SKKN Một số giải pháp phát huy tính tích cực cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động vui chơi tại các góc

Hoạt động vui chơi nói chung và hoạt động vui chơi tại các góc nói riêng có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của trẻ mầm non nói chung và trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi nói riêng. Khi trẻ được vui chơi trẻ không chỉ được thoả mãn nhu cầu vui chơi, được thoả mãn nhu cầu làm người lớn mà còn giúp trẻ lĩnh hội được những kiến thức, kĩ năng cơ bản góp phần giúp trẻ phát triển toàn diện về nhân cách. Khi tham gia hoạt động vui chơi tại các góc trẻ được lĩnh hội kiến thức về toán học, môi trường xung quanh, chữ cái, văn học, tạo hình, âm nhạc… Những kĩ năng trẻ lĩnh hội được là kĩ năng phối hợp với bạn chơi, chia sẻ giúp đỡ, kĩ năng làm người bán hàng, làm người đầu bếp, làm bác sĩ, bác xây dựng,… Chính vì vậy hoạt động vui chơi tại các góc góp phần giúp trẻ được phát triển toàn diện về nhân cách giúp trẻ sống tự tin, chan hoà hơn. Tuy nhiên hoạt động vui chơi tại các góc chỉ đạt hiệu quả và thực sự mang lại ý nghĩa cho trẻ khi trẻ tích cực tham gia vui chơi. Bởi khi trẻ tích cực tham gia thì trẻ mới có thể chủ động, thực sự trải nghiệm, trẻ có cơ hội sáng tạo và thể hiện sự sáng tạo của chính mình, khi đó hoạt động vui chơi tại các góc mới đạt được mục đích yêu cầu giáo dục trẻ. Hiểu được tầm quan trọng trong việc phát huy tính tích cực của trẻ khi tổ chức hoạt động vui chơi tại các góc tôi đã tiến hành nghiên cứu những vấn đề lý luận về hoạt động vui chơi nói chung và hoạt động vui chơi tại các góc nói riêng của trẻ lứa tuổi này, thực trạng về sự tích cực của của trẻ khi trẻ chơi hoạt động góc, thực trạng về việc tổ chức hoạt động góc của lớp mình đang phụ trách, những khó khăn khi tổ chức hoạt động vui chơi tại các góc cho trẻ.
docx 19 trang skmamnonhay 17/07/2024 1000
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số giải pháp phát huy tính tích cực cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động vui chơi tại các góc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số giải pháp phát huy tính tích cực cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động vui chơi tại các góc

SKKN Một số giải pháp phát huy tính tích cực cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động vui chơi tại các góc
 0
 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÌNH XUYÊN
 TRƯỜNG MẦM NON QUẤT LƯU
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Tên sáng kiến: Một số giải pháp phát huy tính tích cực 
cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động vui chơi tại các góc
Lĩnh vực áp dụng: Giáo dục mẫu giáo
 Bình Xuyên, năm học 2021-2022 2
hiện sự sáng tạo của chính mình, khi đó hoạt động vui chơi tại các góc mới đạt 
được mục đích yêu cầu giáo dục trẻ. Hiểu được tầm quan trọng trong việc phát 
huy tính tích cực của trẻ khi tổ chức hoạt động vui chơi tại các góc tôi đã tiến 
hành nghiên cứu những vấn đề lý luận về hoạt động vui chơi nói chung và hoạt 
động vui chơi tại các góc nói riêng của trẻ lứa tuổi này, thực trạng về sự tích cực 
của của trẻ khi trẻ chơi hoạt động góc, thực trạng về việc tổ chức hoạt động góc 
của lớp mình đang phụ trách, những khó khăn khi tổ chức hoạt động vui chơi tại 
các góc cho trẻ. Qua quá trình thực tế tổ chức hoạt động vui chơi tại các góc cho 
trẻ 5-6 tuổi tôi nhận thấy một số khó khăn như: 
 - Trẻ chưa tích cực, chưa hứng thú khi tham gia hoạt động vui chơi tại các 
góc. Kỹ năng chơi còn nghèo nàn, trẻ chưa tích cực, chưa chủ động khi thực 
hiện các thao tác vai và chưa có nhiều kỹ năng phối hợp, giao lưu với bạn chơi.
 - Hình thức trang trí các góc chưa thẩm mĩ, đồ dùng đồ chơi còn nghèo 
nàn chưa hấp dẫn trẻ. Chưa có nhiều nguyên vật liệu mở cho trẻ hoạt động nên 
trẻ thấy nhàm chán khi chơi.
 - Đa số phụ huynh rất quan tâm đến cơ sở vật chất của lớp nhưng chưa 
biết cách phối hợp để giúp đỡ cô giáo và các con như thế nào.
 Từ kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn tôi đã rút ra một số giải pháp 
phát huy tính tích cực cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động vui chơi tại các góc 
như sau:
 Giải pháp thứ nhất: Sáng tạo, linh hoạt khi khiết kế các góc hoạt động 
theo hướng mở tạo điều kiện giúp trẻ phát huy tính tích cực khi chơi: 
 Trẻ mầm non luôn dễ dàng được thu hút bởi màu sắc hấp dẫn, mới lạ từ 
không gian lớp học, từ đồ dùng đồ chơi. Hơn thế nữa hoạt động vui chơi là hoạt 
động chủ đạo của trẻ nên đồ dùng đồ chơi là công cụ, phương tiện rất quan trọng 
trong việc tổ chức hoạt động vui chơi nói chung và hoạt động vui chơi tại các 
góc nói riêng. Hiểu được điều này tôi đã sáng tạo, linh hoạt khi thiết kế và trang 
trí các góc chơi đảm bảo khoa học, thẩm mĩ, hấp dẫn đối với trẻ. Các đồ dùng đồ 
chơi được sắp xếp và đổi mới theo hướng mở cụ thể như sau:
 Dựa vào đặc trưng của mỗi chủ đề, tôi có các định hướng khác nhau trong 
việc tìm hiểu thay đổi cách thức thiết kế môi trường hoạt động góc trong lớp để 
tạo nên sự mới mẻ và trẻ không bao giờ nhàm chán. Trước hết, để có được các 
nguyên vật liệu đa dạng, ngoài việc giáo viên tự sưu tầm, tìm tòi thì sự ủng hộ 
của các bậc phụ huynh là vô cùng cần thiết và ý nghĩa. Tôi tuyên truyền với phụ 4
 Hình ảnh: Trẻ chơi tại góc âm nhạc
 - Với góc thiên nhiên: Tôi cùng trẻ chuẩn bị các nguyên liệu như củ khoai 
lang, khoai tây, hành tây, hạt rau cải, hạt đỗ xanh, củ hành khô, các loại cây 
xanh, cây hoa cùng với những đồ dùng như đất, khay nhựa, đồng hồ cát, dụng 
cụ chăm sóc cây, dụng cụ làm thí nghiệm Với những đồ chơi này trẻ đã có cơ 
hội được tư duy tích cực và trải nghiệm thực tế khi chơi và thực tế tại góc chơi 
này tôi nhận thấy sự hứng thú, tích cực, sáng tạo rất lớn của trẻ.
 - Với góc phân vai: Tôi trang trí các nội dung chơi như: nấu ăn, bán hàng, 
bác sĩ, gia đình với đầy đủ các chi tiết trang trí hấp dẫn, thẩm mĩ, rõ ràng và đặc 
trưng. Sau đó, tôi chuẩn bị trang phục đầy đủ cho các vai chơi như cô bán hàng, 
tạp dề và mũ cho bác đầu bếp, trang phục cho các thành viên trong gia đình, 
trang phục áo blu cho bác sĩ. Và với mỗi nội dung chơi tôi chuẩn bị những đồ 
dùng nguyên vật liệu khác nhau như:
 + Với nội dung nấu ăn: Tôi làm các dụng cụ nấu ăn như: Bộ đồ chơi nấu ăn 
điện tử, bếp ga, các loại nồi, đũa, bát, tủ lạnh, các loại củ quả bằng xốp nỉ, bằng 
nhựa... Tôi đặc biệt chuẩn bị các loại rau củ quả thật như: rau cải, rau muống, 
giá đỗ, chanh và nước, một số loại quả Từ các nguyên vật liệu đa dạng này và 
các nguyên vật liệu mở như vậy trẻ đã tích cực, chủ động, say sưa với nội dung 
chơi này trong suốt những buổi chơi. 6
 Hình ảnh: Trẻ chơi bán hàng tại lớp
 + Với nội dung chơi gia đình: Tôi chuẩn bị các đồ dùng phù hợp với chủ đề 
như với chủ đề bản thân tôi chuẩn bị đồ dùng cho trẻ tổ chức sinh nhật cho em 
bé trong gia đình Nội dung này vô cùng hấp dẫn trẻ vì trẻ được sử dụng 
những kinh nghiệm bản thân trong những lần tham gia tiệc sinh nhật tại gia 
đình. Từ đó trẻ có thể tự phân vai tổ chức một buổi sinh nhật vui vẻ và hào 
hứng, tái hiện lại không khí gia đình ấm cúng tại góc chơi.
 + Với nội dung chơi bác sĩ: Dựa trên tình hình thực tế về dịch bệnh covid – 
19. Tôi chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng đồ chơi cho trẻ giúp trẻ vừa chơi vừa có thể 
tuyên truyền về nội dung phòng chống dịch bệnh như có đầy đủ thông điệp 5k, 
cách khai báo y tế, khẩu trang, khử khuẩn, khoảng cách 
 Hình ảnh: Trẻ chơi khám bệnh tại lớp 8
vật liệu và chủ đề chơi, từ đó tôi tạo cơ hội để trẻ có thể sáng tạo, tích cực để tạo 
ra công trình xây dựng bằng sự tư duy và hứng thú của mình.
 - Với góc thư viện: Tôi tạo một không gian yên tĩnh, ấm áp về một khu 
vườn cổ tích với các loại truyện, sách, tranh ảnh, tranh minh hoạ truyện, sa bàn, 
rối tay, rối que, sách để trẻ tự cắt dán các nhân vật để tạo thành trình tự câu 
chuyện để trẻ có thể kể chuyện sáng tạo, xem sách, xem truyện, biểu diễn dối 
Bằng các đồ chơi và các đồ dùng cô chuẩn bị, trẻ luôn tích cực và say sưa tham 
gia hoạt động. Từ đó, trẻ có cơ hội phát triển ngôn ngữ một cách tự nhiên nhất.
 Hình ảnh: Trẻ chơi ở góc thư viện
 Đặc biệt hơn nữa tôi hướng dẫn và cùng trẻ làm đồ dùng đồ chơi, định 
hướng trẻ sáng tạo trong làm đồ chơi và trân trọng sản phẩm mình tạo ra. Sau đó 10
Trẻ có tích cực liên kết giữa các nhóm chơi hay không?... Trên cơ sở đó tôi sẽ 
giải quyết những vấn đề làm cho trẻ được thoả mãn kịp thời những nhu cầu 
trong quá trình trẻ chơi và các tình huống xảy ra trong quá trình chơi tôi luôn 
giải quyết một cách kịp thời và hợp lý nhất.
 Tôi đưa ra các câu hỏi mang tính gợi mở để trẻ tích cực sáng tạo và giao 
lưu giữa các góc chơi? Ví dụ: Tôi cho trẻ ở góc thiên nhiên làm giá đỗ, sau đó 
mang những sản phẩm của mình tới cho các bạn ở góc bán hàng để bán, và các 
bạn góc nấu ăn sẽ đến mua giá đỗ về để nấu ăn, nấu ăn xong mời các bác góc 
xây dựng đến ăn. Nếu trẻ không thực hiện mối liên hệ này tôi sẽ đưa ra các câu 
hỏi để trẻ tư duy thực hiện như: Các bác xây dựng hôm nay có muốn ăn món giá 
đỗ không? Các bác góc nấu ăn đi mua giá đỗ về chúng ta cùng xào nhé! Chúng 
mình sẽ đến đâu để mua món giá đỗ này? Các bác bán hàng sẽ lấy giá đỗ ở đâu 
để bán?... Bên cạnh đó khi tổ chức cho trẻ chơi tôi đưa ra các câu hỏi kích thích 
tư duy cho trẻ ví dụ ở góc thiên nhiên: muốn cho hạt nảy mầm thành cây chúng 
ta phải làm gì? Và trẻ đã tích cực tư duy nêu ra ý tưởng như: Chúng ta sẽ gieo 
hạt, cho củ quả vào chậu đất Để cho cây có thể lớn lên thì cây cần những điều 
kiện gì? Trẻ sẽ trả lời là các yếu tố ánh sáng, không khí, nước, đất, quá trình 
chăm sóc của con người. Tương tự như vậy, mỗi một nội dung chơi, một góc 
chơi tôi đưa ra phương pháp tác động phù hợp, hiệu quả để trẻ tích cực, sáng tạo 
và giao lưu liên kết giữa các vai chơi, các nhóm chơi nhiều hơn.
 Kết thúc mỗi buổi chơi tôi luôn động viên khuyến khích và nhận xét trẻ 
một cách đúng đắn kịp thời nhất. Tôi tự mình rút kinh nghiệm và có những bài 
học để có phương pháp tổ chức tốt hơn cho lần sau. Như vậy trẻ sẽ tích cực tư 
duy trong quá trình chơi làm cho mỗi cuộc chơi giống như một xã hội thu nhỏ 
tạo điều kiện cho trẻ phát triển một cách toàn diện nhất.
 Tôi luôn cập nhật những nội dung phù hợp với tình hình thay đổi của xã hội 
để đưa vào nội dung chơi cho trẻ. Ví dụ: Trong giai đoạn hiện nay, xã hội đang 
phải đối mặt với dịch bệnh covid-19 và trẻ mầm non cũng được trang bị những 
kĩ năng cơ bản trong việc phòng chống dịch bệnh như trẻ nhớ và thực hiện thông 
điệp 5K. Có thể thấy rằng, mỗi một buổi chơi hoạt động góc chúng ta nhìn thấy 
trẻ vui chơi và giao lưu với nhau như một xã hội trẻ em thu nhỏ. Tôi đã đưa 
thông điệp 5K vào mỗi góc chơi như người đến góc phân vai mua hàng cũng 
phải đeo khẩu trang, khử khuẩn, giữ khoảng cách, Hay ai đến tham quan tại 
góc xây dựng cũng phải đeo khẩu trang, khử khuẩn, giữ khoảng cách nếu 
người đến tham quan không thực hiện sẽ được trẻ tại góc xây dựng nhắc nhở 12
trải nghiệm thực tế và cung cấp cho trẻ những kiến thức xã hội bằng những cách 
khác nhau. Trước hết để trẻ có kiến thức thực tế tôi cho trẻ đi tham quan. Ví dụ 
tôi liên hệ với siêu thị lớn gần trường để cho trẻ cùng cô mua sắm khi đó trẻ 
quan sát được kĩ năng, thao tác của người bán hàng và mua hàng, cách chọn 
hàng, cách tính tiền, cách trả tiền... Từ đó trẻ sẽ thực hành bắt chước đóng vai 
khi tham gia góc chơi. Tôi cho trẻ tham quan tại bếp ăn nhà trường, tham quan 
nhà hàng gần trường để các con biết kĩ năng làm người đầu bếp. Tôi cho trẻ 
tham quan thư viện nhà trường và các nhà sách để trẻ biết ý nghĩa của việc đọc 
sách, cách đọc sách và cách sử dụng, sắp xếp sách đúng cách. Tôi cho trẻ cùng 
tham quan công trình xây dựng gần trường và trong quá trình tham quan đảm 
bảo các yêu tố an toàn cho các con để trẻ biết được bác thợ xây thì phải thao tác 
như thế nào. Tôi cho trẻ tham quan trò chuyện với cô y tá, bác sĩ để trẻ biết được 
công việc của bác sĩ sẽ thực hiện khám chữa bệnh như thế nào, bệnh nhân đến 
khám bệnh thì phải làm sao. Tôi liên hệ và cho trẻ tham quan tại cửa hàng dịch 
vụ chăm sóc sức khoẻ như dịch vụ cắt tóc, gội đầu để trẻ học được kĩ năng cơ 
bản của người thợ. Tôi liên hệ với xưởng mộc, xưởng gốm để đưa trẻ đến tham 
quan và trò chuyện với bác thợ mộc, thợ gốm. Quan buổi tham quan trẻ học và 
bắt chước được các kỹ năng của những người thợ. Ngoài việc cho trẻ đi tham 
quan tôi có thể nhắc lại hoặc cung cấp các kiến thức kĩ năng cho trẻ mọi lúc mọi 
nơi và có thể cho trẻ xem video về công việc của bác xây dựng, video về công 
việc của những người hoạ sĩ, ca sĩ Qua đây trẻ ngày càng tích luỹ được những 
kĩ năng cơ bản và khi chơi trẻ sẽ bắt trước mô phỏng lại những kĩ năng này. Tôi 
kết hợp tuyên truyền tới các bậc phụ huynh để phụ huynh có thể trò chuyện với 
các con nhiều hơn và hướng dẫn trẻ mọi lúc mọi nơi các công việc hàng ngày để 
trẻ được trải nghiệm. Từ đó trẻ có thêm nhiều kĩ năng đơn giản từ cuộc sống 
hàng ngày như: Làm mẹ phải như thế nào? làm bố thường làm công việc gì? 
Nhặt rau phải nhặt như thế nào? Nấu cơm phải nấu thế nào?... 
 Đó là những đổi mới các hình thức để tổ chức hoạt động vui chơi tại các 
góc cũng như để mở rộng vốn hiểu biết, kĩ năng chơi cho trẻ theo quan điểm 
giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Điều này đã giúp trẻ yêu thích, hứng thú và đặc 
biệt tích cực khi tham gia hoạt động vui chơi tại các góc nói riêng và khi tham 
gia mọi hoạt động tại trường mầm non nói chung.
 + Về khả năng áp dụng của sáng kiến: 
 Tôi tiến hành thực nghiệm ở lớp 5-6 tuổi ở trường tôi công tác. Áp dụng từ 

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_giai_phap_phat_huy_tinh_tich_cuc_cho_tre_5_6_tuo.docx