiến thức, và phương pháp tổ chức cho trẻ đạt hiệu quả cao. - Trẻ nhanh nhẹn, khỏe mạnh, ngoan, hứng thú tham gia vào các trò chơi, các mô hình trải nghiệm cùng cô và các bạn. * Khó khăn: - Số lượng trẻ trong lớp quá đông, dẫn đến khó khăn trong quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ. Đặc biệt khi cho trẻ thực hành những kỹ năng cần thiết chiếm thời gian quá nhiều ảnh hưởng đến các hoạt động khác của trẻ. - Giáo viên đứng cùng lớp chưa thực sự nổ lực phối hợp để hướng dẫn các kỹ năng tự phục vụ cho trẻ, khi thấy thao tác trẻ chưa hoàn thiện còn vụng về, giáo viên thiếu sự kiên nhẫn nên đã làm thay, làm hộ trẻ. 4 khuyến khích trẻ kịp thời lúc đó trẻ mới có động lực để cố gắng phối hợp những công việc cùng cô cùng bạn có hiệu quả cao. Một đứa trẻ được coi là phát triển toàn diện không chỉ nắm được kiến thức mà còn có được những kỹ năng tự phục vụ cần thiết để xử lí các tình huống trong thực tế. Có rất nhiều kỹ năng cần được giáo dục giúp trẻ biết cách tự phục vụ bản thân, khó có thể liệt kê một cách đầy đủ những kỹ năng con người cần có trong cuộc sống. Tuy nhiên dựa vào đặc điểm tâm sinh lý của trẻ mẫu giáo lớn cùng với các hoạt động đặc thù của trẻ trong trường mầm non đó là “Học mà chơi, chơi mà học” bên cạnh đó dựa vào chương trình giáo dục mầm non và tình hình cụ thể của trường, lớp vào đầu năm học tôi đã cùng các đồng chí giáo viên trong tổ lên kế hoạch lựa chọn các kỹ năng tự phục vụ phù hợp với trẻ 5-6 tuổi để đưa vào giáo dục trẻ nhằm đạt hiệu quả cao: + Giáo dục kỹ năng tự đi vệ sinh khi có nhu cầu và đi vệ sinh đúng nơi qui định: Việc rèn kỹ năng tự đi vệ sinh khi có nhu cầu và đi vệ sinh đúng nơi qui định cho trẻ cần được thực hiện theo đúng quy trình nhất định để tạo cho trẻ có thói quen, nề nếp tốt. Ngay hôm đầu tiên trẻ đến trường, đến lớp, tôi chỉ dẫn cho trẻ biết nhà đi vệ sinh, có kí hiệu cụ thể riêng biệt cho trẻ trai và trẻ gái, sau đó đưa ra những nội quy, quy định cần thiết và yêu cầu đối với trẻ: “Các con đi vệ sinh phải đúng nơi quy định, sau khi đi vệ sinh phải rửa tay sạch sẽ”. Bên cạnh đó tôi cũng tìm hiểu khả năng của từng trẻ, nắm bắt tâm lý của trẻ để biết lí do vì sao có một số trẻ chưa biết tự đi vệ sinh đúng nơi quy định bằng cách quan sát trẻ, hỏi trẻ và trao đổi trực tiếp với phụ huynh. Đối với trẻ nhút nhát tôi thường xuyên gần gũi để tạo tâm lí an tâm và thoải mái cho trẻ. Giúp trẻ sẵn sàng chia sẻ mong muốn và nguyện vọng của mình. Dần dần cô hướng dẫn trẻ cách đi vệ sinh đúng nơi quy định khi trẻ có nhu cầu. Việc rèn trẻ đi vệ sinh đúng nơi quy định là nội dung mà tôi rèn trẻ ngay từ đầu năm học, điều này giúp hình thành cho trẻ thói quen đi vệ sinh đúng nơi, đúng chỗ, rèn trẻ biết tự xả nước sau khi đi vệ sinh. Cùng với dạy trẻ đi vệ sinh đúng nơi quy định, tôi còn kết hợp dạy giới tính cho trẻ, cho trẻ biết các vùng nhạy cảm, vùng riêng tư để trẻ có ý thức bảo vệ bản thân, phòng tránh bị xâm hại. + Giáo dục kỹ năng tự rửa tay bằng xà phòng: Muốn cho cơ thể trẻ khỏe mạnh chúng ta thường xuyên giáo dục trẻ và dạy trẻ biết giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ, thường xuyên rèn cho trẻ biết rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, sau khi chơi có tiếp xúc với đất cát, sau giờ học, giờ vui chơi với đồ dùng đồ chơi. Giữ cho đôi bàn tay sạch sẽ có tác dụng phòng chống được các bệnh: Như bệnh đường tiêu hóa, bệnh ngoài da, và cùng chung tay đẩy lùi dịch bệnh Covid-19. 6 mình, với sự chỉ dẫn của cô. Đồng thời tập cho trẻ cách sử dụng khăn giấy khi ăn như thế nào cho đẹp, đúng. Sau khi ăn xong trẻ tự cất chén, muỗng của mình vào đúng nơi quy định theo sự sắp xếp của cô một cách nhanh gọn, và tiện lợi nhất. Sau đó tổ trực nhật sẽ thu dọn bàn ăn cùng cô. Cứ như vậy, trẻ sẽ có được thói quen ăn uống lành mạnh và thói quen này sẽ dần trở thành kỹ năng cần thiết, giúp trẻ tự lập hơn trong các hoạt động . + Giáo dục kỹ năng tự lấy, cất gối và chuẩn bị chỗ ngủ: Với trẻ 5- 6 tuổi kỹ năng chuẩn bị chổ ngủ, lấy gối, cất gối nghe tưởng chừng có vẻ đơn giản. Nhưng đối với một số trẻ thì còn mang tính hình thức, trẻ chưa có ý thức trong việc lấy gối, cất gối gọn gàng mà không làm ảnh hưởng đến người khác. Chính vì vậy tôi luôn khuyến khích, động viên trẻ giúp cô chuẩn bị đồ dùng cho giờ ngủ như: Giúp cô trải xốp, trải chiếu, lấy gối của mình, xếp gối thẳng hàng. Khi ngủ dậy biết cùng bạn cất xốp, gấp chiếu, gập chăn, cất gối gọn gàng và cất vào tủ đúng nơi quy định. + Giáo dục kỹ năng lấy, cất, xếp ghế, đồ dùng gọn gàng: Muốn có một lớp học luôn được ngăn nắp, gọn gàng sau mỗi giờ hoạt động, thì việc dạy trẻ kỹ năng xếp bàn, ghế đúng nơi quy định là một công việc đòi hỏi sự khéo léo và cẩn thận. Tôi luôn chú ý nhắc nhỡ, động viên trẻ phải tự lấy ghế, cất ghế của mình. Trước tiên, tôi làm mẫu cho trẻ quan sát cách lấy ghế: Cầm ghế bằng 2 tay nhấc cao, một tay cầm thành ghế một tay cầm phần ghế ngồi. Xếp chồng ghế lên nhau gọn gàng, không tranh giành nhau, không xô đẩy nhau. Bên cạnh đó, tôi giáo dục trẻ vui vẻ, hoà đồng khi thực hiện các công việc đó. Từ đó hình thành cho trẻ kỹ năng lấy, cất, xếp ghế gọn gàng, ngăn nắp, đúng vị trí. Trước đây, giáo viên thường lấy và cất đồ dùng cho trẻ, điều này đã tạo thói quen không tốt cho trẻ, trẻ ỷ lại vào cô giáo và không có kỹ năng cất đồ dùng đúng nơi quy định. Nhận thấy đây là một kỹ năng cần có đối với trẻ, tôi hướng dẫn trẻ sau khi học và chơi xong phải cất đồ dùng đồ chơi đúng nơi quy định, tránh việc để đồ dùng, đồ chơi bừa bộn. + Giáo dục kỹ năng mang dép, cất và lấy dép đúng nơi quy định. Đối với trẻ lớp tôi, việc cất, lấy dép, mang dép đa số trẻ đã thực hiện được nhưng để trở thành một kỹ năng thì phần nhiều trẻ còn hạn chế: Trẻ mặc dép được nhưng còn sai chân, chưa biết chồng 2 chiếc dép lại với nhau trước khi để lên giá dép cho gọn gàng.Một phần do ba mẹ, ông bà có thói quen làm hộ trẻ. Vì vậy, tôi tập cho trẻ thói quen mang dép đúng và cất dép gọn gàng, đúng chỗ. Khi trẻ đến lớp cô nhắc trẻ tự cởi dép và cất gọn gàng lên giá dép, để ngay ngắn trên giá dép. Nhắc nhở bố mẹ, ông bà theo dõi để trẻ tự làm. Việc giáo dục này cần tỉ mỉ, cụ thể, rõ ràng, thực hiện một cách từ từ để 8
File đính kèm:
skkn_mot_so_giai_phap_ren_ky_nang_tu_phuc_vu_ban_than_cho_tr.doc