SKKN Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ 5-6 tuổi tại Trường Mầm non Hải An

Ở Trường Mầm non Hải An chúng tôi, việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho trẻ rất được quan tâm chú trọng. Hàng năm, nhà trường đều có kế hoạch phối hợp với các ban ngành, đoàn thể ở địa phương và phụ huynh để tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho trẻ mang tính tập thể; Chỉ đạo các tổ khối xây dựng kế hoạch chương trình với các nội dung, các hoạt động mang tính chất trải nghiệ m phù hợp thực tiễn địa phương, nhóm lớp, nhằm đáp ứng đầy đủ các mục tiêu cần đạt ở trẻ, phát huy những kiến thức kỹ năng trẻ đã có trên cơ sở đó cung cấp, hình thành thêm ở trẻ những kiến thức, kỹ năng mới về các lĩnh vực phát triển; Bổ sung, cấp phát các tài liệu hướng dẫn phương pháp dạy trẻ qua hoạt động trải nghiệm như: sách Hướng dẫn tổ chức hoạt động giáo dục; Hướng dẫn thực hành áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm; Hướng dẫn các trò chơi cho trẻ mầm non; Hướng dẫn thực hiện chương trình Giáo dục mầm non... để giáo viên học tập, nghiên cứu, ứng dụng thực tiễn; Các tổ chuyên môn luôn chú trọng việc bồi dưỡng giáo viên về nội dung tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho trẻ thông qua các chuyên đề cấp trường, cấp tổ. Nhà trường cũng đầu tư xây dựng cơ sở vật chất như sân bãi, các khu vui chơi; mua sắm thêm đồ dùng đồ chơi, trang thiết bị dạy học; vận động phụ huynh hỗ trợ, mua sắm đầy đủ đồ dùng, học liệu cho trẻ; kêu gọi các tổ chức, cá nhân hảo tâm hỗ trợ kinh phí, phương tiện để tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho trẻ; chỉ đạo các lớp xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm; tổ chức thao giảng, dự giờ các hoạt động theo hướng trải nghiệm, qua đó góp ý, rút kinh nghiệm để giáo viên nắm được phương pháp dạy học qua trải nghiệm, quy trình tổ chức hoạt động trải nghiệm. Định hướng để giáo viên làm đồ dùng đồ chơi đáp ứng cho trẻ trải nghiệm qua phong trào tự làm đồ dùng đồ chơi dạy học.
docx 9 trang skmamnonhay 23/12/2024 10
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ 5-6 tuổi tại Trường Mầm non Hải An", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ 5-6 tuổi tại Trường Mầm non Hải An

SKKN Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ 5-6 tuổi tại Trường Mầm non Hải An
 2
phương, nhóm lớp, nhằm đáp ứng đầy đủ các mục tiêu cần đạt ở trẻ, phát huy những 
kiến thức kỹ năng trẻ đã có trên cơ sở đó cung cấp, hình thành thêm ở trẻ những kiến 
thức, kỹ năng mới về các lĩnh vực phát triển; Bổ sung, cấp phát các tài liệu hướng dẫn 
phương pháp dạy trẻ qua hoạt động trải nghiệm như: sách Hướng dẫn tổ chức hoạt động 
giáo dục; Hướng dẫn thực hành áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm; 
Hướng dẫn các trò chơi cho trẻ mầm non; Hướng dẫn thực hiện chương trình Giáo dục 
mầm non... để giáo viên học tập, nghiên cứu, ứng dụng thực tiễn; Các tổ chuyên môn 
luôn chú trọng việc bồi dưỡng giáo viên về nội dung tổ chức các hoạt động trải nghiệm 
cho trẻ thông qua các chuyên đề cấp trường, cấp tổ. Nhà trường cũng đầu tư xây dựng 
cơ sở vật chất như sân bãi, các khu vui chơi; mua sắm thêm đồ dùng đồ chơi, trang thiết 
bị dạy học; vận động phụ huynh hỗ trợ, mua sắm đầy đủ đồ dùng, học liệu cho trẻ; kêu 
gọi các tổ chức, cá nhân hảo tâm hỗ trợ kinh phí, phương tiện để tổ chức các hoạt động 
trải nghiệm cho trẻ; chỉ đạo các lớp xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung 
tâm; tổ chức thao giảng, dự giờ các hoạt động theo hướng trải nghiệm, qua đó góp ý, 
rút kinh nghiệm để giáo viên nắm được phương pháp dạy học qua trải nghiệm, quy 
trình tổ chức hoạt động trải nghiệm. Định hướng để giáo viên làm đồ dùng đồ chơi đáp 
ứng cho trẻ trải nghiệm qua phong trào tự làm đồ dùng đồ chơi dạy học.
 Đối với lớp Mẫu giáo 5-6 tuổi do tôi phụ trách, qua tiếp xúc hằng ngày cùng trẻ, 
tôi nhận thấy, khi tổ chức các hoạt động trải nghiệm trong nhóm lớp, đa số trẻ rất thích 
thú, trẻ áp dụng được một số kiến thức, kỹ năng cơ bản khi tham gia các hoạt động trải 
nghiệm. Tuy nhiên, vẫn còn một số trẻ thiếu mạnh dạn, tự tin; khả năng nhận thức của 
trẻ không đồng đều, một số trẻ chưa có khả năng phân tích, so sánh, diễn đạt kết quả, 
chưa có khả năng tự trải nghiệm để rút ra kinh nghiệm, tìm ra kết quả. Mặt khác, trẻ tại 
nhóm lớp đông nên thời gian giáo viên hướng dẫn, rèn luyện cho cá nhân từng trẻ còn 
ít. Sân chơi và các khu vui chơi cho trẻ trải nghiệm diện tích còn hẹp; phụ huynh chưa 
nhận thức được sâu sắc về tầm quan trọng của việc tổ chức cho trẻ trải nghiệm. Cũng 
chính vì vậy, để có cơ sở tổ chức tốt các hoạt động trải nghiệm cho trẻ, đầu năm học 
bản thân tôi đã tổ chức khảo sát thực tế trên trẻ, kết quả khảo sát như sau:
 TT Nội dung đánh giá Đạt Chưa đạt
 Số trẻ Tỉ lệ % Số trẻ Tỉ lệ %
 1 Trẻ hứng thú, tích cực tham gia 21/30 70% 9/30 30%
 hoạt động trải nghiệm 4
đồ dùng, đồ chơi ở các góc phải rất linh hoạt, cách bày trí phù hợp, gần gũi, quen thuộc 
với cuộc sống thực hàng ngày của trẻ, phản ánh được kinh nghiệm, văn hóa của địa 
phương. Góc cho trẻ trải nghiệm cũng luôn thay đổi để tạo ra sự hấp dẫn mới lạ đối với 
trẻ, có đồ chơi, học liệu và phương tiện đặc chủng cho từng góc, có ký hiệu để trẻ nhận 
biết và tự lựa chọn. Việc trang trí cho các góc cho trẻ trải nghiệm cũng rất quan trọng 
bởi lẻ nó là yếu tố tạo nên sự hấp dẫn, thu hút trẻ trước tiên. Giáo viên cần biên tập, lựa 
chọn những hình ảnh, đồ vật trang trí có kích thước, hình dạng phù hợp, màu sắc tươi 
sáng, hài hòa. Đặc biệt lưu ý không trang trí thành các mảng cố định trên tường mà cần 
có sự lưu động, ở đó trẻ cũng có thể tự mình trang trí và sử dụng đồ vật trang trí để trải 
nghiệm. Bố trí hình ảnh, đồ vật phải ngang tầm của trẻ để tiện cho trẻ khi sử dụng, quan 
sát...
 Ví dụ:
 - Đối với môi trường vật chất bên ngoài lớp học:
 Xây dựng môi trường bên ngoài lớp học cho trẻ trải nghiệm cần phải có kế hoạch 
lâu dài, các khu vực trong nhà trường phải được quy hoạch, sắp xếp để thuận tiện cho 
giáo viên tổ chức các hoạt động trải nghiệm và lôi cuốn được sự tham gia khám phá 
của trẻ, phải tận dụng mọi không gian cho trẻ hoạt động một cách phù hợp, đa dạng, 
phong phú. Trong trường phải có nhiều khu vực khác nhau với nhiều đồ vật, đồ chơi, 
cây xanh, thảm cỏ với nhiều chủng loại, hình dạng khác nhau để kích thích sự tò mò, 
lôi cuốn trẻ tham gia hoạt động. Các khu vực cho trẻ chơi được bố trí mang tính mở, 
tạo điều kiện cho trẻ dễ dàng tự lựa chọn và sử dụng sự vật, đồ vật, đồ chơi để thực 
hành, trải nghiệm. Cần có sự phân chia diện tích cho các khu vực hoạt động để đảm 
bảo có chỗ cho giáo viên tổ chức các hoạt động trải nghiệm mang tính tập thể...Môi 
trường bên ngoài phải được vệ sinh, sắp xếp, duy tu thường xuyên để đảm bảo an toàn 
cho trẻ khi hoạt động.
 Ví dụ:
 * Xây dựng môi trường tự nhiên cho trẻ trải nghiệm:
 Việc tổ chức cho trẻ tích cực thực hành trải nghiệ m với môi trường tự nhiên sẽ 
giúp trẻ hình thành, củng cố và phát triển những tri thức sơ đẳng về sự vật, hiện tượng 
thiên nhiên, nhằm giúp thỏa mãn nhu cầu nhận thức và mở rộng hiểu biết cho trẻ về thế 
giới khách quan. Môi trường tự nhiên đối với trẻ bao gồm thế giới hữu sinh, thế giới 
vô sinh và các hiện tượng tự nhiên xung quanh trẻ, vì vậy giáo viên cần bố trí ở các góc 
trải nghiệm những đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu nhằm giúp trẻ tiếp cận được với 
thế giới này như: Tranh ảnh, mô hình về các con vật, cây cối, hoa quả; các tranh ảnh, 
video về các hiện tượng tự nhiên như: Mưa, gió, nắng, các mùa (Xuân - hạ - thu - đông); 
các đồ dùng, dụng cụ để trẻ thực nghiệm với các loại đất, đá, sỏi, cát, nước, không khí, 
ánh sáng... 6
 Tùy theo từng nội dung trải nghiệm mà giáo viên lựa chọn quy mổ tổ chức cho phù 
hợp. Có thể lựa chọn quy mổ tổ chức theo nhóm, lớp; khối hoặc quy mổ điểm trường, 
trường.
 Ví dụ:
 2.3. Chuẩn bị tốt các điều kiện cho trẻ tham gia trải nghiệm
 Các hoạt động trải nghiệm trong trường mầm non đều phải được xây dựng kế hoạch 
cụ thể. Kế hoạch phải xác định được nội dung, mục đích, yêu cầu, quy mổ, đối tượng, 
địa điểm, thời gian tổ chức và phân cổng nhiệm vụ cụ thể cho từng cá nhân, bộ phận 
phụ trách. Một số hoạt động trải nghiệm cần phải có sự liên kết, phối hợp nhiều lực 
lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường như: Ban giám hiệu nhà trường, các giáo 
viên, cán bộ Đoàn, cha mẹ trẻ em, chính quyền địa phương, các cơ quan, tổ chức, doanh 
nghiệp ở địa phương... Mỗi lực lượng giáo dục có tiềm năng, thế mạnh riêng. Do vậy, 
hoạt động trải nghiệm sẽ tạo điều kiện cho trẻ được giao tiếp rộng rãi, được tiếp cận 
với nhiều mối quan hệ xã hội qua đó trẻ tích lũy được nhiều kinh nghiệm sống.
 Nếu tổ chức các hoạt động trải nghiệm có liên quan đến các tổ chức, cá nhân ngoài 
trường, chúng ta phải liên hệ với đại diện tổ chức, cá nhân liên quan để thống nhất nội 
dung cổng việc, ký kết hợp đồng (nế u có) trước khi tiến hành.
 Cần bố trí đủ lực lượng bao quát trẻ, chuẩn bị đủ đồ dùng, phương tiện, thiết 
bị...phục vụ cho trẻ nhằm đảm bảo sự thoải mái, thuận tiện và an toàn trong quá trình 
trải nghiệm.
 Trước khi tổ chức cho trẻ trải nghiệm, giáo viên phải chuẩn bị tốt tâm thế cho trẻ 
và liên hệ với phụ huynh để chuẩn bị trang phục, đồ dùng cá nhân phù hợp với hoạt 
động trải nghiệm của trẻ.
 Ví dụ:
 III. HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CỦA VIỆC ÁP DỤNG BIỆN PHÁP.
 Qua việc áp dụng “ Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức hoạt động 
trải nghiệm cho trẻ 5 - 6 tuổi” Tôi nhận thấy trẻ có sự tiến bộ rõ rệt.
 - về thái độ: Trẻ hứng thú, tự tin, mạnh dạn, tích cực hơn trong quá trình tham gia 
các hoạt động trải nghiệm.
 - về kỹ năng: Trẻ có sự tương tác giữa trẻ với đối tượng trải nghiệ m, có sự phối 
hợp cùng nhau để hoàn thành nhiệm vụ.
 - Về kiến thức: Trẻ biết tích lũy vốn kiến thức thông qua các hoạt động trải nghiệm.
 Kết quả khảo sát trẻ 5-6 tuổi trong quá trình tham gia các hoạt động trải nghiệm ở 
lớp tôi phụ trách trước và sau 1 năm áp dụng biện pháp nêu trên đạt kết quả như sau:
 TT Nội dung đánh giá Kết quả khảo sát 8
 - Mua sắm thêm một số đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho hoạt động trải nghiệm 
của trẻ. Tiếp tục tổ chức các chuyên đề, các hoạt động mang tính trải nghiệm để giáo 
viên học tập đúc rút kinh nghiệm lẫn nhau.
 * Đối với đồng nghiệp:
 - Có sự trao đổi, chia sẽ cùng nhau về các kinh nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả 
trong việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho trẻ.
 - Phối hợp tốt hơn nữa trong các hoạt động trải nghiệm theo quy mô khối, đểm 
trường và toàn trường.
 Trên đây là “Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức hoạt động trải 
nghiệm cho trẻ 5 - 6 tuổi tại trường mầm non Hải An” do bản thân tôi đúc rút qua quá 
trình tổ chức tại nhóm lớp, xin chia sẽ cùng các bạn đồng nghiệp và xin nhận được ý 
kiến nhận xét, đánh giá của Ban giám khảo để bản thân tôi thực hiện ngày càng tốt 
hơn./.
 XÁC NHẬN HIỆU TRƯỞNG
 CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Hải An, ngày tháng năm 2022
 NGƯỜI VIẾT

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_giai_phap_nham_nang_cao_hieu_qua_to_chuc_hoat_do.docx
  • pdfSKKN Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ 5-6 tuổi tại Trườ.pdf