SKKN Một số giải pháp nâng cao hiệu quả môn làm quen với chữ cái cho trẻ 5-6 tuổi

Tiếp đến là các góc chơi của trẻ trong lớp tôi cũng tạo ra rất nhiều các biểu tượng về chữ cái. Đầu tiên có thể kể đến là góc thư viện: Tình yêu với sách là con đường hiệu quả nhất để dẫn ta tới thành công. Vì thế tôi đã tìm cách để giúp các con yêu những cuốn sách ngay từ khi còn nhỏ. Ở lớp, tôi thường xuyên kể cho trẻ nghe những câu truyện có nội dung hấp dẫn. Tôi chuẩn bị cho trẻ những cuốn truyện tranh, những câu truyện có những hình ảnh đẹp và sinh động để kích thích trẻ tò mò muốn khám phá về những con chữ xem những bức tranh sinh động kia nói lên điều gì. Từ đó, trẻ sẽ hiểu được tầm quan trọng của việc học chữ cái, sẽ cố gắng học và ghi nhớ các chữ cái tốt hơn. Ngoài ra, tôi còn chuẩn bị cho trẻ các loại rối que, rối tay, mô hình bài thơ, câu truyện để trẻ có thể cùng kể chuyện cho nhau nghe một cách sáng tạo, điều đó rất hữu ích cho việc phát triển tư duy của trẻ và ngôn ngữ, vốn từ của trẻ sẽ phát triển tốt. Đến với góc tạo hình, với góc này tôi sẽ chuẩn bị cho trẻ các loại hột, hạt như: hạt đỗ, hạt ngô, que, lá cây, đất nặn, chữ cái rỗng… đều là những nguyên vật liệu tự nhiên gần gũi với trẻ tạo cơ hội cho trẻ được thỏa sức sáng tạo, trải nghiệm, vui chơi cùng các con chữ, tạo ra được các chữ cái mà trẻ thích hay bạn chơi của mình yêu cầu. Hoặc tôi chuẩn bị cho trẻ các thẻ chữ cái rời và những bức tranh đẹp có các từ ở dưới tranh, để trẻ có thể xếp lại các chữ cái đó bằng thẻ chữ rời. Điều đó sẽ giúp cho trẻ cảm thấy việc học nhẹ nhàng hơn, vui vẻ hơn. Trẻ được tự tạo ra chữ cái mà trẻ yêu thích nên trẻ sẽ dễ nhớ hơn.
doc 8 trang skmamnonhay 17/10/2024 180
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số giải pháp nâng cao hiệu quả môn làm quen với chữ cái cho trẻ 5-6 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số giải pháp nâng cao hiệu quả môn làm quen với chữ cái cho trẻ 5-6 tuổi

SKKN Một số giải pháp nâng cao hiệu quả môn làm quen với chữ cái cho trẻ 5-6 tuổi
 2
trước khi vào lớp hay trước khi ra về, điều này tôi nghĩ chắc chắn trẻ nào cũng 
muốn thực hiện thật tốt để trở thành bông hoa đẹp tặng cô, tặng cho bố mẹ.
 Tiếp theo, vào trong lớp học tôi trang trí nơi đầu tiên là: “bé đến lớp, bé ở 
nhà”. Thay vì mỗi bé là một bông hoa có dán ảnh của các con, tôi sẽ thay thế 
mỗi bé là một biểu tượng chữ cái, chữ số và tùy vào đặc điểm nhận thức của 
từng trẻ, mà tôi sẽ gắn biểu tượng chữ cái cho phù hợp để hàng ngày mỗi buổi 
sáng đến lớp bé sẽ chọn đúng biểu tượng của mình. 
 Ví dụ: Đầu năm lớp tôi có một trẻ rất khó nhớ chữ a, chữ ă, chữ â, tôi đã 
tặng cho bạn biểu tượng bông hoa chữ â để mỗi khi đến lớp bạn sẽ tìm bông hoa 
có chữ â và dán vào ô “Bé đi học”, tôi cũng cho trẻ ấy giúp bạn của mình tìm 
bông hoa có chữ a hay bông hoa có chữ ă, điều ấy giúp trẻ rất phấn khích và nhớ 
chữ cái nhanh hơn, lâu hơn và điều mong muốn đã đến bạn ấy đã thuộc và phát 
âm đúng chữ a, chữ ă, chữ â trong thời gian rất ngắn.
 Tiếp đến là các góc chơi của trẻ trong lớp tôi cũng tạo ra rất nhiều các 
biểu tượng về chữ cái. Đầu tiên có thể kể đến là góc thư viện: Tình yêu với sách 
là con đường hiệu quả nhất để dẫn ta tới thành công. Vì thế tôi đã tìm cách để 
giúp các con yêu những cuốn sách ngay từ khi còn nhỏ. Ở lớp, tôi thường xuyên 
kể cho trẻ nghe những câu truyện có nội dung hấp dẫn. Tôi chuẩn bị cho trẻ 
những cuốn truyện tranh, những câu truyện có những hình ảnh đẹp và sinh động 
để kích thích trẻ tò mò muốn khám phá về những con chữ xem những bức tranh 
sinh động kia nói lên điều gì. Từ đó, trẻ sẽ hiểu được tầm quan trọng của việc 
học chữ cái, sẽ cố gắng học và ghi nhớ các chữ cái tốt hơn. Ngoài ra, tôi còn 
chuẩn bị cho trẻ các loại rối que, rối tay, mô hình bài thơ, câu truyện để trẻ có 
thể cùng kể chuyện cho nhau nghe một cách sáng tạo, điều đó rất hữu ích cho 
việc phát triển tư duy của trẻ và ngôn ngữ, vốn từ của trẻ sẽ phát triển tốt. 
 Đến với góc tạo hình, với góc này tôi sẽ chuẩn bị cho trẻ các loại hột, hạt 
như: hạt đỗ, hạt ngô, que, lá cây, đất nặn, chữ cái rỗng đều là những nguyên 
vật liệu tự nhiên gần gũi với trẻ tạo cơ hội cho trẻ được thỏa sức sáng tạo, trải 
nghiệm, vui chơi cùng các con chữ, tạo ra được các chữ cái mà trẻ thích hay bạn 
chơi của mình yêu cầu. Hoặc tôi chuẩn bị cho trẻ các thẻ chữ cái rời và những 
bức tranh đẹp có các từ ở dưới tranh, để trẻ có thể xếp lại các chữ cái đó bằng 
thẻ chữ rời. Điều đó sẽ giúp cho trẻ cảm thấy việc học nhẹ nhàng hơn, vui vẻ 
hơn. Trẻ được tự tạo ra chữ cái mà trẻ yêu thích nên trẻ sẽ dễ nhớ hơn. 
 Góc tiếp theo là góc bán hàng, ở góc này tôi cũng sẽ cung cấp tối đa các 
biểu tượng về chữ cái cho trẻ được quan sát và học tập. Tôi sẽ đặt các từ tương 
ứng với các mặt hàng trẻ bán như: “Quả chuối, quả cam, quả táo hay hàng dép, 
hàng hoa” lúc đầu tôi sẽ giúp trẻ đặt đúng các từ đó ở các mặt hàng rồi cho 
trẻ quan sát và có thể cùng nhau học tập các chữ cái trong các từ. Ví dụ: quả táo 
tôi sẽ dạy trẻ cần học thuộc các chữ t, a, o, sau khi trẻ đã thuộc các chữ cái, tôi 
sẽ yêu cầu trẻ ở mức độ cao hơn là con hãy tự đặt các từ vào đúng các mặt hàng 
để bán nhé. Từ đó, sẽ kích thích trẻ ghi nhớ các chữ cái có trong các từ để có thể 
đặt đúng vào mặt hàng cần bán. Hay tôi có thể trang trí các đồ chơi, các mặt 4
 Chẳng hạn như khi quan sát cây hoa ở góc thiên nhiên, trước khi vào quan 
sát cô có thể hỏi trẻ: Đây là cây gì? Các con nhìn xem trên biển tên cây có 
những chữ cái nào? Cô cho trẻ đọc và phát âm các chữ cái mà trẻ đã học.
 Hay khi chơi trò chơi ở góc bán hàng tôi sẽ chuẩn bị hộp chữ cái mà nhiều 
trẻ phát âm ngọng, khó nhớ như chữ cái: n, l, p, d, t để trẻ bán cho các bạn, 
điều này yêu cầu người mua hàng, người bán hàng phải nhớ chữ phát âm đúng 
thì mới có thể mua được hàng. 
 Ngoài ra, ở các ngăn tủ đồ dùng cá nhân, cốc uống nước của các con, tôi 
sẽ chọn lọc các chữ cái làm biểu tượng riêng cho trẻ. Trẻ nào nói ngọng và cảm 
thấy khó nhớ ở chữ cái nào thì tôi sẽ tạo cho trẻ biểu tượng về chữ cái đó làm kí 
hiệu riêng để trẻ có cơ hội được tiếp xúc, được phát âm nhiều lần từ đó trẻ sẽ ghi 
nhớ nhanh hơn và phát âm chuẩn hơn. 
 Ví dụ: Khi trẻ uống sữa cô có thể hỏi trẻ trên cốc của con có chữ cái gì? 
Cả lớp trên cốc của bạn có chữ cái gì? Hay con nhìn xem cốc của bạn có chữ cái 
gì? 
 Trong lớp tôi đa số các trẻ nói ngọng và hay đọc lẫn các chữ cái l và chữ 
cái n, để khắc phục tình trạng trên tôi sưu tầm các bài thơ, bài đồng dao ca dao 
quen thuộc với trẻ trong đó có chứa các từ mà trẻ còn ngọng, đọc chưa chính xác 
cho trẻ đọc ở các thời điểm thích hợp điều đó sẽ rất hữu ích cho việc rèn kĩ năng 
phát âm cho trẻ. Tôi cũng sẽ chuẩn bị tranh minh họa các bài đồng dao đó ở góc 
thư viện cho trẻ có thể tự đọc tự chơi cùng các bạn vào các thời điểm thích hợp 
trong ngày.
 Ví dụ: Bài đồng dao “Con kiến mà leo cành đa”, “lúa ngô là cô đậu 
nành”
 Vào giờ ngủ tôi cũng thường xuyên kể cho trẻ nghe các câu truyện để 
hình thành cho trẻ kĩ năng phát âm chuẩn, đồng thời tạo cho trẻ có giấc ngủ sâu 
hơn. Khi ngủ dậy, tôi cho trẻ đọc các bài thơ, bài đồng dao liên quan đến các 
chữ cái trẻ đang học để trẻ có kĩ năng phát âm tốt hơn.
 Trong giờ ăn tôi cũng lồng ghép giới thiệu và trò chuyện cùng trẻ về các 
món ăn. Cho trẻ đọc các bài thơ, hát các bài hát để gây hứng thú cho trẻ trước 
khi ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng hơn và từ đó kĩ năng phát âm của trẻ cũng được 
phát triển. 
 Ngoài ra tôi cũng tuyên truyền với phụ huynh có thể cùng con học ở mọi 
lúc mọi nơi như ở trong nhà, ngoài đường và ngay cả trong siêu thị nơi mà mọi 
đứa trẻ đều rất thích thú
 Ví dụ: Khi bố mẹ cùng con đi dạo ở trên vỉa hè khi gặp những biển báo 
hay biển quảng cáo, bố mẹ có thể hỏi con hay đố vui con rằng mẹ (bố) đố con 
biết trên biển báo kia có chữ cái gì? Hay con có thể giúp bố (mẹ) đọc các chữ cái 
trên chiếc biển kia được không? Như vậy tôi nghĩ rằng trẻ sẽ rất vui mừng khi 
được giúp bố mẹ đấy ạ. Hay khi cả nhà cùng đi siêu thị mua đồ, khoảnh khắc 
mong đợi nhất của các bé có lẽ là được mua những món đồ chơi, những món ăn 6
của mỗi đứa trẻ nên có những lúc tôi cũng sẽ động viên trẻ bằng các món quà, 
những phần thưởng. 
 Ví dụ: Khi trẻ tham gia các trò chơi và thắng cuộc tôi sẽ tặng cho trẻ một 
phần thưởng là một quyển truyện hay một món kẹo mà các con yêu thích, tôi đố 
trẻ các từ mà trẻ khó nhớ, khó phát âm như “con nhìn xem trên quyển sách này 
có chữ cái nào? Thế con đọc cho cô chữ cái này nhé?” để trẻ phát âm nhiều lần 
từ đó giúp trẻ ghi nhớ được mặt chữ và cách phát âm.
 + Về khả năng áp dụng của sáng kiến: Sáng kiến này có khả năng áp 
dụng rộng rãi cho cô và trẻ 5 – 6 tuổi trong các trường mầm non.
 Các bậc phụ huynh có thể áp dụng để dạy cho con tại gia đình.
 - Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng 
giải pháp trong đơn theo ý kiến của tác giả với các nội dung sau:
 Sau khi áp dụng sáng kiến 100% trẻ trong lớp hứng thú với các hoạt động 
làm quen với chữ cái, trẻ nhận biết và phát âm đúng các chữ cái đã học.
 Giáo viên và phụ huynh có thêm kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng để dạy 
trẻ môn học làm quen với chữ cái từ đó tiết kiệm được nguồn kinh phí mua tài 
liệu để dạy trẻ.
 Giáo viên và phụ huynh có thể sử dụng những nguyên vật liệu sẵn có, tiết 
kiệm được kinh phí mua nguyên vật liệu phục vụ việc học của trẻ. 
 Bố mẹ dành nhiều thời gian và gần gũi các con, hiểu con hơn khi học tập 
và vui chơi cùng nhau đó là giá trị về tinh thần rất lớn.
 Sau khi áp dụng sáng kiến với 36 trẻ trong lớp tôi thì đạt được kết quả 
như sau: 8
 - Giáo viên có kĩ năng tốt trong việc dạy trẻ môn học làm quen với chữ 
cái.
 - Giáo viên có kĩ năng làm đồ dùng đồ chơi đa dạng phong phú, thu hút 
trẻ.
 - Giáo viên có kĩ năng tốt trong việc tuyên truyền kiến thức tới các bậc 
phụ huynh.
 * Điều kiện về trẻ:
 Trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi, trẻ ngoan tích cực tham gia vào các hoạt động.
 đ) Về khả năng áp dụng của sáng kiến cho những đối tượng, cơ quan, 
tổ chức nào hoặc những người tham gia tổ chức áp dụng sang kiến lần đầu 
(nếu có): 
 Ứng dụng cho cô và trẻ các lớp mẫu giáo 5-6 tuổi trong trường mầm non 
và mang lại hiệu quả cao khi áp dụng.
 - Sáng kiến có khả năng mang lại hiệu quả cao khi áp dụng đại trà tại các 
lớp mẫu giáo 5-6 tuổi của các trường trường Mầm non khác.
 Trên đây là bản báo cáo kết quả sáng kiến kinh nghiệm “Một số giải 
pháp nâng cao hiệu quả môn làm quen với chữ cái cho trẻ 5-6 tuổi ” Bằng 
tất cả những hiểu biết của mình và qua quá trình học tập, nghiên cứu, giảng dạy 
ở lớp, ở trường mà tôi đã áp dụng vào trong thực tế trong suốt thời gian qua. 
 Tôi làm đơn này trân trọng đề nghị Hội đồng sáng kiến xem xét và công 
nhận sáng kiến. Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, 
đúng sự thật, không xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người khác và hoàn toàn 
chịu trách nhiệm về thông tin đã nêu trong đơn
 Tôi xin chân thành cảm ơn!
 Bá Hiến, ngày 9 tháng 2 năm 2022
 NGƯỜI VIẾT ĐƠN
 Dương Thị Nụ

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_nang_cao_hieu_qua_mon_lam_quen_voi_chu.doc