SKKN Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non
Đề tài này đã thu hút được sự quan tâm nghiên cứu của rất nhiều bạn đồng nghiệp trong ngành, tuy nhiên trong bài viết của mình tôi dành sự quan tâm trong việc khơi dậy ở trẻ lòng dũng cảm, tính kiên trì. Nhất là chú trọng tính tích cực tham gia hoạt động của trẻ, kích thích sự sáng tạo, hứng thú của trẻ trong quá trình tham gia hoạt động giáo dục thể chất, điều mà tôi thấy các đồng nghiệp ít khi đề cập đến khi nghiên cứu việc phát triển giáo dục thể chất cho trẻ mầm non. Là một giáo viên được nhà trường phân công trực tiếp phụ trách lớp 5-6 tuổi ở trường mầm non chúng tôi, đứng trước thực trạng hiện nay, tôi luôn đau đáu trong lòng mình phải làm sao đây để tìm ra những giải pháp, cách làm hay để tổ chức tốt hoạt động giáo dục thể chất một cách có hiệu quả nhất. Từ những thực tế của lớp mình phụ trách, tôi đã nghiên cứu và quyết định chọn đề tài: “ Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non”. Đây là một đề tài khó nhưng với tình yêu nghề, tình yêu trẻ và với tâm nguyện sẽ góp một phần công sức nhỏ bé của mình vào việc thực hiện phong trào Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động (GDPTVĐ) cho trẻ mầm non nhằm giúp trẻ phát triển các tố chất vận động nhanh, mạnh, bền, dẻo dai, khéo léo và khỏe mạnh, góp phần giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi, nâng cao tầm vóc và thể lực của trẻ em trong giai đoạn mới nên tôi cố gắng tìm tòi nghiên cứu để thực hiện đề tài này đạt hiệu quả hơn.
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non

giúp trẻ hiểu được ý nghĩa của nhiệm vụ do giáo viên đề ra và tích cực vượt qua khó khăn xuất hiện trong hoạt động của mình. Xuất phát từ vai trò quan trọng của giáo dục phát triển thể chất đối với trẻ và nhu cầu hoạt động này, tôi thấy việc tổ chức giáo dục thể chất cho trẻ là một việc làm vô cùng quan trọng và có ý nghĩa. Nhưng làm thế nào để tổ chức hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ một cách có hiệu quả điều này quả không dễ dàng đối với tất cả giáo viên mầm non. Đề tài này đã thu hút được sự quan tâm nghiên cứu của rất nhiều bạn đồng nghiệp trong ngành, tuy nhiên trong bài viết của mình tôi dành sự quan tâm trong việc khơi dậy ở trẻ lòng dũng cảm, tính kiên trì. Nhất là chú trọng tính tích cực tham gia hoạt động của trẻ, kích thích sự sáng tạo, hứng thú của trẻ trong quá trình tham gia hoạt động giáo dục thể chất, điều mà tôi thấy các đồng nghiệp ít khi đề cập đến khi nghiên cứu việc phát triển giáo dục thể chất cho trẻ mầm non. Là một giáo viên được nhà trường phân công trực tiếp phụ trách lớp 5-6 tuổi ở trường mầm non chúng tôi, đứng trước thực trạng hiện nay, tôi luôn đau đáu trong lòng mình phải làm sao đây để tìm ra những giải pháp, cách làm hay để tổ chức tốt hoạt động giáo dục thể chất một cách có hiệu quả nhất. Từ những thực tế của lớp mình phụ trách, tôi đã nghiên cứu và quyết định chọn đề tài: “ Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non”. Đây là một đề tài khó nhưng với tình yêu nghề, tình yêu trẻ và với tâm nguyện sẽ góp một phần công sức nhỏ bé của mình vào việc thực hiện phong trào Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động (GDPTVĐ) cho trẻ mầm non nhằm giúp trẻ phát triển các tố chất vận động nhanh, mạnh, bền, dẻo dai, khéo léo và khỏe mạnh, góp phần giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi, nâng cao tầm vóc và thể lực của trẻ em trong giai đoạn mới nên tôi cố gắng tìm tòi nghiên cứu để thực hiện đề tài này đạt hiệu quả hơn. 2. Phạm vi ứng dụng: Hoạt động giáo dục thể chất là hoạt động không thể thiếu được đối với mỗi một con người. Vì vậy không chỉ ở bậc học mầm non mà mọi bậc học đều cần quan tâm, chú trọng đến việc giáo dục thể chất, phát triển cơ thể một cách toàn diện. Chính vì vậy có thể nói phạm vi ứng dụng của hoạt động giáo dục thể chất rất rộng rãi và phổ biến. Ở trường mầm non: Hoạt động chủ đạo của các cháu là hoạt động vui chơi, “chơi mà học, học mà chơi”. Trong tất cả các hoạt động của trẻ ở trường đều có thể lồng ghép, tích hợp các hoạt động giáo dục thể chất, từ hoạt động chung, hoạt động ngoài trời, hoạt động góc, hoạt động chiều, giáo viên còn có thể lồng ghép tổ chức vào các dịp lễ hộiTuy nhiên, tuỳ vào tính chất, nội dung cụ thể của từng hoạt động mà giáo viên có thể lựa chọn các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục thể chất một cách hợp lí. Do điều kiện về thời gian có hạn nên đề tài của tôi hiện được áp dụng ở nhóm lớp 5-6 tuổi ở một trường mầm non tại huyện Lệ Thuỷ- tỉnh Quảng Bình . II. NỘI DUNG: 1. Thực trạng: Trong bối cảnh xã hội hiện nay, cùng với tốc độ phát triển như vũ bão của nền kinh tế, các bậc phụ huynh thường bận rộn với công việc mà ít có thời gian quan đều. Số lượng học sinh trong lớp là nam chiếm 2/3 số học sinh vì vậy các cháu rất hiếu động và khó bảo. Sân tập không bằng phẳng, không có khu tập riêng biệt. Một số dụng cụ thể dục chưa phù hợp, chưa phong phú. Nhận thức của phụ huynh về hoạt động giáo duc thể chất không quan trọng mà chỉ là một hoạt động phụ không cần quan tâm. Đa số phụ huynh không quan tâm việc đến trường các cháu được học những gì mà chỉ thích cho trẻ tập viết chữ, làm toán như lớp 1 phổ thông. Bản thân giáo viên chưa nắm bắt hết các hoạt động về giáo dục thể chất, chưa thực sự lôi cuốn trẻ tham gia vào hoạt động giáo dục thể chất. Việc lồng ghép tích hợp các hoạt động giáo dục thể chất vào các hoạt động học tập của trẻ chưa được logic nên đôi khi tổ chức các hoạt động giáo dục thể chất chưa mang lại hiệu quả cao. Khả năng chú ý có chủ định của một số trẻ còn hạn chế. Trẻ dễ dàng nhập cuộc vào hoạt động giáo dục thể chất nhưng cũng nhanh chóng tự rút ra khỏi hoạt động giáo dục thể chất khi không còn hứng thú. 1.3. Điều tra thực tiễn : Ngay từ những ngày đầu nhận lớp, tôi đã tiến hành khảo sát lớp, với tổng số 34 cháu nhưng có đến 21 cháu nam và 16 cháu nữ. Phần đa các cháu chưa hứng thú với hoạt động giáo dục thể chất, chưa nắm bắt mục đích, ý nghĩa của hoạt động giáo dục thể chất. Qua quá trình tiếp xúc, trò chuyện làm quen với các cháu, tôi đã tìm hiểu khả năng nhận biết và hứng thú của trẻ tham gia vào hoạt động giáo dục thể chất như sau: Mức độ Đầu năm Số lượng Tỷ lệ Trẻ yêu thích, hứng thú tham gia 14/37 37,8% Hiểu biết chủ động tích cực có kỷ năng, kỷ xảo 8/37 21,6% trong hoạt động giáo dục phát triển thể chất Tinh thần đoàn kết- ý thức tập thể để tham gia 12/37 32,4% hoạt động giáo dục phát triển thể chất Trẻ khoẻ mạnh nhanh nhẹn, có thể lực tốt 17/37 45,9% Từ kết quả trên bản thân tôi rất lo lắng, trăn trở, luôn suy nghĩ tìm tòi các biện pháp tối ưu, để áp dụng nhằm tích hợp hoạt động giáo dục phát triển thể chất vào các hoạt động khác một cách có hiệu quả nhất là kích thích tính tò mò, nhanh nhẹn, mạnh dạn, bền bỉ, khéo léo, sự năng động sáng tạo và lòng ham hiểu biết của trẻ để tạo sự hứng thú cho trẻ khi tham gia vào hoạt động giáo dục phát triển thể chất. Dựa vào mục tiêu giáo dục mầm non nói chung và yêu cầu cần đạt của lứa tuổi Mẫu giáo lớn nói riêng, nhằm đảm bảo phát triển các yếu tố về nhận thức, trí tuệ, ngôn ngữ, đặc biệt là thể lực, và các nhu cầu của trẻ nên tôi đã tìm hiểu và đưa ra một số biện pháp, hình thức tổ chức phát triển tính tích cực vận động trong giáo dục thể chất cho trẻ. Đây là một việc cần thiết, nó không chỉ mang lại cho trẻ niềm vui, thỏa mãn nhu cầu vui chơi của trẻ mà quan trọng hơn, nó góp phần giúp trẻ có một sức khỏe tốt để có thể tham gia vào tất cả các hoạt động trong gia đình, nhà trường và cả ngoài xã hội. 2. Biện pháp : - Ném xa bằng 1 tay - Chuyền bóng qua - Chạy nhấc cao đùi chân - Bật xa 40-50cm - Kéo co Khi đã lập được kế hoạch tôi thường xuyên bám sát kế hoạch để cho trẻ làm quen thực hiện và rèn luyện cho trẻ. Đặc biệt đối với những trẻ nhút nhát, nhác vận động tôi luôn tìm cách để lôi cuốn trẻ để trẻ tham gia vào các bài tập vận động, các trò chơi. Sau khi xây dựng kế hoạch nội dung các vận động tập luyện cho trẻ tôi tiếp tục xây dựng “góc vận động”. Xây dựng góc vận động , để thuận tiện cho trẻ sử dụng và tuyên truyền đến tất cả các bậc phụ huynh, tôi chọn vị trí mà phù hợp với lớp tôi phụ trách. Tôi sắp xếp các đồ dùng dụng cụ để cho trẻ dễ lấy, dễ sử dụng. đến mỗi hoạt động như thể dục sáng, giờ học thể dục, hoạt động ngoài trời và các hoạt động khác trẻ có thể tự lấy đồ dùng đồ chơi phù hợp với vận động mà giáo viên yêu cầu. Ngoài ra khi xây dựng góc vận động trẻ có thể tự tham gia vận động khi trẻ dược bố mẹ đón và cho chơi ở sân trường, trẻ có thể rủ bạn cùng tập lại bài tập mà buổi sáng đã học cho bố mẹ xem. Khi xây dựng góc vận động tôi nhận thấy trẻ lớp tôi tiến bộ nhiều hơn, trẻ tham gia vận động tự nhiên và tích cực hơn, đồng thời phụ huynh lớp tôi thấy được rõ hơn tầm quan trọng của giáo dục thể chất, họ quan tâm hơn đến sự vận động của con mình, xem với vận động này, vận động kia con mình thực hiện được đến đâu, có thực hiện tốt bài tập không, có mạnh dạn tự tin khi trèo thang hay bò dích dắc không. Ngoài ra bản thân luôn tự rèn luyện mình trong chuyên môn nghiệp vụ, trau dồi kiến thức, kỷ năng và biết sáng tạo trong việc tổ chức hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ. 2.2. Lựa chọn nội dung vận động cơ bản, các trò chơi vận động, các bài tập thể dục phù hợp với lứa tuổi của trẻ. Giáo dục phát triển thể chất rất phong phú, không chỉ nhiều về số lượng mà còn đa dạng về thể loại bài tập như bò, chạy, nhảy, trèo, ném...Nhưng không phải vận động cơ bản, trò chơi vận động, các bài tập thể dục nào cũng phù hợp với trẻ ở từng độ tuổi. Vì thế để tổ chức tốt giáo dục phát triển thể chất cho trẻ tôi luôn làm tốt công tác chuẩn bị: Xác định rõ mình nên tập luyện cho trẻ vận động gì hoặc cho trẻ chơi trò chơi nào... Mục đích yêu cầu cần đạt khi tổ chức vận động, trò chơi hay bài tập thể dục đó. Chuẩn bị chu đáo đồ dùng như kích thước màu sắc...phù hợp với trẻ. Để thực hiện tốt việc tích hợp giáo dục phát triển thể chất vào hoạt động học tập của trẻ tôi đã tìm tòi nguyên vật liệu, lựa chọn những vận động cơ bản, trò chơi vận động, các bài tập thể dục phù hợp với trẻ gắn với nội dung bài dạy đảm bảo yêu cầu kiến thức, kỹ năng vận động, thái độ và tâm sinh lý lứa tuổi. Khi chọn vận động cơ bản nào đó để dạy cho trẻ, để trẻ thực hiện được tốt và có hiệu quả vận động đó thì tôi phải giới thiệu, phân tích, giải thích cho trẻ một cách tỉ mỉ và đặc biệt là phải làm mẫu cho trẻ xem 1 đến 3 lần, đôi lúc cũng phải cùng thực hiện với trẻ để trẻ quan sát hình dung được đó là vận động gì? Từ đó trẻ có hứng thú khi thực hiện vận động theo yêu cầu của cô. Ví dụ: Dạy trẻ thực hiện bài tập “Ném xa, chạy nhanh 10m”. Để trẻ tập trung chú ý, giáo viên cần sử dụng tín hiệu khác nhau như: Trống, xắc xôNgoài ra, nếu có điều kiện, giáo viên sử dụng tín hiệu âm thanh- âm nhạc, Cô làm mẫu lần 2 giải thích :Tư thế chuẩn bị đứng chân trước chân sau , tay cầm túi cát cùng phía với chân sau đưa ra trước khi có hiệu lệnh của cô tay đưa lên cao rồi ném mạnh túi cát thẳng về phía trước .Khi nghe hiệu lệnh còi các cháu chạy nhanh về đích , chạy tự nhiên phối hợp nhịp nhàng giữa tay và chân. Lớp thực hiện lần lượt (cô quan sát sửa sai ). Chia 2 nhóm thi đua thực hiện ( cô bao quát và sửa sai ). Trò chơi vận động: Củng cố rèn luyện và hỗ trợ cho bài tập vận động cơ bản. Giáo viên lựa chọn những trò chơi vận động cơ bản như trò chơi “Ném quai dây”. Mục đích nhằm rèn luyện những kỉ năng của các vận động cơ bản. Hồi tỉnh: Đưa cơ thể về trạng thái bình thường sau quá trình vận động liên tục. Giáo viên phải làm cho trẻ có cảm giác thoải mái, phấn khởi đỡ mệt mỏi, không chán học. Giáo viên có thể tiến hành nhiều hình thức : cho trẻ đi vòng tròn, hít thở , trò chơi vận động tĩnh như : “Bóng bay xanh”, “Tìm đồ chơi”. 2.3. Cho trẻ tập luyện thường xuyên liên tục đúng giờ đối với hoạt động giáo dục thể chất. Tổ chức hoạt động giáo dục thể chất để khuyến khích tính tự giác và tích cực ở trẻ: * Đối với thể dục sáng: Như chúng ta đã biết, thể dục buổi sáng có ý nghĩa to lớn đối với sức khỏe của con người nói chung và trẻ em nói riêng, đặc biệt là trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo và mầm non. Buổi sáng ngay sau khi ngủ dậy tập thể dục đơn giản, trẻ tích lũy được sự sảng khoái cho cả ngày. Tập luyện thể dục sáng giúp cho trẻ hít thở sâu, điều hoà nhịp thở, tăng cường quá trình trao đổi chất và tuần hoàn trong cơ thể; giúp các khớp dây chằng được mềm dẻo, linh hoạt; đồng thời hỗ trợ cho những hoạt động trong ngày của trẻ thêm nhịp nhàng, nhanh nhẹn và tạo cho trẻ tâm trạng sảng khoái, vui tươi đón ngày hoạt động mới. Ý thức được tầm quan trọng đó, hằng ngày tôi cho trẻ tập thể dục sáng vào một thời gian nhất định sau khi đón trẻ. Thời gian tập khoảng 10 – 15 phút. Với những dụng cụ thể dục phù hợp như gậy, cờ, nơ, vòng, hoa tua nhằm tạo hứng thú cho trẻ trong quá trình tập. Khi tập, giáo viên cần chú ý quan sát cách đứng của trẻ, đặc biệt là tư thế đầu, vai, mông và cột sống. Trẻ cần đứng thẳng, vai thả đều, không lên gân, tay cử động thoải mái, không cúi đầu. Giữ cho trẻ tư thế đứng ngay cả khi nghỉ, khi đi bộ, chạy và làm các cử động khác. Số lần lặp lại mỗi bài tập phụ thuộc vào tính chất mỗi động tác, cũng như mức độ thể lực của trẻ. Những bài tập khó, có khối lượng vận động lớn chỉ nên lặp lại 2- 3 lần, còn động tác phát triển chung đối với tay, chân thì nên từ 4- 6 lần. Chọn động tác và sắp xếp bài tập cho trẻ cần theo một số quy định. Trước hết động tác phải phù hợp và hấp dẫn đối với trẻ em. Bài tập phải có tác động hoàn thiện kĩ năng đi, chạy, trèo, ném, thúc đẩy sự hình thành tư thế đúng, gây sự hoạt động tích cực của các cơ quan hô hấp, tuần hoàn, các nhóm cơ... Giáo dục thể chất cho trẻ là một quá trình sư phạm, cho nên giáo viên không những phải dạy cho trẻ biết bắt chước, mô phỏng, làm đúng được các động tác vận động mà còn phải thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng cho trẻ những phẩm chất đạo đức, mà tiêu biểu trong đó là ý thức tự giác, tích cực, khả năng chịu đựng và tập trung ý chí trong hoạt động thể dục thể thao. Những giờ học giáo dục thể chất thường đòi
File đính kèm:
skkn_mot_so_giai_phap_nham_nang_cao_chat_luong_giao_duc_the.doc